Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội

Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác nhau về vần đề con người. Các khoa học cụ thể nhận thức con người ở những mặt, những khía cạnh riêng biệt, cụ thể.
pdf 16 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_muc_tieu_va_dong_luc_cua_chu.pdf

Nội dung text: Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội

  1. thể và của xã hội. Hơn nữa, lợi ích xã hội, lợi ích tập thể không phải là trừu tượng mà rất cụ thể, gắn bó mật thiết tới lợi ích chính đáng của từng người trong tập thể và trong cộng đồng xã hội. Động lực chính trị - tinh thần: Động lực chính trị - tinh thần là động lực rất quan trọng để đạt mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội; nếu con người không có khát vọng và nhu cầu về công bằng dân chủ thì sẽ không có công bằng dân chủ; động lực chính trị - tinh thần một khi trở thành ý thức tự giác ở mỗi con người thì nó trở thành thuộc tính văn hóa xã hội của mỗi con người. C. Quán Triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất. 1. Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự 11
  2. lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu. Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con người. Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần. 2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn 12
  3. của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất. Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau: Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của 13
  4. nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. 4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Muốn vậy, phải: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng "đạo đức, văn minh". Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân. Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những "ông quan cách mạng", lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một dân tộc biết cần, biết kiệm" là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần. KẾT LUẬN Trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới; những thành tựu Đảng, nhà nước và nhân dân ta phấn đấu đạt được trong 5 năm qua (2001 - 2005) và 20 năm đổi mới (1986 - 2006) là làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp 14
  5. tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, như: Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và tạo động lực mới cho phát triển; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi trọng phát triển kinh tế tri thức, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Ðẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng; tạo chuyển biến tích cực về dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Giải quyết tốt và kết hợp hài hòa các vấn đề phát triển văn hóa, xã hội và con người; tạo chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm; chăm sóc sức khỏe nhân dân; kiềm chế tốc độ tăng dân số; làm cho đời sống xã hội ngày càng lành mạnh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phát triển các quan hệ đối ngoại theo hướng rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; đổi mới hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước và chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào: Kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Khoa học và công nghệ còn ở trình độ thấp. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử 15
  6. dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. An ninh, trật tự và an toàn xã hội ở một số vùng và địa phương chưa bảo đảm vững chắc. Những năm tới là cơ hội lớn để đất nước ta tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Ðòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn. 16