Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển là gì? Muốn đạt được sự phát triển mong muốn thì ta phải có quy
hoạch. Vậy quy hoạch phát triển cũng là một quá trình mà chúng ta xây dựng ý tưởng mục tiêu,
những biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng về kinh tế, văn b~á môi trường.
Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp cân nhắc tính toán tần ra giải pháp tối ưu để nhằm đạt
được kết quả cao (mục đích đã đặt ra) hay chính là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, biện
pháp về kinh tế) kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao điều
kiện sống về vật chất và tinh thần.
Hai vấn đề trên có liên quan chặt chế với nhau và tác động lẫn nhau, muốn phát triển thì
phải có quy hoạch phát triển. Trong cộng đồng xã hội sự phát triển của mỗi cá nhân mỗi tổ
chức đều ảnh hưởng tới các cá thể khác trong cộng đồng và sẽảnh hưởng chung toàn xã hội
hoặc toàn quốc gia. Ngược lại những chủ trương đường lối chính sách của chính phủ về sự phát
triển của một quốc gia đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Trong thực tiễn cũng có trường hợp sự phát triển trong một chừng mực nào đó đem lại lợi
ích cho một số người nhưng cũng vô tình gây thiệt hại cho một số người khác. Thậm chí sự
phát triển cũng không đem lại lợi ích cho chính người làm nên sự phát triển đó.Vậy chúng ta
phải có những chính sách hợp lý (chiến lược quy hoạch) làm sao để cho sự phát triển đem lại
lợi ích của đại đa số người dân 
pdf 132 trang hoanghoa 10/11/2022 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_phat_trien_nong_thon.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn

  1. Điểm quan trọng trong định nghĩa này là sự quan tâm đến các thế hệ tương lai trong khi tìm cách đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Đó là mục tiêu cơ bản nhất của phát triển bền vững. Như vậy phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó làm thoả mãn nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Phát triển kinh tế xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt bổ sung lẫn nhau của cùng một chương trình hành động. Nếu không bảo vệ môi trường thích hợp thì sự phát triển sẽ bị hao mòn, trái lại không có phát triển thì bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường. Một nền kinh tế bền vững là sản phẩm của sự phát triển bền vững. Nó duy trì được nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ việc áp dụng các công nghệ hợp lý, nâng cao kiến thức có tổ chức, kỹ năng và cả sự khôn ngoan. Không thể có sự phát triển bền vững khi các ngành sản xuất vẫn tiếp tục dùng nhiều nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch vì đó là những tài nguyên không thể tái tạo được Xây dựng một xã hội bền vững là thực hiện một kiểu phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người đồng thời bảo toàn được tính đa dạng và sự sống trên trái đất. Nói một cách cụ thể hơn có thể thấy: "Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích cơ sở, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích cộng đồng người khác. Sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ đến sự sống hoặc làm suy giảm môi trường sinh sống của các sinh vật khác. 2.2. Khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển nông thôn 2.2.1. Vùng nông thôn là gì? Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề nông thôn và để hiểu vùng nông thôn là gì họđã so sánh vùng nông thôn và vùng thành thị theo các tiêu chí sau: -Theo chỉ tiêu mật độ dân số: Nông thôn là vùng có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với thành thị. Ví dụ: Mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên năm 2001 phân theo khu vực 2 (người/km ) như sau. Thành phố Thái Nguyên 1.279, thị xã Sông Công 524, huyện Định Hoá 177, Võ Nhai 72, Phú Lương 293 (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2001).
  2. - Theo chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá: Sự phát triển sản xuất hàng hoá ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển này còn tuỳ thuộc vào chính sách, cơ chế của mỗi nước. -Nông thôn thường là nơi có phần lớn những người sống bằng nghề nông nghiệp. Nếu so sánh nông thôn và thành thị bằng một trong những chỉ tiêu này thì chỉ có thể nói lên một khía cạnh nào đó của vùng nông thôn. Đó mới chỉ là cách nhìn đơn lẻ chưa toàn diện, chưa thể hiện hết được bản chất của vùng nông thôn. Vì vậy, để có cách nhìn tổng quát về nông thôn, chúng ta tổng hợp các chỉ tiêu này và rút ra được một khái niệm chung nhất về vùng nông thôn như sau: Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp. 2.2.2. Các quan điểm phát triển nông thôn Phát triển nông thôn là vấn đề được nhiều nước cũng như cả thế giới quan tâm. Do yêu cầu phát triển không giống nhau mà mỗi nước có quan niệm về phát triển nông thôn tương đối khác nhau : a) Quan điểm của châu Phi: Phát triển nông thôn được định nghĩa là sự cải thiện mức sống của số lớn dân chúng có thu nhập thấp đang cư trú ở các vùng nông thôn và tự lực thực hiện quá trình phát triển của họ. b) Quan điểm của Ấn Độ: Phát triển nông thôn không thể là một hoạt động cục bộ, rời rạc và thiếu quyết tâm. Nó phải là hoạt động tổng thể, liên tục diễn ra trong vùng nông thôn của cả quốc gia. c) Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển nông thôn (1975) như sau: Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nông thôn, nhất là những người nghèo. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn. Các khái niệm tiền đều có sự chung nhau về ý tưởng, đó là phát triển nông thôn là một hoạt động nhằm làm tăng mức sống của những người dân nông thôn có đời sống khó khăn, đây không phải là những hoạt động đơn lẻ cục bộ mà là những hoạt động liên tục và diễn ra trong phạm vi toàn quốc. Trong những quan điểm trên, quan điểm của Ngân hàng Thế giới được nhiều người chấp nhận nhất và được coi như một khái niệm chung về phát triển nông thôn. Như vậy, từ những quan điểm trên cho thấy phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp liên ngành kinh tế - xã hội trên một nước hoặc một vùng lãnh thổ trong thời gian và không gian nhất định. Phát triển nông thôn không chỉ đơn thuần là phát triển về mặt kinh tế mà gồm cả phát triển về mặt xã hội nông thôn. Nói cách khác là vừa nâng cao đời sống vật chất vừa nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.
  3. Phát triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà phải kết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Trong phát triển nông nghiệp phải chú trọng tới cả phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản Xét trên mặt kinh tế, xã hội, môi trường thì nông thôn là vùng hết sức quan trọng để phát triển của mỗi nước. Nhận thức một cách đầy đủ về sự phát triển không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế mà bao gồm cả sự phát triển về con người và những nhu cầu cơ bản của họ. Chính vì vậy phương hướng, mục tiêu phát triển phải thay đổi, đặc biệt là trong phát triển nông thôn. Thực tế những năm qua ở Việt nam cũng đã có sự thay đổi về quan điểm và cách nhìn nhận sự phát triển, đã có sự đổi mới về chính sách và chương trình hành động sửa chữa những sai lầm đã mắc phải và chú ý hơn đến sự phát triển toàn diện con người. 2.2.3. Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của đất nước Đối với đất nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Địa bàn nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò, vị trí của nông thôn trong sự nghiệp phát triển thể hiện ở các mặt sau: Nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Ngoài ra nông thôn còn sản xuất ra những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ, ở tỉnh Thái Nguyên nhiều năm nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra khoảng 40% thu nhập quốc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu tạo nên nguồn tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên địa bàn nông thôn có trên 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Số lao động đó nếu được nâng cao trình độ, được trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động đáng kể, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong phân công lao động xã hội. Nông thôn là nơi sinh sống của trên 80% dân số cả nước, đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Địa bàn nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị; xã hội, an ninh quốc phòng. Sựổn định tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng đểđảm bảo tình hình ổn định của đất nước. Nông thôn chứa đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, đảm bảo cho việc phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
  4. 2.2.4. Đặc tính của phát triển nông thôn Phát trển nông thôn được thể hiện thông qua những ý tưởng, mục tiêu và biện pháp tiến hành trong các phương án quy hoạch, các dự án khả thi. Chúng mang những đặc tính sau: -Phát triển nông thôn là cải thiện đời sống cho phần lớn dân chúng nông thôn. Phát triển nông thôn gây tổn hại ít hơn so với lợi ích mà nó mang lại và tốt hơn cả là tổn hại ở mức thấp nhất. Phát triển nông thôn ít nhất đảm bảo cho người dân nông thôn có mức sống tối thiểu hoặc những yếu tố cần thiết cho cuộc sống của họ. Phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài. -Phát triển nông thôn gắn liền với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 3. CƠ SỞĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN Muốn đánh giá sự phát triển của một vùng hay một quốc gia, người ta phải đo lường sự phát triển của vùng đó tại hai thời điểm nhất định có thể 1 năm, 2 năm hoặc so sánh vùng này với vùng khác, nước này với nước khác để đánh giá sự phát triển tại một thời điểm. Người ta tính toán giá trị tiền tệ cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất ra trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khác trong vòng 1 năm. Ví dụ: So sánh sự phát triển giữa các vùng trong tỉnh hoặc khu vực. tháng thường là so sánh giữa các vùng hay khu vực có các đặc điểm tương đồng nhau. * Hàng tiêu dùng Bao gồm các loại lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác do các cá nhân, các hộ gia đình sử dụng. Hàng tiêu dùng được chia thành hàng lâu bền (xe đạp, xe máy, li vi) và hàng không lâu bền (lương thực, thực phẩm). * Hàng sản xuất Là hàng được dùng để sản xuất ra các loại sản phẩm khác (máy móc, công cụ). * Thu nhập nhân tố Là thu nhập do các nhân tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai, bầu trời, sở hữu kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài đem lại, trong đó gồm thu nhập do nhân tố từ nước ngoài gửi về (như tiền công lao động của những người làm việc ở nước ngoài dưới 1 năm và thu nhập do sở hữu cho thuê tài sản, thuê bầu trời, thuê đất đai, thuê căn cứ quân sự) mà nước ngoài phải trả cho chứng ta hoặc chúng ta đầu tư vào công trình nào đó của nước ngoài.
  5. Để đánh giá mức độ phát triển trước hết cần phải xây dựng một cách tổng quát các phương pháp đánh giá sự phát triển. Phương pháp được sử dụng tương đối rộng rãi để đánh giá sự phát triển là đánh giá sự phồn thịnh củamột nước, một vùng, một địa phương. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngoài chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế còn hàng loạt các chỉ tiêu khác phản ánh sự tiến bộ xã hội như: vấn đề giáo dục đào tạo, trình độ dân trí, vấn đề nâng cao sức khoẻ cộng đồng, tình trạng dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, cải thiện môi trường Có thể tổng hợp các yếu tố về sự phát triển con người để đánh giá sự tiến bộ trong phát triển của một xã hội, một quốc gia. 3.1. Các chỉ số phản ánh sự phát triển Để phản ánh mức độ phát triển người ta dùng các nhóm chỉ số sau: + Các chỉ số thể hiện quy mô (khối lượng) hàng hoá và dịch vụ tăng thêm - sự tăng trưởng kinh tế. Các chỉ số thể hiện sự tiến bộ về cơ cáu kinh tế-xã hội. Các chỉ số thể hiện sự phát triển xã hội. Các chỉ số thể hiện việc bảo vệ môi trường. a) Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế tạo ra. Do Vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. b) Phát triển kinh tế xã hội Phát triển kinh tế xã hội có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế-xã hội trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế-xã hội. Sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất dịch vụ và sự biến đổi tiến hộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất. 3.2. Phương pháp đo lường sự phát triển
  6. 3.2.1. Các đại tương đo lường sự tăng trưởng kinh tế Sự tăng trưởng của nền kinh tế được biểu hiện ở sự tăng thêm sản lượng hàng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng thường là các đai lượng sau: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNP), sản phẩm quốc dân thuần (NNP) và một số chỉ tiêu thu nhập khác. a) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong cùng một nước, cùng một quốc gia. GDP nói lên sức sản xuất trong nước của một nước. GDP bao gồm cả giá trị hàng hoá và dịch vụ do người dân trong nước và nước ngoài sản xuất ra ở trong nước đó không phân biệt sở hữu trong nước hay ngoài nước. Do vậy GDP chủ yếu phản ánh khả năng sản xuất của nền kinh tế của một nước. Xét về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. n GDP = ∑ VAi i=1 VAi là giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất Giá trị gia tăng VA (Value Added) được xác định dựa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất. Giá trị gia tăng được tính theo công thức sau: VA = GO - IC Trong đó: GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian GDP được xác định là một thước đo sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phân biệt sở hữu trong nước hay ngoài nước đối với kết quả sản xuất đó. Do vậy GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế của một nước. Tuy nhiên trên thực tế với nền kinh tế mở, việc tạo ra sản lượng gia tăng không hoàn toàn do các yếu tố sản xuất ở trong nước tạo ra. Nhất là đối với nền kinh tếđang phát triển, có một phần quan trọng 'của các yếu tố sản xuất (vốn, công nghệ) được đầu tư từ bên ngoài vào. Ngược lại sức lao động lại được đưa từ trong nước ra; cùng với những hiện tượng đó thì một phần sản lượng ròng chuyển từ trong nước ra nước ngoài và cũng có một phần từ nước ngoài chuyển về. Hiệu số các khoản thu nhập chuyển dịch này gọi là chênh lệch thu nhập ròng với nước ngoài mới được tính vào nguồn thu nhập mà công dân của đất nước có thể nhận được. Kết quả của cách tính này oà là tổng thu nhập quốc dân (GNP). b) Tổng thu nhập quốc dân GNP Tổng thu nhập quốc dân GNP gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ do người dân trong cùng một nước, một quốc gia sản xuất. GNP được xem như sản phẩm quốc gia, nó không phân biệt là sản phẩm đó được
  7. sản xuất ra ởđâu, ở trong nước hay ngoài nước. Tổng thu nhập quốc dân (GNP) là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một nước tạo ra và cớ thể thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước. Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được. Giữa GDP và GNP có chênh lệch một khoản thu nhập ròng. GNP = GDP + thu nhập nhân tố từ nước ngoài chuyển về - thu nhập nhân tố chuyển ra nước ngoài. GNP = GDP - D + V Nếu D ↓ V ↑ thì GNP lớn (Thu nhập nhân tố chuyển vào và chuyển ra còn được gọi là thu nhập tài sản ròng, đó là các khoản thu nhập chuyển dịch với nước ngoài). Đối với một nước được các nước ngoài đầu tư nhiều, hoặc vay nợ nhiều thì thu nhập nhân tố chuyển ra nước ngoài sẽ lớn hơn thu nhập nhân tố từ nước ngoài chuyển về vì thế GNP sẽ nhỏ hơn GDP, và ngược lại. Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự tăng thêm GNP thực tế chính là sự tăng trưởng nền kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Tổng thu nhập quốc dân của một nước phụ thuộc vào lượng hàng hoá và dịch vụ do người dân nước đó sản xuất ra. Nó phụ thuộc vào số lượng dân, k ' năng, trình độ sản xuất của người dân ,phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản xuất. Người ta dùng tiền tệ làm đơn vị tính tổng sản phẩm quốc dân và tổng thu nhập quốc dân. c) Thu nhập quốc dân trên đầu người Thu nhập quốc dân trên đầu người là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá mức độ tăng trưởng các nước và được tính theo công thức: Hai đại lượng này là công cụ để đánh giá mức độ phát triển bằng tài chính và dựa vào các chỉ tiêu Gdp/người để phân chia thành những nước có mức độ khác nhau: nước giầu, nước nghèo. Những nước có thu nhập lớn hơn 1000 đô la được coi là nước giàu, nước phát triển như Anh, Nhật, Mỹ. Những nước có thu nhập nhỏ hơn 200 đô la được coi là nước nghèo.
  8. Trên thế giới người ta còn chia ra những nước chậm phát triển và những nước phát triển. Khi đánh giá về sự phát triển của một nước, ngoài căn cứ vào thu nhập quốc dân trên người bằng tài chính, người ta còn căn cứ nguồn lợi nhuận được phân phối của một nước cho một người dân. Nếu nguồn lợi nhuận đó mà không đồng đều thì nhất là nông dân vẫn còn đói nghèo trong xã hội lạc hậu. chỉ nhìn vào chỉ tiêu phát triển về tài chính thì chưa thểđánh giá được sự phát triển của một đất nước mà phải xem xét toàn diện sựđói nghèo trong xã hội. d) Sản phẩm quốc dân thuần NNP (Net National Product) Ngoài hai chỉ số GDP và GNP người ta còn dùng chỉ số sản phẩm quốc dân thuần NNP hay còn gọi là sản phẩm quốc dân ròng. Đó là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc nội sau khi đã trừđi giá trị khấu hao tài sản cố định (Depreciation Dp) trong kỳ. NNP = GDP - DP GNP là phần của cải thực sự mới tạo ra hàng năm. Do vậy có lúc người ta gọi chỉ sốđó là thu nhập quốc dân thuần NI (Net Income). Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển kinh tế. GDP hay GNP hoặc NNP được tính toàn bộ hay tính theo đầu người (theo tổng dân số theo lao động) đều có những ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Trong một quốc gia thường bao gồm nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, một số người chuyên sản xuất hàng hoá, phân phối và tiêu dùng, một số người khác lại tập trung vào việc thực hiện những dịch vụ thương mại để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Những hoạt động này có thể liên quan đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, buôn bán, du lịch Tất cả những ngành sản xuất kinh tếđó sẽ cấu thành nền kinh tế của một quốc gia và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia. Các hoạt động cấu thành nền kinh tế có thể quy tụ lại trong 3 nhóm ngành chủ yếu: Nhóm ngành I: Nông nghiệp (bao gồm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản). Nhóm ngành II: Công nghiệp (bao gồm các loại hình công nghiệp và xây dựng). Nhóm ngành III: Dịch vụ (bao gồm các loại hình dịch vụ và du lịch). Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá bằng tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân hàng năm. Người ta biểu thị tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng giá trị phần trăm để tiện cho việc so sánh những thay đổi diễn ra qua các năm. Có thể tính tốc độ tăng trưởng kinh tế theo công thức sau: Trong đó:
  9. Rn là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của năm thứ n tính bằng %. GDPn là tổng sản phẩm quốc dân năm thứ n. GDPn-1 là tổng sản phẩm quốc dân của năm liền trước đó. Ví dụ: GDP của một nước năm 1995 là 100.000$; năm 1996 là 104.000$. Khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1996 là: 104.000$ −100.000$
  10. Để đánh giá chính xác sự phát triển nền kinh tế của một nước thì phải tính tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân trên đầu người. Cũng ví dụ như trên, giả sử GDP của một nước tăng 4%/năm nhưng tốc độ tăng dân số cũng bằng 4%/năm thì GDP bình quân đầu người vẫn như cũ, tức là nước đó không có sự phát triển kinh tế mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng với tốc độ 4%/năm. Để xác định lốc độ phát triển kinh tế ta dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân trên đầu người (GNP trên đầu người) hoặc tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP trên đầu người). Đó là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để so sánh mức độ phát triển của các nước với nhau. GNP (GDP) GNP (GDP) trên đầu người = Tổng số dân trong nước Nếu tốc độ tăng trưởng dân số của một nước chỉ bằng 2%, trong khi tốc độ tăng trưởng GNP (GDP) bằng 4% thì tốc độ phát triển kinh tế (GDP trên đầu người) của nước đó sẽ bằng 2%. Ngược lại nếu tăng trưởng GNP vẫn như vậy (4%) mà tăng trưởng dân số lại vượt quá 4% thì tốc độ phát triển sẽ bị giảm xuống và đất nước đó đang bị nghèo đi vì tốc độ tăng dân số quá cao. Đó cũng là lý do tại sao mỗi đất nước cần phải điều chỉnh sự gia tăng dân số. Nếu sự tăng trưởng của nền kinh tế chỉ bằng sự gia tăng dân số thì điều kiện kinh tế của nước đó không được cải thiện. Nếu sứ gia tăng dân số lớn hơn sự tăng trưởng kinh tế thì tình trạng của đất nước sẽ dần dần bị xấu đi. Chỉ có sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn sự gia tăng dân số thì mới có sự cải thiện và phát triển. Tương tự như cách tính công thức (1), ta có thể tính tốc độ tăng trưởng của chỉ số Gdp/đầu người để xem xét mức độ phát triển kinh tế của một nước trên cơ sở cân đối với tốc độ tăng dân số của nó đó. 3.2.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế -xã hội Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện ở biến đổi về cơ cau của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số: a) Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các nhòm ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp và dịch vụ