Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân

Có thể nói khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời sự nghiệp của chủ tịch HỒ CHÍ MINH là giành độc lập cho dân tộc, đêm lại sự tự do hạnh phúc cho nhân dân “tôi chỉ có một  ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành.
doc 16 trang Khánh Bằng 30/12/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_xay_dung_nha_nuoc_cua_dan_do.doc

Nội dung text: Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân

  1. a Tích cực: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với dân chủ tư sản. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử như V.I.Lênin từng khẳng định. Thực thi dân chủ sai nguyên tắc, vô nguyên tắc đều là trái với lí tưởng của cách mạng, với bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa, có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, thì việc dân chủ hóa sẽ trượt sang dân chủ phi xã hội chủ nghĩa và đồng nghĩa với việc thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về sự vi phạm dân chủ và thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến thủ tiêu chế độ Xô viết. Thực tiễn cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ nước ta ngày càng thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày của quần chúng nhân dân. Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới. Đó là thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Chế độ dân chủ ở nước ta, xét về bản chất, là một thể chế chính trị mà trong đó quyền lực chính trị - xã hội thuộc về nhân dân; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần; phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thông qua Nhà nước xã hội chủ 11
  2. nghĩa. Quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong xã hội ta, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia quản lí xã hội một cách trực tiếp, hoặc thông qua người đại diện do mình lựa chọn. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, tỉ lệ cử tri đi bầu rất cao. Tỉ lệ đại biểu là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong Quốc hội ngày càng cao, nhất là tỉ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước trên thế giới. Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; việc thực hiện đối thoại trực tuyến của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính phủ với nhân dân; những cuộc tiếp xúc của các đại biểu với cử tri chuẩn bị cho các kì bầu cử Quốc hội đã tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền làm chủ, thực thi quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước và đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình. Điều đó thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta. b hạn chế: Tuy nhiên, công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất. Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan nhà nước còn chưa 12
  3. hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn, cản trở, làm hạn chế thành tựu của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc xã hội.Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở các loại hình cơ sở vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, còn yếu kém, khuyết điểm. Có nơi, có lúc còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; không ít nơi, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ, chưa phát huy đầy đủ tinh thần làm chủ, trách nhiệm làm chủ của nhân dân trong tháo gỡ khó khăn, tham gia giải quyết những bức xúc từ cơ sở. Việc thực hiện QCDC, công khai, minh bạch các chế độ, chính sách, nhất là các chế độ, chính sách về nhà, đất, tài chính, tài sản, tiền lương, tiền thưởng; về quy hoạch, kế hoạch, giá cả đền bù khi thu hồi đất có nơi chưa thực hiện nghiêm túc theo quy trình, quy định của Nhà nước, để xảy ra tham nhũng, vi phạm pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức về thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đồng đều; trách nhiệm của một số ban chỉ đạo, của Mặt trận, đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có nơi, có lúc chưa được đề cao. Đến nay, vẫn còn nhiều nơi chưa xây dựng được quy chế, nhiều công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa triển khai thực hiện; chất lượng thực hiện QCDC ở nhiều cơ sở chưa 13
  4. cao. Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết và nhân rộng các điển hình có nơi thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu kiên quyết trong việc xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, quy trình thực hiện công khai, dân chủ c Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về dân chủ chưa đầy đủ, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền chưa tập trung chỉ đạo, thiếu kiểm tra, đôn đốc; chưa cụ thể hóa các quy chế, quy định, quy trình công khai, dân chủ ở cơ sở; chưa coi trọng việc sửa đổi, bổ sung quy chế, quy ước sát với thực tiễn của từng loại hình cơ sở; chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình chưa được coi trọng; chưa kiểm điểm, phê bình nơi làm yếu và thiếu quan tâm giúp đỡ nơi có khó khăn. 2 Giải pháp: - Phát huy dân chủ, tính công khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động chất vấn tại các buổi tiếp xúc cử tri. - Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân - Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. 14
  5. - Cần có các buổi tập huấn cán bộ,nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. - Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. - Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. - Thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước. - Công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, - Huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. - Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà nước bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức. C KẾT LUẬN Với khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận và sự hạn chế của bản thân em, nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Bài viết thể hiện mong muốn tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nhà nước của dân do dân, vì dân của đất nước. 15
  6. Tài liệu tham khảo (1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXBCTQG, H.2002, tr.212 (2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 84-85. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, tr.85. (5) Văn phòng Quốc hội: Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.7. (6) Dẫn trên, tr. 8. (7) Dẫn trên, tr.11 (8) Dẫn trên, tr.11. (9) Dẫn trên, tr.11. (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.47. 16