Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đọ đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Bác nói rất nhiều về đạo đức, văn hóa cũng như về xây dựng con người trong thời chiến cũng như thời bình theo nhiều cách khác nhau. Những hành động cử chỉ của Bác, lời nói đã để lại nhiều bài học cho chúng ta học hỏi.
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tieu_luan_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_van_de_van_hoa_dao_duc_va.pdf
Nội dung text: Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới
- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trogn chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, Bác viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chiến lược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí thức mới, đào tạo nên nhân tài cho cho đất nước. Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trương đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết:”Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên những người công dân có ích cho nước Việt Na, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu Đó là một nền giáo dục “vì lợi ích trăm năm” của đất nước. Trong những năm vừa qua, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội X đã đề ra mục tiêu những năm tới của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó “đức” là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm Có như vậy mới có thể “học để làm người”. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không thể làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời lì quá độ lên CNXH. Vì vậy không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Theo tinh thần V.I Lênin: “ Học học nữa, học mãi” và của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, Hồ Chí Minh cho rằng: “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu con người nhân văn của thời đại mới. Trong con người Hồ Chủ tịch là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. II.4.2 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng SVTH : HUỲNH MINH VIỄN MSSV : 072351 B - 11 -
- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước " và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội". Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và bộ máy của Nhà nước Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mà chúng tôi vừa đề cập, ta càng thấy rõ vai trò quan trọng biết dường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". II.4.3 Liên hệ bản thân II 4.3.1 Thực hành tiết kiệm Là sinh viên, tôi luôn đảm bảo chi sài hợp lý, không dùng vào những việc vô ích. Không tiêu sài hoang phí, ăn chơi lêu lỏng. II.4.3.2 Về tham nhũng, lãng phí, quan liêu Tôi sẽ cùng mội người dân sống và làm việc theo pháp luật, lành mạnh, sống có trách nhiệm, không phung phí trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy người nào có tư tưởng quan liêu , sống lãng phí, bản thân phải cùng với nhân dân đóng góp ý kiến, giup nhau cùng sữa chữa với hướng tích cực, không lợi dụng để trù dập. II.4.3.3 Hướng phấn đấu Thường xuyên trao dồi, học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, không phô trương hình thức, nói SVTH : HUỲNH MINH VIỄN MSSV : 072351 B - 12 -
- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI đi đôi với làm, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Luôn nâng cao trình độ, phấn đấu không ngừng SVTH : HUỲNH MINH VIỄN MSSV : 072351 B - 13 -
- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI CHƯƠNG III KẾT LUẬN Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới. Trong con người Hồ Chí minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin,sự tôn trọng và y chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội,giải phóng con người.tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết.ở Hồ Chí Minh nhân dân không phải là một khái niệm chung chung.,mơ hồ mà là cộng đồng việt naml là từng con người,từng cuộc đời ,từng hoàn cảnh cụ thể.cho đến lúc đi xa,người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân,sự phát triển và tiến bộ của đảng,của dân tộc;người vẫn dành muôn ngàn tình thương yêu cho mọi người.lời dạy của bác muôn vàng kính yêu cũng chính là tâm niệm của mỗi thanh niên.đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm tin tưởng đặt biệt đối với thế hệ trẻ,đó chính là niềm cỗ vũ lớn lao,là lao động mạnh mẽ đê tuổi trẻ tự tin,vững bước./. Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng. Trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đòi hỏi phải khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh SVTH : HUỲNH MINH VIỄN MSSV : 072351 B - 14 -
- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – NXB LĐ Hà Nội 2005. 2/ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo dục và đào tạo. 3/ Thư viện tài liệu (www.tailieu.vn) 4/ Báo điện tử (www.baomoi.com) 5/ Báo Bình Định (www.baobinhdinh.com.vn ) 6/ Tạp chí cộng sản (www.tapchicongsan.org.vn ) SVTH : HUỲNH MINH VIỄN MSSV : 072351 B - 15 -