Giáo trình Luật đầu tư (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

Khái niệm đầu tư trong khoa học kinh tế được quan niệm là hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu
tư là những nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là "chìa
khóa" của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là
tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt
động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày
càng phong phú, đa dạng về cả tính chất và mục đích. Tuy vậy, mọi hoạt động đầu
tư suy cho cùng đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được
của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực
cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn
mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình
thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh
doanh (thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như thực
tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề
cập là đầu tư kinh doanh, với bản chất là "sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích
làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận".
Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư
kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong văn bản pháp luật. Luật đầu tư
năm 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục địhs kinh doanh,
đã đưa ra định nghĩa: "Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư". Luật này
còn có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động dầu tư, theo đó hoạt động
đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong qua trình đầu tư bao gồm các
khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung,
và có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác của hoạt động thương mại như
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại... Sự khacs biệt cơ bản của hoạt
động đầu tư so với các hoạt động thương mại khác thể hiện ở chỗ đầu tư là hoạt
động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản) nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật
cũng như các điều kiện kacs để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận 
pdf 34 trang hoanghoa 09/11/2022 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật đầu tư (Phần 1) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_dau_tu_phan_1_truong_dai_hoc_vinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật đầu tư (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

  1. (thành lập, quản trị, tổ chức lại, giải thể) của các hình thức thương nhân, mà chủ yếu là các loại hình doang nghiệp. Chế định mua bán hàng hóa và cung cấp dịch thương mại, với chức năng cơ bản là đảm bảo sự tự do và bình đẳng trong giao lưu thương mại, quy định các vấn đề về hình thức và nội dung của quan hệ mua bán hàng hóa và cng cấp dịch vụ trong thương mại. Trong khi đó luật đầu tư quy định những vấn đề pháp lý cho những quy định chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư có nội dung chủ yếu là các quy định về những vấn đề sau: - Hình thức đầu tư; - Lĩnh vực và địa bàn đầu tư; - Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư; - Quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư; - Bảo đảm, khuyến khích và ưu đãi các nhà đầu tư; - Quản lý Nhà nước về đầu tư; Trong giáo trình này, luật đầu tư được tiếp cận nghiên cứu theo nghĩa hẹp, đặt trên khuôn khổ hệ thống lý luận và thực tiễn của luật thương mại. Tuy nhiên, việc phân biệt phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối. Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư là một chỉnh thể thống nhất. các bộ phận cấu thành pháp luật về đầu tư, dù được xác định trên nguyên tắc nào, luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau về mặt nội dung. 2.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh. Bản chất của các quan hệ đầu tư là một loại quan hệ xã hội, phát sinh trong lĩnh vực đầu tư. Quan hệ đầu tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Các quan hệ này khi được điều chỉnh bởi pháp luật thì trở thành quan hệ pháp luật đầu tư. Xét từ góc độ lý luận pháp luật, quan hệ pháp luật đầu tư là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư và được điều chỉnh bởi luật đầu tư. Trong điều kiện kinh té thị trường, các quan hệ đầu tư ngày càng phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức cũng như thành phần chủ thể. Dựa vào nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư, có thể chia quan hệ pháp luật đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là: Thứ nhất, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều ngang). Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh ); quan hệ phát sinh giữu các tổ chức, cá nhân trong việc hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh dsonh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) Quan hệ pháp luật đầu tư giữa các nhà đầu tư là đối tượng điều chỉnh chủ 11
  2. yếu của luật đầu tư. Nhóm quan hệ đầu tư này có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau: - Phát sinh trực tiếp trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư; - Chủ thể là các nhà đầu tư có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với nhau; - Về nội dung, các quan hệ đầu tư là quan hệ tài sản; quyền và nghĩa vụ của các bên luôn gắn liền với đối tượng là các nguồn lực đầu tư; - Về hình thức pháp lý, các quan hệ đầu tư được thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng giao kết giữa các nhà đầu tư hoạc điều lệ của doanh nghiệp. Với tính chất về chủ thể và nội dung như trên, các quan hệ đầu tư theo chiều ngang được điều chỉnh chủ yếu bằng phương pháp của luật đầu tư- phương pháp dân sự. theo phương pháp này, luật đầu tư tạo cho các nhà đầu tư khả năng và điều kiện để tự do sáng tạo và thỏa thuận. Việc sử dụng hay không và đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽ phụ thuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật đầu tư. Việc một nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không? mức vốn bao nhiêu? có ký hợp đồng với một đối tác nào đó hay không và với nội dung ra sao? điều đó họ tự quyết định. . Với phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư, những thỏa thuận hợp pháp giữa các nhà đầu tư với nhau sẽ trở thành ", "luật riêng" ràng buộc các chủ thể của quan hệ đầu tư. Một nhà đầu tư quyết định thành lập một doanh nghiệp thì mọi quy định phát sinh từ việc đầu tư sẽ được áp dụng đối với nmhaf đầu tư đó; một nhà đầu tư đã tự do thỏa thuận và ký một hợp đồng nào đó thì toàn bộ nội dung đã cam kết hợp pháp sẽ trở thành bắt buộc đối với nhà đầu tư và không ai ngoài các bên tham gia hợp đồng được tự do sửa đổi, bổ sung hay giải thích nội dung của hợp đồng. Thứ hai: Quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhóm quan hệ đầu tư này phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc); Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong quá trình thanh tra hoạt động đầu tư và xử lý vi phạm Quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc có đặc điểm pháp lý cơ bản sau: - Phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư; - Về chủ thể, nhóm quan hệ này luôn luôn tồn tại theo nhóm chủ thể coa vị trí pháp lý khác nhau (không bình đẳng): một bên là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư; một bên là các nhà đầu tư; - Cơ sở pháp lý làm phát sinh các nhóm quan hệ này là các văn bản quản lý do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Với tính chất nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc, luật đầu tư cần thiết phải sử dụng cả phương pháp điều chỉnh của luật công - phương pháp hành chính. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, luôn đòi 12
  3. hỏi Nhà nước phải có những điều tiết, định hướng và khuyến khích phát triển đầu tư và trong chừng mực như vậy, những quan hệ đầu tư theo chiều dọc khó có thể điều chỉnh bằng phương pháp dân sự. Với sự can thiệp của công quyền và hoạt động đầu tư, dù ở mức độ và hình thức nào, cũng cần được điều chỉnh bằng phương pháp hành chính. Không thể có sự thoả thuận của nhà đầu tư với cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng nhận hay điều kiện đầu tư về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư Khi điều chỉnh csc quan hệ đầu tư bằng phương pháp hành chính, luật đầu tư coi là một lĩnh vực của pháp luật công mà theo đó, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng, không được tự do thỏa thuận về nội dung cũng như hình thức quan hệ pháp luật đã được pháp luật ghi nhận và mô tả. 2.3. Chủ thể của luật đầu tư 2.3.1. Các chủ thể của luật đầu tư Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng là tính xác định về cơ cấu chủ thể. Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầu tư, để bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức của toàn thể xã hội, pháp luật quy định những chủ thể đáp ứng các điều kiện tham gia các quan hệ đó. Các chủ thể đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan hệ đầu tư được coi là có năng lực chủ thể của pháp luật đầu tư (năng luật pháp luật và năng lực hành vi). Chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật đầu tư là nhà đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư. * Nhà đầu tư: Trước khi ban hành luật đầu tư năm 2005, đối tượng nhà đầu tư ( chủ thể của quan hệ đầu tư) được quy định không giống nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với các quan hệ đầu tư trong nước, chủ thể quan hệ đầu tư đươch quy định trong nhiều văn bản pháp luật (Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, Luật hợp tác xã năm 2003, Luật doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành). Theo đó cho thấy, chủ thể của các quan hệ pháp luật đầu tư trong nước có phạm vi rất rộng, bao gồm các tổ chức, cá nhân không bị cấm đầu tư vốn để kinh doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Đối với đầu tư nước ngoài, chủ thể của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài do luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh: các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thật, khoa học tự nhiên; Nhà đầu tư nước ngoài (gồm tổ chức kinh tế nước ngoài và cá nhân nước ngoài; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài); các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO và BT (bao gồm các bộ phận, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Theo luật đầu tư năm 2005, chủ thể nhà đầu tư trong quan hệ pháp luật đầu tư đươc mở rộng và quy định thống nhất giữa đầu tư trong nước và đàu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: 13
  4. - Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế lập theo Luật doang nghiệp; - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi luật này có hiệu lực; - Hộ kinh doanh, cá nhân; - Tổ chức, các nhân nước ngoài: người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; - Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định về nhà đàu tư theo Luật đầu tư năm 2005 thể hiện quan điểm không phân bệt đối xử giữ các nhà đầu tư thuộc các hình thưc sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Đây là cơ sở đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu đảm bảo và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. * Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư Đêt thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư, Nhà nước phải thông qua các cơ quan Nhà nước khác nhau, với sự phân công, phân cấp, về thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp. Theo Luật đầu tư năm 2005, trách nhiệm quản lý Nhà nước về dầu tư được phân cấp như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước. - Bộ kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư. - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công. - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Khi xem xét tư cách chủ thể của cơ quan Nhà nước trong các quan hệ pháp luật đầu tư, cần phân biệt hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư với hoạt động đầu tư vốn để kinh doanh của Nhà nước. Khi Nhà nước đầu tư vốn để kinh doanh, Nhà nước có tư cách của một nhà đầu tư có tổ chức. Nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức của công chức Nhà nước) phải tuân thủ pháp luật về đầu tư và được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư khác trong xã hội. 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư là một nội dung cơ bản của pháp luật đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được ghi nhận bởi pháp luật. Trong quá trình hoạt động đầu tư, trên cơ sở pháp luật, nhà đầu tư còn có thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho mình, gắn với những quan hệ đầu tư cụ thể Luật đầu tư năm 2005 quy định (ở mức độ nguyên tắc) những quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư. Ngoài ra, gắn với từng dự án đầu tư các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà đầu tư được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp, pháp luật về pháp luật lao 14
  5. động, pháp luật về đất đai, Tài nguyên, pháp luật về thuế, pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật về bảo vệ môi trường 2.4. Nguồn của luật đầu tư Nguồn của luật đầu tư là các văn quy phạm pháp luật hoặc tập quán, chứa đựng các quy phạm pháp luật về đầu tư. Trong thực hiện tiễn điều chỉnh pháp luật về đầu tư hiện nay, nguồn cơ bản của pháp luật đầu tư là các điều ước Quốc tế và pháp luật quốc gia. 2.4.1. Các văn bản pháp luật quốc gia Các văn bản Pháp luật đầu tư do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi, thứ bậc hiệu lực của các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về đầu tư nói riêng được quy định trong Luật ban hành văn bản pháp luật. Trong các văn bản pháp luật.trong các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư ở Việt Nam, Luật đầu tư năm 2005 là nguồn cơ bản của Luật đầu tư năm 2005 là nguồn cơ bản của Luật đầu tư. Cần lưu ý, đối với hoạt động đầu tư nước ngoài có thể được áp dụng theo nhữngđiều kiện nhất định. 2.4.2. Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế về đầu tư là thỏa thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế ( chủ yếu là quốc gia) nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong lĩnh vực đầu tư. Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của tất cả các quốc gia tham gia điều ước. Các văn bản pháp luật quốc gia được ban hành phải có nội dung phù hợp với điều ước. Về nguyên tắc chung, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật một quốc gia với điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, các quy định của điều ước sẽ được áp dụng. Nguuyeen tắc này cũng được ghi nhận theo luật đầu tư của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, các điều ước quốc tế về đầu tư được các nước sử dụng như là một công cụ quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng. Không ngoài xu hướng đó, trong nhiều năm qua Việt Nam đã không ngừng quan hệ hợp tác đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới. Các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam kí hoặc tham gia ngày càng nhiều. Đến nay, Việt Nam đã kí kết gần 50 hiệp định (song phương hoặc đa phương) về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, như: Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ vương quốc Thái Lan về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 30/10/1991; Hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa liên bang Nga về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 16/6/1994; Hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 02/12/1994; Hiệp định khung về khu vực ASEAN (Asean Investmet Agreement) - năm 1998; Hiệp định thương mại song phương Việt nam - Hoa Kỳ ngày 23/7/2000 (chương IV quy định về phát triển quan hệ đầu tư); Hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhật bản về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 14/11/2003 15
  6. 2.4.3. Tập quán về đầu tư Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, thực tiễn phát triển của pháp luật về đầu tư còn biết đến nguồn tập quán. Tập quán về đầu tư thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đầu tư khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của các quốc gia, Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, tập quán không phải là nguồn phổ biến của luật đầu tư trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, nguồn tập quán được giới hạn ở tập quán quốc tế về đầu tư và chier được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài theo những điều kiện nhất định. 2.5. Khái quát lịch sử phát triển của luật đầu tư ở Việt Nam Điều kiện lich sử đã tạo nên sự ra đời muộn và chậm phát triển của pháp luật vè đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Sau khi giành được chính quyền năm 1945, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam là "kháng chiến kiếm quốc": nhiệm vụ của Nhà nước ta là Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ". Trong điều kiện lịch sử, chính trị hết sức khó khăn nhưng Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhất định đến việc tạo cơ sở pháp lý cho lĩnh vực đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cùng với việc cho phép sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp từ chế độ cũ, các văn bản được phát hành trong thời kỳ đầu còn xây dựng chính quyền còn quy định hoạt động đầu tư của Nhà nước thành lập các đơn vị kinh tế quốc doanh. Bên cạnh đó, để thúc đẩy đầu tư phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước còn cho phép đầu tư thành lập các đơn vị kinh doanh với sự hợp tác đầu tư vốn của cả Nhà nước và tư nhân. Xuất phát từ điều kiện kinh tế , chính trị và xã hội thời kỳ này, pháp luật về đầu tư thể hiện tính ổn định không cao; chưa có văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành quy định về đầu tư. Trong thời kỳ trước 1975 ở miền Bắc và từ 1975 đến 1986 trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Các đơn vị kinh tế thời kỳ này được tổ chức với hai loại hình là các tổ chức kinh tế quốc doanh (với rất nhiều tên gọi khác nhau như xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp ) và các hợp tác xã, gọi chung là tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, với sự chi phối của kế hoạch Nhà nước trong cơ chế kinh tế kế hoach hóa tập trung, pháp luật về đầu tư không thực sự là quan trọng nhất trong điều tiết kinh tế nói chung và điều chỉnh hoạt động đầu tư nói riêng. Về mặt pháp lý, hoạt động đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân không được thừa nhận trong giai đoạn này. Hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam chỉ thực sự được quan tâm xây dựng trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lượ phát triển kinh tế với quyết định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với quan điểm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh 16
  7. tế, pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng đảm bảo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng cho các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Đối với hoạt động đầu tư thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 là văn bản đầu tiên cụ thể hóa Nghị quết Đại hội Đẩng khóa VI về chuyển hoạt động của các đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Sau đó, trên cơ sở quan điểm của Đẩng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về đầu tư của Nhà nước trong điều kiện mới, như: Nghị định số 50/HĐBT ngày 22/3/1988 ban hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nghị định số 27/HĐBT ban hành điều lệ về liên hiệp xí nghiệp Với cơ chế kinh tế thị trường, mà giai đoạn đầu là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, một yêu cầu có tính nguyên tắc cơ bản là phải đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng trong đầu tư kinh doanh, trong đó nhệm vụ quan trọng đặt ra là phải mở rộng quyền đầu tư cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế. Đáp ứng yêu cầu đó, từ quan điểm quản lý kinh tế bằng pháp luật được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992. Nhà nước ta đã ban hành và từng bước xây dựng, haonf thiện các văn bản pháp luật mới về đầu tư như: Luật công ty và Luật công nghiệp tư nhân năm 1990 (đã được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 1999 và sau này là Luật doanh nghiệp năm 2005); Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 (đã được thay thế bởi Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003); Luật hợp tác xã năm 1996 (đã được thay thế bởi Luật hợp tác xã năm 2003), Luật khuyến khích đầu tư năm 1994 (đã được thay thế bởi Luật sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 ban hành kèm theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Các văn bản pháp luật này, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan, đã tạo thành một pháp luật về đầu tư với phương pháp, nội dung điều chỉnh mới, quy định các vấn đề pháp lý về đầu tư trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành manhjv. v Các quy định này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả vốn đầu tư trong thời gian qua. Kể từ khi có Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, số lượng dự án đầu tư gia tăng không ngừng, số lượng vốn tư nhân đa vào đầu tư và số việc làm mới được tạo ra ngày càng nhiều. Qua 9 năm thực hiện Luật này, đã có trên 1,5 triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các dự án được cấp giấy ưu đãi đầu tư. Riêng khu vực kinh tế dân doanh, đã tạo ra hơn một triệu việc làm trực tiếp và hàng nghìn việc làm gián tiếp khác. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn không ít những tồn tại chưa giải quyết, như về hỗ trợ mặt bằng sản xuaatskinh doanh cho doanh nghiệp, về thu tục hành chính, về phân cấp đầu mối cơ quan quản lý đầu tư Cùng với chủ trương huy động tối đa nguồn lực trong nước, Đảng và Nhà nước ta đòng thời thực hiện chính sách tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Trong việc tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, việc mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hướng ưu tiên quan trọng. Ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ hai khóa VII, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qua gần 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được hoàn thiện từng bước. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi 17