Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Xứ Nghệ là vùng rất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, còn là vùng đất có truyền thống xuất hiện nhiều doanh nhân, anh hùng cứu nước, đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Con người nơi này có những phẩm chất nổi trội, khả năng chịu đựng gian khổ, ý chí vượt khó cao, tinh thần hiếu học, coi trọng lễ giá, văn hóa.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân: - Theo HCM, muốn thực hiện được đại đoàn kết dân tộc thì phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết dân tộc; phải biết khoan dung độ lượng với con người, kể cả những người lầm đường lạc lối khi họ biết hối cải, hoặc những kẻ trước đây chống chúng ta nhưng nay không còn chống nữa, ta vẫn mở rộng cửa đoàn kết với họ. - Theo HCM, đại đoàn kết dân tộc không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời, mà phải là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có sự lãnh đạo dựa trên một cơ sở lý luận khoa học. Lực lượng tạo nền tảng vững chắc cho đoàn kết rộng rãi chính là công – nông và các tầng lớp nhân dân khác. Liên minh công – nông – tri thức là cơ sở, là lực lượng nòng cốt để đoàn kết toàn dân trên Mặt trận dân tộc thống nhất. d. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức – tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất: - Cả dân tộc khi khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành một lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch. - Đại đoàn kết dân tộc có phạm vi rộng lớn, nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ. Trên phạm vi dân tộc, hình thức tổ chức đoàn kết là Mặt trận dân tộc thống nhất mà trong từng thời kỳ CM có thể có những hình thức và tên gọi khác nhau như: Hội phản đế đồng minh 1930, Mặt trận dân chủ 1936, Mặt trận Việt Minh 1941, Mặt trận Tổ quốc 1955-1976 đến nay. - MTDTTN muốn trở thành một tổ chức CM to lớn cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau: • Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức, bóc lột, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. • Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng của Liên minh công – nông – lao động trí óc. • Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. • Đoàn kết phải lâu bề, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Trong quá trình đoàn kết cần chống 2 khuynh hướng là “cô độc” ,“hẹp hòi” và đoàn kết một chiều, không đấu tranh đúng mức. - Trong khối đại đoàn kết, Đảng không chỉ là một bộ phận bình đẳng mà còn là lực lượng lãnh đạo, là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc. 2/ Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết ở nước ta hiện nay: a. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: -Thuận lợi: 11
- • Thế giới đang vận động theo chiều hướng các dân tộc trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, nhân loại ngày càng nhận thức sâu sắc và khao khát về một xã hội hòa bình, tiến bộ, hợp tác, cùng phát triển. • Khoa học phát triển vô cùng mạnh mẽ đã đặt cả thế giới trước xu thế tòan cầu hóa, góp phần làm tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, tuy cũng chứa đựng khả năng phân hóa giữa các dân tộc sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. •Ở trong nước, chúng ta bước vào thế kỷ mới sau 15 năm đổi mới với những thành tựu đáng ghi nhận, vị thế của dân tộc ta trên thế giới được nâng cao rõ nét, niềm tin của nhân dân vào chính sách đổi mới được giữ vững và tăng cường. - Khó khăn, thách thức: • Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng ly tán, chia cắt cũng tồn tại. • Cuộc đấu tranh ý thức hệ vẫn diễn ra dai dẳng, gay gắt, các thế lực thù địch vẫn muốn tìm mọi cách tiêu diệt cnxh tới tận gốc. • Nền kinh tế thị trường cùng với quá trình nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra nhiều vấn đề như sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng , các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn còn là hiện tượng tương đối phổ biến. b. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới ở nước ta: - Mục tiêu chung: khơi dậy tinh thần tự tôn dt, quyết tâm chấn hưng đất nước, không bỏ lỡ cơ hội, vận hội rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Các nhiệm vụ cụ thể: • Về chính trị: cần tiếp tục phát triển tư tưởng HCM và truyền thống phương Đông về “Cầu đồng tồn dị”, xóa bỏ dần những mặc cảm, những thiên kiến khác nhau, lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, xây dựng một nước VN dân giầu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. • Về kinh tế - xã hội phải tạo cho mọi người dân một cơ hội bình đẳng về pháp luật trong làm ăn kinh tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích làm giầu chính đáng, đi đôi với việc giúp dân xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa • Về chính sách đối ngoại: cần có sự nhận thức đúng về vấn đề toàn cầu hóa từ đó xây dựng chiến lược hội nhập của đất nước ta vào khu vực và thế giới; thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, có sách lược mềm dẻo trong các quan hệ đa dạng và phức tạp của thế giới đảm bảo cho chúng ta hòa nhập, nhưng không bị hòa tan. Vđ 6. Nội dung tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước kiểu mới ở VN: 1/ Quan niệm của HCM về Nhà nước của dân, do dân và vì dân: a. Nhà nước của dân: - Đó là Nhà nước tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, quyền hành của cán bộ công chức Nhà nước là do dân ủy quyền, giao phó. 12
- - Nhà nước của dân thì những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua việc chưng cầu ý kiến dân. - Nhà nước vì dân, vì nước là việc chung, mỗi người dân đều có trách nhiệm gánh vác một phần, người dân phải coi việc nước như việc nhà, phải tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng với địa vị của người làm chủ. - Nhà nước của dân thì dân phải có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu thay mặt dân tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước. b. Nhà nước do dân: - Nhà nước do nhân dân lập ra. - Nhà nước do nhân dân xây dựng, ủng hộ, bảo vệ, phê bình và giám sát. - Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự giám sát của nhân dân. - Nhà nước do dân thì dân phải có quyền bãi miễn các cơ quan Nhà nước nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của dân. c. Nhà nước vì dân: - Là Nhà nước hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân, đó là một Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, thật sự cần, kiệm, liêm, chính. - Nhà nước vì dân thì mọi công chức Nhà nước đều là nô bộc của nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì hại đến dân thì phải hết sức tránh. - Nhà nước vì dân thì chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến nhỏ, phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành. - Nhà nước vì dân thì cán bộ Nhà nước vừa là người phục vụ, vừa là người lãnh đạo, vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 2/ Bản chất quyền lực của Nhà nước kiểu mới: a. Bản chất giai cấp công nhân của nước VNDCCH: “Là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản chất giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua: - Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. - Nhà nước được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. - Nhà nước tổ chức, quản lý, phát triển kinh tế theo XHCN. b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc: - Nhà nước kiểu mới ra đời là kết quả đấu tranh lâu dài, hy sinh xương máu của bao thế hệ CM. - Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng. 13
- - Ngay khi mới ra đời, Nhà nước ta phải đảm đương nhiệm vụ tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để giữ vững thành quả CM. 3/ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước kiểu mới: - Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước. - Trong lịch sử, những người được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều biết kết hợp giáo dục đạo đức với với tăng cường pháp luật. - Trong xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh tới vai trò của pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Đồng thời cũng phải tránh tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật. Thực tế chỉ ra rằng pháp luật chỉ phát huy tác dụng đầy đủ khi nó được hỗ trợ bởi các nhân tố khác, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. Vđ 7. Nội dung cơ bản tư tưởng HCM về đạo đức: 1/ Vai trò của đạo đức: - Theo HCM thì đạo đức là gốc người CM, người CM phải có đạo đức làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ CM đầy gian khổ, khó khan. Bởi đạo đức vừa tọa nên uy tín, vừa tạo nên sức mạnh cho người CM. Cm nhất định sẽ thắng lợi nhưng thắng lợi như thế nào thì còn tùy thuộc vào đạo đức của những người CM. - Trong mối tương quan tài – đức, HCM luôn khẳng định đức là gốc, là nhân tố chủ chốt của người CM, nếu không có đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, tuy nhiên đức và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này thiếu mặt kia. Đạo đức CM không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, giúp người CM tự hoàn thiện và không ngừng tiến bộ mà còn là thước đo lòng cao thượng của con người. - Người có đạo đức CM thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ được tinh thần gian khổ, vân khiêm tốn, chất phác, thực sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. - Muốn hoàn thành được sứ mệnh của mình thì Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, tiên phong, gương mẫu. 2/ Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới: a. Trung với nước, hiếu với dân: - Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nước của dân, do dân làm chủ. - Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải kính trọng, học hỏi dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. b. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa: - Tình yêu thương con người trước hết dành cho những người cùng khổ, người lao động. 14
- - Nghiêm khắc với mình mà khoan dung, độ lượng với người, nhất là với những người đã phạm sai lầm, khuyết điểm, phải giúp đỡ họ khắc phục sửa chữa và đối xử bình đẳng với họ. - Tình yêu thương con người phải gắn liền với lối sống tình nghĩa, phải dựa trên nguyên tức phê bình và tự phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: - Cần: lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, có kỹ thuật, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, tự giác, sáng tạo. - Kiệm: tiết kiệm sức lao động, nhất là sức dân; tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình. - Liêm: trong sạch, không tham lam, không tham tiền của, địa vị, danh vọng, ham học hỏi, ham làm và ham tiến bộ. - Chính: ngay thẳng thắn, đứng đắn, thể hiện trong 3 mối quan hệ: đối với mình không tự cao tự đại mà phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình, cầu tiến bộ; đối với người thì không nịnh hót người trên, coi khinh người dưới, luôn đoàn kết, khoan dung, độ lượng; đối với việc thì phải đặt việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà, đã phụ trách việc gì thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. - Chí công vô tư: làm việc không tư lợi, chống chủ nghĩa cá nhân, là hết lòng, hết sức vì việc nước, việc dân theo đúng với kỷ cương phép nước. KL: Thực chất chí công vô tư là sự tiếp nối của cần, kiệm, liêm, chính bởi nếu đã thật sự cần, kiệm, liêm, chính thì nhất định sẽ trí công vô tư và ngược lại, từ đó sẽ nảy sinh nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. d. Tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em” - Đây là một phẩm chất đạo đức mới, dựa trên bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, hướng vào những mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi những khuôn khổ quốc gia, dân tộc. - Tinh thần quốc tế đòi hỏi phải biết yêu thương không chỉ dân tộc mình mà cả dân tộc khác, phải biết tôn trọng văn hóa, lối sống của dân tộc khác. - Yêu cầu của nguyê tắc này là phải xây dựng khối đại đoàn kết chiến đấu giữa vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức, xây dựng tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc để cùng nhau đấu tranh cho những mục tiêu lớn của thời đại. Ý nghĩa của quan điểm “đức là gốc” đối với việc “lập thân, lập nghiệp” của thế hệ trẻ hiện nay? Ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tài trong việc lập thân lập nghiệp, vì thế hệ trẻ nên ra sức học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực của bản thân, để có “tài” nhưng nếu chỉ dựa vào tài, vào năng lực thôi thì chưa thể “lập thân lập nghiệp” được. HCM đã nói: “ có tài mà không có đức chỉ là kẻ vô dụng”. Người có “đức”, nếu “tài” có chút khiếm khuyết 15
- thì vẫn có thể bổ sung, hoàn thiện thêm nên vẫn có thể tận dụng chút tài mọn để cống hiến hay để “lập thân lập nghiệp”, nhưng người có tài mà không có đức thì sẽ đi sai đường, làm những việc bất lương, hại đến gia đình, bạn bè, xã hội.Đức và tài, phẩm chất và năng lực phải đi đôi với nhau thì khi đó cả 2 mới phát huy được tác dụng. Trong vấn đề “lập thân lập nghiệp” hiện nay, thế hệ trẻ cần nhận thức đúng vai trò của tài và đức, không xem nhẹ cái nào. Đặc biệt, phải biết trong tài và đức thì đức là gốc, có vai trò chỉ hướng cho tài phát huy đúng đắn. vì vậy bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, tích lũy kiến thức, thế hệ trẻ cần phải biết rèn luyện đạo đức của bản thân. 16