Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Huế

“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”1
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”2.
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa
dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để
đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ
sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách
có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải
pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của
hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một 
cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với
yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh
cao 
pdf 170 trang hoanghoa 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_truong_dai_hoc_hue.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Huế

  1. TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh (+/-) 1 Doanh thu bán hàng (1000 đ) 100.000 120.000 +20.000 2 Khối lượng tiêu thụ (cái) 1.000 1.250 +250 3 Giá bán đơn vị (1000 đồng) 100 96 - 4 Trong đó: khối lượng là nhân tố phản ánh về mặt lượng được xếp vào vị trí 1 và thay thế trước rồi đến nhân tố giá, phản ánh về mặt chất được thay thế sau. Ta có thể ký hiệu: - Doanh thu D, năm trước D0 và năm nay D1 - Khối lượng tiêu thụ Q, năm trước Q0 và năm nay Q1 - Giá bán đơn vị: g, năm trước g0 và năm nay g1 Ta có: D1 = Q1 x g1 và D0 = Q0 x g0 Nếu so sánh năm nay và năm trước về doanh thu ta được chênh lệch doanh thu hay đối tượng phân tích. UD = D1 - D0 = 120.000 nghìn đ - 100.000 nghìn đ = +20.000 nghìn đồng Phần chênh lệch này sẽ do ảnh hưởng của 2 nhân tố là khối lượng và giá bán. - Các nhân tố ảnh hưởng: + Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ Q UDQ = Q1.g0 - Q0.g0 = 1.250 x 100 - 100.000 = +25.000 nghìn đồng + Do ảnh hưởng nhân tố giá bán đơn vị UDg = Q1.g1 - Q1.g0 = 1.250 x 96 - 1.250 x 100 = - 5.000 nghìn đồng - Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố ∆DQ + ∆Dg = 25.000 + (-5.000) = +20.000 = ∆D 1.2.3. Phương pháp liên hệ Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau, giữa các mặt, các bộ phận Ðể lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến các phương pháp liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính và phi tuyến tính vv. a) Phương pháp liên hệ cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN hình thành nhiều mối liên hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình KD. Ví dụ như giữa TS và nguồn vốn KD, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử dụng vật tư trong SXKD. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. Ðể minh họa, chúng ta sử dụng bảng cân đối kế toán (Bảng 3). Bảng 3: Bảng cân đối tài sản năm 2003 của doanh nghiệp X - 9 -
  2. Ðầu Cuối Chênh Ðầu Cuối Chênh Tài sản Nguồn vốn năm năm lệch năm năm lệch A. TSLÐ và ÐTNH 400 430 +30 A. Nợ phải trả 300 330 +30 1. Vốn bằng tiền 50 60 +10 1. Ngắn hạn 100 80 -20 2. Phải thu 100 120 +20 2. Dài hạn 200 250 +50 3. Tồn kho 250 250 - B. Vốn C.S. H 700 770 +70 B. TSCÐ và 1. Nguồn vốn 600 670 +70 700 770 +70 ÐTDH quỹ 2. Nguồn vốn 1. TSCÐ 500 600 +100 550 550 - KD 2. ÐTDH 100 70 -30 - Lãi để lại 150 220 +70 Cộng vốn 1.000 1.100 +100 Cộng nguồn 1.000 1.100 +100 Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn của DN. Cụ thể là: Tổng tài sản cũng như nguồn vốn giữa cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 100 triệu đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng này là: - Xét về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 100 triệu đồng và sau đó là các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30 trđ. - Xét về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng là do tiền lãi để lại 70 triệu đồng và nợ dài hạn 50 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh không đổi, còn nợ ngắn hạn giảm 20 trđ. Tình hình trên cho phép chúng ta kết luận: Trong kỳ, DN đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ và kết quả hoạt động kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, tiền lãi để lại tăng 70 triệu đồng. Cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số bằng phương pháp liên hệ cân đối, có thể lấy ví dụ về sự liên hệ giữa nguồn huy động và sử dụng một loại vật tư làm ví dụ phân tích (Bảng 4). Bảng 4: Bảng cân đối vật tư của một DN X Ðơn vị tính: tấn Năm Chên Năm Chên Năm Năm Nguồn vật tư trướ Sử dụng vật tư h nay h lệch trước nay c lệch Tồn kho kỳ trước 200 220 +20 Hao phí cho SX 600 590 -10 Tự khai thác 200 240 +40 Hao hụt đ. mức - 40 +40 Mua hợp đồng 400 360 -40 Tồn kho kỳ sau 200 190 -10 Cộng 800 820 +20 Cộng 800 820 +20 Dựa vào mức chênh lệch của từng nhân tố ở bảng trên ta có thể phân loại, lập và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật tư theo số liệu Bảng 5 như sau: Bảng 5: Bảng cân đối các nhân tố ảnh hưởng đến Nguồn vật tư Nhân tố làm tăng nguồn Số lượng Nhân tố làm giảm nguồn Số lượng 1. Tăng tồn kho đầu kỳ 20 1. Giảm mua hợp đồng 40 2. Tăng tự khai thác 40 2. Giảm do hao hụt 40 - 10 -
  3. 3. Giảm chi cho S.Xuất 10 4. Giảm tồn kho cuối kỳ 10 Cộng 80 Cộng 80 Kết quả cân đối các nhân tố trên cho thấy: Nhân tố chủ yếu để tăng nguồn vật tư là do tăng tồn kho kỳ trước và tăng nguồn tự tìm kiếm trong khi nguồn hợp đồng giảm, phần khác trong khi giảm chi cho sản xuất thì tồn kho lại quá lớn. b) Phương pháp liên hệ trực tuyến Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích, chẳng hạn doanh thu có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra và giá bán ra, lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với giá thành, với tiền thuế Trong mối liên hệ trực tiếp này, theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan hệ chủ yếu: + Liên hệ trực tiếp: Giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá thành Trong những trường hợp này, các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: Giá bán tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng + Liên hệ gián tiếp: Là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. Trong trường hợp cần thống kê số liệu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác của mối liên hệ thì hệ số này được xác định theo công thức chung của hệ số tương quan. c) Phương pháp liên hệ phi tuyến tính Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn luôn biến đổi: Liên hệ giữa năng suất, sản lượng cây lâu năm (cao su, cà phê) với số năm khai thác, giữa lượng phân bón với năng suất cây trồng, giữa lượng vốn sử dụng với tỷ suất sinh lời của vốn Trong những trường hợp này, mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích (hàm số) với các nhân tố (biến số) thường có dạng hàm luỹ thừa. Ðể quy về hàm tuyến tính, người ta dùng các thuật toán khác nhau như phép loga, bảng tương quan và phương trình chuẩn tắc Cũng có thể dùng vi phân hàm số của giải tích toán học để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên những mối liên hệ phức tạp này chỉ sử dụng trong phân tích chuyên đề hoặc trong phân tích đồng bộ phục vụ cho yêu cầu của quản lý. 1.2.4. Phương pháp chi tiết Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: a) Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết qủa sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp cần được chi tiết thành các bộ phận: Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của DN, giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng, giá trị của dụng cụ tự chế, giá trị của sản phẩm dở dang Trong xây dựng, trước hết cần chi tiết thành giá trị xây và lắp đặt cấu kiện, sau - 11 -
  4. đó trong phần xây cần phải chi tiết đến các phần đổ bê tông, xây tường, móng v v. Trong phân tích giá thành thường được phân thành các bộ phận như: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, động lực, chi phí tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân xưởng Các bộ phận lại chi tiết bao gồm nhiều yếu tố cụ thể khác nhau, ví dụ như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ, của nhân viên quản lý phân xưởng, hao mòn TSCĐ chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng b) Chi tiết theo thời gian Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau, ví dụ: Giá trị sản lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thường phải thực hiện theo từng tháng, từng quý trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như: Lượng hàng hoá mua vào, dự trữ với lượng hàng bán ra; lượng vốn được cấp (huy động) với công việc xây lắp hoàn thành; lượng nguyên vật liệu cấp phát với khối lượng sản phẩm sản xuất Từ đó phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh. c) Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được thực hiện bởi các bộ phận, phân xưởng, đội, tổ sản xuất hay của các cửa hàng trang trại, xí nghiệp trực thuộc DN. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: Khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ. 1.3. Trình tự tiến hành phân tích HĐKD 1.3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh a) Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích chia làm ba hình thức: - Phân tích trước khi kinh doanh - Phân tích trong kinh doanh - Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh Phân tích trước khi kinh doanh còn được gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Phân tích tương lai - 12 -
  5. được sử dụng nhiều và thích hợp với các DN trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường toàn bộ các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp đều phải tự tính toán, nên họ phải sử dụng các phương pháp phân tích tương lai để nhận thức được tình hình biến động của thị trường từ đó để đề ra các mục tiêu kế hoạch. Phân tích trong KD còn được gọi là phân tích hiện tại(hay tác nghiệp), là quá trình phân tích cùng với quá trình KD. Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra. Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích quá khứ. Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức được xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. Kết quả phân tích cho ta nhận thức được tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo. b) Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo phân tích chia làm phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ. Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình thực hiện kinh doanh, kết quả phân tích giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu đạt ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho DN có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thường xuyên. Phân tích định kỳ đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ, thường là quý, 6 tháng hoặc năm. Phân tích định kỳ được thực hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm đánh giá kết qủa kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kỳ sau. c) Căn cứ theo nội dung phân tích Căn cứ theo nội dung phân tích chia thành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích chuyên đề Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ): là việc tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố; nguyên nhân bên ngoài. Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ như các yếu tố về tình hình sử dụng lao động, về sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc tình hình sử dụng vốn Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào đó trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như ở bộ phận quản lý sản xuất, ở cửa hàng hoặc một bộ phận theo chức năng quản lý nào đó, nhằm đánh giá tình hình thực hiện chức năng quản lý ở bộ phận đó. Tóm lại, việc đạt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra. Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất. 1.3.2. Trình tự tiến hành phân tích - 13 -
  6. Công tác PTKD ở doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình, điều kiện, quy mô kinh koanh và trình độ quản lý ở DN. Do vậy, công tác tổ chức phân tích cần phải đặt ra như thế nào để thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh của DN. Công tác tổ chức phân tích kinh doanh, thường được tiến hành theo ba bước: - Chuẩn bị cho quá trình phân tích - Tiến hành phân tích - Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích Nội dung của ba bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi phân tích đặt ra. Ba bước tiến hành đều có mối liên hệ nhân quả với nhau, do đó một trong ba bước trên không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân tích. Chuẩn bị cho quá trình phân tích hay còn gọi là lập kế hoạch cho phân tích. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp mà xác định nội dung cần phân tích, thời gian cần tiến hành phân tích, nhân sự tham gia, tài liệu chuẩn bị cho phân tích Ở bước này đáng chú ý là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tài liệu phân tích. Tiến hành phân tích là bước căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định đối tượng phân tích, sử dụng các đối tượng phân tích riêng có để chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện cho việc đánh giá đúng kết quả kinh doanh của DN. Cuối cùng trên cơ sở kết quả phân tích trên, phải tổng hợp và đánh giá được bản chất hoạt động kinh doanh của DN, chỉ rõ những nhược điểm trong quá trình quản lý DN. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. ٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ - 14 -
  7. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG I I. Khái niệm “Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”. II. Đối tượng: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. III. Các phương pháp phân tích: 1) Phương pháp so sánh: a) Tiêu chuẩn so sánh: - Tài liệu năm trước ( kỳ trước). - Các mục tiêu đã dự kiến ( Tài liệu kế hoạch, định mức). - Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh. b) Điều kiện so sánh: Chỉ tiêu dùng để so sánh phải: - Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. - Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường. c) Kỹ thuật so sánh: Š So sánh bằng so tuyệt đối: Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích - Trị số kỳ gốc Š So sánh bằng số tương đối: * Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: Số tương đối hoàn thành Trị số kỳ phân tích = x 100% kế hoạch theo tỷ lệ % Trị số kỳ kế hoạch So sánh số tương đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả vừa tính được với 100%. * So sánh bằng Số tương đối có điều chỉnh theo hướng quy mô chung: Mức biến động Chỉ tiêu kỳ Chỉ tiêu Hệ số = - x tương đối phân tích kỳ gốc điều chỉnh * Số tương đối kết cấu: Trị số của 1 bộ phận Số tương đối kết cấu = x 100% Trị số của tổng thể - 15 -
  8. So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. * Số tương đối động thái: Trị số của kỳ phân tích Số tương đối động thái = Trị số của kỳ gốc Kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn. Š So sánh bằng số bình quân: x. f X = ∑ i i ∑ fi 2. Phương pháp loại trừ: Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Gồm 2 phương pháp: a) Phương pháp thay thế liên hoàn: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: A1 - A0 = ΔA Bước 2: Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a . b . c Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc Thế lần 1: a1.b0.c0 Thế lần 2: a1.b1.c0 Thế lần 3: a1.b1.c1 Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích: + Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔAa + Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔAb + Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔAc Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔAa + ΔAb + ΔAc = ΔA Đưa ra nhận xét. b) Phương pháp số chênh lệch: Tuân thủ đầy đủ các bước của thay thế liên hoàn, chỉ khác khi xác định ảnh hưởng của từng nhân tố: - 16 -
  9. + Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) .b0.c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 -b0) .c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c: = a1.b1.(c1-c0) 3. Phương pháp liên hệ cân đối: Giả sử có chỉ tiêu A = a + b - c Đối tượng phân tích: ΔA = A1 - A0 Ảnh hưởng của các nhân tố: + Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) + Ảnh hưởng của nhân tố b: = (b1 -b0) + Ảnh hưởng của nhân tố c: = - (c1-c0) 4. Phương pháp chi tiết: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu - Chi tiết theo thời gian - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh IV. Trình tự tiến hành phân tích - Chuẩn bị cho quá trình phân tích - Tiến hành phân tích - Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích Nội dung của ba bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi phân tích đặt ra. Ba bước tiến hành đều có mối liên hệ nhân quả với nhau, do đó một trong ba bước trên không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân tích. ٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ - 17 -
  10. CÂU HỎI và BÀI TẬP CHƯƠNG I I. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh? 2. Việc phân tích hoạt động kinh doanh mang lại những lợi ích gì? 3. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là gì? 4. Để thực hiện phương pháp so sánh cần phải quan tâm những vấn đề cơ bản nào? 5. Trình bày các bước tiến hành phương pháp thay thế liên hoàn?Cho ví dụ minh họa? 6. Cho biết sự khác nhau giữa phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch? 7. Trình bày phương pháp liên hệ cân đối? 8. Trình bày phương pháp chi tiết? 9. Trình bày khái quát trình tự tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh?. II. Bài tập Bài 1: Tình hình về tổng sản lượng lúa của nông trường X biến động qua các năm được tổng hợp thông qua Bảng sau: Năm 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Sản lượng (tấn) 2000 2200 2640 2904 Yêu cầu: Hãy đánh giá tốc độ phát triển tổng sản lượng lúa của nông trường X. Bài 2: Có tài liệu về khối lượng sản phẩm sản xuất, mức giờ công cho 1 sản phẩm và đơn giá giờ công qua 2 năm ở một Doanh nghiệp tại Huế như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất Sản phẩm 1.000 1.100 2. Mức giờ công cho 1 sản phẩm Giờ/sản 8 7,5 phẩm 3. Đơn giá giờ công Đồng/giờ 3.000 3.200 Hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu chi phí tiền lương. Bài 3: Giả sử chỉ tiêu A có mối liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng như sau: - 18 -