Tọa đàm Du lịch - Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích và khai thác du lịch
Sau 1954, di tích được giao cho ngành văn hóa Thủ đô quản lý, khi đó di tích xuống cấp nghiêm trọng. Các công trình đều dột nát, mái ngói xô lệch, mối mọt... khu di tích thường xuyên ngập nước mỗi khi mưa to. Những tấm bia đặt lộn xộn, không theo thứ tự, hàng lối, dầm mưa, dãi nắng. Trong những năm chiến tranh, công tác trùng tu, tu bổ còn gặp nhiều khó khăn.Trước tình hình đó, năm 1988, UBND Thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám. Sau đó Trung tâm đã bắt tay tiến hành công tác khảo sát, lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo toàn bộ di tích, trong đó quan tâm đặc biệt đến bảo vệ vườn bia và những tấm bia Tiến sĩ.
Năm 1991 tiến hành tu bổ điện Đại thành, cải tạo hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, trồng cỏ, xây dựng nhà vệ sinh…
Năm 1994, xây dựng các nhà che bia phỏng theo lối kiến trúc cổ thời Hậu Lê phù hợp với cảnh quan kiến trúc của di tích. Những tấm bia quý giá được sắp đặt ngay ngắn, theo hàng lối đối xứng hai bên Đông và Tây, vừa mĩ thuật, vừa trang nghiêm thành kính nơi cửa Khổng, sân Trình. Đồng thời, tiến hành nạo vét, cải tạo Giếng Thiên Quang, cải tạo hệ thống đường dạo, tu bổ hệ thống tường bao, tu sửa lại nhà Bái đường, cổng Đại trung, Đại thành, Thái học, Khuê Văn Các, sơn son thếp vàng các cột, cổng, hoành phi, câu đối…
Năm 1999, xây dựng khu nhà Thái Học, Tả vu, Hữu vu mang phong cách kiến trúc thời Lê, hài hòa với khuôn viên di tích và các kiến trúc cổ khác. Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường trong khu di tích cũng được chú trọng thông qua các hoạt động thường xuyên chăm sóc cây cảnh, cây thế, xử lý nước ô nhiễm ở Giếng Thiên Quang.
File đính kèm:
toa_dam_du_lich_bao_ton_di_san_dong_hanh_cung_phat_trien_kin.pdf
Nội dung text: Tọa đàm Du lịch - Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế
- SỞ QUY HOẠCH ‐ KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DI SẢN VÀ DU LỊCH Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế Tổng hợp nội dung tọa đàmngày 27/04/2016
- Lời nói đầu Cuộc tọa đàm với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế” là hội thảo thứ tư trong chuỗi hội thảo về di sản đô thị theo sáng kiến của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – cơ quan hợp tác giữa Vùng Rhône‐Alpes– Grand Lyon và TP.HCM) phối hợp với Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Île‐de‐France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île‐de‐ France và Thành phố Hà Nội) và sự hỗ trợ của Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP) dành cho di sản khu vực Nam Lào (trực thuộc Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác cấp địa phương có vai trò hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trong việc xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản song hành cùng nhiều hoạt động khác trong lĩnh vực đô thị. Hội thảo lần này do Sở Quy hoạch Kiến Trúc TPHCM, PADDI, IMV phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM và Viện Pháp tại Việt Nam. Ba hội thảo được tổ chức trước đó bao gồm: ‐ “ Hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển, các cách tiếp cận và công cụ quản lý đô thị nào phục vụ cho công tác bảo tồn di sản ở TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 3/2014, ‐ “Phân loại, công cụ pháp lý và quy trình thực hiện, áp dụng vào trường hợp biệt thự tại TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 11/2014, ‐ “Di sản phương Tây ở Đông Nam Á: các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » tổ chức tại Hà Nội tháng 06/2015. Chuỗi hội thảo bàn tròn này nhằm mục đích phổ biến rộng hơn các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác cấp địa phương của chúng tôi (đào tạo, nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật) và tạo ra một diễn đàn trao đổi thường kỳ với nhiều chủ thể khác nhau, dù đó là các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu hay các nhà chuyên môn về đô thị di sản trong vùng. Mỗi cuộc tọa đàm đều cố gắng phản ánh thực trạng về các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách về di sản trong bối cảnh phải chịu áp lực lớn về phát triển kinh tế. Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm của các thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, những cuộc thảo luận này cũng sẽ tạo điều kiện để đề cập đến các chủ đề chuyên biệt (các phương pháp kiểm kê di sản, các công cụ pháp quy, các kỹ thuật trùng tu ) và hình hành nên một mạng lưới liên kết giữa các chuyên gia trong lĩnh vực này. Cuộc tọa đàm lần thứ tư với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế” đề cập đến vấn đề phối hợp giữa công tác bảo tồn di sản và khai thác du lịch như một nhân tố tạo nên sức hút của các đô thị xét theo các góc độ kinh tế và kỹ thuật. Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phát huy giá trị di sản? Cần những đòi hỏi gì về kỹ thuật? Để đạt được những mục tiêu đó, chương trình tọa đàm được tổ chức thành ba phiên khác nhau : ‐ Phiên thứ nhất: trình bày những thách thức chính trong việc bảo tồn di sản nhằm phát huy giá trị du lịch; ‐ Phiên thứ hai: giới thiệu những ví dụ cụ thể về các hoạt động, công cụ và sáng kiến phát huy tiềm năng kinh tế của di sản; 2
- ‐ Phiên thứ ba: tham quan có hướng dẫn trong khu trung tâm lịch sử và khu vực tập trung nhiều biệt thự cổ của TP.HCMđể tìm hiểu tiềm năng khai thác du lịch di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan của thành phố. 3
- Bối cảnh Bảo tồn di sản thường được nhìn nhận như một yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của các đô thị bởi công tác này thường kéo theo yêu cầu phải giữ nguyên trạng các công trình, tuyến phố, không gian đô thị và thậm chí cả cấu trúc của toàn thành phố, từ đó bị gắn với hình ảnh biến cả một thành phố thành bảo tàng theo kiểu bất di bất dịch. Tuy nhiên, khắp nơi trên thế giới đều có xu hướng tăng cường mối liên hệ giữa di sản đô thị và du lịch. Đó là kết quả của nỗ lực kết hợp nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết là những nhân tố mang tính bản sắc bởi các khu nội đô lịch sử trở thành những nơi chốn tạo nên bản sắc riêng của địa phương trước quá trình toàn cầu hóa. Tiếp đến là các yếu tố kinh tế khiến cho các địa danh và khu phố cũ trở nên vô cùng hấp dẫn, từ đó tạo nên giá trị kinh tế và công ăn việc làm. Cuối cùng là các yếu tố mang tính đô thị tạo ra sự gắn kết hài hòa trong một tổng thể đô thị. Quả thực chừng nào các đô thị lớn còn chú trọng tới việc tăng cường thương mại và dịch vụ thì du lịch đô thị còn đóng một vai trò tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế địa phương. Lĩnh vực này phát triển dựa vào di sản đô thị như một yếu tố chủ đạo để tạo ra các dịch vụ du lịch có chất lượng. Như vậy, chức năng kinh tế của di sản ngày càng được thừa nhận rộng rãi không chỉ với các nhà quản lý mà với cả các chủ thể kinh tế. Trong bối cảnh đó, người ta ngày càng chú ý tới các quần thể di sản có tính gắn kết cũng như công năng đa dạng của các công trình di sản căn cứ theo các nhu cầu hiện tại. Mặt khác, việc đánh giá tác động về mặt kinh tế của di sản và việc phát huy giá trị hoàn toàn có thể thực hiện được: nguồn thu trực tiếp từ bán vé tham quan công trình và nguồn thu gián tiếp từ việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, mở quầy hàng lưu niệm, xây dựng lộ trình tham quan, v.v cũng như tạo công ăn việc làm. Trước hết, việc phát huy giá trị của các địa danh phải xuất phát từ việc hiểu rõ hơn những địa danh đó (kiểm kê/quảng bá cho nhiều đối tượng khác nhau). Tiếp đến cần cân đối hài hòa giữa phát triển du lịch và quản lý di sản; bảo tồn các khu trung tâm lịch sử và phát huy giá trị đất đai của những không gian có tính chiến lược; tài sản chung được hình thành từ di sản và tính sở hữu tư nhân. Cuối cùng, sự đối thoại giữa chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn là một yếu tố then chốt tạo nên thành công của các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản vì mục đích khai thác du lịch: Cần áp dụng chính sách di sản gì? Cần quy định thế nào về việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa danh di sản? Nên can thiệp thế nào đối với các công trình (làm nhà hàng, cải tạo, v.v )? Tìm các nguồn tài chính ở đâu? Hiện nay, trong bối cảnh các thành phố lớn ở Việt Nam đều phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, vai trò của của du lịch như một nhân tố tạo sức hút kinh tế càng được củng cố. Do đó, tiềm năng mà di sản đô thị và văn hóa tạo ra được xem như một yếu tố chiến lược trong phát triển đô thị và kinh tế. Di sản không chỉ là một gánh nặng mà đã trở thành một lợi thế cơ bản làm nên sức hấp dẫn của các địa phương, sự phát triển kinh tế có bản sắc và sự gắn kết xã hội. 4
- Như vậy, mục đích của cuộc tọa đàm là so sánh, đối chiếu các kinh nghiệm cụ thể giữa nhiều thành phố khác nhau dựa trên những cách làm đã được kiểm chứng trong nhiều bối cảnh khác nhau, đồng thời làm nổi bật các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện các chính sách phát huy giá trị di sản này thông qua việc mở rộng cách tiếp cận từ góc độ kỹ thuật – pháp quy tới cách tiếp cận toàn diện hơn theo hướng khuyến khích sự phát triển cho các địa bàn đô thị. 5
- Chương trình tọa đàm và các diễn giả Phiên thứ nhất: Bảo tồn di sản đô thị và cảnh quan như một phần hữu cơ của chính sách phát triển du lịch Điều hành: Ông Nguyễn Thanh Nhã (Sở QHKT TP.HCM), Ông Khương Văn Mười (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), Bà Fanny Quertamp (PADDI) Tham luận 1 Tìm kiếm bản sắc đô thị trong quá trình kiểm kê di sản Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Kiến trúc – Sở QHKT TP.HCM Tham luận 2 Định hướng khai thác và phát huy giá trị di sản TP.HCMthông qua phát triển sản phẩm du lịch “Các lộ trình tham quan di sản TP.HCM” Đặng Mạnh Phước, Phòng Quy hoạch Nghiên cứu và Phát triển, Sở Du lịch TP.HCM Tham luận 3 Bảo tồn di sản và tác động tới phát triển du lịch tại Hà Nội Trần Trung Hiếu, Sở Du lịch Hà Nội Tham luận 4 Những lợi thế của các công trình cổ và những yêu cầu kỹ thuật để phát huy giá trị Nicolas Viste, kiến trúc sư bảo tồn di sản Tham luận 5 Di sản văn hóa và điểm đến du lịch hấp dẫn của Hà Nội Lê Bá Dũng,Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội Tham quan Tư dinh Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM © IMV 6
- Phiên thứ hai: Công cụ và những sáng kiến mới Điều hành: Ông Emmanuel Cerise (IMV) và Bà Nguyễn Thị Hậu (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) Tham luận 1 Lộ trình di sản và tham quan đô thị: giới thiệu kinh nghiệm tại các vùng Auvergne ‐ Rhône‐Alpes và Île‐de‐France Fanny Quertamp, Đồng giám đốc PADDI và Emmanuel Cerise, Đồng giám đốc IMV Tham luận 2 Những ngày di sản tại châu Âu Jean‐Philippe Rousse, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa, Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam Tham luận 3 Một số kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị du lịch di sản Phố cổ Hà Nội Đặng Ngọc Tiến, Phó trưởng ban quản lý Phố cổ Hà Nội Tham luận 4 Cơ hội và thách thức kinh tế ‐ xã hội trong chính sách di sản phục vụ phát triển du lịch tại Lào, qua trường hợp các di sản thế giới được UNESCO công nhận Jean‐Charles Castel, Trưởng dự án FSP, Đại sứ quán Pháp tại Lào Tham luận 5 Giới thiệu công cụ Đài quan sát di sản Daniel Caune, thành viên sáng lập Đài quan sát di sản © IMV, PADDI 7
- Phiên thứ ba: “Tiềm năng phát triển các tuyến du lịch” Hướng dẫn tham quan: Clément Musil, nhà nghiên cứu Đề xuất lộ trình tham quan làm nổi bật di sản phong phú của thành phố cùng các công cụ truyền thông và phát huy giá trị di sản này (biển chỉ dẫn, thông tin, v.v ): Khu vực 1 Quảng trường Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố Đường Đồng Khởi và khu đi bộ trên đường Nguyễn Huệ Toà nhà Bitexco Khu vực 2 Khu biệt thự cổ (Quận 3) © Clément Musil 8
- © IMV, PADDI 9
- Tổng hợp các bài tham luận Phiên thứ nhất ‐ Bảo tồn di sản đô thị và cảnh quan như một phần hữu cơ của chính sách phát triển du lịch 1. Vai trò của không gian biệt thự trong quá trình chuyển đổi đô thị Tham luận của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc – Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (ARC‐ DUPA) Kết quả kiểm kê quỹ biệt thự trên địa bàn Quận 1 và Quận 3 Ngay từ khi mới bắt đầu hình thành, Sài Gòn trước đây và TP Hồ Chí Minh hiện nay luôn là một trong những đô thị lớn của cả nước. Đó cũng không phải là một ngoại lệ dưới thời Pháp thuộc. Vì vậy, cùng với Hà Nội, Sài Gòn cũng là nơi được chính quyền Đông Dương tập trung xây dựng nhiều công trình kiến trúc có giá trị, trong đó bao gồm cả các công trình công cộng và biệt thự mang nhiều phong cách khác nhau. Những công trình này tập trung chủ yếu trong khu vực trung tâm thành phố mà đến nay là địa bàn của Quận 1 và Quận 3. Bắt đầu được triển khai từ năm 2015, dự án kiểm kê quỹ biệt thự được Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (ARC‐ DUPA) thực hiện tập trung vào 500 biệt thự trên địa bàn hai quận nói trên. Ngoài mục đích cập nhật số lượng biệt thự thực tế còn tồn tại và hiện trạng sử dụng của chúng, công việc kiểm kê còn nhằm xác định các phong cách kiến trúc đặc trưng, tính nguyên gốc của các công trình và phạm vi ranh giới của các không gian xung quanh. Về phong cách kiến trúc, số biệt thự đã được kiểm kê có thể được phân chia thành 5 phong cách chủ đạo : Tân cổ điển (giai đoạn 1887 – 1918), Địa phương Pháp (cuối TK19 và đặc biệt phát triển đầu TK20), Art Deco (1920 – 1930), Đông Dương (1930 – 1970) và Hiện đại (1945 – 1975). Kết quả kiểm kê cho thấy trong tổng số 500 biệt thự có 228 căn còn tồn tại (chiếm tỷ lệ 45,6%) với chức năng chính vẫn là nhà ở. Nhưng bên cạnh đó cũng có tới 194 biệt thự đã biến mất (38,8%). Số lượng biệt thự được chuyển đổi công năng sử dụng làm công trình công cộng chỉ có 7 căn (1,4%). Do cuộc kiểm kê hiện vẫn đang được tiến hành nên trong số 500 biệt thự được kiểm kê vẫn còn 71 công trình chưa hoàn thành (14,2%). Về mật độ và phạm vi phân bố các biệt thự được kiểm kê, có thể thấy rõ sự tác động của các tuyến giao thông trục chính và áp lực về phát triển kinh tế đối với các công trình này. Dọc theo các tuyến giao thông xuyên tâm quan trọng như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, v.v những công trình biệt thự đã biến mất gần hết, thay vào đó là những công trình khác, đa số là công trình cao tầng nhằm khai thác giá trị sử dụng đất hiện có trên các tuyến đường đó bởi đều là những tuyến có nhiều tiềm năng về thương mại, dịch vụ. Không chỉ bản thân biệt thự bị thay thế thành công trình cao tầng mà những công trình xung quanh nó cũng đã thay đổi. Điều đó vô tình làm ảnh hưởng đến những công trình biệt thự còn lại. Sự đồng nhất về chiều cao, khoảng lùi, hình thức kiến trúc bị phá vỡ. 10