Giáo trình Luật và chính sách quản lý kiến trúc đo thị
Khái niệm
Cho đến nay, nhận thức về TKĐT trên thế giới nói chung vẫn chưa thống nhất, có 3
cách hiểu về TKĐT là:
- Thứ nhất: thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức không gian đô thị, "nghệ thuật tạo lập
và bảo tồn môi trường vật thể đô thị"; " nghệ thuật thiết kế mọi thứ vật thể thuộc về
đô thị, trừ các công trình kiến trúc, xây dựng" (Jonathan Barnett, M. Perfect & G.
Power, Anh).
- Nhóm quan điểm thứ hai: nhìn nhận TKĐT là qui trình, phương pháp thiết kế độc
lập tách biệt vừa là cầu nối giữa với QHXD và thiết kế kiến trúc, có đối tượng là
tổng thể đô thị hoặc khu đô thị; là thiết kế chi tiết xây dựng các tổng thể kiến trúc
đô thị.
- Cách hiểu thứ ba coi thiết kế đô thị là mục tiêu vừa là nội dung có tính xuyên suốt,
thuộc về phạm trù quy hoạch xây dựng đô thị, gắn với quá trình xây dựng và phát
triển đô thị. TKĐT là trình tự, phương pháp vừa là sản phẩm của nghệ thuật tổ chức
không gian đô thị.
Xuất phát từ quan điểm đô thị là tổng thể thống nhất được hình thành từ các yếu tố
tự nhiên và nhân tạo, mang nội hàm công năng, kinh tế, kỹ thuật và văn hoá tinh
thần, có thể hiểu thiết kế đô thị là : "nội dung có tính xuyên suốt của QHXD đô thị,
với mục tiêu chủ yếu là tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất
lượng thẩm mỹ, nghệ thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị".
Thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức cơ cấu, tạo lập mối quan hệ giữa các yếu tố (
nhân tạo, tự nhiên )không gian đô thị, là tổ chức mặt bằng, cơ cấu chức năng, hình
khối, tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa các thành phần kiến tạo theo yêu cầu
nghệ thuật và công năng đô thị, là quá trình không mang tính nghệ thuật thuần tuý,
không gian đô thị bao hàm giá trị công năng, giá trị văn hoá, hình thái nghệ thuật,
bao hàm hoạt động kinh tế, xã hội của con người.
Nội hàm của TKĐT:
- Thiết kế đô thị vừa là mục tiêu của QHXD;
- Là nội dung của QHXD;
- Là Qui trình thiết kế của QHXD
- Thiết kế đô thị là cầu nối giữa QHXD và KT;
- Cơ sở cho thiết kế kiến trúc về các mặt: tính chất, vị trí, lối ra vào chủ yếu, hình
thái, không gian màu sắc, phong cách, v.v...của công trình kiến trúc phù hợp với
KTCQ khu vực;
Cho đến nay, nhận thức về TKĐT trên thế giới nói chung vẫn chưa thống nhất, có 3
cách hiểu về TKĐT là:
- Thứ nhất: thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức không gian đô thị, "nghệ thuật tạo lập
và bảo tồn môi trường vật thể đô thị"; " nghệ thuật thiết kế mọi thứ vật thể thuộc về
đô thị, trừ các công trình kiến trúc, xây dựng" (Jonathan Barnett, M. Perfect & G.
Power, Anh).
- Nhóm quan điểm thứ hai: nhìn nhận TKĐT là qui trình, phương pháp thiết kế độc
lập tách biệt vừa là cầu nối giữa với QHXD và thiết kế kiến trúc, có đối tượng là
tổng thể đô thị hoặc khu đô thị; là thiết kế chi tiết xây dựng các tổng thể kiến trúc
đô thị.
- Cách hiểu thứ ba coi thiết kế đô thị là mục tiêu vừa là nội dung có tính xuyên suốt,
thuộc về phạm trù quy hoạch xây dựng đô thị, gắn với quá trình xây dựng và phát
triển đô thị. TKĐT là trình tự, phương pháp vừa là sản phẩm của nghệ thuật tổ chức
không gian đô thị.
Xuất phát từ quan điểm đô thị là tổng thể thống nhất được hình thành từ các yếu tố
tự nhiên và nhân tạo, mang nội hàm công năng, kinh tế, kỹ thuật và văn hoá tinh
thần, có thể hiểu thiết kế đô thị là : "nội dung có tính xuyên suốt của QHXD đô thị,
với mục tiêu chủ yếu là tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất
lượng thẩm mỹ, nghệ thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị".
Thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức cơ cấu, tạo lập mối quan hệ giữa các yếu tố (
nhân tạo, tự nhiên )không gian đô thị, là tổ chức mặt bằng, cơ cấu chức năng, hình
khối, tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa các thành phần kiến tạo theo yêu cầu
nghệ thuật và công năng đô thị, là quá trình không mang tính nghệ thuật thuần tuý,
không gian đô thị bao hàm giá trị công năng, giá trị văn hoá, hình thái nghệ thuật,
bao hàm hoạt động kinh tế, xã hội của con người.
Nội hàm của TKĐT:
- Thiết kế đô thị vừa là mục tiêu của QHXD;
- Là nội dung của QHXD;
- Là Qui trình thiết kế của QHXD
- Thiết kế đô thị là cầu nối giữa QHXD và KT;
- Cơ sở cho thiết kế kiến trúc về các mặt: tính chất, vị trí, lối ra vào chủ yếu, hình
thái, không gian màu sắc, phong cách, v.v...của công trình kiến trúc phù hợp với
KTCQ khu vực;
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật và chính sách quản lý kiến trúc đo thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_luat_va_chinh_sach_quan_ly_kien_truc_do_thi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Luật và chính sách quản lý kiến trúc đo thị
- Luật qui hoạch( được ban hành ở Anh, Ba lan, Cu ba, Nhật bản ) luật bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích,vv qui định cụ thể về nội dung, trình tự kiểm soát xây dựng các công trình kiến trúc theo qui hoạch, như cấp phép qui hoạch, cấp phép xây dựng ( các nước EU, Nhật bản ); qui định bảo tồn, tôn tạo di tích, cảnh quan thiên nhiên,vv - Văn bản dưới luật: Gồm hệ thống các qui phạm, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng ( Standars, buildingcods ), qui định về kiến trúc-cảnh quan, an toàn PCCC, giao thông, vệ sinh, môi trường,vv đối với đô thị nhiều nước ( Mỹ, Úc, Anh,vv ) đồ án qui hoạch xây dựng cấp địa phương là cơ sở để soạn thảo thành văn bản qui định pháp lý để quản lý kiến trúc cảnh quan. c/ Qui chế quản lý phát triển kiến trúc-cảnh quan đô thị Bao gồm: - Phân vùng quản lý phát triển Đối với đa số các nước trên thế giới, hệ thống phân khu ( zonning) được áp dụng là cơ sở lập các qui định kiểm soát phát triển không gian đô thị. các thành phần quản lý kiến trúc-cảnh quan đô thị được xác định gồm một số thành phần chủ yếu, tuỳ thuộc vào tính chất, qui mô đô thị, ví dụ tại thành phố Melbourne, Australia gồm 11 thành phần: + Mạng đường phố; + Một số phố đặc thù; + Tuyến cảnhquan ven sông; + Trung tâm giao dịch,thương mại (CBD); + Hệ thống đường xe điện nội đô; + Các công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng; + Hệ thống đường đi bộ, đường dạo; + Các công trình có giá trị sử dụng, kiến trúc, nghệ thuật nổi bật; + Quảng trường; + Công viên, cây xanh; + Di tích lịch sử, khu bảo tồn. Không gian kiến trúc các đô thị Mỹ thường được chia thành 16 thành phần. Nói chung việc phân vùng quản lý ở một số nước đều được xác định ở các qui mô, từ vùng lãnh thổ, như đô thị, khu dân cư nông thôn, công nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, vùng cảnh quan, du lịch, vùng bảo tồn sinh thái, di tích lịch sử; đến qui mô đô thị gồm bộ khung công năng-kiến trúc-cảnh quan như hệ thống giao thông ( đường đô thị, đường đối ngoại, cao tốc, hệ thống đường đi bộ); hệ thống không gian trống, khu cây xanh, cảnh quan; các tuyến, trục bố cục không gian chính, cửa ô ( lối vào) chính của đô thị; khu vực ngoại thành; khu phố cổ, di tích lịch sử; và các yếu tố kiến trúc nhỏ như ghế ngồi, trạm điện thoại công cộng; hệ thống biển báo chỉ dẫn, quảng cáo, tranh hoành tráng, tượng đài; các khu đặc biệt khác, vv - Các qui định quản lý kiến trúc-cảnh quan đô thị 10 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- Những qui định quản lý đối với các thành phần thiết kế thường bao gồm các nguyên tắc thiết kế, qui định về tính chất công trình, sử dụng đất, mối quan hệ giữa công trình với khu vực lân cận, yêu cầu về hạ tầng, môi trường, kiến trúc công trình ( mật độ xây dựng, khoảng lùi, độ cao, hình thái kiến trúc) , vv ), bảo tồn kiến trúc, hướng nhìn cảnh quan, bộ mặt kiến trúc đô thị vv Ví dụ qui định về quản lý kiến trúc một số đô thị Pháp, gồm: + Sử dụng đất: Các loại công trình theo chức năng riêng, hỗn hợp; + Số tầng tối đa, tầng cao bắt buộc, giới hạn số tầng có thể thay đổi; + Kỹ thuật xây dựng công trình; + Kích thước tối thiểu lô đất: chiều rộng, chiều sâu tối tiểu,vv + Hình thái kiến trúc công trình: + Dạng mái nhà ( nhà chính, nhà phụ), độ dốc mái, vật liệu mái, côn sơn, mái thụt; + Mặt đứng kiến trúc: mặt chính, vật liệu màu sắc, bố cục mặt đứng, hiên, veranda, cổng,vv + Tầng cao: số tầng, độ cao tầng trệt, móng nhà, giọt gianh, cửa đi, cửa sổ,vv + Ngoại thất, sân vườn: Vật liệu, xây xanh, hình thức bố trí, hàng rào, công trình phụ; - Thiết bị kỹ thuật đô thị: Nơi để xe, cửa kính, quảng cáo, ăng ten TV, cột, trạm điện thoại,vv - Hình thức kiểm soát kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc kiểm soát xây dựng đô thị bảo đảm yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan thông qua cấp phép qui hoạch và cấp phép xây dựng. Tuỳ thuộc điều kiện luật pháp, mỗi nước có qui định riêng về nội dung và trình tự quản lý, kiểm soát xây dựng. Tại Anh, việc xin cấp phép qui hoạch mang tính bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng mới hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng và tách biệt với việc xin giấy phép xây dựng. Các nước Pháp, Hà Lan, Đức, việc cấp phép qui hoạch thực hiện đồng thời trong quá trình cấp phép xây dựng. Nói chung cấp phép qui hoạch là điều kiện quan trọng để công trình được xây dựng theo qui hoạch. Nội dung để cơ quan quản lý nhà nước, thường là cấp địa phương, xem xét khi cấp phép qui hoạch là về vị trí công trình, đặc thù kiến trúc, mốiquan hệ công trình với xung quanh về cảnh quan, môi trường, tính chất sử dụng, bảo tồn di tích, hiệu quả về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường của công trình và điều kiện, yêu cầu về cơ sở hạ tầng. d/ Quản lý hành nghề kiến trúc và bảo hộ quyền tác giả Vai trò cá nhân kiến trúc sư và những người sáng tác kiến trúc, thiết kế cảnh quan đô thị rất quan trong trong thiết kế, cải tạo và xây dựng các công trình kiến trúc, cảnh quan, di tích lịch sử phù hợp với qui hoạch và luật pháp, bảo đảm an toàn, gìn giữ cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử. Chất lượng của kiến trúc, kiến trúc, cảnh quan đô thị phụ thuộc vào chất lương jsáng tác của họ. Do đó để kiểm soát và bảo đảm phát huy sự sáng tạo của giới KTS, nhiều nước đã ban hành luật về kiến trúc, luật hành nghề kiến trúc, luật về quyền tác giả như Trung Quốc, Thái Lan, Nga, Nhật, vv 11 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- Các bộ luật về kiến trúc, hành nghề kiến trúc, luật về quyền tác giả qui định điều kiện về thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc, nội dung hành nghề của kiến trúc sư trong sáng tác kiến trúc, cảnh quan đô thị, trách nhiện, quyền hạn, bảo vệ quyền tác giải đối với tác phẩm kiến trúc, quản lý nhà nước, xã hội đối với cá nhân kiến trúc sư và hoạt động hành nghề kiến trúc. 2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý KTCQĐT - Tính chất đô thị về xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, giải trí v.v của đô thị hiện đại ngày càng phức tạp, đòi hỏi nhiệm vụ QLĐT càng nặng nề phức tạp hơn. Công năng đô thị ngày càng phức tạp: Các công năng xã hội, kinh tế, giao thông, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, giải trí v.v của đô thịphát triển, khiến cho đô thị hiện đại ngày càng trở thành thực thể hữu cơ của hệ thống mạnh lưới đan xen phưcs tạp. Thiết kế đô thị phải giải quyết vấn đề công năng đô thị phức tạp hơn nhiều so với thời cổ đại và ngay cả với thời cận đại. - Tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ rất lớn của kỹ thuật công trình hiện đại như kỹ thuạt xay dựng siêu cao tầng, không gian lớn, hệ thống giao thông lập nhiều tầng, kỹ thuật làm cầu có khẩu độ lớn, mà lại nhẹ, vật liệu xây dựng mới mẻ và nhiều màu, các loại nguồn ánh sáng mới có độ sáng và màu sắc hơn hẳn trước đâyv.v , manh lại điều kiện và biện pháp kỹ thuật chưa từng có cho thiết kế đô thị hiện đại. - Các loại thay đổi của xã hội hậu công nghiệp: Sự đạt tới xã hội thông tin, yêu càu tối ưu hoá môi trường sinh thái, tư tưởng phát triển bền vữngv.v mang lai cho thiết kế đô thị những ảnh hưởng và nhân tố mới. Thiết kế "màu xanh" bắt đầu trở thành thời thượng và xu thế mới. - Ảnh hưởng quan trọng của "trở về nhân tính". Lý luận cơ bản của thiết kế đô thị hiện đại " coi con người là trung tâm" đã trở thành dòng chính. - Con người là trung tâm đã trở thành cơ sở lý luận của QHXD đô thị hiện đại. - Vấn đề đói nghèo trong đô thị đòi hỏi những giải pháp tổng hợp kinnh tế-xã hội- chính trị Quy hoạch đô thị hiện đại phát triển và thay đổi rất lớn, nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển đô thị ngày càng phức tạp; tác dụng của chiến lược phát triển vùng, các chính sách và cơ chế quản lý ngày càng quan trọng. Quy hoạch đô thị đang tiến tới tổng hợp vè vĩ mô, mang đậm tính chiến lược và tính kế hoạch, phân ranh giới với thiết kế đô thị, tạo ra môi trường không gian vật chất đô thị là chủ yếu. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM 1. Những thành tựu phát triển và quản lý kiến trúc 1.1. Về phát triển kiến trúc 1.1.1. Ở khu vực đô thị 12 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- Đô thị là địa bàn thuận lợi nhất để thu hút các nguồn đầu tư. Tại đây, kiến trúc đã phát triển khá mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể hiện ở các mặt sau: a/ Phạm vi hoặc địa bàn phát triển kiến trúc đã không ngừng được mở rộng cùng với quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển đô thị. Năm 1995, cả nước có trên 400 đô thị với dân số đô thị là 11,8 triệu người, chiếm 20% số dân toàn quốc, nhưng đến nam 2000 mạng lưới đô thị đã được phát triển và mở rộng với 646 đô thị cùng với khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 24% dân số toàn quốc. Sự phát triển các đô thị trong thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở các đô thị hiện có và các đô thị mới được hình thành từ các thị tứ, khu công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở các vùng đang phát triển, các khu kinh tế cửa khẩu và khoảng 70 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Quá trình mở rộng mạng lưới đô thị đã tạo cơ sở mở rộng địa bàn phát triển kiến trúc trên phạm vi cả nước. b/ Kiến trúc ở các đô thị đã phát triển với quy mô lớn, làm thay đổi cấu trúc không gian và hình ảnh đô thị. Tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, nhiều công trình kiến trúc mới có quy mô lớn, nhiều tầng đã được xây dựng. Nhiều đường phố mới, khu đô thị, khu công nghiệp mới có cơ sở hạ tầng đồng bộ đã được hình thành. Ngoài ra, một số các khu nhà ổ chuột trên kênh rạch hoặc các xóm liều cũng được cải tạo nâng cấp đã làm cho quy mô, cấu trúc không gian, hình ảnh và mỹ quan đô thị được cải thiện, góp phần tích cực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. c/ Kiến trúc phát triển khá đa dạng với nhiều thể loại và hình thức phong phú, trong đó một số công trình kiến trúc có chất lượng thẩm mỹ cao, có sự tìm tòi và sáng tạo mới. Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đã được huy động vào mục đích xây dựng đô thị, nhờ đó kiến trúc đô thị đã phát triển khá đa dạng với nhiều thể loại và hình thức phong phú. Một số công trình khách sạn, ngân hàng, thể dục thể thao, nghỉ mát du lịch và nhà ở được xây dựng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị khác có chất lượng thẩm mỹ cao, với sự tìm tòi và sáng tạo mới đã có tác dụng thúc đẩy sự năng động của các kiến trúc sư và làm thay đổi tư duy nhận thức các chủ đầu tư. d/ Việc bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử và cảnh quan thiên nhiên bước đầu đã được coi trọng. Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An đã được tu bổ, nâng cấp và được công nhận là di sản văn hoá Thế giới, Bản đồ các khu bảo tồn thiên nhiên đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường lập năm 2001. Tại các đô thị, các di sản văn hoá lịch sử và các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho các thời kỳ khác nhau đã được các chính quyền địa phương coi trọng, xếp hạng và gìn giữ. Ở một số nơi, Bộ Văn hoá - Thông tin và chính quyền địa phương đã dành một khoản đầu tư xứng đáng cho việc cải tạo, nâng cấp và bảo vệ các công trình này. 13 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- 1.1.2. Phát triển kiến trúc công trình a/ Đối với kiến trúc nhà ở. Từ những năm 1960 các khu nhà ở nhiều tầng bằng tấm nhỏ đầu tiên đã xuất hiện ở nhiều thành phố trên miền Bắc. Đến thập kỷ 70 - 80, tại các đô thị miền Bắc, miền Trung đã xây dựng hàng loạt nhà bằng kết cấu lắp ghép lớn hoặc bằng kết cấu gạch kết hợp với tấm lớn, kiểu bố cục căn hộ: một phòng và 2 phòng khép kín, bếp và khu vệ sinh riêng hoàn chỉnh. Kiến trúc nhà ở phát triển trong thời kỳ bao cấp và trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài đã có những đóng góp nhất định của các kiến trúc sư trong việc tìm kiếm một hình thái không gian kiến trúc phù hợp với điều kiện thiên nhiên và vật chất, kỹ thuật còn khó khăn, nhờ đó đã phản ánh được tính hiện thực của một thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ những năm 90, nhà ở đô thị đã phát triển rất mạnh mẽ. Sự ra đời của hàng loại các khu nhà ở, đặc biệt là nhà ở do dân tự xây đã nâng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân từ 2,5m2 sàn/người(1990) lên 5,8m2 sàn/người (năm 1999). Chất lượng không gian nhà ở đã có tiến bộ rõ rệt. Các căn hộ cũ có chung nhau khu phụ đã được thay bằng các căn hộ mới khép kín với diện tích các phòng thích hợp, sử dụng tiện lợi. Nếu như việc phát triển nhà ở trước đây chỉ dựa vào một vài mẫu căn hộ điển hình thì nay đã được thay thế bằng nhiều mẫu căn hộ đẹp, có mức tiện nghi khác nhau. Sự xuất hiện nhiều loại nhà ở: biệt thự, chung cư, nhà liền kề do nhà nước xây dựng hoặc nhân dân tự xây dựng có sự quản lý của nhà nước về mặt quy hoạch xây dựng và sử dụng đất đai đã góp phần làm phong phú thêm kiến trúc khu ở nói riêng và đô thị nói chung. Nhà ở 4-5 tầng đã có hình khối đơn giản hơn, với hình thức đã đạt được sự thống nhất. Giải pháp bố cục quy hoạch chi tiết một số khu ở khá sinh động, trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa nhà nhiều tầng với nhà thấp tầng. Các khu nhà ở mới hình thành tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Vũng Tàu và một số đô thị khác được xây dựng gần đây dựa trên cơ sở những quan điểm mới về quy hoạch xây dựng và cơ chế đầu tư phát triển, đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Các hệ thống kết cấu xây dựng nhà ở cũng đã phong phú hơn, bao gồm hệ tường gạch chịu lực, xây tay đến kết cấu khung, nhà bê tông cốt thép hoặc lắp ghép với các công nghệ, trang thiết bị thi công được cơ giới hoá đảm bảo được các yêu cầu về tiến độ và chất lượng công trình. b/ Đối với kiến trúc các công trình công cộng Từ những năm 60, các công trình công cộng như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, cửa hàng các loại cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đồng bộ, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân dân. Từ sau Đại hội VI của Đảng năm 1986, kiến trúc các công trình dân dụng đã có bước phát triển vượt bậc, với sự ứng dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoa học công nghệ và vật liệu mới. Sự hội nhập bước đầu với kiến trúc thế giới đã làm cho kiến trúc công cộng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn. Các công trình do các kiến trúc sư trong nước hoặc kiến trúc sư nước ngoài thiết kế như: khách sạn, văn phòng, các trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư bằng vốn trực tiếp của nước ngoài đã đạt được chất lượng khá cao. Nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài với dây chuyền công nghệ hiện đại, kết cấu không gian khẩu độ lớn lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Các công trình Trung tâm Hội nghị Quốc tế, các nhà thi đấu thể 14 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- thao, các công trình văn hoá, các khu nghỉ mát, các công trình vui chơi giải trí đã đạt trình độ quốc tế. Nếu trong hoàn cảnh chiến tranh, các công trình kiến trúc công cộng chưa có điều kiện xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì nay đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn, nhất là các công trình văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tượng đài, công viên, vườn hoa,v.v với ngôn ngữ, hình thức kiến trúc mới, phong phú góp phần đổi mới hình ảnh đô thị. (8) c/ Đối với kiến trúc các công trình công nghiệp. Trong những năm cuối thập kỷ 60 - 70, kiến trúc các công trình công nghiệp còn nặng nề hình thức; kết cấu, dây chuyền công nghệ sản xuất cũ và giải pháp kiến trúc công nghệ chưa phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ sau năm 1986, tốc độ phát triển kiến trúc công nghiệp đã tăng nhanh về số luợng và chất lượng. Một số khu công nghiệp cũ trong thành phố là nguồn gây ô nhiễm môi trường đã được cải tạo hoặc di dời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện điều kiện vệ sinh môi truờng. Khoảng 70 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao mới đã được thành lập với sự đầu tư của nước ngoài và trong nước. Hình thức kiến trúc các công trình sản xuất đã hướng tới tính giản dị, tính chân thực, nhẹ nhàng và khoáng đạt hơn cùng với việc sử dụng hệ thống kết cấu xây dựng chủ yếu bằng thép. Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp như cầu, đường, cảng biển, cảng hàng không,v.v tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển và nhờ vậy kiến trúc các công trình công nghiệp đã có bước tiến đáng kể, trở thành một bộ phận quan trọng của nền Kiến trúc nước nhà. 1.2. Về quản lý kiến trúc 1.2.1. Công tác quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng là cơ sở để quản lý phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn, tạo lập môi trường sống thích hợp cho dân cư và là tiền đề hình thành và phát triển kiến trúc, cảnh quan. Do vị trí và tầm quan trọng của quy hoạch xây dựng, trong những năm qua, công tác này đã được nhà nước quan tâm đầu tư, chỉ đạo đạt kết quả tốt. Trong hơn10 năm, từ 1990 đến nay, 86 thành phố, thị xã và gần 30 đô thị mới đã có quy hoạch chung đến năm 2010 được duyệt, trong đó đã có nhiều đồ án quy hoạch chung đến năm 2020 đã được điều chỉnh. Quy hoạch chung 560 thị trấn về cơ bản đã và đang được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, xét duyệt. Quy hoạch chi tiết 70 khu công nghiệp, các quận và các khu chức năng chính trong đô thị đã được lập, xét duyệt để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng và quản lý đô thị. Đối với vùng đô thị lớn, do tính chất đa ngành và liên vùng ngoài quy hoạch chung nhà nước đã cho lập quy hoạch xây dựng chuyên ngành. Gần 9000 xã trên địa bàn cả nước cũng đang được chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng, trong số đó nhà nước đặc biệt quan tâm ưu tiên và có chương trình riêng cho các dự án quy hoạch xây dựng 15 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- các trung tâm xã, cụm xã và các khu dân cư trong vùng bị ngập lũ bị thiên tai đe doạ. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang được lập, xét duyệt để cụ thể hoá Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước đến năm 2020, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thi, khu dân cư nông thôn và chỉ đạo việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường trên diện rộng. 1.2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, đầu tư và xây dựng, quản lý kiến trúc cảnh quan và nhà đất đã ban hành khá đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn. Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị ở nước ta là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác qui hoạch xây dựng đô thị, đang từng bước được hoàn thiện. Công cụ chủ yếu của quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị là quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Theo qui định của Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, Quyết định 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, hệ thống các đồ án quy hoạch phát triển đô thị đang được áp dụng trong thực tiễn ở nước ta như sau: - Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị quốc gia đến năm 2020. - Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng - Quy hoạch chung xây dựng đô thị - Quy hoạch chi tiết Đồ án qui hoạch xây dựng và điều lệ quản lý qui hoạch cung cấp một hệ thống các qui định kiểm soát phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, gồm những chỉ tiêu về phân khu chức năng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, lộ giới, hạn tuyến, tầng cao, yêu cầu kiến trúc cảnh quan, bảo tồn, hạ tầng kỹ thuật,vv Các văn bản pháp quy chủ yếu có liên quan đến nội dung quản lý kiến trúc-cảnh quan đô thị được ban hành hiện nay gồm: các văn bản về kiểm soát sự phát triển đô thị theo quy hoạch: giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, lập, xét duyệt các dự án đầu tư; giao đất, cho thuê đất, lập, thẩm định các thiết kế xây dựng, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đô thị, kiểm tra giám định chất lượng công trình; lập hồ sơ hoàn công; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình; các văn bản về thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính trong quản lý trật tự xây dựng đô thị; phát triển nhà và đất, các văn bản về quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, bộ máy quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị; các văn bản hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật; quy chuẩn, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn thiết kế, v.v.v có liên quan. Nói chung hệ thống các văn bản pháp luật đã qui định cụ thể nội dung về kiểm soát xây dựng đô thị theo quy hoạch như giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, lập, xét duyệt các thiết kế xây dựng, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đô thị, kiểm tra giám định chất lượng công trình; lập hồ sơ hoàn công; thanh tra, 16 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH