Giáo trình Triết học Mác - Lenin

Sự hình thành của xã hội không tách rời quá trình phát triển của giới tự nhiên và xã hội chính là  bộ phận đặc thù được tách ra hợp quy luật của tự nhiên. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội bao trùm, xuyên suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, nghiên cứu sự vận động, phát triển của xã hội không thể không nghiên cứu  mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên.
doc 188 trang Khánh Bằng 30/12/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết học Mác - Lenin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_triet_hoc_mac_lenin.doc

Nội dung text: Giáo trình Triết học Mác - Lenin

  1. 10 Chương 2 XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN Sự hình thành của xã hội không tách rời quá trình phát triển của giới tự nhiên và xã hội chính là bộ phận đặc thù được tách ra hợp quy luật của tự nhiên. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội bao trùm, xuyên suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, nghiên cứu sự vận động, phát triển của xã hội không thể không nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. 1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan và vận động, phát triển theo những quy luật vốn có của nó. Theo nghĩa hẹp, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, nhưng không kể đến hình thái vận động xã hội. Tự nhiên bao gồm toàn bộ những điều kiện thiên nhiên, hoàn cảnh địa lý tồn tại độc lập và có tác động trực tiếp đến xã hội. Con người tồn tại với tư cách là chủ thể nhận thức và biến đổi tự nhiên. Nhưng cho dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, xã hội vẫn là một bộ phận đặc thù không tách rời của tự nhiên. Trước C.Mác, có những quan niệm cho rằng, xã hội là do những lực lượng siêu nhiên, thần bí sinh ra; hoặc cho xã hội là sự cộng lại, gộp lại của các cá nhân. Đây là những quan niệm duy tâm, siêu hình về xã hội, những quan niệm đó không cho phép nhận thức một cách đúng đắn quá trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội. Bác bỏ những quan điểm sai lầm trên, bằng tổng kết thực tiễn lịch sử C.Mác đã khẳng định: “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau"1. Theo C.Mác, “Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người"2. Bởi vậy, theo nghĩa rộng, xã hội là bộ phận đặc thù của thế giới vật chất, nấc thang phát triển cao nhất của các hệ thống sống, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người. Còn theo nghĩa hẹp, xã hội được hiểu là một kiểu hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử. Như vậy, xã hội là bộ phận đặc thù của thế giới vật chất được “tách ra” một cách hợp quy luật của tự nhiên; là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên. Xã hội không chỉ là bộ phận đặc thù của tự nhiên, của vật chất, mà còn là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật 1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr.355. 2 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr. 657
  2. 11 chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Sự hình thành con người và sự hình thành xã hội là hai mặt của một quá trình thống nhất, diễn ra trong tác động qua lại quy định lẫn nhau. Lịch sử hình thành xã hội và lịch sử bản thân con người không tách rời nhau. Và hơn thế, lịch sử xã hội còn là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người đến nay, lịch sử của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động bởi các yếu tố tự nhiên, mà nó ngày càng chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố xã hội. Mặt khác, sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời các yếu tố tự nhiên, bởi chỉ có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới làm ra lịch sử của mình. Thực tế cho thấy, con người không chỉ là chủ thể cải tạo, biến đổi tự nhiên mà nó còn là trung tâm của mọi sự biến động lịch sử xã hội. Đề cập tới vấn đề này, Ph.Ăngghen khẳng định: "Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau"1. Song, bản thân xã hội còn có một quá trình phát triển lịch sử của riêng nó, quá trình đó được thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng của các hình thái kinh tế - xã hội, các chế độ xã hội trong suốt chiều dài của lịch sử. Quá trình phát triển này chịu sự chi phối của các quy luật chung, cơ bản tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại. Theo C.Mác, mỗi giai đoạn phát triển đặc thù của lịch sử nhân loại, hay của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, đều được đặc trưng bởi một tổng thể quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn cái quyết định đến nội dung của phương thức sản xuất là lực lượng sản xuất. Và lực lượng sản xuất lại chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên, là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự nhiên. Như vậy, trong hoạt động sản xuất vật chất của con người tất yếu hình thành hai mối quan hệ, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Cả hai mối quan hệ trên đều tồn tại khách quan và do đó, xã hội với tư cách là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người cũng được hình thành một cách tất yếu khách quan. Với tư cách vừa là bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người, quá tình tồn tại, vận động và phát triển của xã hội vừa chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên; vừa phải tuân theo những quy 1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 25.
  3. 12 luật chỉ vốn có đối với xã hội. Trước hết là hai quy luật cơ bản tác động trong toàn bộ tiến trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên 2.1. Sự thống nhất biện chứng giữa xã hội và tự nhiên Thế giới vật chất tồn tại vô cùng đa dạng và phức tạp, trong đó có ba yếu tố cơ bản cùng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất và có tác động biện chứng với nhau; đó là: giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Cả ba yếu tố cơ bản trên đều là những dạng thức, đặc tính, các mối quan hệ khác nhau của thế giới vật chất đang vận động, trong đó tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan; xã hội là một kết cấu vật chất đặc thù, đồng thời là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa người với người; còn con người chỉ là một thực thể vật chất đặc biệt có ý thức, là chủ thể có khả năng cải tạo tự nhiên và biến đổi xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của mình, bởi vậy các yếu tố trên có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau. Thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi không ngừng, nhưng sự vận động của nó được diễn ra với các hình thức cụ thể trong trạng thái ổn định tương đối, vì vậy đây là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Tất cả các quá trình diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và con người đều phải chịu sự chi phối, tác động của những quy luật chung, phổ biến nhất định. Sự hoạt động của các quy luật đó đã nối liền các yếu tố trong thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, không ngừng vận động, phát triển, tác động qua lại với nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau. Hơn nữa, xét về nguồn gốc, hệ thống tự nhiên và xã hội được hình thành trong quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, sự thống nhất của hệ thống đó được xây dựng trên cơ sở cấu trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được đảm bảo bởi cơ chế hoạt động của chu trình sinh học. Nghĩa là, tự nhiên và xã hội không tồn tại tách rời nhau, mà thường xuyên tác động qua lại với nhau trong một hệ thống thống nhất. Sự vận động, phát triển của các yếu tố trong hệ thống đó chịu sự chi phối của các quy luật khách quan trên cơ sở tính thống nhất vật chất của thế giới. Sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên là sự thống nhất động, sự thống nhất đó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người, mà trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Bằng hoạt động sản xuất vật chất, xã hội đã tham gia vào chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với tự nhiên. Trong sản xuất vật chất, thì phương thức sản xuất, trước hết là lực lượng sản xuất, là yếu tố cơ bản quyết định trình độ phát triển của xã hội. Nhưng lực lượng sản xuất không phải là yếu tố đối lập với tự nhiên, mà là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Do đó, trình độ
  4. 13 phát triển của xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên luôn có sự phụ thuộc, chế ước lẫn nhau. Nói cách khác, các mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên luôn có sự thống nhất biện chứng, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Thông qua hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, vai trò của con người và xã hội ngày càng tăng lên đối với sự biến đổi và phát triển của tự nhiên. Và cũng chính thông qua quá trình sản xuất vật chất con người đã tách mình ra khỏi tự nhiên. Tuy nhiên, để duy trì sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên, đòi hỏi tất yếu con người phải biết điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ thống tự nhiên và xã hội, con người vừa phải nhận thức được mình là một bộ phận không tách rời của giới tự nhiên; vừa phải nhận thức, vận dụng chính xác các quy luật của tự nhiên và xã hội trong hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen chỉ rõ: "Chúng ta không hoàn toàn thống trị được tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác"1. Như vậy, xã hội và tự nhiên cùng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, có tác động qua lại biện chứng với nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; phụ thuộc vào nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người. 2.2. Vai trò của tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Cùng tồn tại trong một hệ thống thống nhất, thường xuyên tác động qua lại với nhau, tự nhiên luôn có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên, mà trước hết là môi trường địa lý là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra mọi của cải vật chất; đồng thời nó là yếu tố cơ bản trong những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Môi trường địa lý, một bộ phận của tự nhiên mà con người sống trong đó, bao gồm: đất, nước, không khí, lớp thổ nhưỡng, giới động vật và thực vật v.v Những yếu tố địa lý đó được con người thu hút vào quá trình sản xuất xã hội tạo ra của cải vật chất và những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Do vậy, môi trường địa lý luôn có vai trò là nền tảng tự nhiên của đời sống xã hội. 1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.655.
  5. 14 Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, vai trò này của nó không có gì thay thế được và cũng không bao giờ mất đi. Chỉ có tự nhiên mới cung cấp được cho con người những thứ cần thiết nhất cho sự sống và các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất vật chất, như tài nguyên, đất đai, khoáng sản.v.v Ph.Ăngghen khẳng định: “Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó hoạt động lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất sản phẩm"1. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại con người đã cải biến mạnh mẽ giới tự nhiên, tạo ra được nhiều sản phẩm mới và vật liệu mới không có sẵn trong tự nhiên để thoả mãn các nhu cầu tồn tại, phát triển xã hội. Nhưng xét đến cùng, thành phần tạo nên các sản phẩm và vật liệu mới đó cũng đều có từ tự nhiên. Các yếu tố của tự nhiên không chỉ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nó còn tác động tới quá trình phát triển kinh tế nói chung và phân công lao động xã hội; tác động cả đến các quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá trong nước và quốc tế của các quốc gia, dân tộc v.v Sự tác động của tự nhiên đến xã hội là hiện tượng có tính lịch sử, càng trở về quá khứ xa xưa thì ảnh hưởng của tự nhiên, của môi trường địa lý đến xã hội càng lớn. Khi xã hội càng phát triển, năng lực chinh phục, cải tạo tự nhiên của con người tăng lên thì con người và xã hội càng ít bị phụ thuộc vào sức mạnh tự phát của tự nhiên. Tác động của tự nhiên đến xã hội theo hai chiều hướng cơ bản, hoặc là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và đời sống xã hội; hoặc là gây ra các khó khăn, trở lực cho sự tồn tại, phát triển xã hội. Nhưng yếu tố tự nhiên chỉ tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội chứ không thể quyết định sự phát triển của xã hội. Theo Ph.Ăngghen, lịch sử phát triển của xã hội về căn bản khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, trong tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn là những con người có ý thức, hoạt động của họ luôn có mục đích và ý định tự giác. Vì vậy, quá trình vận động, phát triển của xã hội một mặt chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên; nhưng mặt khác, luôn chịu ảnh hưởng quyết định bởi các quy luật nội tại của nó. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và môi trường địa lý đến sự tồn tại, phát triển của xã hội là rất to lớn, song sẽ là sai lầm nếu đi tuyệt đối hoá vai trò của môi trường địa lý. Sai lầm đó sẽ đi đến thuyết "Quyết định luận địa lý", cho điều kiện địa lý quyết định đến sự tồn tại, phát triển của xã hội. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa 1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.130.
  6. 15 thuyết "Quyết định luận địa lý" đã bị lợi dụng và phát triển thành thuyết “Địa lý chính trị" hết sức phản động.Thuyết này đã sử dụng nhân tố địa lý để biện hộ cho chính sách xâm lược, hiếu chiến của các nước đế quốc. Họ cho rằng, việc đi xâm lược các nước khác là cần thiết để mở rộng "không gian sinh tồn" cho phù hợp với vị trí địa lý của nó. Rồi cho hoàn cảnh địa lý quyết định, nên các dân tộc "văn minh" thống trị các dân tộc "mông muội" là đương nhiên và nó trở thành cơ sở lý luận cho sự phân biệt về dân tộc, về chủng tộc. Như vậy, tự nhiên luôn là tiền đề, điều kiện tất yếu của sự tồn tại và phát triển xã hội. Tác động của tự nhiên vào đời sống xã hội theo các quy luật của tự nhiên, diễn ra một cách tự phát, "mù quáng" theo hai chiều thuận nghịch. Bởi vậy, con người cải tạo tự nhiên phải trên cơ sở nắm vững các quy luật của tự nhiên. 2.3. Sự tác động của xã hội vào tự nhiên Là bộ phận đặc thù của tự nhiên, tồn tại và phát triển trong môi trường của tự nhiên, do vậy tác động của xã hội đến tự nhiên mang tính tất yếu khách quan. Trong quan hệ biện chứng với tự nhiên, yếu tố xã hội luôn tác động, biến đổi tự nhiên nhanh chóng và mạnh mẽ. Xã hội tác động đến tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của con người, mà trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sản xuất vật chất con người đã thu nhận tất cả các đối tượng của tự nhiên, sử dụng những công cụ, phương tiện thích hợp do mình sáng tạo ra tác động vào tự nhiên và cải biến chúng để phục vụ cho nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Trong sản xuất vật chất, thì lao động sản xuất là hành vi lịch sử đầu tiên để phân biệt sự khác nhau về chất giữa con người và con vật; giữa xã hội loài người với thế giới loài vật. Mặt khác, lao động sản xuất còn là yếu tố cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Nó chính là cầu nối và dòng kênh cơ bản trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên. Ph.Ăngghen khẳng định: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên"1. Vì vậy, hoạt động sản xuất vật chất của xã hội chính là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên. Quá trình trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên được biểu hiện trước hết ở chỗ, tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển để con người sống và tiến hành các hoạt động lao động sản xuất. Mặt khác, con người và xã hội là đối tượng tiêu thụ mạnh mẽ nhất các nguồn vật chất của sinh quyển, vì thế nó tạo ra sự biến đổi nhanh chóng nhất của giới tự nhiên so với tất cả các thành phần khác của chu trình sinh học. Yếu tố xã hội trong 1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993, tr 266.
  7. 16 chu trình trao đổi chất của giới tự nhiên, có những đặc trưng riêng mà không thể có một hệ thống vật chất sống nào có được. Nó vừa tích cực cải biến tự nhiên một cách có ý thức, vừa là đối tượng tiêu thụ và có khả năng tái tạo ra một thiên nhiên thứ hai để đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Tác động của xã hội vào tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất, mà trực tiếp nhất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vì, lực lượng sản xuất quyết định trình độ phát triển của xã hội và nó quy định nội dung của phương thức sản xuất. Tác động của xã hội vào tự nhiên còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, xã hội tác động vào tự nhiên và đối xử với giới tự nhiên ra sao còn tuỳ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ là sự phát triển năng lực chinh phục tự nhiên của con người và xã hội. Các yếu tố trên có quan hệ thống nhất biện chứng không tách rời nhau, nhưng xét cho đến cùng sự tác động của xã hội vào tự nhiên luôn phụ thuộc một cách quyết định vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào bản chất của chế độ xã hội và quan hệ sản xuất thống trị. Vì vậy, phải có quan điểm toàn diện khi xem xét sự tác động của xã hội vào tự nhiên và phải gắn chặt quá trình cải tạo tự nhiên, với quá trình đấu tranh cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể trong đời sống xã hội hiện thực. Sự tác động của tự nhiên vào xã hội mang tính chất tự phát, còn xã hội tác động vào tự nhiên thông qua hoạt động của con người, của các lực lượng xã hội có ý thức. Tác động của xã hội vào tự nhiên có thể diễn ra theo hai chiều hướng, nếu tác động theo đúng quy luật của tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên ngày càng phong phú hơn và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả hệ thống tự nhiên - xã hội. Ngược lại, nếu tác động không đúng quy luật sẽ làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, cân bằng sinh thái sẽ bị phá vỡ và trong trường hợp này tự nhiên sẽ trả thù con người. Như vậy, trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, vai trò của yếu tố xã hội ngày càng tăng lên. Song, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả hệ thống tự nhiên - xã hội, con người phải biết điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Theo Ph.Ăngghen, sự điều khiển một cách có ý thức ở đây không phải là bắt tự nhiên phải phục tùng con người một cách vô điều kiện, như “một kẻ xâm lược” đi thống trị một dân tộc khác. Mà vấn đề là ở chỗ, con người và xã hội phải biết nắm vững các quy luật của tự nhiên, biết vận dụng sáng tạo các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn, trong đó quan trọng hơn cả là vận dụng vào quá trình sản xuất vật chất của xã hội.
  8. 17 Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng có hiệu quả những quy luật của giới tự nhiên, không thể tách khỏi việc nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật xã hội. Bởi đây chính là tiền đề, điều kiện để điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Thực tế cho thấy, chỉ có nắm vững các quy luật của xã hội và vận dụng nó một cách triệt để con người mới xác định đúng đắn phương hướng, mục tiêu tác động vào giới tự nhiên và có ý thức tự giác trong việc lựa chọn cách thức, biện pháp cùng những công cụ, phương tiện thích hợp để thực hiện các mục tiêu xác định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả hệ thống tự nhiên - xã hội. Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để hiểu sâu sắc hơn vai trò của của mỗi yếu tố trong hệ thống tự nhiên - xã hội. Đồng thời còn có ý nghĩa lý luận, phương pháp luận to lớn để vận dụng vào xem xét và giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay. Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động quân sự. Là loại hình đặc biệt của hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động quân sự luôn đặt ra vấn đề phải giải quyết mối quan hệ với tự nhiên. Tự nhiên của hoạt động quân sự, mà trước hết là điều kiện địa lý có tác động, ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến các hoạt động quân sự: xây dựng các phương án tác chiến; đến sử dụng lực lượng, bố trí đội hình; sử dụng bố trí vũ khí và các phương tiện kỹ thuật, cả việc phát huy ưu thế của các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật trên chiến trường; ảnh hưởng đến việc hành trú quân trong tác chiến và các hoạt động chỉ huy, chỉ đạo cụ thể trong thực tiễn của hoạt động quân sự. Tuy nhiên, xét trong phạm vi toàn cục và không tính đến các trường hợp ngẫu nhiên xảy ra, thì các điều kiện tự nhiên chỉ có thể tác động, ảnh hưởng tới hoạt động quân sự theo hai chiều hướng cơ bản, hoặc là tạo các điều kiện thuận lợi; hoặc là gây ra các khó khăn, bất lợi cho hoạt động quân sự, chứ không phải là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động quân sự. Vì vậy, trong hoạt động quân sự phải phân tích và nắm chính xác các điều kiện tự nhiên của hoạt động quân sự. Trong chiến trường và chiến tranh tương lai, cho dù có sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật công nghệ cao thì điều kiện tự nhiên vẫn có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quân sự của các bên tham chiến. Do đó, phải biết tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự nhiên mang lại, tích cực khai thác và sử dụng để phục vụ cho hoạt động quân sự đạt được hiệu quả mong muốn. Đồng thời, phải khắc phục các yếu tố bất lợi và dự kiến được những tình huống bất trắc do thiên nhiên tạo ra để có phương án chủ động đối phó. Tuy nhiên trong hoạt động quân sự, cần phải tính toán kỹ đến những hậu quả mà nó có