Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh - Mạch Quang Thắng
Trước hết, tôi muốn quy ước rằng, “đạo đức” của Hồ Chí Minh đề cập ở đây là đạo đức mới, khác đạo đức cũ, mà Hồ Chí Minh so sánh đạo đức cũ như là con người đầu chạm xuống đất hai chân chổng lên trời. Có khi Hồ Chí Minh gọi đạo đức mới là “đạo đức cách mạng”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh - Mạch Quang Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_dao_duc_ho_chi_minh_mach_quang_thang.doc
Nội dung text: Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh - Mạch Quang Thắng
- Đó cũng là từ quyền của con người, mà Hồ Chí Minh có tiếp thu quan điểm của Tuyên ngôn cách mạng Mỹ và Tuyên ngôn của cách mạng Pháp: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, rồi Hồ Chí Minh “chuyển” quyền của con người sang nằm trong quyền của dân tộc: quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Quyền con người được quyện chặt vào quyền của dân tộc, quyền của con người đặt dưới quyền dân tộc. 2. Trung với nước, hiếu với dân Trong Nho giáo, khái niệm “trung-hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ phong kiến ở Việt Nam. Thái độ ứng xử văn hoá trong xã hội phong kiến phải tuân theo cái trục cơ bản đó, nếu không, sẽ bị vi phạm tư cách, đạo đức làm người. Sách giáo khoa Luân lý của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội năm 1907 có đề cập trung-hiếu, trong đó cho rằng, trung và hiếu cùng một gốc, nghĩa là trung với vua tức là hiếu với cha mẹ và hiếu với cha mẹ tức là trung với vua. Cũng trong sách đó, khi bàn về có người cho rằng khó có toàn vẹn cả hai: ở nhà mà phụng dưỡng cha mẹ thì không thể đem thân thờ vua được, hoặc chết vì nước thì không thể phụng dưỡng cha mẹ được, thì quan điểm của người viết sách giáo khoa đó cho rằng “sát thân thành nhân”, nghĩa là khi chết cho đất nước (tức là trung với vua) cũng là làm tròn đạo hiếu, thậm chí gọi là đại hiếu. Sách đó trích Lễ ký của Tăng Tử rằng: “Thân ta là di thể của cha mẹ để lại, há dám không kính trọng sao? Cư xử không trang trọng là bất hiếu; thờ vua không trung là bất hiếu; làm quan không kính là bất hiếu; bạn bè không tin là bất hiếu; ra trận mạc mà nhút nhát là bất hiếu. Năm điều ấy, không cẩn trọng, để cha mẹ mắc tại hoạ, dám không kính sao?”. Như vậy, quan niệm chữ hiếu đã rộng rồi. Sách đó đầu thế kỷ XX dạy theo tư tưởng canh tân đất nước, vẫn cho rằng: Trung-hiếu “thực là cái gốc lớn của hàng trăm phẩm hạnh, là ngọn nguồn của hàng vạn sự tốt lành. Cho nên, nhất cử nhất động ngày thường, không có cái nào vượt ra ngoài phạm vi trung hiếu” “Đạo trung hiếu lớn vậy thay! Đức trung hiếu đẹp vậy thay! Nước nhà thịnh vượng hay suy vong, xã hội tiến bộ hay lạc hậu, cho đến bản thân, gia đình ta vinh hiển, hay danh dự bị chôn vùi, không cái gì không do trung hiếu mà ra. Con người há lại không lấy trung hiếu làm điều cơ bản hay sao?”[12]. Trong chữ “trung” như vậy, có cả trung với những ông vua anh minh, nhưng cũng có cả trung với ông vua hèn kém, mà có thể gọi đó là “ngu trung”. Bởi vì, Nho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (tức vua – tôi) rất cứng nhắc và sai lầm: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (Nghĩa là vua bắt bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết, nếu không chết thì là không trung với vua). Hồ Chí Minh mượn khái niệm của Nho giáo, nhưng chữ “trung” ở đây có nội dung hoàn toàn mới, đó là “trung với nước” còn “hiếu” ở đây không chỉ riêng hiếu với cha mẹ mà là hiếu với dân, trong đó có cha mẹ. Đã có người thắc mắc và khuyên Hồ Chí Minh không nên dùng những lời lẽ cổ, những mệnh đề ngôn ngữ cổ của Nho giáo. Hồ Chí Minh thì quan niệm rằng, cổ, nhưng nó như không khí đã có từ lâu đều có ích cho con người và con người vẫn còn dùng được. Theo đó, những mệnh đề ngôn ngữ của Nho giáo về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, vốn là sự đúc kết lý luận-thực tiễn của Nho giáo, mang đặc trưng “chữ ít ý nhiều” của các mệnh đề Nho giáo được ông dùng lại nhưng với nội dung mới. Điều này thì ngay cả ở Trung Quốc sau này – quê hương của Nho giáo – thì chưa ai có thể dùng được các mệnh đề của Nho giáo vào cuộc sống mới như Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. Trung với nước ở Hồ Chí Minh trở thành lẽ sống tự nhiên và ông ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, kể cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực. Hồ Chí Minh không bị quyền lực làm cho mờ mắt. Ông cho rằng, từ người chủ tịch nước cho đến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà làm tròn nhiệm vụ của mình thì đều là người cao thượng, là người làm tròn chữ “trung”. Mỗi một người trong xã hội đều ứng với một công việc cụ thể, một nhiệm vụ cụ thể; hễ người nào hoàn thành và hoàn thành tốt việc đó, nhiệm vụ đó 11
- thì đó là trung. Chữ trung đó được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu quả công tác, chứ không phải bằng lời nói, bằng việc hô khẩu hiệu cho to, cho lớn, cho dõng dạc, lời lẽ khẩu hiệu cho mỹ miều. Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong cái cặp chỉnh thể “Trung với nước hiếu với dân”, trong đó có hiếu với cha mẹ mình, và nói rộng ra là tình họ hàng. Quan niệm dân của phong kiến có thể diễn tả sơ lược nhất là: Nho giáo Trung Quốc chia xã hội làm hai loại người: quân tử và tiểu nhân. Thường là dân thuộc loại tiểu nhân, những người hèn kém, những người lao động chân tay, những phụ nữ. Còn quân tử là những trí thức quan lại. Vua là Thiên tử (con trời), quan lại là phụ mẫu (cha mẹ) để chăn dắt dân. Nho giáo vào Việt Nam cũng đã “Việt Nam hoá” một phần do điều kiện chi phối của hoàn cảnh. Nguyễn Trãi cho rằng, chở thuyền và lật thuyền đều do dân. Trần Hưng Đạo nói rằng, phải nới sức dân để làm kế rễ sâu bền gốc, v.v. Tư tưởng của hai ông là tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại, và nó không thể nào được thực hiện trong các thời kỳ phong kiến. Rốt cục, dân chỉ là đối tượng để các quan “phụ mẫu” chăn dắt phục vụ cho quyền lực của giai cấp phong kiến. Quan niệm về dân của hệ tư tưởng tư sản Việt Nam có tiến bộ hơn phong kiến, nhưng không đầy đủ. Đáng chú ý là cách nhìn nhận của họ về dân thiếu lực lượng cơ bản nhất trong xã hội là công nhân và nông dân. Chẳng hạn, Phan Bội Châu đưa ra một quan điểm tập hợp lực lượng cách mạng như sau: 1. Phú hào; 2. Quý tộc; 3. Sĩ phu; 4. Lính tập; 5. Tín đồ đạo Thiên chúa; 6. Du đồ hội đảng; 7. Nhi nữ anh sĩ; 8. Thông ngôn; 9. Ký lục; 10. Bồi bếp. Về cuối đời, Phan Bội Châu cũng đã nhìn thấy lực lượng công nông nhưng lực bất tòng tâm, lực đã tàn, sức đã kiệt. Vượt lên trên những hạn chế đó, từ quan điểm chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh muốn tập hợp tất thảy những người yêu nước vào sự nghiệp cách mạng. Cho nên, theo Hồ Chí Minh, dân là những người yêu nước, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc, giàu nghèo, gái trai , là “đồng bào” (cùng một bọc của bà Âu Cơ), những “con Rồng cháu Tiên”. Như vậy, biên độ về dân theo Hồ Chí Minh rất rộng, cốt lõi là công nông, nhưng không chỉ là công nông trong việc xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nói riêng. Mục đích của Đảng và dân là một – đó là tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh trong suốt cả quá trình hoạt động cách mạng. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, mục đích của Đảng đã được xác định rất rõ ràng: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, đưa đất nước đi lên theo con đường cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng đó đưa lại quyền lợi cho toàn thể nhân dân lao động, thậm chí cả một bộ phận giai cấp bóc lột. Chính vì thế, trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu một chương trình tập hợp lực lượng cách mạng là không những tập hợp công nông mà còn “lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung”, đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng. Như vậy là, 500 năm sau Nguyễn Trãi, đã có một con người như Hồ Chí Minh nhìn nhận về dân, tuy khác thời đại, nhưng chung một ý. Nhưng, cái biện chứng của Hồ Chí Minh là ở chỗ: ông không sa vào chung chung, mà ông đề cập vấn đề dân trong thang bậc của ý thức giác ngộ chính trị. Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), chia dân làm ba loại hoặc ba hạng: tiên tiến, vừa vừa, lạc hậu. Nhiệm vụ của những người hiếu với dân là phải làm cho dân giác ngộ để đưa dân lên hàng “dân tiên tiến”. Ba hạng dân như vậy có chuyển hoá lẫn nhau trong một cá nhân, cũng có thể chuyển hoá trong các khối dân cư. Dân thật đấy, nhưng có lúc vác búa vào rừng chặt hết rừng đầu nguồn thì đã trở thành lâm tặc, trở thành dân lạc hậu. Dân, nhưng ra biển cắt hết cáp quang thì không thể coi đó là dân vừa vừa được, càng không thể là dân tiên tiến. Một bà mẹ Việt Nam dâng hiến ba người con của mình ra trận chống giặc ngoại xâm, và có người con mãi mãi không về, lúc ấy đang là “dân tiên tiến”. Cũng bà mẹ đó, mấy hôm sau cãi nhau với hàng xóm vì mấy con gà sang bới nát vườn rau, mà bà ấy dùng 12
- những ngôn từ trong từ điển không có, thì lúc ấy bà mẹ đã rớt xuống hàng lạc hậu trong tình làng nghĩa xóm, trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân cư. Gần dân, hiểu dân, vì dân, đó là phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, càng đứng ở vị trí cao của quyền lực (tuy quyền lực đó là do dân trao cho), càng dễ bị xa dân. Nhất là bị “cơ chế” trói buộc. Đi thăm các địa phương, ngành chẳng hạn, tất nhiên phải bố trí lộ trình, phải định kế hoạch, nói chung là phải được sắp đặt, v.v. Và như thế, với chương trình lập sẵn, được bố trí, dễ bị loè, dễ bị dối, thật khó mà gần dân. Ấy vậy mà Hồ Chí Minh nhiều khi “thoát” được “cơ chế” đó. Nhiều lúc ông đến không báo trước, không theo lộ trình định sẵn, ông hoà đồng vào dân chúng, tìm hiểu cặn kẽ cuộc sống của nhân dân, nói tiếng nói hoà đồng cùng nhân dân. Hồ Chí Minh không muốn đến với dân chúng khi người ta tiền hô hậu ủng, băng cờ khẩu hiệu, đón rước linh đình. Hiếu với dân ở Hồ Chí Minh là ông coi cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo đồng thời là người đày tớ, là trâu ngựa của nhân dân. Ngày 15 tháng 10 năm 1949, Hồ Chí Minh đăng bài “Dân vận” với bút danh X.Y.Z. trên báo Sự Thật, số 120. Về sau, bài này được in trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 698 – 700. Trong bài này, Hồ Chí Minh đưa ra một thông tin đầu tiên cho người đọc rằng: “Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại”. Chúng ta biết rằng, trước bài này, Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài hoặc nói chuyện ở nhiều địa phương, cơ quan, trong đó đề cập công tác vận động quần chúng. Trước bài “Dân vận” này 2 năm, cũng với bút danh X.Y.Z., Hồ Chí Minh đã công bố tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” khá dài, trong đó đề cập kỹ vấn đề mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, và đương nhiên có công tác vận động quần chúng của Đảng (Dân vận). Dân vận là vấn đề lớn trong quá trình hoạt động của bất kỳ chính đảng nào, nó càng cực kỳ quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn Đảng cầm quyền. Giải quyết tốt vấn đề này có tính chất quyết định thành công đến sự tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức được nhân dân, được dân tộc giao phó trách nhiệm thay mặt mình gánh vác trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của cách mạng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã viết trong tác phẩm này rằng: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Vấn đề dân vận tưởng đơn giản, dễ làm, nhưng thực tế, không phải chỉ cuối những năm 40 của thế kỷ XX lúc Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” này, mà cả cho đến hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa làm tốt, vẫn còn nhiều vấp váp, do đó làm tổn hại đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam trước nhân dân, ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong lịch sử hàng chục năm đứng ở vị trí cầm quyền (“Cầm quyền” với nghĩa là lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo toàn xã hội), ở đất nước Việt Nam vừa qua xuất hiện những hiện tượng rất mới lạ làm cho mọi người lo lắng, cảm thấy có vấn đề bất ổn. Đó là có những phản ứng gay gắt, không phải đơn lẻ mà có tính chất phổ biến, của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền cấp xã, cấp huyện mà điển hình là ở tỉnh Thái Bình trong những năm 1997, 1998. Đó là hàng loạt “điểm nóng” chủ yếu xuất phát từ khiếu kiện giải quyết vấn đề nhà, đất ở hầu khắp các địa phương. Chính phủ đã từng thành lập nhiều đoàn công tác đi tìm hiểu, giải quyết, nhưng giải quyết không xuể, “hầu hết ý kiến của dân phản ánh là đúng”, “dân kêu chịu không xiết” (Báo Lao Động, 24-5-2004). Đó là tình trạng dân kéo đến tụ tập ở nhiều trụ sở Đảng, chính quyền ở trung ương, ở các thành phố, tỉnh khiếu kiện kéo dài. Đó là những vụ bạo loạn ở Tây Nguyên những năm 2001, 2004, trong đó do có cả 13
- nguyên nhân từ những khuyết điểm của công tác dân vận tích tụ lại trong nhiều năm sau ngày giải phóng miền Nam 30-4-1975 ở địa bàn trọng yếu này, v.v. Một thực tế hiển hiện đã lâu là Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền với sự ra đời của n- ước Việt Nam mới từ ngày 2-9-1945 – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà — và thực sự phát huy vai trò cầm quyền ở miền Bắc khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng sau ngày 20-7-1954, rồi thực hiện trách nhiệm cầm quyền lớn lao hơn đối với phạm vi cả nước sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sau ngày 30-4-1975. Hệ quả của vị trí và vai trò này đã chế định một thực tế là tuyệt đại đa số những ngời có chức, có quyền là đảng viên cộng sản, do đó, dễ làm cho đảng viên có chức, có quyền đó xa dân, hách dịch, cửa quyền đối với dân. Đồng thời, trên thực tế khi vận hành cơ chế thực thi quyền lực của xã hội trong vai trò cầm quyền, nhiều tổ chức Đảng và đảng viên lại không chú trọng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của dân. Sự “cầm quyền” của Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ ra phải được nhận thức và phải được thực thi là cái quyền mà Đảng Cộng sản Việt Nam cầm là quyền từ dân giao cho, uỷ thác cho Đảng, nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng được nhận thức và được thực thi theo nghĩa như vậy. Về vấn đề quyền lực của Đảng, của lãnh tụ do dân giao phó, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nói rất rõ khi ông quan niệm đó là từ cái gốc, từ quyền lực của nhân dân trao cho ông. Hiện nay, với tất cả sự tỉnh táo của một đảng tiền phong, cầm quyền, chúng ta càng thấy rõ hơn một điều rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thoái hoá, biến chất, mà một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với dân bị giảm sút sự bền chặt đến mức đáng lo ngại. Hiện đang vừa có tình trạng dân giảm sút lòng tin đối với Đảng, vừa có tình trạng Đảng trên thực tế của một số địa phương, một số cấp giảm lòng tin vào dân. Hai tình trạng này đang song hành và đang có tác hại xấu như nhau đến sự nghiệp đổi mới. Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có rất nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng đối với dân. Đã có cả một cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” (về sau có lúc đổi vế thứ tự là “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”); có cả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (và có người bổ sung là “ dân hưởng”); có cả bài học quan trọng mà Đại hội VI nổi tiếng năm 1986 rút ra là “Lấy dân làm gốc”; có cả các ban chuyên trách, tham mưu của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương xuống đến tận cấp huyện là các Ban Dân vận. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết 8B Khoá VI chuyên về công tác vận động quần chúng. Nhà n- ước có một loạt luật để điều chỉnh quan hệ xã hội của các tổ chức chính trị-xã hội. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 8-2-1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Theo đó, Chính phủ đã ban hành các Quy chế dân chủ ở cơ sở tương ứng với các loại hình ở nông thôn, cơ quan. Bây giờ đã có cả pháp lệnh về vấn đề đó. Bấy nhiêu chủ trương, biện pháp, song hiệu quả vẫn còn thấp, mối quan hệ giữa Đảng với dân vẫn đang ở vào tình trạng “có vấn đề”. Nguy cơ Đảng xa dân, dân xa Đảng vẫn hiện hữu, nó đang cảnh báo cho Đảng Cộng sản Việt Nam rằng, nếu không tiếp tục đẩy mạnh, củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân thì Đảng sẽ bị suy yếu, thậm chí đi đến tan rã. Đó cũng là bài học từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Toàn bộ bài báo “Dân vận” của Hồ Chí Minh công bố ngày 15-10-1949 chỉ gồm 611 từ, tương ứng với 2 trang in, 4 mục gọn, chặt chẽ. Tuy Hồ Chí Minh quan niệm bài báo này là chỉ “nhắc lại” những vấn đề “đã nói nhiều, bàn đã kỹ” nhưng người đọc thấy toát lên quan điểm toàn diện, có tính chất rất cơ bản, có ý nghĩa chỉ đạo cho công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền, đoàn thể ở nước ta. Bài báo toát lên văn phong theo phong cách Hồ Chí Minh, nghĩa là: không cầu kỳ, mà giản dị, dễ hiểu, đi thẳng vào những nội dung chính yếu nhất của chủ đề. 14
- Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân có vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống chính trị-xã hội của Việt Nam. Có thể nói rằng, quyền lực của dân đứng ở vị trí tối thượng trong hệ thống quyền lực của đất nước. Về vấn đề này, nếu liên hệ với thực tế thì trong cấu trúc quyền lực Nhà nước mới ở Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến nay đã được ghi vào bốn bản Hiến pháp là: tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh hay nêu lên rằng, nhân dân lao động là người làm chủ, còn Đảng, Chính phủ cũng như cán bộ, đảng viên, công chức chỉ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân mà thôi. Điều này cũng được không ít người phản ánh khi đề cập, bàn luận về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phải đi đôi xây dựng một xã hội công dân (hoặc xã hội dân sự). Lập luận của quan điểm này cho rằng, trong hai cái đó thì cái này là điều kiện tiên quyết của cái kia, và ngược lại, hoặc chúng gắn với nhau như hình với bóng. Hồ Chí Minh khẳng định: tất cả quyền lực trong xã hội Việt Nam đều được cấu tạo trên cơ sở quyền lực của nhân dân và đều xuất phát từ vị trí, vai trò của nhân dân. Vấn đề quyền con người đã được ghi trong các văn bản pháp lý của nhiều nước mà trong bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc tại vườn hoa Ba Đình ngày 2-9-1945 đã dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Từ rất sớm, ngay trong những bài giảng đầu tiên cho cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (những năm 1925-1927) để gây dựng lực lượng tiến bước theo con đường giải phóng dân tộc với xu hướng cộng sản, Hồ Chí Minh đã nêu Tuyên ngôn của Mỹ có câu: “Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác” [13]. Hồ Chí Minh cũng nhắc lại ý này trong bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá khi ông đến thăm Thanh Hoá vào tháng 2 năm 1947: “Chính phủ Cộng hoà Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”[14]. Như vậy, Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán: mọi quyền hạn đều của dân; chính quyền từ cơ sở đến trung ương đều do dân cử ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với cấu trúc xã hội dân chủ hiện đại, điều đã được ghi vào Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946, một Hiến pháp rất đặc sắc, tiến bộ. Quá trình tồn tại và phát triển của nhiều nhà nước hiện nay trên thế giới cho chúng ta thấy một hệ quả: quyền lực của nhà nước chính là quyền lực lấy từ nơi dân. Hồ Chí Minh quan niệm là Đảng do dân lập ra. Trong bài “Dân vận”, Hồ Chí Minh dùng từ “Đoàn thể” để thay cho từ “Đảng”. Sở dĩ như vậy là do từ cuối năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (nhưng kỳ thực là rút vào hoạt động bí mật). Trong các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước từ cuối năm 1945 đến tháng 2 năm 1951, tức là đến lúc Đảng ra hoạt động công khai, từ “Đảng” cũng thường được thay bằng từ “Đoàn thể”. Quan điểm Đảng do dân lập ra (mà trong bài “Dân vận”, Hồ Chí Minh viết: “Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”) là quan điểm thoạt tiên nghe rất mới và rất lạ, nhưng xét đến cùng thì cũng là do kết quả của những luận điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân. Hồ Chí Minh cũng chú ý rằng, dân có lợi ích và đồng thời phải có trách nhiệm (tức là quyền lợi và nghĩa vụ đi đôi với nhau). Theo quan điểm này của Hồ Chí Minh thì tất cả mọi hoạt động của hệ thống chính trị đều phải nhằm vào lợi ích của dân. Đây là quan điểm mà Hồ Chí Minh nói và viết rất nhiều trong tất cả các thời kỳ của cách mạng (Chẳng hạn, những câu như: việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng phải hết sức tránh; phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân được học hành; Đảng không có mục đích nào khác là vì lợi ích của nhân dân; nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi; chúng ta đã giành được độc lập rồi mà dân vẫn cứ đói rét thì độc lập chẳng có nghĩa gì; Đảng và Chính phủ phải lo tương cà mắm muối 15