Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật nhân loại ngày càng phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế của một số nước phát triển như vũ bão. Nhưng để đạt được sự phát triển đồng đều và kinh tế giữa các nước trên thế giới thì không còn con đường nào khác là con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế không thể tránh khỏi trên thế giới. Nó là nền tảng cho các nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác thông qua đối thoại đồng thời cải thiện quan hệ chính trị giữa các quốc gia, thúc đẩy các nước trên thế giới cùng nhau phát triển và mục đích cao hơn nữa đó là đem lại cuộc sống đầy đủ, đoàn kết hoà bình cho tất cả nhân loại.
doc 22 trang Khánh Bằng 30/12/2023 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_phep_bien_chung_ve_moi_lien_he_pho_bien_va_van_dung_p.doc

Nội dung text: Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

  1. Tiểu luận Triết học kinh tế độc lập tự chủ và mối quan hệ bên ngoài là hội nhập kinh tế quốc tế. Và cả hai mối quan hệ này đều tác động trực tiếp đến sự phát triển đất nước trong đó xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là yếu tố quyết định đến vận mệnh của đất nước còn hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bởi chỉ có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và thực lực để chủ động hội nhập đúng hướng và hiệu quả kinh tế quốc tế và ngược lại, chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ xung sức mạnh nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững hơn nữa độc lập tự chủ. Hơn nữa, muốn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách đúng đắn và mạnh mẽ không thể không bắt đầu từ nền tảng sức mạnh tổng thể của một nền kinh tế độc lập tự chủ. Nếu vấn đề thứ nhất là tiền đề là điều kiện đảm bảo cho vấn đề thứ hai thì đến lượt nó, vấn đề thứ hai lại là hệ quả, là động lực, là môi trường phát triển mới của vấn đề thứ nhất. Đó là một quá trình biện chứng. Vấn đề dặt ra ở đây là phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ở đây xây dựng “độc lập, tự chủ” không có nghĩa là tự biệt lập hoặc cô lập mình mà phải chủ động hội nhập quốc tế và khu vực “mở cửa” không có nghĩa là “ngó cửa”, “hội nhập” không phải là “hoà tan”. Phải nắm bắt được khả năng nội lực của quốc gia để linh hoạt trong hợp tác đối ngoại kinh tế. Như đã nói ở trên xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thànhmột xu thế lớn của kinh tế thế giớivà quan hệ kinh tế quốc tế từ vài thập niên trở lại đây .Xu hướng này lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Do vậy, để hội nhập mà không hoà tan rất cần sự tỉnh táo nhìn nhận trong thực tế tự do hoá thương mại một số nước giàu lên trong khi một số nước khác nghèo hẳn đi. Ngay trong từng nước sự tự do thương mại cũng có lợi cho tầng lớp này, nhưng 11
  2. Tiểu luận Triết học lại có hại cho tầng lớp khác. Cụ thể như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tuy tự do hoá thương mại nhưng vẫn duy trì chính sách bảo hộ hàng nông sản - thế mạnh chủ lực của các nước kém phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng . Hoặc như vụ kiện cá ba sa của Việt Nam vừa qua, về thực chất chính là để bảo vệ những ngành kinh tế không còn đủ sức cạnh tranh. Điều này liệu có công bằng : trên thực tế chính phủ các nước, dưới áp lực của cử tri bỏ phiếu cho mình không thể nào đồng ý những điều khoản thương mại có thể gây hại cho một bộ phận, một ngành kinh tế của họ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế hiện nay, các nước giàu đã thành công trong việc thiết lâp “cuộc chơi” tự do hoá thương mại với những luật chơi do họ đặt ra. Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã thành công trong việc buộc các nước khác gỡ bỏ những rào cản để hàng công nghiệp và dịch vụ của mình tràn vào các nước này. Ngược lại họ cũng lại thành công trong việc duy trì mức thuế cao đánh vào hàng nông sản nhập khẩu đơn giản là vì luật chơi trong tay kẻ mạnh Nói như vậy, không có nghĩa là sân chơi không “đẹp” thì không chơi mà việc tham dự một cách tích cực vào sân chơi này là chuyện tất yếu và không thể phủ nhận, vì bên cạnh những mặt chưa được vẫn còn rất nhiều mặt được và vấn đề là tận dụng các cơ hội này như thế nào? Về thực chất hội nhập kinh tế quốc tế là sự kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm bảo vệ lợi ích của dân tộc, phát triển kinh tế đất nước. 3. Sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một cách sáng tạo của đảng và Nhà nước ta việc kết hợp quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. 3.1 Những thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới , tạo ra sức ép buộc chúng ta phải chấp nhận “cuộc 12
  3. Tiểu luận Triết học chơi” nếu không cố gắng đi cùng nhịp với các nước trong khu vực thì Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu và chịu thua thiệt của người đi sau Hội nhập kinh tế hiện luon có hai mặt, trước hết hội nhập kinh tế khiến các nước phải mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá, làm giảm những khác biệt thông qua việc tiến tới bãi bỏ hàng rào và biện pháp phi thuế quan mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư. Với việc tham gia vào quá trình này chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được một nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhất là tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng lực để tham gia hội nhập. Nhưng quan trọng hơn cả là thực hiện được chủ trương chuyển toàn bộ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đặt tất cả doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh, lấy hiệu quả là mục tiêu của doanh nghiệp , xoá bỏ tư tưởng bao cấp trông chờ vào sự trợ giúp và bảo hộ của Nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn, nhất là từ phía Trung Quốc, ấn Độ, và phần lớn là các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất mang tính cạnh tranh với nước ta và có nhiều ưu thế hơn ta, thậm chí ngay cả trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay như nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép, . Trong thu hút FDI chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn và nguy cơ sẽ giảm FDI nước ta nếu chúng ta không có những chính sách và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ làm tăng tính hấp dẫn hơn hẳn so với các nước trong khu vực. (Nguồn : Thời báo tài chính - bài viết của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển) 13
  4. Tiểu luận Triết học 3.2 Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn lao. Đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, cô lập, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới. Cho đến nay Việt Nam đã ký 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần với các nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với trên 160 nước và nền kinh tế; thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là thành viên của ASEAN, ASEM , APEC Thực hiện thành công chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) ; GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/năm, trong giai đoạn 1991 - 2000, khoảng 7% trong hai năm 2001 và 2002 , năm 2003 tăng 7,2% và là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở được cải thiện rõ rêt. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo định hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trong điểm , các khu xuất nhập khẩu tập trung , các khu chế xuất, chuyển toàn bộ nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh lấy mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở, thay đổi thói quen trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước của các doanh nghiệp. Mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo thêm việc làm , tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 15 tỷ USD (nếu tính cả dịch vụ thì đạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30% (gấp 7 lần năm 1990). Năm 2003 xuất khẩu đạt 20,176 tỷ USD. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 USD, đây là mức được thế giới công nhận là quốc gia có nền xuất khẩu 14
  5. Tiểu luận Triết học bình thường. Bên cạnh đó nước ta còn thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đến nay ta đã thu hút được trên 41,538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 4.370 dự án trong đó đã thực hiện trên 24,654 tỷ USD. Nguồn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động và hàng chục vạn lao động gián tiếp . Tranh thủ được kỹ thuật tiên tiến và khoa học quản lý mới. Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ đã cam kết giành cho nước ta 20 tỷ USD , chủ yếu là cho vay ưu đãi và một phần là viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên bên cạnh đó nước ta còn tồn tại không ít khó khăn hạn chế đó là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chưa tạo được động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, ít vốn. Đa phần các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả kinh tế và có tư tưởng trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước . Hệ thống chính sách , cơ chế quản lý của Nhà nước chưa tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Môi trường kinh doanh vẫn còn một số bất cập về khuôn khô rpháp lý và thể chế, cấu trúc thị trường và hành vi cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện thể hiện ở sự thiếu đồng bộ của các yếu tố như thị trường tiền tệ, thị trường đất đai, bất động sản, thị trường lao động, khoa học công nghệ các cơ sở pháp lý đảm bảo cạnh tranh chậm được ban hành và sửa đổi. Bên cạnh đó việc thực thi pháp luật còn rất hạn chế. Những chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và chính phủ ban hành chưa được thực hiện triệt để. Bộ máy điều hành ở một số bộ và địa phương còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. 15
  6. Tiểu luận Triết học 3.3 Đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và chính phủ Trước những biến đổi của tình hình thế giới, xu thế tất yếu của quốc tế hội nhập quốc tế , Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trương, quan điểm, nguyên tắc về chính sách đối ngoại của đất nước, nhằm có thêm bạn bè, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự phát triển kinh tế, tranh được tình thế rất khó khăn sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Với nhận thức như vậy tại đại hội đảng lần thứ VII, đảng ta đã đưa ra quan điểm : thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá , đa phương hoá các quan hệ quốc tế, mở rộng hợp tác, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đại hội VII đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì độc lập hoà bình và phát triển” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nxb sự thât, Hà Nội 1991, tr147) Đây là bước mở đầu cho quốc tế hội nhập, quyết định sáng suốt có tính bước ngoặt về chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới Để phát triển kinh tế , đảng ta chỉ rõ phải tận dụng tối đa ngoại lực, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính. Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hoá , đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào sức mình là chính , đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới hướng mạnh vào xuất khẩu (Văn kiện đại hội đại biểu VIII, nxb Quốc gia Hà Nội , 1996 tr84-85) Cũng trong văn kiện đại hội VIII, đảng ta nêu rõ “Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn , các tổ chức , các định chế quốc tế, một cách chọn lọc, bước đi thích hợp.” 16
  7. Tiểu luận Triết học Đến đại hội IX, chính sách đối ngoại của đảng từng bước được bổ xung hoàn thiện hơn. Đảng ta tiếp tục khẳng định “chủ động hội nhập kinh tế tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc, bình đẳng cùng có lợi, vừa có hợp tác, vừa đấu tranh đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch”. (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nxb : CTQG, Hà Nội 2001, tr167) 17
  8. Tiểu luận Triết học CHƯƠNG III Phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng. Chỉ có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và thực lực để chủ động hội nhập đúng hướng và có hiệu quả. Và ngược lại , chỉ có chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ sung sức mạnh cho nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hút, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững nền độc lập dân tộc. Do đó, việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào phân tích chủ trương , đường lối của đảng về kinh tế là việc làm hết sức đúng đắn, giúp chúng ta không những hiểu rõ chủ trương, đường lối kinh tế đó mà còn giúp cho chúng ta có sự tự tin, ý chí quyết tâm thực hiện chủ trương, đường lối đó. Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong hội nhập kinh tế quốc tế thông qua phân tích mối liên hệ bên trong bên ngoài làm sáng tỏ quan điểm đúng đắn của đảng ta trong việc lãnh đạo xây dựng kinh tế đất nước. Theo các dự báo trong năm 2004, nền kinh tế thế giới sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Bởi vậy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn do thương mại toàn cầu. Mặc dù vậy, khi nền kinh tế của nhiều nước đang có khả năng tăng trưởng đi lên, động cơ thúc đẩy họ tự do hoá để tăng cường hội nhập sẽ giảm. Đây có thể là khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Hơn nữa với những diễn biến phức tạp trên các thị trường tài chính hiện nay và dự báo trong tương lai, Việt Nam cần phải chuẩn bị để đối phó, ngăn ngừa những bất ổn định về tài chính có thể xảy ra , điều đó có nghĩa là Việt Nam phải xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập 18
  9. Tiểu luận Triết học tự chủ để có thể ứng phó trước mọi khó khăn trong quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế. 19
  10. Tiểu luận Triết học DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình triết học Mác - Lê nin 2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , nxb CTQG Hà Nội sản xuất 2001 3. Tạp chí nghiên cứu - trao đổi - Vương Thị Bích Thuỷ 4. Tạp chí thương mại số ra tháng 3/2004 bài viết của thứ trưởng bộ thương mại Lương Văn Tự 5. Báo đầu tư chứng khoán 6. Thời báo tài chính, bài viết của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển 7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nxb Sự thật, Hà Nội 1991 8. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc VII, nxb QGHN 1996 20
  11. Tiểu luận Triết học MỤC LỤC MỤC LỤC 19 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 CHƯƠNG II 4 1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN. 4 1.1. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN LÝ 4 1.2. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ 4 2. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 5 2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5 2.2. VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC 5 2.3. XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI7 2.4. KHÁI NIỆM VỀ NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ 8 2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9 3. SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN MỘT CÁCH SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VIỆC KẾT HỢP QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 12 3.1 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 12 3.2 THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 13 3.3 ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ 15 CHƯƠNG III 17 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 21
  12. Tiểu luận Triết học 22