Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại
pdf 176 trang Khánh Bằng 29/12/2023 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giao_duc_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_voi_viec_hinh.pdf
  • pdfpham_huy_thanh_vi_6219_239539.pdf

Nội dung text: Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

  1. 8 truyền thống nhằm xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp của con người và xã hội Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn hóa luôn được cọi là động lực của sự phát triển. Các giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý trong cuốn “Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [18] đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống và sự chuyển biến của chúng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công trình khoa học đề cập tương đối toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện. Luận án tiến sỹ triết học của Võ Văn Thắng “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” [122] đã làm rõ vấn đề xây dựng lối sống ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế là vấn đề lớn bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Luận án phân tích và luận giải một cách khoa học về việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc là vấn đề tất yếu trong quá trình xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở làm rõ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, luận án đã xác định những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cần được kế thừa và phát huy trong quá trình xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay với những giá trị: chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, cần cù, hiếu học. Cùng khai thác vấn đề trên cơ sở vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống, tác giả Phan Văn Ba trong luận án tiến sĩ triết học “Vấn đề giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [5] và Ngô Thị Thu Ngà với luận án tiến sĩ “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
  2. 9 dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [109]. Các tác giả đã làm rõ giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống trước những biến đổi của môi trường văn hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Tác giả Phan Văn Ba đã góp phần làm rõ nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của thanh niên Việt Nam. Từ đó, luận án đưa ra phương châm, phương pháp giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho thanh niên Việt Nam, quan hệ giữa giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc với giáo dục thanh niên trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tác giả phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực trạng giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cùng xu hướng tách rời giữa quá khứ với hiện tại trong giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc. Tác giả Ngô Thị Thu Ngà đã làm rõ một số khái niệm cơ bản: đạo đức mới, giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực trạng ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ nước ta hiện nay. Như vậy, vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giá trị truyền thống được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các giá trị truyền thống, chủ yếu là các giá trị tinh thần được biến đổi trong sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Cách tiếp cận của các công trình khoa học thường đi từ khái niệm giá trị và cấu trúc giá trị bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần; trong giá trị tinh thần thì giá trị đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Song, có thể thấy, đó chủ yếu là các giá trị tinh thần (bao gồm giá trị đạo đức), và do vậy, việc nghiên cứu giá trị đạo
  3. 10 đức truyền thống chỉ được nghiên cứu cùng với giá trị tinh thần khác, mà ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng cụ thể là sinh viên được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối với sinh viên khu vực Tây Nguyên chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các khái niệm cộng cụ: giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống của các công trình khoa học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra. 1.1.2. Những công trình liên quan đến nhân cách, giá trị nhân cách, thực trạng nhân cách của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước Các tác giả Đỗ Huy, Chu Khắc, Vũ Khắc Liên, Trường Lưu, Lê Quang Thiêm trong cuốn sách “Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam” [75] đã có những lý giải về phương diện lý luận vấn đề nhân cách từ góc độ văn hóa. Ngoài ra các tác giả còn đề cập đến nền tảng các quan hệ xã hội, sự vận động của lịch sử đã tạo nên các bước phát triển của nhân cách. Từ đó, cuốn sách khẳng định xây dựng nhân cách mới làm phong phú bảng giá trị Việt Nam là khâu trung tâm của tiến bộ văn hoá và phát triển xã hội. Đề cập đến quan niệm nhân cách của một con người cụ thể, Đỗ Long trong cuốn “Hồ Chí Minh - những vấn đề tâm lý học nhân cách” [92] đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học tâm lý, giáo dục học đề cập đến quan niệm của Hồ Chí Minh về tâm lý học nhân cách, quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Các tác giả đã làm nổi bật nhân cách Hồ Chí Minh, một tấm gương tiêu biểu để cho mỗi con người Việt Nam học tập, noi theo. Ở Việt Nam, lần đầu tiên có cuộc điều tra giá trị được tiến hành vào năm 1993 đến năm 1994 trong phạm vi chương trình KX - 07, đề tài KX07 - 04 “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” [137]. Trong công trình này các tác giả nghiên cứu khái niệm nhân cách và đề cập đến giá trị, nhưng không có bài nào đề cập đến giá trị nhân cách. Vấn đề đặt ra ở đây là tìm
  4. 11 mối quan hệ giữa giá trị (theo nghĩa giá trị học) và nhân cách, hay là vận dụng cách nghiên cứu của giá trị học và nghiên cứu nhân cách rồi từ đây đi đến khái niệm giá trị nhân cách. Để làm rõ sự biến đổi các giá trị trong nền kinh tế thị trường, năm 1994 Viện Triết học cùng với Trung tâm giao lưu văn hoá Việt Đức đã tổ chức hội thảo khoa học “Sự chuyển đổi giá trị trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường” [139]. Hội thảo tập trung 4 cụm vấn đề chính: Những vấn đề phương pháp nghiên cứu giá trị và sự chuyển đổi giá trị trong xã hội nói chung trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nói riêng; về sự hình thành hệ thống giá trị trong cơ chế thị trường hiện nay; sự chuyển đổi giá trị trong văn hoá đạo đức; về giáo dục giá trị con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng. Hội thảo này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự chuyển đổi giá trị nói chung và giá trị nhân cách nói riêng. Phạm Minh Hạc trong“Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEOPI-R cải biên” [60] đã đưa ra bảng hỏi trắc nghiệm Neopi-r có gần 200 câu hỏi trong đó có 6 giá trị (thái độ) đối với sức khoẻ, học vấn, đạo đức, tiền bạc, quyền lực, hạnh phúc gia đình mà chúng ta gọi là các giá trị cơ bản (sống còn) của cuộc sống. Ngoài ra có hơn 60 câu hỏi về 9 vấn đề: lý tưởng phấn đấu, thái độ chính trị, yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn trọng pháp luật, thái độ học tập, thái độ với đồng tiền, hội nhập mở cửa, thái độ với môi trường và thái độ với công việc. Đây là công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về giá trị nhân cách theo phương pháp điều tra xã hội học. Nhấn mạnh vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam, Lê Thị Thuỷ trong luận án tiến sỹ Triết học “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [126] đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách con người Việt Nam và vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
  5. 12 hiện nay. Việc khai thác vai trò của đạo đức như một yếu tố trong cấu trúc nhân cách và sự vận dụng các tri thức khoa học triết học, đạo đức học, tâm lý học, xã hội học để xây dựng mối quan hệ đạo đức và nhân cách làm căn cứ khoa học vững chắc. Từ đó, Luận án đề ra những luận cứ khoa học, giải pháp để nâng cao vai trò của đạo đức trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam: chân, thiện, mỹ. Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam tác giả Cao Thu Hằng trong luận án tiến sĩ “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [68] đã phân tích một cách có hệ thống và luận giải những vấn đề lý luận về giá trị đạo đức truyền thống cũng như nhân cách trong tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống. Từ đó, luận án đưa ra những giải pháp để việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay được tốt hơn. Vấn đề thực tiễn trong xây dựng đạo đức, lối sống, thái độ, niềm tin, lý tưởng của thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện trong các cuộc điều tra năm 2007 “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay” [45]; năm 2008 “Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008)” [47] và trong Hội thảo khoa học năm 2008: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập” [48]. Các công trìn này đã làm rõ tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các nhận thức về niềm tin vào sự phát triển đất nước, thái độ đối với việc tham gia các tổ chức Đảng, Đoàn và các phong trào tình nguyện; niềm tin vào mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường và sự tác động của quá trình toàn cầu hoá. Mặt khác, kết quả khảo sát
  6. 13 cũng cho thấy sự đề cao các chuẩn mực trong đời sống của sinh viên: điều kiện sống, điều kiện thành đạt, mẫu hình của người thành đạt, tâm tư nguyện vọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trách nhiệm thái độ của sinh viên trước các hiện tượng tiêu cực của xã hội. Về vấn đề sinh viên và sự định hướng các giá trị cuộc sống cho sinh viên, tác giả Trần Sỹ Phán trong bài báo “Sinh viên với định hướng giá trị nhân cách” [114] đã đưa ra thực trạng nhân cách sinh viên và một số giá trị nhân cách định hướng cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ định hướng các giá trị nhân cách đó, giúp sinh viên Việt Nam nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, dân tộc. Trần Sỹ Phán trong luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” [115] đã làm rõ hơn về khái niệm nhân cách, tính đặc thù của nhân cách sinh viên. Đây là công trình khoa học nghiên cứu sâu vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam. Luận án góp phần làm sáng tỏ thực chất, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức nói chung, môn đạo đức học nói riêng. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin có tầm quan trọng trong việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam, tác giả Hoàng Anh trong luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” [2] đã góp phần làm rõ nhân cách, nhân cách sinh viên, quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Luận án đi sâu phân tích vai trò của giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Từ đó, tác
  7. 14 giả đã đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin nhằm xây dựng nhân cách mới cho sinh viên, nhân cách xã hội chủ nghĩa. Đề cập đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, tác giả Hoàng Anh trong cuốn “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên” [3] đã trình bày những vấn đề lý luận chung về nhân cách, nhân cách sinh viên. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng để hình thành, phát triển nhân cách sinh viên. Đề cập đến các giá trị cuộc sống của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, tác giả Phạm Huy Thành trong bài báo“Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường” [120] tập trung làm rõ sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với cuộc sống của sinh viên ở những mặt tiêu cực và tích cực. Các giá trị cuộc sống được sinh viên quan niệm: ý nghĩa cuộc sống, điều kiện thành đạt, quan hệ bạn bè, thầy trò và những người xung quanh. Từ đó, tác giả đưa ra bốn giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực do tác động của cơ chế thị trường đối với đời sống sinh viên hiện nay. Ngoài một số công trình trên, liên quan đến vấn đề nhân cách còn có cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” [4] đề cập đến vấn đề nhân cách trong xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ mối quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, tinh thần, đạo đức, mỹ học. Mặt khác, cuốn sách đã chú ý tới những vấn đề có tính chất xuất phát điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhân cách như: bản chất nhân cách, cơ chế quyết định thế giới tinh thần và hoạt động của nhân cách. Tóm lại, vấn đề nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách ở nước ta được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công trình đề cập đến khái niệm nhân cách, quá trình hình thành và phát triển cách, cấu trúc nhân cách; vai trò
  8. 15 của giáo dục đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Cách tiếp cận của các công trình khoa học trên thường khai thác khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách; cấu trúc nhân cách bao gồm tài và đức là vấn đề xuyên suốt được phân tích rõ trong quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách. Chưa có công trình nào nghiên cứu nhân cách dưới góc độ cụ thể, chẳng hạn, nghiên cứu vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách con người Tây Nguyên nói chung, sinh viên nói riêng. Do vậy, đây là hướng nghiên cứu mới của luận án, làm rõ vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, luận án kế thừa các khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và cách triển khai cấu trúc nhân cách trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực Tây Nguyên. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TOÀN CẦU HÓA, TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI RIÊNG 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và đặc điểm của toàn cầu hóa Vấn đề toàn cầu hóa là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đề cập đến một số công trình sau đây có liên quan trực tiếp đến đề tài. Các tác giả S.Xmit và G.Bâylơ trong cuốn sách “Toàn cầu hóa của nền chính trị thế giới” [146] đã đề cập đến trong giai đoạn hiện nay đang có ba loại quan niệm về toàn cầu hóa khác nhau. Những người theo chủ thuyết thực tế và thực tế mới cho rằng, toàn cầu hóa không làm biến đổi được sự phân chia lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia dân tộc. Thể hiện tính liên kết giữa các nền kinh tế và xã hội ngày càng gia tăng có thể chúng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, các quốc gia vẫn giữ được chủ quyền. Còn những người theo thuyết tự do và tự do mới lại có xu hướng coi toàn cầu hóa đang làm thay đổi
  9. 16 căn bản những nhận định, đánh giá của những người theo chủ thuyết thực tế, bởi vì các quốc gia không còn đứng ở trí trung tâm nữa. Họ cho rằng toàn cầu hóa báo hiệu sự đăng quang của một trật tự toàn cầu mới và báo hiệu sự cáo chung của hệ thống các quốc gia. Những người theo chủ thuyết hệ thống thế giới thì cho rằng, toàn cầu hóa chỉ là một hiện tượng bên ngoài, nó không có cái mới, chẳng qua chỉ là giai đoạn phát triển cuối cùng của chủ nghĩa tư bản quốc tế. Các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Ngọc Diễm trong cuốn sách “Toàn cầu hóa và sự phát triển bền vững từ góc độ triết học đương đại” [124] đã làm nổi bật nội dung và xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa dưới góc độ triết học. Công trình khoa học công bố trong cuốn sách gồm 6 chuyên đề chính có nội dung tương đối độc lập với nhau, nhưng phần lớn đề cập sự tác động của toàn cầu hóa tới các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Phần mở đầu: Một số vấn đề triết học đương đại từ thực tiễn toàn cầu hóa, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước sau này; phần 1: Những vấn đề chung về thời đại và quan hệ giữa toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển trên thế giới và Việt Nam; phần 2: Toàn cầu hóa và sự tiến hóa nhân loại ngày nay; phần 3: Khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; phần 4: Hội nhập và phát triển bền vững; phần 5: Con người, văn hóa Việt Nam với hội nhập và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa; kết luận: Biết mình, biết người, hội nhập thành công, tiến cùng thời đại, phát triển bền vững - một triết lý của kỷ nguyên toàn cầu hóa. Các vấn đề của cuốn sách đưa ra có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu bức thiết của các nước đang phát triển, trong đó có nước ta lựa chọn hướng đi cho mình trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các tác giả góp phần mở ra việc nhận thức đầy đủ hơn về phép biện chứng trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay và sự tác động của nó đến sự hội nhập và phát triển tiến bộ ở các nước đang phát triển. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu
  10. 17 hóa. Hội nhập quốc tế là một phương thức cơ bản, một tiến trình tất yếu, một động lực mạnh mẽ để đổi mới - phát triển rút ngắn khoảng cách tụt hậu kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội và trước mắt đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Cuốn sách “Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học” [53] đã đưa ra cách nhìn nhận khá toàn diện về toàn cầu hóa từ góc độ triết học. Trong số 24 bài viết (có 10 bài viết của học giả nước ngoài), có gần 20 bài viết liên quan trực tiếp đến toàn cầu hóa. Về cơ bản, các tác giả cho rằng: biết chấp nhận những thái độ khác nhau, ủng hộ hay phản đối, toàn cầu hóa vẫn là một xu thế tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia dân tộc, cả ở những nước phát triển lẫn đang phát triển. Về đặc điểm toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, toàn cầu hóa hiện nay có những nét khác biệt so với các giai đoạn toàn cầu hóa trước đây. Đó là xu thế hợp tác để cùng tồn tại và phát triển, thay cho đối đầu; sự tác động ngày càng sâu rộng đến tất cả các quốc gia, dân tộc và đến mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại; việc mở ra cơ hội, điều kiện cho sự phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức về kinh tế, xã hội, văn hóa. Sự phân tích toàn cầu hóa cũng như đặc điểm của nó trong cuốn sách này là tư liệu tham khảo có giá trị để tác giả có thể kế thừa ở mức độ nhất định trong quá trình thực hiên luận án. Đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình toàn cầu hóa, trong cuốn sách “Toàn cầu hóa - những vấn lý luận và thực tiễn”, các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Tòng [111] đã khẳng định toàn cầu là xu thế tất yếu tác động đến các quốc gia dân tộc. Các tác giã đã tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa trên bình diện lý luận và thực tiễn, làm rõ nguyên nhân thành công cũng như thất bại của quá trình hội nhập ở nước ta trong thời gian qua. Tiếp tục làm rõ vấn đề toàn cầu hóa trong những thập niên tới, các tác giả cuốn “Xu thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” [111] đã nghiên cứu chuyên sâu về toàn cầu hoá và