Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật so sánh - Tăng Thanh Phương

- Đối tượng vĩ mô: các hệ thống pháp lý (theo nghĩa tương đối, hệ thống pháp lý là luật được áp dụng ở 1 nước). Ví dụ: tìm hiểu sự khác biệt của hệ thống pháp lý của Pháp và Anh. Sự khác biệt có thể do mỗi hệ thống pháp lý chịu ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,... khác nhau
pdf 26 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật so sánh - Tăng Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_mon_luat_so_sanh_tang_thanh_phuon.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật so sánh - Tăng Thanh Phương

  1. + Luật sở hữu bất động sản: cũng theo truyền thống Anh, nghĩa là đặc trưng bằng sự thừa nhận nhiều quyền cùng một lúc cho nhiều người khác nhau đối với cùng một bất động sản. - Luật tố tụng dân sự: Hệ thống tố tụng có nguồn gốc từ Anh, nhưng được hoàn thiện ở trình độ rất cao và đặc trưng bởi hai yếu tố: thủ tục nguyên cáo và hệ thống bồi thẩm dân sự. 1. 3. Luật công - Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống bảo hiến. Mỹ là một nước liên bang. Thẩm quyền nhà nước được phân bổ giữa các tiểu bang và liên bang tại hiến pháp liên bang. Cả liên bang và mỗi tiểu bang đều có bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình. Về phương diện lập pháp, nhà nước liên bang có quyền thiết lập hệ thống thuế thống nhất, quy định hoạt động thương mại giữa các tiểu bang, quy định các quyền tự do cá nhân quan trọng nhất và nói chung ban hành các luật có tác dụng Chức năng bảo hiến do Tối cao pháp viện đảm nhận. Tối cao pháp viện thực sự trở thành cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp. Bên cạnh đó, các toà án, trong quá trình xét xử, có bổn phận từ chối áp dụng một đạo luật, dù là của liên bang hay của tiểu bang, một khi đạo luật ấy bị cho là trái với hiến pháp, đặc biệt là hiến pháp liên bang. - Tổ chức tư pháp. Hệ thống tư pháp độc lập với bộ máy hành pháp và bộ máy lập pháp. Quy chế pháp lý của các thẩm phán cũng không giống nhau: thẩm phán liên bang do cơ quan hành pháp bổ nhiệm; thẩm phán tiểu bang do nghị viện tiểu bang hoặc thậm chí do nhân dân bầu ra. + Ở cấp tiểu bang có thẩm phán hoà giải, toà án quận và tối cao pháp viện tiểu bang. + Ở cấp liên bang có các toà án liên bang đặc khu, toà phúc thẩm liên bang và các toà án đặc biệt. 2. Luật của Trung Quốc 2.2.1. Lịch sử hình thành - Trung Quốc cổ đại và phong kiến. Trong quan niệm cổ xưa, luật được hiểu là các quy tắc dùng để xử phạt, để trấn áp. Cuộc sống bình thường của con người không dựa vào luật mà dựa vào các nghi lễ hình thành trong khuôn khổ các học thuyết của Khổng tử và Mạnh tử. Trung Quốc xây dựng khá nhiều bộ luật cổ, nổi tiếng nhất có lẽ là bộ luật nhà Đường (624), có ảnh hưởng đối với nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. 10
  2. Thời cận đại, dưới sức ép của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hệ thống luật pháp theo mô hình phương Tây. Năm 1911, Trung Quốc chuyển sang chế độ Cộng hoà và xây dựng các thiết chế chính trị đặc trưng của Nhà nước tư sản; hệ thống pháp luật cũng được quan tâm hoàn thiện mà đỉnh cao là việc ban hành Bộ luật dân sự năm 1930. Nội dung của bộ luật này chịu ảnh hưởng nhiều từ luật của Đức. - Kỹ nguyên xã hội chủ nghĩa. Năm 1949 chế độ XHCN được xây dựng trên lãnh thổ Trung hoa lục địa. Mô hình Nhà nước XHCN thuần tuý không tương thích với ý tưởng cai trị bằng pháp luật; bởi vậy, hệ thống pháp luật không phát triển. Tuy nhiên, sau khi có chính sách đổi mới, những người lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra học thuyết Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc xây dựng pháp luật đã được quan tâm thực hiện và hệ thống pháp luật phát triển trên cơ sở vận dụng các thành tựu của luật phương Tây vào hoàn cảnh của Trung Quốc. 2.2.2. Luật tư - Luật dân sự. + Luật tài sản: Luật Trung Quốc tiếp nhận khái niệm quyền đối vật của luật la tinh. Tuy nhiên, chế độ sở hữu bất động sản tại Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, có nhiều nét đặc thù. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân hoặc tập thể, các chủ thể khác của luật chỉ có quyền sử dụng. Quyền này không ngừng được mở rộng và hoàn thiện, trở thành cơ sở của chế độ sở hữu tư nhân về bất động sản. + Luật hợp đồng: chịu ảnh hưởng luật của Đức. Trong một số trường hợp, luật cho phép thẩm phán sửa đổi nội dung hợp đồng thay vì tuyên bố hợp đồng vô hiệu (ví dụ, khi hợp đồng gây thiệt hại cho một bên một cách phi đạo đức). + Luật trách nhiệm dân sự cũng chịu ảnh hưởng luật của Đức. Trách nhiệm chỉ được quy kết khi có một hành vi gây phương hại đến một quyền. Trên nguyên tắc, tác giả của hành vi chịu trách nhiệm khi có lỗi; tuy nhiên, trong một số trường hợp, trách nhiệm có thể được quy kết mà không cần lỗi. - Luật kinh doanh. Luật kinh doanh của Trung Quốc vừa chịu ảnh hưởng của luật phương Tây, vừa mang tính đặc thù Trung hoa. 2.2.3. Luật công - Tổ chức nhà nước. Nhà nước Trung Quốc là Nhà nước XHCN, đặc trưng bởi vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Từ khi áp dụng chính sách đổi mới, Nhà nước Trung Quốc cũng là một nhà nước pháp quyền, được xây dựng trên các nguyên tắc tôn trọng quyền con người và trên cơ sở vận dụng 11
  3. có chọn lọc các yếu tố của học thuyết phân quyền phù hợp với đặc điểm của Trung Quốc. + Cơ cấu hành chính của lãnh thổ quốc gia được xây dựng theo mô hình Nhà nước đơn nhất phi tập trung hoá. + Các thiết chế quyền lực đáng chú ý nhất bao gồm: Quốc hội nhân dân, Quốc vụ viện, Uỷ ban quân sự trung ương và Chủ tịch nước. - Tổ chức tư pháp. Hệ thống Toà án được tổ chức theo 4 cấp: Toà án nhân dân tối cao, toà án tỉnh và cấp tương đương, toà án trung gian và toà án địa phương. Mỗi toà án có một viện công tố, có quyền điều tra và truy tố và kiểm sát đối với lực lượng cảnh sát tư pháp cũng như các trại giam. 3. Luật của Nhật Bản 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Phật giáo và các tín điều của Thần đạo truyền thống đã đặt cơ sở cho việc xây dựng các quy tắc ứng xử trong cuộc sống xã hội. Chế độ quân chủ cổ xưa được xây dựng theo mô hình Trung Quốc, cho phép việc ban hành các bộ luật theo khuôn mẫu Trung hoa, nghĩa là bao gồm các quy tắc hà khắc, mang tính trấn áp, bên cạnh các điều răn đối với quan lại trong quá trình thực hiện chức năng xã hội của mình. - Từ thế kỷ XII, xã hội phong kiến được tổ chức lại theo một hệ thống đẳng cấp chặt chẽ, mà đứng đầu là các võ sĩ đạo. Với hệ thống đẳng cấp đó, người thuộc tầng lớp dưới phục tùng tuyệt đối người thuộc tầng lớp trên. Xã hội này không có chỗ cho luật pháp. - Đến khi Minh Trị lên ngôi, Nhật mới bắt đầu cải tổ xã hội theo mô hình phương Tây và điều đó cho phép xây dựng một hệ thống pháp luật đặt cơ sở cho việc quản lý xã hội. Lúc đầu, luật của Nhật Bản chịu ảnh hưởng luật của Pháp, nhưng sau đó người Nhật đã hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình theo mô hình của Đức. - Sau chiến tranh thế giới thứ II, một cuộc cách mạng chính trị-xã hội được tiến hành dưới sự bảo trợ của Mỹ: cuộc sống xã hội được thế tục hoá, các quyền cơ bản của cá nhân được thừa nhận, luật gia đình truyền thống được thay thế bằng hệ thống pháp lý về gia đình dựa trên nguyên tắc bình đẳng, 3.2. Luật tư. - Luật tài sản của Nhật được xây dựng theo mô hình la tinh. Các quyền đối vật được thừa nhận; khái niệm chiếm hữu hình thành theo quan niệm của Savigny nghĩa là theo cùng một trường phái với người Pháp; việc xác lập quyền sở hữu cũng chịu ảnh hưởng luật của Pháp. 12
  4. - Luật hợp đồng được xây dựng chủ yếu dựa theo luật của Đức. - Trách nhiệm dân sự được quy kết một khi có đủ ba điều kiện: có lỗi, có thiệt hại đối với một quyền nào đó (ảnh hưởng luật của Đức) và có mối liên hệ nhân quả. Một số trường hợp trách nhiệm dân sự đặc biệt được quy kết theo chế độ riêng, như trách nhiệm do hành vi của người thừa hành, trách nhiệm dân sự do tác động của nhà cửa, trách nhiệm dân sự liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm, 3.3. Luật công. Nhật Bản theo chế độ quan chủ lập hiến. Nhà vua, sau chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn là một biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, chứ không có một quyền lực nào. Quyền lập pháp thuộc về Viện dân biểu và Viện cố vấn. Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, được giao các quyền hạn rộng rãi cả trong đối nội và đối ngoại, chịu trách nhiệm trước các cơ quan lập pháp. Toà án tối cao là cơ quan đứng đầu hệ thống tư pháp, được giao quyền bảo hiến, quyền tài phán tối cao và cả quyền quản lý hành chính đối với bộ máy tư pháp. Hệ thống toà án được tổ chức theo mô hình Mỹ, nghĩa là có thẩm quyền đối với mọi vụ việc, kể cả việc bảo hiến. PHẦN II- PHẦN CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1 Quyền chiếm hữu trong luật các nước châu Âu và Mỹ I. Tổng quan Trong luật hiện đại của Châu Âu và Mỹ, chiếm hữu được quan niệm theo một trong hai cách: 1. Chiếm hữu là một tình trạng thực tế chứ không phải là một quyền. Chiếm hữu một quyền là việc thực hiện quyền đó trên thực tế. Chiếm hữu một quyền sở hữu là việc thực hiện quyền sở hữu trên thực tế. Trong chừng mực đó, chiếm hữu phân biệt với sở hữu: sở hữu là một quyền, trong khi chiếm hữu là biểu hiện bên ngoài của quyền đó. Sự biểu hiện bên ngoài của quyền sở hữu có thể là sự phản ánh trung thực nội dung bên trong, mà cũng có thể là sự phản ánh không trung thực nội dung đó. 2. Chiếm hữu là một quyền hình thức độc lập với quyền sở hữu là quyền nội dung Quyền chiếm hữu là quyền thực hiện sự kiểm soát vật chất đối với tài sản. Bất kỳ người nào thực hiện sự kiểm soát vật chất đối với tài sản một cách độc lập đều được coi là người chiếm hữu, dù, nếu đi vào nội dung của quyền đối với tài 13
  5. sản thì những người đó có thể được đặt tên không giống nhau: chủ sở hữu, người thuê, người nhận ký gửi  Nội dung của quyền sở hữu theo luật các nước trên: chỉ bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt. 1  Nội dung của quyền sở hữu theo luật Việt Nam bao gồm cả 3 quyền: quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm hữu (Đ. 164 BLDS). II. Nguồn gốc của chế định chiếm hữu Chế định chiếm hữu có nguồn gốc từ trong Luật La Mã (Đế quốc La Mã hình thành từ thế kỷ 8 trước CN, Luật 12 Bảng được ban hành vào khoảng năm 451 đến 449 trước CN) Các cuộc chinh phục của quân đội La Mã có tác dụng mở rộng lãnh thổ của Đế quốc cổ đại. Do chiến tranh và do thiếu nhân lực khai thác, phần lớn đất đai của Đế quốc bị bỏ hoang. Để có được người khai thác, Nhà nước kêu gọi sự di thực tình nguyện. Người chiếm giữ đất được coi như có một tư cách cho phép người này được hưởng các biện pháp bảo vệ của Nhà nước, giống như các biện pháp bảo vệ dành cho chủ sở hữu, chống lại sự xâm phạm hoặc quấy nhiễu của người khác đối với sự chiếm giữ tài sản của mình. Đến thời Cổ điển, sự chiếm giữ thực tế đối với tài sản trở thành cơ sở của đa số các giao dịch pháp lý: nhiều hợp đồng coi như được giao kết bằng cách chuyển giao vật chất đối tượng của hợp đồng. Trong lĩnh vực pháp luật tài sản, chiếm hữu là cơ sở của hầu như tất cả các phương thức xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. - Quyền sở hữu theo Luật La Mã bao gồm các quyền: + Usus: dùng, sử dụng + Frustus: hưởng thụ + Abusus: định đoạt - Chiếm hữu theo quan niệm của Luật La Mã: là quan hệ thực tế giữa một người và một vật, người đó, gọi là người chiếm hữu có quyền thực hiện các giao dịch vật chất liên quan dến tài sản chiếm hữu. Người chiếm hữu, có thể là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu đối với tài sản chiếm hữu. 1 - Điều 164 BLDS: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. - Điều 182 BLDS: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. - Điều 192 BLDS: Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. - Điều 195 BLDS: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. 14
  6. - Chiếm hữu được đặc trưng bằng yếu tố khách quan (corpus) và yếu tố chủ quan (animus). + Yếu tố khách quan (corpus): đặc trưng bằng việc thực hiện các giao dịch mang tính vật chất tác động lên tài sản, những giao dịch mà một người có quyền sở hữu được phép thực hiện đối với tài sản của mình: cất giữ đồ trang sức trong nhà, canh tác trên đất, thu tiền thuê tài sản, + Yếu tố chủ quan (animus): đặc trưng bằng thái độ tâm lý của chủ sở hữu, biểu hiện khi thực hiện các giao dịch mang tính vật chất tác động lên tài sản, thể hiện thành cung cách cư xử mang tính quyền lực đối với tài sản. Nói rõ hơn, người chiếm hữu là người ra vẻ của một chủ sở hữu đối với tài sản chiếm hữu. III. Các lợi ích của việc xây dựng chế định chiếm hữu phân biệt với chế định sở hữu: 1. Cho phép xây dựng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo biểu hiện bề ngoài: - Quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Xâm phạm việc chiếm hữu mà không tranh chấp về quyền sở hữu 2. Bảo đảm trật tự xã hội dựa trên cơ sở sự suy đoán có quyền, góp phần duy trì trật tự xã hội: Người chiếm hữu được suy đoán là chủ sở hữu. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra trách nhiệm chứng minh sẽ thuộc về người không chiếm hữu. IV. Các học thuyết về chiếm hữu trong luật cận đại: 1. Quan niệm của Savigny. Đối với Savigny, chiếm hữu được hiểu như là một tình trạng thực tế, là biểu hiện bên ngoài của quyền sở hữu. Chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, Savigny cho rằng quan niệm về chiếm hữu phải được xây dựng trên cơ sở xem xét thái độ của người có tài sản trong mối quan hệ với tài sản đó: chỉ coi là có sự chiếm hữu một khi người có tài sản cư xử theo cung cách của một người chủ sở hữu đối với tài sản, dù, có thể, khi xem xét nội dung của quyền, người này thực ra không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. Bởi vậy, tình trạng chiếm hữu hình thành từ hai yếu tố: yếu tố khách quan (corpus) và yếu tố chủ quan (animus). Với Savigny, không thể có chiếm hữu mà không có yếu tố khách quan, nhưng chính yếu tố chủ quan mới là yếu tố chính, là cơ sở của quan hệ chiếm hữu. 2. Quan niệm của Ihering. 15
  7. Ihering không dành cho animus vị trí mà Savigny đã dành cho nó. Theo Ihering, yếu tố chủ quan luôn phải được ức đoán mỗi khi một người thực hiện một giao dịch vật chất tác động lên tài sản trong tư thế không phụ thuộc vào một người khác (như người làm công lệ thuộc vào chủ khi sử dụng công cụ lao động do chủ cung cấp). Tư cách người chiếm hữu, do đó, phải được thừa nhận cho tất cả những người nào thực hiện một cách độc lập một quyền lực thực tế đối với tài sản và đặt tài sản dưới sự kiểm soát vật chất của mình mà không cần tìm hiểu xem đương sự có hay không có animus (đúng hơn là animus coi như được thể hiện đầy đủ trong bản thân việc thực hiện các giao dịch vật chất tác động lên tài sản trong tư thế của một người không phụ thuộc). . V. Giải pháp của các hệ thống luật tiêu biểu 1. Luật của Pháp 1.1.Quan niệm về chiếm hữu Do ảnh hưởng của Luật La Mã, quan niệm về chiếm hữu trong luật của Pháp rất giống với quan niệm của Savigny: người chiếm hữu là người thực hiện các giao dịch vật chất tác động lên tài sản theo cung cách của một người có quyền sở hữu; người thực hiện các giao dịch vật chất tác động lên tài sản mà một chủ sở hữu có quyền thực hiện, nhưng lại không theo cung cách của một người có quyền sở hữu, là người cầm giữ tài sản. Điều kiện thiết lập sự chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ coi là được thiết lập một khi có đủ các yếu tố khách quan và chủ quan. Riêng yếu tố chủ quan được suy đoán cho người thực hiện việc chiếm hữu. Vả lại, các yếu tố khách quan hoặc chủ quan phải hội đủ các điều kiện: liên tục, không dựa vào vũ lực, công khai và không mập mờ. 1.2. Hiệu lực 1.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu - Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: Trong luật thực định Pháp, người chiếm hữu được bảo vệ bằng một quyền khởi kiện đặc biệt, gọi là quyền yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu, chống lại sự quấy nhiễu của người khác đối với sự chiếm hữu của mình. Người chiếm hữu được bảo vệ với tư cách đó và thẩm phán chỉ có quyền xem xét các điều kiện của sự chiếm hữu mà không được tìm hiểu để biết liệu người chiếm hữu thực sự là người có quyền đối với tài sản. Quyền yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu, trong chừng mực đó, khác với quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu: một người yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của mình phải chứng minh được tư cách chủ sở hữu đối với tài sản tranh chấp. 16
  8. - Ngưòi được bảo vệ: + Trước luật 75-596 ngày 9/07/1975: người có corpus và animus, người có animus. + Từ khi luật 75-596 ngày 9/07/1975 có hiệu lực: người có corpus và animus, người có animus và cả người chỉ có corpus. - Hiệu lực của việc bảo vệ: Người quấy nhiễu bị buộc phải ngưng việc quấy nhiễu. Người chiếm hữu tiếp tục chiếm hữu tài sản (Việc chiếm hữu này chỉ chấm dứt khi nào người quấy nhiễu thắng kiện trong một vụ kiện yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nếu thật sự chứngminh được quyền sở hữu tài sản của mình). 1.2.2 Suy đoán có quyền. Người chiếm hữu được suy đoán là người thực sự có quyền đối với tài sản chiếm hữu. Giải pháp này được xây dựng từ thực tiễn. Thực vậy, người chiếm hữu, do đã có quyền yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu, không phải kiện để tranh chấp với người khác về nội dung quyền của mình đối với tài sản mà luôn ở trong tình trạng chờ người khác tranh chấp với mình. Trong điều kiện luôn là bị đơn trong một vụ tranh chấp về quyền, người chiếm hữu phải được suy đoán là người có quyền và người đi kiện phải chứng minh điều ngược lại. 1.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu - Đối với động sản, người chiếm hữu được coi là chủ sở hữu. Tuy nhiên, người nào đã đánh mất hoặc bị mất trộm một vật thì có quyền đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn ba năm kể từ ngày đánh mất hoặc mất trộm, nhưng người giữ vật có thể kiện người đã chuyển nhượng vật cho mình. - Đối với bất động sản, thời hiệu để xác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu là 30 năm. Tuy nhiên, người nào ngay tình và bằng chứng thư hợp thức đã mua một bất động sản thì sau mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu. 2. Luật của Đức. 2.1. Quan niệm về chiếm hữu Quyền thực tế. Rất hoà hợp với học thuyết của Ihering, luật của Đức thừa nhận tư cách người chiếm hữu cho cả loại người mà luật của Pháp gọi là người cầm giữ đơn giản. Bất kỳ người nào thực hiện sự kiểm soát vật chất đối với tài sản một cách độc lập (có yếu tố corpus) đều được coi là người chiếm hữu, dù, nếu đi vào nội dung của quyền đối với tài sản, thì những người đó có thể được đặt tên không giống nhau: chủ sở hữu, người thuê, người nhận ký gửi Những người chiếm hữu được bảo vệ trong trường hợp việc chiếm hữu của mình bị người khác quấy nhiễu, dù có thể sự 17
  9. quấy nhiễu đó xuất phát từ một người thực sự có quyền đối với tài sản, chừng nào cuộc tranh cãi về quyền của các đương sự chưa kết thúc bằng một bản án của Toà án. 2.2 Bảo vệ sự chiếm hữu 2.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu - Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: tương tự trong luật của Pháp. - Ngưòi được bảo vệ: người có corpus và animus, người có corpus và cả người chỉ có animus. - Hiệu lực của việc bảo vệ: tương tự trong luật của Pháp. 2 2.2 Suy đoán có quyền. Tương tự trong luật của Pháp. 2.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật của Đức chỉ được áp dụng đối với động sản: quyền sở hữu đối với các bất động sản ở Đức được xác lập bằng cách đăng ký. Luật của Đức thừa nhận rằng một người chiếm hữu ngay tình đối với một động sản trong 10 năm sẽ là chủ sở hữu của động sản đó. 3.Luật Anh-Mỹ. 3.1. Quan niệm về quyền chiếm hữu. Tình trạng chiếm hữu hình thành mỗi khi có hành vi kiểm soát vật chất đối với tài sản cho phép tin rằng người thực hiện hành vi đó thể hiện cung cách cư xử của một chủ sở hữu thông qua hành vi đó. Chiếm hữu, trong điều kiện đó, được hiểu về phương diện pháp lý như là tập hợp các quyền mà đương sự có được do quy định của pháp luật, gọi là các quyền chiếm hữu, các quyền mà việc thực hiện có tác dụng khôi phục, duy trì hoặc củng cố tình trạng chiếm hữu của đương sự đối với tài sản và việc thực hiện đó được pháp luật bảo đảm, ngay cả trong trường hợp đương sự, cuối cùng, lại không phải là chủ sở hữu thực sự đối với tài sản cũng không phải được chủ sở hữu chuyển giao tài sản đó. Quyền chiếm hữu được ghi nhận một khi có đủ các yếu tố cho thấy tài sản được đặt dưới sự kiểm soát của một người với ý thức về quyền năng của mình đối với tài sản đó. Cái gọi là “ý thức về quyền năng”, về phần mình, được xác định tùy theo trường hợp. Cần nhấn mạnh rằng trong luật Anh-Mỹ, quyền chiếm hữu luôn gắn với yếu tố vật chất: nếu A cho B mượn một quyển sách để đọc, thì B là người chiếm hữu, trong 18
  10. khi A là chủ sở hữu. Trong chừng mực đó, khái niệm chiếm hữu phân biệt với khái niệm sở hữu. 3.2 Bảo vệ sự chiếm hữu 3.2.1 Bảo vệ sự chiếm hữu - Quyền kiện yêu cầu bảo vệ sự chiếm hữu: tương tự trong luật của Pháp, Đức. - Ngưòi được bảo vệ: người có corpus và animus, người có corpus. - Hiệu lực của việc bảo vệ: tương tự trong luật của Pháp. 3.2.2 Suy đoán có quyền. Tương tự trong luật của Pháp, Đức. 3.2.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. - Đối với động sản, luật nói rằng người chiếm hữu xác lập được quyền sở hữu sau thời gian 6 năm chiếm hữu liên tục: nếu chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản sau 6 năm mất quyền chiếm hữu, thì quyền kiện đòi lại sẽ không được Tòa án tiếp nhận. Song, nếu chủ sở hữu tự mình thiết lập lại quyền chiếm hữu đối với tài sản sau 6 năm nhưng trong vòng 12 năm kể từ ngày mất quyền chiếm hữu, thì người đang chiếm hữu lại không có quyền kiện đòi lại tài sản. Điều đó có nghĩa rằng người chiếm hữu một động sản chỉ cầm chắc rằng mình có quyền sở hữu sau 12 năm chiếm hữu liên tục. - Đối với bất động sản, người chiếm hữu cũng có 12 năm để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu; nhưng thời hạn 12 năm được tính từ ngày người này được thừa nhận có tư cách để chiếm hữu tài sản chứ không phải từ ngày chiếm hữu thực tế đối với tài sản đó. Chuyên đề 2 Tổng quan chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng I. Điều kiện chung về giao kết 1. Ý chí và sự xác định 1.1. Ý chí bộc lộ và ý chí tiềm ẩn a. Luật của Anh- Mỹ Trong trường hợp có tranh cãi về sự tồn tại của hợp đồng, để xác định sự tồn tại của một hợp đồng, thẩm phán chỉ dựa vào ý chí được bày tỏ và vào cách xử sự của các bên đối với nhau, chứ không dựa vào ý chí bên trong và không được bộc lộ của các bên. 19