Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Hoài Ngọc

Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng,VH bao gồm toàn bộ đời sống con người Trên thế giới có nhiều định nghĩa về VH. Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người vớiø môi trường tự nhiên và xã hội “
pdf 60 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Hoài Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_van_hoa_viet_nam_phung_hoai_ngoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Hoài Ngọc

  1. • Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường. • Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. • Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. • Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị. • Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945). • Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác - Lê nin đã được tiếp thu sáng tạo vào VN qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. Tóm tắt quá trình hình thành văn hóa Việt Nam: Lớp văn hoá giao lưu Trung Lớp giao tiếp phương Tây và Lớp văn hoá bản địa Quốc, Ấn Độ thế giới 1. Giai đoạn văn hoá tiền sử 3. Giai đoạn chống Bắc thuộc 5. Giai đoạn văn hoá Đại Nam 2. Giai đoạn văn hoá Văn Lang Giai đoạn văn hoá Đại Việt 6. Giai đoạn văn hoá hiện đại - Âu Lạc Chương 3: Bốn nội dung của nền văn hóa Việt nam (22 tiết) Văn hoá nhận thức- Nhận thức về vũ trụ và con người (6 tiết) Trải qua lịch sử, con người đạt được những hiểu biết về vũ trụ và về chính bản thân mình, từng bước từ đơn giản đến phức tạp. Trong lớp văn hóa bản địa, người xưa đã biết: • Triết lí âm dương • Cấu trúc ngũ hành Trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ, ta tiếp nhận được: • Tam giáo: Nho, Phật và Đạo Trong lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới: • Tri thức khoa học hiện đại và nhiều thành tựu khoa học chung của nhân loại. Bài này chủ yếu trình bày về những nhận thức dân tộc ta đạt được ngay từ lớp bản địa - những buổi đầu, theo lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người
  2. nông nghiệp phương Đông. Đó là những tư tưởng triết lí của Đạo học phương Đông, khác hẳn với các hệ thống triết học phương Tây. Triết lý âm dương a/ Khái niệm Đứng trước thế giới bao la, lộn xộn, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người. Trước hết, người ta nhận thấy có hai thứ: Trời và Đất. Mẹ và Cha, và nhiều cặp đôi khác, gọi chung là cặp Âm - Dương. Vậy là, thế giới không lộn xộn, lung tung mà có một trật tự, đó là: từng cặp đôi tồn tại với nhau. TRỜI ĐẤT MẸ / NỮ CHA / NAM cao thấp yếu khoẻ nóng lạnh chậm nhanh bắc nam dịu dàng nóng nảy mùa đông mùa hạ tình cảm lý trí ngày đêm yên tĩnh vận động sáng tối tròn vuông động tĩnh số lẻ số chẵn Trong thế giới còn vô số cặp khác, được suy ra từ những cặp đã biết. Lưu ý: từ cặp này suy ra cặp khác: Ví dụ: Từ cặp Tĩnh - Động, suy ra cặp Vuông - Tròn, vì hình vuông yên tĩnh, hình tròn năng động. Từ cặp Nóng - Lạnh, suy ra cặp Sáng - Tối. Suy rộng ra (khái quát): Nền văn hóa nông nghiệp yên tĩnh = Âm, Nền văn hóa du mục di động = Dương. b/ Hai qui luật của triết lý âm dương (quan hệ giữa âm và dương): Qui luật 1: Trong âm có dương, trong dương có âm (nghĩa là không có cái gì thuần chất.) Ví dụ: Trong nắng chứa đựng cái mưa.
  3. Nữ có khi dữ tợn, nam có lúc hiền lành. Trới nắng thiên về dương nhưng Trời mưa thiên về âm Đất hạn hán: dương nhưng Đất lũ lụt: âm Lưu ý 1: Muốn xác định một vật là dương hay âm, phải chọn đối tượng so sánh Ví dụ: năm màu sắc (của lá cây) Đen (đất đen) → lá trắng → lá xanh → lá vàng → lá đỏ Màu xanh là âm (so với màu đỏ) Màu xanh là dương (so với màu trắng) Một con người trải qua nhiều giai đoạn, lúc là dương lúc là âm so với một người khác: Ví dụ: người mẹ trẻ khỏe - đứa con trai / gái mới sinh (dương) (âm) mẹ cha già (âm) - con trưởng thành (dương) Lưu ý 2: Khi đã có đối tượng so sánh, cần phải xác định cơ sở so sánh (tiêu chí so sánh cụ thể) Ví dụ: khi đã có một cặp so sánh sau đây: Nam (20 tuổi) - Nữ (20tuổi) Xét về cường độ sức khỏe: Nam (dương) - Nữ (âm) Xét về độ dai bền: Nam (âm) - Nữ (dương).v.v Qui luật 2: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, và có thể chuyển hóa, đổi chỗ cho nhau theo xu hướng: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. Ví dụ: Nắng lắm, mưa nhiều Trèo cao, ngã đau Xứ nóng (dương) phù hợp trồng trọt (âm) Xứ lạnh (âm) phù hợp chăn nuôi (dương) Nhỏ yếu, lớn khỏe Lớn khỏe → già yếu Triết lý âm dương và tính cách người Việt:
  4. Người Việt ưa thích sự quân bình âm dương, tránh sự thái quá (âm cực, dương cực) • Tổ quốc là: Đất -Nước (phương Tây du mục, chỉ là land - đất) • Ông Đồng bà Cốt • Cặp bài trùng • Công cha nghĩa mẹ (núi và suối) • Ngói âm ngói dương: ∪ ∩ • Mẹ tròn con vuông (ý nói hợp nhau khi sinh) • Xin âm dương khi bói (tung hai đồng tiền, một sấp một ngửa là tốt nhất) • Trăm năm tính cuộc vuông tròn (hòa hợp là tiêu chuẩn cao nhất, khác vớiø giàu sang thiên về dương) • Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Tuy vậy, vẫn ước mơ "ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu". Nghĩa là: yêú tố dương lớn hơn âm sẽ có sự phát triển mạnh về sau. Tóm lại, trong lối sống, người Việt ưa sự quân bình âm dương. Điều đó dẫn đến cuộc sống yên tĩnh, ổn định nhưng cuộc sống kém phát triển. Thấm nhuần triết lý âm dương chuyển hóa, người Việt sống trong gian khó vẫn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp ắt sẽ đến. Sống lạc quan chịu đựng, không cần bi quan nản chí. (Nhưng nếu thiếu sự nỗ lực năng động thì tương lai sẽ phát triển ra sao?!) c/ Hai hướng phát triển của triết lý âm dương: * Hướng lên phía Bắc (qua sông Dương Tử đi lên sông Hoàng Hà) âm dương phát triển kiểu số chẵn Thái Cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → vô cùng Đó là nội dung cơ bản của Kinh Dịch - hệ thống triết học cổ của Trung Hoa. Lưỡng nghi Âm Dương Tứ tượng Thái âm, thiếu dương Thái dương, thiếu âm Bát quái Khôn, Cấn, Khảm, Tốn Càn, Đoài, Ly, Chấn Bội số Nhiều quẻ âm Nhiều quẻ dương Mỗi quái có 3 hào âm hoặc / và dương.
  5. Đem quẻ này chồng lên quẻ kia sẽ cho một quẻ mới Ví dụ: quẻ Tốn chồng lên quẻ Ly cho quẻ Gia nhân. quẻ Càn chồng lên quẻ Càn,cho quẻ Càn 1 (Kiền 1) Đó là nội dung của thuật Tử Vi theo Kinh Dịch. Ngoài ra tư duy số chẵn còn vận dụng trong đời sống rộng rãi: • Tứ mã, tứ trụ, tứ bình, tứ tuyệt, tứ cố vô thân • Bát bửu, bát âm, bát cú, bát vương gia (vẽ hình bát quái xen giữa là âm dương) * Hướng xuống phương Nam: Tam tài và Ngũ hành • Âm dương sinh Tam tài Tam tài sinh Ngũ hành. • Số 5 phát triển cao đến số 9 (9 nút) và vô cùng. Tam tài 3 cặp âm dương kết hợp với nhau tạo ra tam tài: Đó là bộ ba lớn nhất, khái quát nhất. Còn rất nhiều bộ ba khác: không gian - thời gian - con người cõi trời - cõi thế - cõi âm ba cha con, ba mẹ con cha, mẹ và con vợ, chồng, chồng cũ ba anh em, ba người bạn Ngã ba đường, kiềng ba chân, Trầu - cau - vôi Sơn Tinh -Thủy Tinh - Mỵ Nương
  6. Tam tài (số 3) thiên về tính dương, phát triển, năng động: Trong vũ trụ tồn tại nhiều bộ ba có quan hệ tam tài như vậy. Một cách khái quát la ø: Dương - Âm - Trung hòa (trung dung): (+) (-) (- +) Ngũ hành 2 bộ tam tài hợp nhau mà thành 1 ngũ hành. Tam tài 1: Thổ - Thủy - Hỏa (thổ dương) Tam tài 2: Thổ - Mộc - Kim (thổ âm) 1.3.1 Hà Đồ - cơ sở của Ngũ hành. Truyền thuyết - người Hán kể: vua Phục Hy đi chơi ở sông Hà, thấy con Long Mã (đầu rồng mình ngựa) nổi lên, trên lưng có bức vẽ (đồ). Vua chép lấy gọi là bức Hà Đồ. Bức vẽ gồm các đoạn dây thắt nút đen, trắng theo cách đếm của người tiền sử: Ví dụ: số 1 -o- (dương) số 2 -●-●- (âm) Chuyển bức vẽ Hà Đồ thành con số Ả Rập, ta có: Có 5 cặp số trong bức vẽ (số lẻ: dương, số chẵn: âm), đó là 5 yếu tố của ngũ hành. Các phương hướng: Bắc, Nam, Đông,Tây. (ngược chiều với bản đồ phương Tây hiện đại) Thêm hướng: Trung tâm 1.3.2. Phân tích cấu trúc ngũ hành: Mỗi cặp số có một số lẻ (dương) và một số chẵn (âm)
  7. Số nhỏ nằm trong (số sinh), số lớn nằm ngoài (số thành) Trật tự số ứng với phương hướng: 1. Bắc 2. Nam 3. Đông 4. Tây 5. Trung tâm - Số 5 có tỉ lệ tạo nên bởi 2/ 3, đây là tỉ lệ bền vững và phát triển nhất (dương lớn hơn âm một chút, không quá chênh lệch) 1.3.3. Nội dung cấu trúc ngũ hành: STT Lãnh vực Thuỷ Hoả Mộc Kim Thổ 1 vật chất nước lửa cây kim đất 2 số Hà Đồ 1 2 3 4 5 3 tương sinh mộc thổ hoả thuỷ kim 4 tương khắc hoả kim thổ mộc thuỷ 5 phương hướng bắc nam đông tây trung ương/ trung tâm 6 thời tiết (mùa) đông hạ xuân thu khoảng giữa các mùa 7 mùi vị mặn đắng chua cay ngọt 8 thế đất ngoằn ngoèo nhọn dài tròn vuông 9 màu biểu đen đỏ xanh trắng vàng 10 vật biểu rùa chim rồng hổ người Ngũ hành có tham vọng khái quát toàn bộ vũ trụ và con người. Trên đây chỉ trình bày một số nội dung tiêu biểu của ngũ hành Lưu ý: hai quan hệ rất quan trọng là tương sinh và tương khắc, đây là nguyên nhân của sự vận động của vũ trụ. Phân tích: 5 con vật biểu có nhiều ứng dụng trong văn học - nghệ thuật Việt Nam và phương Đông (so sánh với phương Tây, thứ bậc ưu tiên khác nhau). Vùng sông nước: Chim, Rồng, Rùa. Con Rùa: số 1, phương Bắc, thuộc hành Thủy Đáng chú ý là 3 con vật biểu của phương Nam: hiền lành, chậm chạp, tuổi thọ cao nhất trong giới động vật.Trí tuệ cao siêu. Được suy tôn là thần Kim Quy (rùa
  8. vàng) trong nhiều thần thoại truyện cổ. Thể hiện ước mơ sống lâu, bền vững và có trí tuệ.Thể hiện tính cách chậm rãi, giữ thế thủ (xem truyền thuyết An Dương Vương, sự tích Hồ Gươm, ). Rùa gắn với Nho Giáo (tấm bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và ở các đình thần, nơi thờ cúng thánh nhân) Con Chim: số 2, phương Nam, thuộc hành Hỏa. Người Việt tự nhận mình thuộc dòng họ Hồng Bàng (tên môt loài sếu, hạc lớn, cổ dài, chân dài, còn gọi là chim Lạc (hoặc Lạc Hồng). Đó là loài chim sống ở phương Nam sông nước. Trong thần thoại cổ xưa, loài chim này mang hình dáng người phụ nữ (hoặc ngược lại) gọi là Tiên - vị tiên nữ đầu tiên là Âu Cơ. Loài chim Lạc hình dáng đẹp, hiền lành, tự do - là biểu tượng người mẹ giống nòi dân tộc. (Trên mặt trống đồng Đông Sơn có khắc một đàn chim Lạc) Con Rồng: số 3, phương Đông, thuộc hành Mộc: Một con vật tưởng tượng ghép từ nguyên mẫu con cá sấu và con rắn - 2 con vật độc ác. Thể hiện ước mơ dân tộc: biến dữ hóa lành, con Rồng cao quý, năng động, có ích chỉ phun nước làm mưa cho người trồng lúa. Rồng không cánh mà bay khắp trời, nơi trú ngụ là biển và sông. Con Hổ: số 4, phương Tây, thuộc hành Kim. Nó là biểu tượng của sức mạnh du mục. Người Việt phương Nam không ưa thích, chỉ dùng trừ tà ma yêu quái. (Vẽ bùa ngũ Hổ, về sau tiếp thu văn hóa Trung Hoa có thêm bùa Bát quái). Con người ở vị trí số 5, trung tâm, thuộc hành Thổ, cai quản muôn loài và bốn phương. Tóm lại, hai con vật biểu cao quí nhất được đặt ở hai phương đẹp nhất là Đông và Nam. Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân tin rằng dân tộc ta thuộc dòng dõi Rồng Tiên. 1.3.4 Lạc Thư: (sách trên sông Lạc) Đây là giai đoạn phát triển cao hơn của Ngũ Hành: từ 5 tới 9, từ trung tâm tới hướng Nam. Triết lí về cấu trúc thời gian - lịch âm dương (The Cosmic Time Structure, Calendar of Zin - Zang)
  9. Triết lí âm dương và ngũ hành giải thích cấu trúc và bản chất của toàn bộ vũ trụ và con người. • Vũ = không gian (vật chất) • Trụ = thời gian (phi vật chất) • Con người = một bộ phận quan trọng của vũ trụ. Bài này chuyên nghiên cứu về triết lí thời gian và ứng dụng vào Lịch 1.4.1. Lịch Do nhu cầu cần hiểu rõ thời tiết - thời gian nên ở vùng nông nghiệp đã sáng tạo ra lịch 1.4.1.1. Lịch dương Phát sinh từ vùng văn hóa nông nghiệp Ai Cập (lưu vực sông Nil) khoảng 3000 năm trước công nguyên dựa trên chu kỳ “chuyển động biểu kiến “của mặt ttrời: một năm = 1 chu kỳ = 365 ngày ¼ Lịch âm phát sinh ở vùng nông nghiệp Lưỡng Hà dựa trên chu kỳ Mặt trăng dài 29.5 ngày (một tháng), một năm có 354 ngày (ít hơn dương lịch 11 ngày). Người La Mã du mục đã tiếp thu lịch âm và sử dụng từ thế kỉ 7 tr.công nguyên đến năm 47 trước công nguyên thì hoàng đế Julius Caesar thay thế bằng lịch dương. Ông đã dày công nghiên cứu, khảo sát và điều chỉnh, đặt lại năm số 1 để ghi năm sinh của chúa Jesus, gọi là công lịch. Lịch đó ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới (ông đặt tên tháng 7 bằng tên mình là Julius (July, về sau hoàng đế Auguste điều chỉnh thêm và đặt tháng 8 là Auguste (August) 1.4.1.2. Lịch âm dương: Vùng nông nghiệp Á Đông dùng một thứ lịch tổng hợp cả lịch âm và lịch dương. Cứ 3 năm dùng lịch âm, năm thứ 4 lại điều chỉnh theo lịch dương - gọi là năm nhuận (có 13 tháng). Do lịch âm giữ vai trò chủ đạo nên nhân dân ta quen gọi là âm lịch (chính xác gọi là lịch âm- dương).Muốn xác định năm nhuận, lấy năm dương lịch (/ công lịch / tây lịch) chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9,11, 14,17, thì năm ấy là năm nhuận. Lưu ý: năm nhuận có thời tiết thất thường do ảnh hưởng của mặt trời và mặt trăng đối với trái đất. Âm lịch (lịch âm dương) đã bao quát được cả quy luật của mặt trăng và mặt trời, do đó rất cần thiết cho nông nghiệp (và lâm,ngư nghiệp). Chỉ tính riêng mặt trăng đã có tác động rõ rệt đến: • thủy triều (nước lớn, nước ròng, nước rong)
  10. • chu kỳ sinh nở của con người và côn trùng, sinh vật khác (khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng chỉ bằng 1/20 khoảng cách đến mặt trời nên tác động mạnh hơn). Ngoài mặt trăng, mặt trời, âm lịch còn khảo sát cả hệ thống sao (hành tinh, định tinh) để đo đếm thời gian. Năm ngôi sao quan trọng: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ, nằm ở phía đuôi sao Bắc Đẩu. (Sao Bắc Đẩu là một chùm sao 7 ngôi tạo hình cái gáo). 5 sao ngũ hành tinh kết hợp với Nhật, Nguyệt tạo ra thất tinh (thất hành tinh). Từ chòm sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống (vuông góc với mặt đất) nhìn thấy hệ thống 28 ngôi sao cố định (định tinh) hàng ngày xoay quanh chòm Bắc Đẩu, gọi tên là nhị thập bát tú, gồm 4 chòm, mỗi chòm 7 ngôi. Mỗi mùa nhìn rõ nhất 1 chòm, ở một phương trời. • Chòm Huyền Vũ (rùa đen) - phương Bắc, mùa Đông • Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) - phương Nam, mùa Hạ • Chòm Thanh Long (rồng xanh) - phương Đông, mùa Xuân • Chòm Bạch Hổ (Hổ trắng) - phương Tây, mùa Thu Mỗi chòm sao còn ứng với một tuần lễ, mỗi ngôi sao ứng với một ngày. (Những ngôi sao đi vào truyền thuyết văn học: sao Khuê, sao Ngưu, sao Chức, sao Tâm, sao Đẩu, ). Đó là cơ sở của bộ môn thiên văn học. 1.4.2. Hệ đếm Can -Chi: Để gọi tên các đơn vị như năm, tháng, ngày, giờ, người xưa chọn một hệ đếm gọi là hệ Can - Chi, gồm: Hệ Can - Hệ Chi - Hệ Can Chi 1.4.2.1. Hệ Can: Gồm 10 yếu tố đặt tên: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, xuất phát từ 5 hành phối hợp 2 âm dương (5 x 2 = 10) Do số 5 là gốc nên hệ này mang tính dương, gọi là thiên Can.(Ngày xưa khi lịch âm cổ nước ta chỉ có 10 tháng / năm nên đặt tên theo hệ Can. Về sau khi dùng 12 tháng thì sau tháng 10 nối thêm tháng Một và tháng Chạp). 1.4.2.2. Hệ Chi: Gồm 12 yếu tố: Tí, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (tên của 12 con vật theo tiếng cổ). Xuất phát từ 6 cặp âm dương (ngũ hành đặc biệt có 2 hành Thổ: thổ âm và thổ dương), thiên về tính âm (gọi là địa chi). Hệ Chi được dùng nhiều hơn hệ Can. • Dùng để đếm giờ trong một ngày: (giờ Tý: 23h - 01 h giờ Ngọ:11 - 13 h )
  11. • Dùng để đếm tháng trong năm. • Dùng để đếm ngày trong hai tháng Nói chung, hệ Chi thường được ghép với hệ Can để đếm, dân gian thường chỉ gọi tên rút gọn theo Chi. 1.4.2.3. Hệ Can -Chi: Ghép 2 hệ nhỏ, tạo ra hệ đếm 60 Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi CANCHI + - + - + - + - + - + - Giáp + Ất - Bính + Đinh - Mậu + Kĩ - Canh + Tân - Nhâm + Quý - Nguyên tắc kết hợp: Can với Chi đồng tính tạo ra một yếu tố mới, ghi bằng con số (mã số) dùng để đặt tên năm, ta có một chu kỳ = 60 năm, gọi là một Hội. Hội đầu tiên bắt đầu áp dụng vào năm thứ 4 dương lịch, tức là chậm hơn dương lịch 3 năm (4 - 1 = 3). Hội hiện nay là hội thứ 33 kể từ năm 1984. Lưu ý: • Cách đổi năm dương lịch sang âm lịch: C = d của (D - 3): 60. C: năm Can chi (âm lịch) D: năm dương lịch d: số dư. (Đặc biệt, khi d = o, thì C = 60, năm Hợi) • Cách đổi năm âm lịch thành dương lịch: D = C + 3 + (h. 60) trước hết phải tìm h (số chu kỳ).
  12. Cần nhớ năm D gần với một sự kiện đặc biệt (cột mốc đáng nhớ năm nào), từ đó tìm ra h. Nếu không ta sẽ có kết qua 33 năm dương lịch trùng với năm âm đã cho. • Giải thích vì sao phương Đông cho rằng thời gian tuần hoàn với chu kỳ là 01 hội? (trong khi phương Tây xác định rằng: thời gian không bao giờ lặp lại: không ai tắm 2 lần trên một dòng sông). Gợi ý nghiên cứu: theo quan niệm thời phong kiến, vận nước tùy thuộc vào ông vua. Đời một ông vua khoảng 60 năm. Khái quát hơn, đời người cũng vận động trong chu kì 60 năm thăng trầm. Quan niệm phương Đông có tính tương đối. Quan niệm phương Tây có tính tuyệt đối. Triết lý - nhận thức về con người (Cognition of man) Con người là một bộ phận đặc biệt của vũ trụ, gọi là một “ tiểu vũ trụ”. Vũ trụ có cấu trúc âm dương, ngũ hành thì con người cũng có cấu trúc tương tự như vậy. 1.5.1. Nhận thức về con người tự nhiên: Mỗi người có quan hệ với một ngôi sao trong vũ trụ • Tín ngưỡng cúng sao, ứng với mỗi năm tuổi. • Cơ thể người có 2 phần âm dương. • Từ ngực trở lên là phần dương.Từ bụng trở xuống là phần âm. • Phần trên gồm: mặt sau (gáy, lưng) là dương, mặt là âm. • Phần dưới gồm: trước bụng là dương, sau lưng là âm. • Mu bàn tay, bàn chân là dương. • Lòng bàn tay, gan bàn chân là âm. • Ống quyển là dương. Bụng chân là âm. Đó là xét bề ngoài. Phần nội tạng có cấu trúc ngũ hành: ngũ tạng và ngũ phu û, đây là những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. • Ngũ tạng: thận, tâm, can, phế, tỳ Ngũ phủ: bàng quang, tiểu tràng, đởm, đại tràng, vị. Các bộ phận cơ thể có quan hệ tương sinh và tương khắc giống như quan hệ ngũ hành. Trong đó, “thận” và “tâm “ là bộ phận quan trọng nhất (phương Đông trọng thận, phương Tây trọng tâm). Đông Y học Việt Na m căn cứ vào luật âm dương và ngũ hành để chẩn trị cho con người.
  13. Bệnh là do mất quân bình âm dương hoặc / và nảy sinh quan hệ tương khắc trong ngũ hành. Khi đã xác định được nguyên nhân thì tìm cách điều trị (chẩn / trị). Thuốc thang toàn là cây, cỏ, hoa, trái vốn lấy từ thiên nhiên -môi trường sống của con người. Châm cứu là kĩ thuật tác động phần này nhằm kích thích phần khác (nơi bị trục trặc). • Khuôn mặt người gồm: trán (hỏa), mũi (thổ), miệng (thủy), tai trái (kim), tai phải (mộc). • Bàn tay gồm ngón cái (mộc), ngón trỏ (hỏa), ngón giữa (thổ), ngón áp út (kim), ngón út (thủy). 1.5.2. Nhận thức về con người xã hội: Mỗi người có một vị trí và quan hệ trong xã hội cũng như một hành có quan hệ với các hành khác. Tuy vậy, không nên hiểu rằng thế giới có 5 hành thì cũng chỉ có 5 loại người, bởi vì ngũ hành phát sinh ra bội số. Mỗi người được xác định bằng thời gian được sinh ra đời: giờ, ngày, tháng, năm tính theo hệ Can chi. Như thế nghĩa là: mỗi người có quan hệ tương sinh và tương khắc đối với người khác. Mỗi người có một “lá số “ (dựa theo giờ, ngày sinh) nằm trong hệ thống 110 sao (tức là 110 kiểu tính cách, số phận) thuộc về một trong 12 cung (hệ chi). Đó là thuật Tử Vi xem đoán tướng số. người chia ra 2 nhóm: • Nhóm cá nhân: bản thân, tiền kiếp, bệnh tật, Có 12 vấn đề lớn chi phối cuộc sống con nhà cửa, của cải, sự nghiệp, đi lại (7) • Nhóm xã hội: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bè bạn. Việc giải đoán Tử Vi có kết quả đúng hay không tùy thuộc vào 2 điều kiện: • Có đủ dữ kiện lập ra lá số chính xác hay không. • Thầy tướng số có khả năng giải đoán hay không. Tóm lại, thuật Tử Vi dựa trên 2 cơ sở triết học Ngũ Hành và Bát Quái nhằm dự đoán tương lai của cá nhân hoặc cả một cộng đồng. Ngày nay có ngành “Dự đoán học “ rất cần thiết cho xã hội. Từ thời cổ đại, Khổng Tử đã dạy học trò (sách Luận Ngữ):” không những việc 10 đời sau mà 100 đời sau cũng suy đoán được “. Những truyết phương Đông kể về những danh nhân có tài suy đoán bằng lời sấm ký, đồng dao trẻ em như Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình), Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử.), Khổng Minh và các vị đạo sĩ truyền thuyết được gọi là các nhà tiên tri.
  14. Văn hóa tổ chức cộng đồng và đời sống cá nhân (4 tiết) Bài này gồm 2 phần: 1. Nghiên cứu tổ chức cộng đồng lớn, có tính bắt buộc, gọi là thiết chế xã hội như làng xã, quốc gia, đô thị. 2. Nghiên cứu những tổ chức do cá nhân tự nguyện tự giác tạo ra, như lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, phong tục tập quán Văn hoá ứng xử trong môi trường tự nhiên (4 tiết) Gồm một số hoạt động chủ yếu sau: • Ăn uống (tận dụng thiên nhiên ) • Mặc ( đối phó với thiên nhiên ) • Ở và đi lại đối phó với thiên nhiên ). Tình trạng địa lí, địa hình, khí hậu, sinh thái và lối sản xuất nước ta đã quyết định, chi phối cả 3 vấn đề sinh tồn nói trên của người dân Việt từ xưa đến nay. Tổ chức cộng đồng 2.1.1.Tổ chức nông thôn: làng xã Các loại làng xã: Nông thôn có làng xã, huỵên, tỉnh. Nhưng tồn tại lâu bền, có tính văn hóa là làng xã. Do đó chúng ta chỉ nghiên cứu đặc điểm của làng xã Việt Nam. Còn huyện, quận, tỉnh thuộc phạm vi vùng văn hóa (xem lại bài Không gian văn hóa. chương 1). Người Việt (kinh) sống theo làng xã từ lâu đời, có 3 loại làng xã như sau: a/ Làng xã theo huyết thống: Toàn bộ dân làng sinh ra từ một dòng họ (một gia đình) trải qua nhiều đời nối tiếp. Ngày nay, tuy không còn loại làng xã ấy do sự thay đổi dân cư nhưnh còn mang tên cũ: Đỗ Xá, Nguyễn Xá, Lê Xá, Đặng Xá. Những tên làng ghi nhớ dòng họ đầu tiên có công lập làng. Quan hệ của loại làng này là: đoàn kết đùm bọc nhau, có tôn ti trật tự theo thứ bậc trong dòng họ. Trưởng họ mặc nhiên làm công việc trưởng làng. b/ Làng xã theo địa bàn cư trú: Những người sống trên một khu vực mặc dù thuộc các dòng họ khác nhau cũng hợp lại thành một làng. Dân làng sống bình đẳng với nhau, tôn trọng người lớn tuổi. Đặc biệt có quan hệ láng giềng gắn bó. (Bán anh em xa, mua láng giềng gần). Dân làng còn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất mùa vụ, làm đổi công cho nhau. Dân làng có tính dân chủ.Tuy vậy, vẫn có khuyết điểm là dựa dẫm, ỷ lại, chờ đợi, chẳng ai bảo được ai, “cháy rừng cùng sưởi “. c/ Tổ chức làng nghề, phường và hội: Những người cùng làm một nghề (không kể trồng lúa), như nghề đánh cá (làng chài),nghề thủ công (làng gốm, làng rèn, đan nón, về sau gọi là phường. Những