Sách hướng dẫn học tập Triết học Mác - Lenin - Nguyễn Thị Hồng Vân

Sách hướng dẫn học tập môn triết học Mác-Lênin sẽ giúp cho người học hiểu một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của triết học Mác-Lênin.
Trên cơ sở đó giúp cho người học hiểu được cơ sở lý luận của đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình kiên trì, giữ vững định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngoài ra, tập sách còn cung cấp cơ sở phương pháp luận khoa học để người học tiếp tục nghiên cứu các môn khoa học khác thuộc bộ môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn khoa học chuyên ngành.
pdf 74 trang Khánh Bằng 29/12/2023 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách hướng dẫn học tập Triết học Mác - Lenin - Nguyễn Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsach_huong_dan_hoc_tap_triet_hoc_mac_lenin_nguyen_thi_hong_v.pdf

Nội dung text: Sách hướng dẫn học tập Triết học Mác - Lenin - Nguyễn Thị Hồng Vân

  1. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác luận), qua đó thể hiện những tư tưởng cơ bản của Phật giáo trên hai phương diện: bản thể luận và nhân sinh quan: + Về bản thể luận: Phật giáo đưa ra tư tưởng vô thường, vô ngã và luật nhân quả. + Về nhân sinh quan: Phật giáo đưa ra tư tưởng luân hồi và nghiệp báo, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên và niết bàn. + Đánh giá những mặt tích cực của Phật giáo: Phật giáo là một tôn giáo. Vì vậy, nó có những hạn chế về thế giới quan và nhân sinh quan. Song, với thái độ khách quan, chúng ta cần nhận thức những yếu tố tích cực trong tư tưởng triết học Phật giáo: - Từ khi xuất hiện tới nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất lên tiễng chống lại thần quyền. - Những tư tưởng của Phật giáo có những yếu tố duy vật và biện chứng. - Phật giáo tích cực chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội; nói lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch cuộc đời. - Đạo phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bác ái cho mọi người như là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội. + Ảnh hưởng của phật giáo tới Việt nam: - Phật giáo du nhập vào nước ta từ những năm đầu công nguyên, và phát triển phù hợp với truyền thống Việt Nam. - Ảnh hưởng của Phật giáo với nước ta khá toàn diện: * Trở thành quốc giáo ở các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần góp phần kiến lập và và bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền, giữ vững nền độc lập dân tộc. * Trước đây, Phật giáo có công trong việc đào tạo tầng lớp trí thức cho dân tộc: có nhiều vị tăng thống, thiền sư, quốc sư có đức độ, tài năng giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Pháp Nhuận, Vạn Hạnh, Viên Thiếu, Không Lộ * Bản chất từ bi hỷ xả ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc, rèn luyện tư tưởng tu dưỡng đạo đức, vì dân, vì nước. * Vào thời cực thịnh, Phật giáo là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, gioá dụcc, khoa học, kiến trúc, hội hoạ nhiều tác phẩm văn học có giá trị, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đậm đà 13
  2. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác bản sắc dân tộc có tầm cỡ quốc tế của Việt Nam phần lớn được xây dựng vào thời kỳ kỳ này. Từ cuối thế kỷ XIII tới nay, Phật giáo không còn là “quốc giáo” nữa nhưng những giá trị tư tưởng tích cực của nó vẫn còn là nhu cầu, sức mạnh tinh thần của nhân dân ta 3. Trình bày những điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của triết học Trung hoa cổ đại. Gợi ý nghiên cứu: + Những điều kiện kinh tế - xã hội Trung hoa cổ đại: - Thời kỳ thứ nhất: Từ thế kỷ thứ XXI tr.CN, đến khoảng thế kỷ thứ XI.trCN với sự kiện nhà Chu đưa chế độ nô lệ ở Trung hoa tới đỉnh cao. - Thời kỳ thứ hai: (thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc) là thời kỳ chuyển biến chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. + Những đặc điểm của triết học Trung hoa cổ đại: có bốn đặc điểm cơ bản. 4. Khái quát nội dung chính trong những quan điểm về xã hội, chính trị - đạo đức trong triết học Nho giáo. Ảnh hưởng của nó ở nước ta. Gợi ý nghiên cứu: + Quan điểm về vũ trụ và giới tự nhiên: - Khổng Tử tin vào “dịch”, là sự vận hành biến hoá không ngừng theo một trật tự nhất định, ông gọi đó là “thiên mệnh”, do đó, biết mệnh trời là điều kiện trở thành người hoàn thiện. - Khổng Tử tin có quỷ thần (nhưng mang tính chất tôn giáo nhiều hơn). + Cốt lõi tư tưởng triết học chính trị - đạo đức của Khổng Tử: Tam cương. Chính danh. Nhân trị. + Triết nhân sinh của Mạnh Tử. + Triết nhân sinh của Tuân Tử. + Ảnh hưởng của Nho giáo ở nước ta. 5. Trình bày nội dung chính trong tư tưởng triết học của Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Gợi ý nghiên cứu: + Nội dung chính trong tư tưởng triết học của đạo gia: - Quan điểm về “đạo”. 14
  3. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác - Quan điểm về tính biện chứng. - Thuyết chính trị - xã hội: luận điểm “vôvi”. - Nhận thức luận. + Nội dung chính trong tư tưởng triết học của Mặc gia: - Về vũ trụ quan. - Về nhận thức luận: quan hệ danh - thực. - Về tư tưởng nhân nghĩa: tư tưởng “kiêm ái”. + Nội dung chính trong tư tưởng Pháp gia: - “Lý” là nhân tố khách quan chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. - Thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, mà động lực cơ bản là sự thay đổi của dân số và của cải xã hội. - Chủ thuyết về tính người: bản tính con người vốn là “ác”, luôn có xu hướng lợi mình hại người. - Học thuyết về Pháp trị. 6. Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học Đêmôcrít và đường lối triết học Platôn. Gợi ý nghiên cứu: Lập bảng so sánh theo những nội dung chính sau: Đêmôcrít Platôn Bản thể + Cội nguồn của thế giới là + Bản nguyên của thế giới là luận “nguyên tử” - Phân tích. “thế giới ý niệm” - Phân tích. + Vận động gắn liền với vật + Nguyên nhân vận động ở lực chất, vận động có động cơ tự lượng tinh thần, ở “thần tình ái” thân của nguyên tử, không của linh hồn: linh hồn thế giới gian là điều kiện của vận làm cho vũ trụ vận động, linh động. hồn riêng biệt làm cho sự vật vận động. Nhận thức Đứng trên quan điểm duy vật: Đứng trên quan điểm duy tâm: luận + Đối tượng của nhận thức là + Đối tượng và mục tiêu nhận giới tự nhiên. thức là “thế giới ý niệm” 15
  4. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác + Mục tiêu đạt tới: bản chất + Tuyệt đối hoá nhận thức lý sự vật. tính. Nhận thức là quá trình hồi + Nhận thức cảm tính là cơ tưởng của linh hồn. sở của nhận thức lý tính. Về lôgíc +Lôgíc là công cụ của nhận + Lôgíc đặt xen kẽ với phép biện học thức. chứng duy tâm. + Coi trọng phương pháp + Coi trọng phương pháp diễn quy nạp. dịch. Về đạo Hướng đạo đức vào đời sống Hướng đạo đức vào đời sống của đức học hiện thực. Đây là đạo đức “thế giới ý niệm”. Đây là đạo tiến bộ, duy vật. đức duy tâm, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp. 7. Nêu những đặc điểm chủ yếu của triết học Tây Âu thời Trung cổ. Vì sao triết học Tây Âu thời Trung cổ nhìn chung là một bước lùi so với triết học thời Cổ đại. Gợi ý nghiên cứu: + Trình bày những điều kiện kinh tế - xã hội Tây Âu thời kỳ Trung cổ: - Kinh tế. - Chính trị-xã hội. - Tinh thần. + Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ: nêu 5 đặc điểm. + Đây là một bước lùi so với triết học thời Cổ đại vì: - Sự phục tùng thần học. - Chủ nghĩa tín ngưỡng đối lập với tư tưởng khoa học, với tri thức thực nghiệm và với tư tưởng triết học tự do. - Không chấp bất cứ cái gì mới, mục đích cao nhất là phục vụ tôn giáo và nhà thờ Î xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại, dặc biệt là xuyên tạc triết học của Arixtốt (bóp chết mọi cái tiến bộ và sinh động). 16
  5. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác 8. Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại. Những thành tựu và hạn chế. Gợi ý nghiên cứu: + Những điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học đã chi phối đặc điểm của triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII : - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Đặc điểm của triết học. + Những thành tựu và hạn chế của triết học duy vật Anh được thể hiện trong những đại biểu tiêu biểu sau: - Chủ nghĩa duy vật của Ph.Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ. - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G.Beccli. + Những đóng góp có giá trị vào sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại của chủ nghĩa duy vật Pháp ở thế kỷ XVIII và những hạn chế nổi bật của nó về bản thể luận, nhận thức luận và quan điểm về xã hội. 9. Hãy phân tích: Phép biện chứng của Hêghen - một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức: Gợi ý nghiên cứu: + Triết học của Hêghen là triết học duy tâm khách quan. Tính chất đó được thể hiện ở những nội dung như thế nào? + Những nội dung cốt lõi trong phép biện chứng của Hêghen (nêu những giá trị khoa học và hạn chế). + Tư tưởng biện chứng của Hêghen về sự phát triển của đời sống xã hội. + Kết luận về triết học Hêghen. 10. Khái quát những nội dung chủ yếu trong quan điểm duy vật của PhoiơBắc?. Tại sao gọi triết học của PhoiơBắc là triết học “nhân bản”? Gợi ý nghiên cứu: + Nội dung chủ yếu trong quan điểm duy vật của PhoiơBắc: - Quan niệm về giới tự nhiên. - Nhận thức luận . 17
  6. Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác + Triết học nhân bản của PhoiơBắc. - Tính chất nhân đạo trong quan điểm về con người của PhoiơBắc. - Tính chất duy tâm trong quan điểm về con người và về xã hội của PhoiơBắc. - Những hạn chế mang tính chất siêu hình trong triết học của PhoiơBắc. + Kết luận về triết học PhoiơBắc. 18
  7. Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin Chương 3: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX. Đây là một nền triết học khác về chất so với tất cả các nền triết học trước ở chỗ nó đã khắc phục được tất cả những hạn chế của nền triết học, đã giải đáp một cách khoa học và chính xác những vấn đề mà quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức loài người đặt ra. Nó là chìa khoá để giải thích trên cơ sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại. 3.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử. 2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác. 3. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác-Ăngghen thực hiện. 4. Lênin phát triển triết học Mác trong những điều kiện lịch sử mới. 5. Vận dụng và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện thế giới ngày nay. 3.3. NỘI DUNG 1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời Triết học Mác. - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác. 2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của Triết học Mác. - Quá trình chuyển biến tư tưởng của các C.Mác và Ph. Ăng ghen từ CNDT sang CNDV và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản. 19
  8. Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin - Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học. 3. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện. 4. Lênin phát triển triết học Mác. 5. Vận dụng và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện thế giới hiện nay. 3.4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Vì sao có thể nói sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử? Gợi ý nghiên cứu: + Những điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời triết học Mác. + Nguồn gốc lý luận. + Những tiền đề khoa học tự nhiên. 2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác. Gợi ý nghiên cứu: + Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác-Ph. Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. - Những ảnh hưởng tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác. - Sự chuyển biến bước đầu trong thời kỳ Mác làm việc ở báo sông Gianh (5-1842 đến tháng 4-1843). - Thời kỳ Mác sang Pari. - Thế giới quan cách mạng của Ăngghen đã hình thành một cách độc lập với Mác. + Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 20
  9. Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin - Từng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (từ năm 1844-1848). - Giai đoạn Mác-Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học. 3. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác-Ăngghen thực hiện. Gợi ý nghiên cứu: - Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong sự phát triển của lịch sử triết học. - Sáng tạo ra “chủ nghĩa duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại trong tư tưởng khoa học” của Mác (Lênin). - Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. - Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng trong bản thân lý luận của nó. - Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo ra bước chuyển biến về chất của phong trào công nhân từ trình độ tự phát lên tự giác. - Mối quan hệ hữu cơ giữa triết học Mác với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. 4. Những đóng góp chủ yếu của Lênin vào việc bảo vệ và phát triển triết học Mác xít là gì? Gợi ý nghiên cứu: + Trong tác phẩm “những người bạn dân là thế nào ?” Lênin đã phê phán quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của những nhà dân tuý và phát triển làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là hình thái kinh tế-xã hội của Mác. + Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Lênin đã phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ và bổ sung phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên sự khái quát những thành tựu khoa học mới nhất thời kỳ đó. + Trong tác phẩm “bút ký triết học”, Lênin đã tiếp tục khai thác cái “hạt nhân hợp lý” của triết học Hêghen để làm phong phú thêm phép biện chứng duy vật. 21
  10. Chương 3: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin + Lênin đã có đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước, cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản, lý luận Đảng kiểu mới + Lênin đã nêu lên những mẫu mực về sự thống nhất giữa tính Đảng với yêu cầu sáng tạo trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác. 5. Vận dụng và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện thế giới ngày nay. Gợi ý nghiên cứu: + Những điều kiện mới cho sự phát triển triết học Mác-Lênin kể từ sau khi Lênin qua đời. + Vai trò của triết học Mác-Lênin đối với chủ thể xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. + Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội làm nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải đáp về mặt lý luận mà không có sẵn lời đáp trong di sản lý luận của các nhà kinh điển (ví dụ: vấn đề sở hữu; kế hoạch hoá; hệ thống chính trị của CNXH; nhà nước XHCN và nguy cơ quan liêu hoá bộ máy nhà nước đó, chủ nghĩa chủ quan trong tư duy chính trị và bệnh giáo điều trong công tác lý luận ). + Phải dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 22
  11. Chương 4: Vật chất và ý thức 0 Chương 4: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG Vật chất và ý thức là những phạm trù cơ bản nền tảng của chủ nghĩa duy vật, nó chứa đựng thế giới quan và phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc. Để hiểu rõ bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác-Lênin, chúng ta phải nhận thức đúng đắn phạm trù vật chất, phạm trù ý thức và mối liên hệ biện chứng của chúng. 4.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó. 2. Nguồn gốc bản chất, kết cấu của ý thức. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. 4. Một số kết luận về phương pháp luận. 4.3. NỘI DUNG 1. Phạm trù vật chất 1.1. Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác. - Quan điểm của các nhà triết học duy vật thời Cổ đại. - Quan điểm của các nhà triết học duy vật thời Cận đại. 1.2. Định nghĩa vật chất của Lênin. - Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa. - Định nghĩa của Lênin về vật chất. - Ý nghĩa phương pháp luận. 1.3. Phương thức tồn tại của vật chất - Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. - Không gian và thời gian. 23
  12. Chương 4: Vật chất và ý thức 1.4. Tính thống nhất vật chất của thế giới. - Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới. - Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã chứng minh cho các luận điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới. 2. Phạm trù ý thức. 2.1. Nguồn gốc của ý thức - Nguồn gốc tự nhiên. - Nguồn gốc xã hội. 2.2. Bản chất của ý thức. - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxít về bản chất của ý thức. - Kết cấu của ý thức. 2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. - Vai trò quyết định của nhân tố vật chất. - Vai trò và tác dụng của ý thức. - Một số kết luận về phương pháp luận. 4.4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quan điểm của các nhà triết học duy vật thời cổ đại, cận đại về vật chất. Nhận xét về những quan điểm đó. Gợi ý nghiên cứu: + Quan điểm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời Cổ đại. - Quan điểm của các nhà triết học. - Nhận xét: họ đã lấy thế giới để giải thích thế giới, đó là những quan niệm chất phác, thô sơ, mộc mạc nhưng về căn bản là đúng. Những hạn chế như: * Nhầm lẫn vật chất với vật thể. * Cho vật chất là có giới hạn, không phân chia được nữa. * Sự tồn tại của vật thể là sự tồn tại của bản thân vật chất. 24
  13. Chương 4: Vật chất và ý thức + Quan điểm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời Cận đại. - Quan điểm của các nhà triết học. - Nhận xét: * Họ đã đồng nhất vật chất với thuộc tính. * Quan điểm vật chất mang tính siêu hình máy móc về thế giới, họ đã nhìn thế giới như một bức tranh cơ học, và khi khoa học tự nhiên phát triển họ sẽ rơi vào bế tắc. Tóm lại: Theo quan điểm của các nhà duy vật trước Mác thì vật chất là những gì cụ thể, cảm tính hoặc là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi vật, và họ đi tìm cơ sở đầu tiên để xây dựng những quan điểm giải thích thế giới bắt nguồn từ cơ sở vật chất ấy. Chủ nghĩa duy vật trước Mác còn có thiếu sót hạn chế nhất định nó mang tính trực quan, máy móc, siêu hình. 2. Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin. Gợi ý nghiên cứu: + Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa: - Những phát hiện mới của vật lý vi mô hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Nhận xét của Lênin về cuộc khủng hoảng và cách giải quyết. + Nêu định nghĩa vật chất của Lênin. + Phân tích nội dung định nghĩa: - Phương pháp định nghĩa vật chất của Lênin. - Những nội cơ bản : * Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan. * Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. * Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh. 25
  14. Chương 4: Vật chất và ý thức + Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra trong định nghĩa vật chất của Lênin. 3. Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất? Gợi ý nghiên cứu + Vận động là gì? + Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. + Các hình thức vận động cơ bản của vật chất. + Vận động và đứng im. 4. Không gian và thời gian là gì? Các tính chất cơ bản của không gian và thời gian. Gợi ý nghiên cứu: + Khái niệm không gian và thời gian. + Tính chất của không gian và thời gian: - Tính khách quan. - Tính vĩnh cửu và vô tận. - Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian. 5. Tại sao nói thế giới thống nhất ở tính vật chất? Khoa học hiện đại đã chứng minh điều đó như thế nào? Gợi ý nghiên cứu: + Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới. + Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã chứng minh cho các luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thóng nhất vật chất của thế giới: - Những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX: về vật lý, hoá học, sinh học. - Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu cấu tạo của vật chất để tìm hiểu sâu thêm kết cấu của vật chất. + Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp cho chủ nghĩa duy vật biện chứng có cơ sở để khẳng định: 26
  15. Chương 4: Vật chất và ý thức - Các sự vật hiện tượng dù đa dạng, muôn hình muôn vẻ nhưng đều có cùng bản chất vật chất Î thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua tính vật chất. - Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận cả bề rộng lẫn bề sâu. Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, chuyển hoá. - Xã hội loài người là cấu tạo cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấu tạo đặc biệt của tổ chức vật chất. 6. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức. Gợi ý nghiên cứu: + Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: - Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. - Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. + Nguồn gốc xã hội: - Vai trò của lao động đối với sự ra đời và phát triển của ý thức. - Vai trò của ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển của ý thức 7. Bản chất và kết cấu của ý thức. Gợi ý nghiên cứu: + Bản chất của ý thức: - Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người. - Ý thức là sự phản ánh một cách chủ động và tích cực. - Ý thức mang bản chất xã hội. + Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ với nhau. Có thể chia kết cấu đó theo chiều ngang và chiều dọc: - Theo chiều ngang: bao gồm có các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất. 27