Giáo trình Quản lí kinh doanh khách sạn
Cũng như các loại hình kinh doanh khác của nền kinh tế, sự hình thành và
phát triển kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của phát triển lực lượng sản xuất
và phân công lao động xã hội. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, đời sống
của nhân dân nghèo đói, nhu cầu du lịch chưa phát triển và kinh doanh khách sạn
cũng chưa hình thành. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao
động xã hội bắt đầu hình thành, đặc biệt là phân công lao động xã hội thứ ba phát
triển, nghĩa là lưu thông hàng hoá bắt đầu phát triển thì cơ sở kinh doanh khách
sạn cũng manh nha bắt đầu phát triển. Lúc đầu, để đáp ứng nhu cầu của thương
gia và nhu cầu công vụ của giới quý tộc thống trị, các Hotel hình thành ở vệ
đường phục vụ ngủ đêm và các dịch vụ phục vụ phương tiện vận chuyển.
Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt vào những thập kỷ cuối
thế kỷ thứ XVIII và thế kỷ XIX, chủ nghĩ tư bản bắt đầu phát triển mạnh, hệ
thống công nghiệp phát triển, tạo ra các phương tiện vận tải ôtô, tàu biển, đường
sắt, máy bay phát triển. Từ đó, giao lưu kinh tế, văn hoá, ngoại giao phát triển
giữa các vùng, miền của mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. Đó là những yếu tố
quan trọng để phát triển ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng. Lúc đầu
chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách, về sau đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách
như ăn uống, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, vv…Từ đó, kinh doanh khách sạn hình
thành một ngành kinh doanh độc lập trong hệ thống ngàng kinh doanh du lịch.
Từ sự phân tích ở trên, khái niệm kinh doanh khách sạn được mở rộng:
Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và
các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu ăn, nghỉ và giải trí cho
khách nhằm thu lợi nhuận.
Căn cứ vào khái niệm trên, sản phẩm kinh doanh của khách sạn chủ yếu là
dịch vụ và một phần là hàng hoá. Trong các dịch vụ trên, có những dịch vụ do
khách sạn sản xuất ra để cung ứng cho khách như lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ vui chơi giải trí, vv…, và có những dịch vụ do các ngành khác tạo ra mà khách
sạn làm đại lý bán như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ
đại lý bán vé tàu xe, đại lý bán hàng hoá.
phát triển kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của phát triển lực lượng sản xuất
và phân công lao động xã hội. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, đời sống
của nhân dân nghèo đói, nhu cầu du lịch chưa phát triển và kinh doanh khách sạn
cũng chưa hình thành. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao
động xã hội bắt đầu hình thành, đặc biệt là phân công lao động xã hội thứ ba phát
triển, nghĩa là lưu thông hàng hoá bắt đầu phát triển thì cơ sở kinh doanh khách
sạn cũng manh nha bắt đầu phát triển. Lúc đầu, để đáp ứng nhu cầu của thương
gia và nhu cầu công vụ của giới quý tộc thống trị, các Hotel hình thành ở vệ
đường phục vụ ngủ đêm và các dịch vụ phục vụ phương tiện vận chuyển.
Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt vào những thập kỷ cuối
thế kỷ thứ XVIII và thế kỷ XIX, chủ nghĩ tư bản bắt đầu phát triển mạnh, hệ
thống công nghiệp phát triển, tạo ra các phương tiện vận tải ôtô, tàu biển, đường
sắt, máy bay phát triển. Từ đó, giao lưu kinh tế, văn hoá, ngoại giao phát triển
giữa các vùng, miền của mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. Đó là những yếu tố
quan trọng để phát triển ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng. Lúc đầu
chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách, về sau đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách
như ăn uống, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, vv…Từ đó, kinh doanh khách sạn hình
thành một ngành kinh doanh độc lập trong hệ thống ngàng kinh doanh du lịch.
Từ sự phân tích ở trên, khái niệm kinh doanh khách sạn được mở rộng:
Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và
các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu ăn, nghỉ và giải trí cho
khách nhằm thu lợi nhuận.
Căn cứ vào khái niệm trên, sản phẩm kinh doanh của khách sạn chủ yếu là
dịch vụ và một phần là hàng hoá. Trong các dịch vụ trên, có những dịch vụ do
khách sạn sản xuất ra để cung ứng cho khách như lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ vui chơi giải trí, vv…, và có những dịch vụ do các ngành khác tạo ra mà khách
sạn làm đại lý bán như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ
đại lý bán vé tàu xe, đại lý bán hàng hoá.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lí kinh doanh khách sạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_li_kinh_doanh_khach_san.pdf
Nội dung text: Giáo trình Quản lí kinh doanh khách sạn
- 2.4. Đối tượng phục vụ của khách sạn rất đa dạng, phong phú về quốc tịch, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp Đối tượng phục vụ của khách sạn gồm nhiều đối tượng khách khác nhau. Bất cứ đối tượng khách nào có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn thì khách sạn sẵn sàng phục vụ với nhiệt tình của mình. Khách đến khách sạn có nhiều loại với nhiều mục đích khác nhau, như đã trình bày ở phần trên. 2.5. Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập, nhưng có mối quan hệ gắn bó với nhau để phục vụ khách. Để thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh và mục tiêu chiến lược kinh doanh, khách sạn hình thành cơ cấu tổ chức, kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá của từng bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm sản xuất một sản phẩm hay một chi tiết của sản phẩm theo một quy trình công nghệ đã định sẵn. Chẳng hạn trong kinh doanh lưu trú được hình thành các bộ phận như: dịch vụ tiền sảnh, lễ tân, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ hỗ trợ, vv Mỗi bộ phận được chuyên môn hoá làm những nhiệm vụ đã quy định tạo thành một dây chuyền phục vụ khách từ khi khách bước vào cửa của khách sạn đến khi khách rời khỏi khách sạn. Đặc điểm này vừa bảo đảm tính chuyên môn hoá theo công việc, đồng thời bảo đảm tính phối hợp chặt chẽ trongquá trình phục vụ khách với chất lượng cao nhất, nhanh nhất và hợp lý nhất. 2.6. Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của các nhân tố mang tính quy luật Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các nhân tố mang tính quy luật sau: - Trước hết hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch là tiền đề để hình thành phát triển các điểm du lịch và khu du lịch, và đây cũng là tiền đề hình thành khách sạn. ở nơi nào có các tài nguyên phong phú hấp dẫn, ở đó thu hút khách càng đông thì hoạt động kinh doanh của khách sạn phát triển và đạt hiệu quả cao. - Hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và khách sạn nói riêng chịu sự tác động của thời tiết khí hậu, từ đó hình thành tính thời vụ của hoạt động du lịch và khách sạn. Vào mùa hè nóng nực, oi bức, khách hình thành nhu cầu tắm biển và nghỉ mát rất đông đúc, thì khách sạn không dung nạp hết, nhưng khi đến mùa đông vắng khách. - Kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của phát triển kinh tế. ở những địa phương nào nhịp độ tăng trưởng kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện thì nhu 12
- cầu du lịch tăng và kinh doanh du lịch phát triển, trong đó có kinh doanh khách sạn. III. Phân loại và xếp hạng khách sạn 3.1. Phân loại khách sạn Để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách thực hiện mục đích du lịch, hệ thống khách sạn đã hình thành và phát triển nhiều loại khác nhau. Hiện nay trên thế giới và ở nước ta phân loại khách sạn theo những tiêu chí chủ yếu sau: 3.1.1. Căn cứ vào quy mô, khách sạn phân ra ba loại sau: - Khách sạn nhỏ: Mini hotel có quy mô từ 10 đến 49 buồng ngủ, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách, còn các dịch vụ khác không phục vụ. Loại khách sạn này có mức giá lưu trú thấp. - Khách sạn vừa: có quy mô từ 50 buồng đến 100 buồng, cung cấp phần lớn các dịch vụ cho khách như lưu trú, ăn uống, một số dịch vụ bổ trợ. Loại khách sạn này thường xây dựng ở các điểm du lịch, ở các thị xã, thị trấn và một số xây dựng ở các khu nghỉ mát. Loại khách sạn này thường có mức giá trung bình. - Khách sạn lớn: thường có từ 100 buồng ngủ trở lên, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách, thường được trang bị các trang thiết bị văn minh, hiện đại và thường xây dựng cao tầng, loại này thường có mức giá cho thuê buồng cao. 3.1.2. Căn cứ vào vị trí địa lý, được phân ra các loại sau: - Khách sạn thành phố ( City centre hotel) Loại khách sạn này được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn, các khu đô thị đông dân cư. Đối tượng phục vụ của khách sạn này là đối tượng khách đi công vụ, tham dự hội nghị, hội thảo, các thương gia, vận động và cổ động viên thể thao, khách đi thăm người thân. Các khách sạn này thường có quy mô lớn và cao tầng, trang bị các trang thiết bị đồng bộ, sang trọng và hiện đại, thường được xếp thứ hạng cao. ở nước ta, các khách sạn này tập trung ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel) Loại khách sạn nghỉ dưỡng thường xây dựng ở nơi tài nguyên thiên nhiên như các biển đảo, rừng núi. Kiến trúc xây dựng các biệt thự thấp tầng. Đối tượng khách đến các khách sạn này nghỉ ngơi thư giãn, các nhà khoa học nghiên cứu môi trường sinh thái. Các khách sạn này được trang bị khá đồng bộ các tiện nghi phục vụ sang trọng, cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho khách. ở nước ta, các khách sạn nghỉ dưỡng thường tập trung ở Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn - Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né - Bình Thuận, Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Sa Pa - Lào Cai, Đà Lạt - Lâm Đồng, vv - Khách sạn ven đô (Suburban hotel) 13
- Khách sạn ven đô được xây dựng ở ngoại vi thành phố hoặc ở các trung tâm đô thị. Đối tượng phục vụ của loại khách sạn này thường là khách nghỉ cuối tuần, khách công vụ, khách đi thăm thân. Những loại khách có khả năng thanh toán chi tiêu trung bình. Do vậy , mức độ trang bị các tiện nghi phục vụ khách của khách sạn này đầy đủ và tính sang trọng ở mức độ trung bình, cung cấp các dịch vụ cũng ở mức độ trung bình về chất lượng. - Khách sạn ven đường (High way hotel) - Motel Loại khách sạn này được xây dựng ở ven đường giao thông, quốc lộ, cao tốc để phục vụ khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện ô tô như motel. Loại khách sạn này chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện vận chuyển như sửa chữa, cung cấp nhiên liệu. - Khách sạn quá cảnh Khách sạn này được xây dựng ở sân bay, bến cảng, khu vực các cửa khẩu. Đối tượng phục vụ của khách sạn này là các thương gia, những hành khách của các hãng hàng không quốc tế và các tàu biển quốc tế dừng chân quá cảnh tại sân bay và cảng biển do lịch trình bắt buộc hoặc vì lí do đột xuất. 3.1.3. Phân loại theo thị trường mục tiêu Theo tiêu thức phân loại này, các loại khách sạn phổ biến nhất bao gồm: - Khách sạn thương mại ( Trade hotel) Khách sạn thương mại thường được xây dựng ở trung tâm các thành phố và các trung tâm thương mại. Đối tượng phục vụ của khách sạn là các thương gia và khách hàng mua hàng ở trung tâm thương mại, tiện nghi phục vụ đầy đủ, có phòng hội nghị hội thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế, có phương tiện và cung cấp các dịch vụ bổ trợ. - Khách sạn du lịch (Tourism hotel) Khách sạn du lịch thường xây dựng ở nơi có quang cảnh thiên nhiên hấp dẫn, không khí trong lành và gần nguồn tài nguyên du lịch. Đối tượng phục vụ của khách sạn là khách nghỉ dưỡng, khách tham quan giải trí, khách nghiên cứu tìm hiểu văn hoá lịch sử và môi trường sinh thái. Thời gian lưu trú của khách ngắn ngày và đi theo chương trình du lịch. Tiện nghi phục vụ đồng bộ và sang trọng, cung cấp các dịch vụ cho khách theo chương trình đã ký kết hợp đồng với các công ty lữ hành và các dịch vụ bổ trợ. - Khách sạn căn hộ cho thuê Khách sạn căn hộ cho thuê thường xây dựng ở các thành phố lớn hoặc ở ngoại ô thành phố. Đối tượng khách thường là các chuyên gia làm việc ở các doanh nghiệp, các nhà khoa học đi giàng dạy và nghiên cứu khoa học cùng gia đình, các thương gia có chi nhánh hoạt động ở nơi có khách sạn, gia đình của các 14
- nhân viên ngoại giao. Thời gian lưu trú dài ngày theo hợp đồng ký kết giữa khách sạn với khách thuê. Tiện nghi phục vụ khá đầy đủ như gia đình, có bếp nấu ăn và có trang bị dụng cụ nấu ăn, có siêu thị cung cấp lương thực thực phẩm, có nhà mẫu giáo, vv - Khách sạn sòng bạc Khách sạn sòng bạc xây dựng ở các khu vui chơi giải trí, ở khu biệt lập với dân cư. Đối tượng phục vụ là các thương gia giàu có, khách chơi bạc, các nhà triệu phú. Thời gian phục vụ ngắn ngày, thường theo lịch chơi bạc. Tiện nghi phục vụ đồng bộ sang trọng và khách sạn được xếp vào thứ hạng cao ở Việt Nam. Nhà nước hạn chế chơi bạc, vì vậy đến nay chỉ có khách sạn sòng bạc ở Đồ Sơn - Hải Phòng và chỉ cho phép khách nước ngoài đến chơi. 3.1.4. Phân loại khách sạn theo mức độ cung ứng dịch vụ Theo tiêu thức phân loại này, hệ thống khách sạn phân ra ba loại: - Khách sạn cao cấp sang trọng (Luxury hotel) Khách sạn cao cấp sang trọng là khách sạn ở thứ hạng cao nhất, thường xếp vào khách sạn 5 sao. Khách sạn được xây dựng ở các thành phố lớn và nơi trung tâm văn hoá, chính trị và tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với quy mô lớn được trang bị các tiện nghi sang trọng đắt tiền và trang trí trang nhã đẹp nhất, cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao nhất, đặc biệt cung cấp các dịch vụ tại buồng, dịch vụ thẩm mỹ, có phòng tiếp khách riêng, có phòng họp hội thảo và họp báo chí. Đối tượng phục vụ thường là các nguyên thủ quốc gia, các nhà chính trị có uy tín ở các nước, các lãnh tụ của các tổ chức đoàn thể, các thương gia giàu có, vv ở các khách sạn này có mức giá lưu trú và các dịch vụ bổ sung cao nhất trong vùng. - Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full service hotel) Loại khách sạn này được trang bị đồng bộ các tiện nghi phục vụ khách và cung cấp các dịch vụ cho khách với chất lượng tốt, nhưng đứng thứ hai sau khách sạn cao cấp. Khách sạn này tương ứng với hạng khách sạn 4 sao. Đối tượng khách phục vụ của khách sạn có khả năng thanh toán và chi tiêu tương đối cao, phục vụ khách dự các cuộc hội nghị, hội thảo của các cơ quan nhà nước, đoàn thể ở cấp trung ương, các cuộc hội thảo quốc tế, vv Vì vậy, mức giá cung cấp các dịch vụ của khách sạn tương đối cao sau khách sạn cao cấp sang trọng. - Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ hạn chế (Limited service hotel) Loại khách sạn này thường được xây dựng ở các thành phố, các trung tâm thương mại và nơi có nhiều tài nguyên du lịch với quy mô trung bình, được trang bị các tiện nghi phục vụ và cung ứng các dịch vụ phục vụ khách ở mức thứ hạng khách sạn 3 sao. Vì vậy, mức giá cung ứng các dịch vụ ở thứ hạng sau hai loại 15
- khách sạn trên. Vì vậy, đối tượng phục vụ của khách sạn tập trung vào khách có khả năng thanh toán trung bình, những đối tượng khách thường mức tiêu dùng hạn chế về số lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ, nhưng phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ trợ cần thiết cho khách như giặt là, cung cấp thông tin, vv - Khách sạn thứ hạng thấp (Bình dân), ( Economy hotel) Loại khách sạn này thường có quy mô nhỏ, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho khách, thường chủ yếu là dịch vụ lưu trú và một số dịch vụ đơn giản đi kèm, có một số khách sạn có dịch vụ ăn uống đơn giản, tiện nghi phục vụ đơn giản. Loại khách sạn này xếp thứ hạng khách sạn từ 1-2 sao, mức giá thấp. 3.1.5. Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005, khách sạn phân loại theo hình thức sở hữu gồm các loại sau: - Khách sạn Nhà nước: là khách sạn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước quản lý, vốn đầu tư của Nhà nước và áp dụng phương thức quản lý theo Luật doanh nghiệp, công ty TNHH một thành viên. Theo cấp quản lý các khách sạn Nhà nước phân ra: các khách sạn thuộc Tổng cục du lịch quản lý và các khách sạn do các địa phương quản lý. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua phần lớn các khách sạn nhỏ và vừa chuyển sang cổ phần hoá và một số khách sạn chuyển quyền sở hữu (Nhà nước bán khách sạn cho các tổ chức và cá nhân). - Khách sạn cổ phần: là loại khách sạn đóng góp vốn bằng số cổ phần và người giữ cổ phần là cổ đông. Hiện nay cổ phần được phép mua bán trên thị trường chứng khoán, cổ đông nào giữ cổ phần trên 50% số vốn góp có quyền tham gia quản lý khách sạn cổ phần. Hàng năm, các cổ đông được quyền nhận cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần tính bằng tiền sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Khách sạn được thành lập theo công ty TNHH: Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên góp vốn kinh doanh. Các thành viên phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp cho công ty, không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ số vốn đóng góp sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Khách sạn tư nhân: là khách sạn do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của khách sạn. - Khách sạn liên doanh: được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh. Khách sạn liên doanh là khách sạn do ít nhất hai thành viên là chủ 16
- sở hữu của khách sạn cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Quản lý khách sạn do các thành viên tham gia và bầu người chịu trách nhiệm chung. Lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. 3.1.6. Phân loại khách sạn theo mức độ liên kết Theo tiêu thức phân loại này, các khách sạn phân ra các loại sau: - Khách sạn độc lập: là khách sạn của các thành phần kinh tế không phụ thuộc vào bất cứ một cấp quản lý nào, có những đặc điểm sau: + Loại khách sạn này không có sự liên kết về quyền sở hữu hay quản lý bất cứ một cấp nào. + Tổ chức kinh doanh và quản lý theo dạng độc quyền hoạt động nếu có lợi thế tự do cạnh tranh thu hút khách. + Hướng kinh doanh rất mềm dẻo, rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh. + Nhưng có bất lợi nếu vị thế trên thị trường giảm sút, dễ bị phá sản. - Khách sạn tập đoàn: được hình thành theo nhóm công ty do Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định. Khách sạn tập đoàn là tập hợp các khách sạn có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. NHóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn khách sạn. Loại hình khách sạn này có những đặc điểm sau: + Cung cấp các dịch vụ về số lượng và chất lượng, trang thiết bị phục vụ khách và giá cả đều được tiêu chuẩn hoá theo quy định của tập đoàn. + Các khách sạn trong tập đoàn chịu sự quản lý của tập đoàn về các chính sách, quy trình hoạt động, những quy định tiêu chuẩn tối thiểu. + Thiết lập quan hệ giữa lãnh đạo tập đoàn với các khách sạn theo những quy định chung của tập đoàn và phải phát huy tính độc lập và bình đẳng của các khách sạn phụ thuộc, quản lý tập đoàn không can thiệp sâu vào quản lý kinh doanh của các khách sạn ngoài quy định chung. 3.2. Xếp hạng khách sạn 3.2.1. Mục đích của xếp hạng khách sạn Từ khi ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng hình thành và phát triển, các nước trên thế giới đã xác định các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn để bảo đảm chất lượng phục vụ khách. Từ đó đến nay các quốc gia đã hoàn thiện tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn và tổ chức du lịch thế giới đã ban hành tiêu chuẩn khung phân hạng khách sạn và hướng dẫn các quốc gia nghiên cứu thực hiện. 17
- Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn giữ vị trí quan trọng để phát triển du lịch nói chung và khách sạn nói riêng. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn nhằm đạt những mục đích sau: - Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách, bảo đảm lợi ích của khách du lịch, làm cơ sở để khách biết và quản lý chất lượng dịch vụ mình được hưởng. Đây là mục đích của tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn nhằm thu hút khách, phát triển các nguồn khách tiềm ẩn để phát triển du lịch với tốc độ nhanh. - Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn làm cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể như: tiêu chuẩn thiết kế xây dựng khách sạn, tiêu chuẩn trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách, tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo bồi dưỡng nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn cung ứng các loại dịch vụ và chất lượng dịch vụ phục vụ khách. - Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn nhằm đảm bảo tính thống nhất chất lượng phục vụ khách giữa các loại khách sạn trong từng quốc gia và giữa các quốc gia. Đây là mục đích đảm bảo tính đồng đều về số lượng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách trên toàn thế giới. - Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn là cơ sở để các nhà quản lý, các chủ đầu tư giám sát phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật và cấp vốn cho xây dựng khách sạn và nâng cấp các khách sạn cũ, đồng thời làm cơ sở để kiểm tra giám sát chất lượng xây dựng khách sạn và cung cấp các thiết bị, tiện nghi phục vụ khách. - Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn làm cơ sở để xác định giá cả dịch vụ của khách sạn và xây dựng chính sách giá phù hợp từng hạng khách sạn và phù hợp với cơ chế thị trường. 3.2.2. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở nước ta Căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của tổ chức du lịch quốc tế và căn cứ vào đặc điểm ở nước ta, Tổng cục du lịch đã ban hành tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, kèm theo quyết định số 02/2001/QĐ - TCDL ngày 27/4/2001. a) Những quy định chung Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn phải đạt những yêu cầu chung sau: - Phải đảm bảo tiêu chuẩn tương xứng với tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của Việt Nam. - Khách sạn, công trình kiến trúc xây dựng độc lập, có quy mô ít nhất 10 buồng. - Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được đánh giá qua các chỉ tiêu: 18
- Vị trí kiến trúc Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ Dịch vụ và mức độ dịch vụ Nhân viên phục vụ Vệ sinh - Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách. b) Những yêu cầu chung của từng tiêu chuẩn 1- Vị trí kiến trúc - Vị trí khách sạn xây dựng phải cách xa bệnh viện, trường học ít nhất 100 m, không được nằm trong khu vực an ninh quốc phòng và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định. - Thiết kế kiến trúc theo dây chuyền một chiều giữa các bộ phận bảo đảm thực hiện phục vụ khách; cửa ra vào thuận tiện, tối thiểu 2 cửa, một cửa dành riêng cho khách và một cửa dành riêng cho nhân viên, có chỗ để xe cho khách; diện tích buồng ngủ tối thiểu đối với buồng đôi là 14 m2, buồng đơn 9 m2 và phòng vệ sinh 4 m2. Tiền sảnh phải đủ rộng để đón khách và phù hợp với quy mô của khách sạn; phòng vệ sinh ở các khu vực công cộng, phòng nam riêng, nữ riêng. 2- Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ - Hệ thống điện phải đảm bảo độ chiếu sáng theo yêu cầu của từng khu vực, cung cấp điện 24/24 giờ, có hệ thống cấp cứu khi có sự cố. - Hệ thống cấp nứơc đầy đủ cho sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy 24/24 giờ, cấp nước nóng 24/24 giờ, hệ thống xử lý nước thải và rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường. - Trang bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống báo cứu hoả. - Phòng vệ sinh công cộng có trang bị máy hơ tay hoặc khăn tay. 3 - Dịch vụ và mức độ dịch vụ Các dịch vụ được quy định theo từng hạng khách sạn và phải luôn sẵn sàng phục vụ. 4 - Nhân viên phục vụ - Về nghiệp vụ phải qua đào tạo và bố trí theo đúng chuyên ngành. - Về sức khỏe phải qua kiểm tra sức khoẻ và có giấy chứng nhận của ngành y tế. - Về trang phục phải mặc đồng phục đúng theo quy định của khách sạn đối với từng chức danh và từng bộ phận trong giờ làm việc. 19
- 5 - Vệ sinh Phải thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh trong các lĩnh vực: Vệ sinh trong khu vực khách sạn Vệ sinh trang thiét bị, dụng cụ phục vụ khách sạn Vệ sinh thực phẩm Vệ sinh cá nhân đối với nhân viên phục vụ Trên đây là những yêu cầu chung có tính bắt buộc các khách sạn phải nghiêm chỉnh chấp hành. Căn cứ vào những yêu cầu chung trên, quyết định 02/2001/QĐ - TCDL cũng ban hành tiêu chuẩn của từng hạng khách sạn theo nội sung của 5 chỉ tiêu trên, đồng thời ban hành biểu điểm xếp hạng; căn cứ kết quả kiểm tra và đánh giá để xếp hạng khách sạn như sau: 1 sao: 230 trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 100 2 sao: 300 trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 140 3 sao: 450 trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 50 4 sao: 630 trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 110 5 sao: 700 trong đó điểm trang thiết bị tối thiểu 140 IV.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng, thể hiện trên các mặt sau: 4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch Như chúng ta đều biết, kinh daonh khách sạn đòi hỏi phảI có cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn hảo, đồng bộ, văn minh và hiện đại. Sự phát triển du lịch phụ thuộc trực tiếp vào phát triển kinh doanh khách sạn, mà trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật; thể hiện trên các mặt sau: - Phát triển hệ thống khách sạn phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và phản ánh sự phát triển du lịch ở địa phương và quốc gia. - Doanh thu của khách sạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu du lịch, các nhà quản lý du lịch ước tính tỷ trọng doanh thu khách sạn chiếm trên dưới 50% tổng doanh thu du lịch. Vì phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến du lịch đều đến lưu trú tại khách sạn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn đại diện cung du lịch. Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách đòi hỏi phảI có lượng cung đáp ứng. Cung ở đây thể hiện chủ yếu số lượng buồng ngủ. Trên thực tế, ở nước ta đến mùa du lịch 20