Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin

Câu1:Hàng hoá là gì? Phân tích hai thuộc tính của hành hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó với tính chất hai mặt của lao động sản xuất hành hoá
pdf 29 trang Khánh Bằng 30/12/2023 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin

  1. Lương sỹ nam - utc2 trị, nó chỉ là công cụ để năng cao sức sx của lao đông. Khi sức sx của lđ tăng thì giá trị các biệt của 1 sản phẩm thấp hơn giá trị XH. Mặt khác, khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều hơn khối lượng lợi nhuận mà hà tư bản thu được cũng sẽ lớn lên. Do đó, máy móc dù có hiệnđại tới đâu thì nó cũng là lđ chết Câu 8: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Vì sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử đó. a. Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp điệu phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, đại biểu cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua hai bước: bước thứ nhất, “ Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước”, thứ hai “ giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xóa bỏ nhà nước với tư cách nhà nước”. Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt từ kinh tế tới chính trị và văn hóa, tư tưởng. Tiến lên một xã hội không còn giai cấp và thực hiện được nguyên tắc bình đẳng lý Page 11
  2. Lương sỹ nam - utc2 tưởng “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” như Mác dự báo là một quá trình khó khăn phức tạp, lâu dài. Trong quá trình tiến lên một xã hội như vậy giai cấp công nhân gặp vô cùng khó khăn, gặp phải sự chống đối quyết liệt của kẻ thù giai cấp, gặp phải tính tự phát của người sản xuất nhỏ, c. Sở dĩ GCCN có SMLS đó là do điều kiệnkhách quan quy định nên. Đó là địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, luôn luôn vận động và phát triển. Trong lực lượng sản xuất ở bất cứ xã hội nào người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với nền đại sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển thì : “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động” Trong nền sản xuất đại công nghiệp gia cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Khi sản xuất đại công nghiệp ngày càng mở rộng, ngày càng phát triển thì “ tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp “, giai cấp vô sản “ được tuyển mộ trong các giai cấp của dân cư” Với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa “ giai cấp công nhân hiện đại chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản “. Từ điều kiện làm việc như vậy đã buộc giai cấp công nhân phải không ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại. Ngày nay trong các nước tư bản phát triển tỷ lệ sản xuất tự động hóa ngày càng gia tăng với “ văn minh tin học”, “ kinh tế tri thức”, do vậy đội ngũ công nhân được “ tri thức hóa” cũng ngày càng gia tăng. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn toàn không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, là người lao động làm thuê “ vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị truờng với mức độ khác nhau”. Như vậy, trong chế độ tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân có lợi ích đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản miốn duy trì chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì chế độ áp bức bóc lột đối với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Ngược lại lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, giành lấy chính quyền đó để tổ chức, xây dựng xã hội mới tiến tới một xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột. Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, có qui mô sản Page 12
  3. Lương sỹ nam - utc2 xuất ngày càng lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều. Họ lại thường sống ở những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung. Điều kiện làm việc, điều kiện sống của giai cấp công nhân đã tạo điều kiện cho họ có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Khả năng này giai cấp nông dân, thợ thủ công không thể có được. Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. Và do những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Từ địa vị kinh tế - xã hội nêu trên đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà những giai cấp khác không thể có được, đó là những đặc điểm sau đây: Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, phương thức sản xuất gắn liền với nền khoa học công nhiệp hiện đại; gia cấp công nhân có hệ tư tưởng tiên phong của thời đại ngày nay là tư tưởng Mác-Lênin mang tính cách mạng và khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, những tri thức tiên tiến nhất của thời đại. Giai cấp công nhân không chỉ tiên phong trong lý luận mà còn tiên phong trong hành động, luôn luôn đi đầu trong moik phong trào cách mạng, bằng hành động tiên phong của mình mà lôi kéo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng đi với giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. khác với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “ trong tất cả Page 13
  4. Lương sỹ nam - utc2 các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng Các tầng lớp trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ “. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương, buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động, cùng với cuộc sống đô thị đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ của giai cấp công nhân. Khi giai cấp công nhân tham gia vào các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản cũng đòi hỏi giai cấp này phải có ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ. Nhất là khi giai cấp công nhân được sự giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức ra đảng cộng sản thì ý thức tổ chức kỷ luật lại càng được nâng lên. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Chủ nghĩa Mac-Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa. Ngày nay, voiứ sự phát triển mạnh mẽ của lực lường sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước. Có như vậy, phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi. Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc”. Sau này Lênin chỉ rõ: “ không có sự ủng Page 14
  5. Lương sỹ nam - utc2 hộ của cách mạng quốc tế thì thắng lợi của cách mạng vô sản không thể có được” vì “ tư bản là một lực lượng quốc tế”. Muốn thắng nó cần có sự liên minh quốc tế Câu 9: Tính tất yếu, đăc điểm và thực chất của thời kì quá độ lên CNXH a. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa, là xã hội mà chủ nghĩa xã hội phát triển trên chính cơ sở vật chất kỹ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây: . Chủ nghĩa tư bản và chủ nghiã xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định. . Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại. Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. . Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cũng cần phải có thời gian để xây dựng và phát triển nhữn quan hệ đó. . Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẽ, khó khăn và phức tạp, phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những Page 15
  6. Lương sỹ nam - utc2 công việc đó. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ có thể tươngđối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp. - Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thợi kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chua trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vận dụng tư tưởng về tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vào quá trình chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô viết, Lênin đã phân tích kết cấu nền kinh tế nước Nga lúc đó với 5 thành phần, được xếp theo trình độ phát triển của chúng từ thấp đến cao trong lịch sử, đó là: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, khinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế này tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế đó chỉ có thể được giải quyết trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo. Trên lĩnh vực chính trị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, Page 16
  7. Lương sỹ nam - utc2 phức tạp. Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp; tầng lớp này vùa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, có ý thức khác nhau. Giai cấp công nhân có một bộ phận làm trong doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận làm trong các xí nghiệp nhỏ, công ty tư nhân; một bộ phận làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trí thức cũng vậy. Một bộ phận làm trong các cơ quan nhà nước, một bộ phận làm trong các công ty tư nhân, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thu nhập, ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau có sự khác nhau. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò thống trị còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là “ kẻ thù dấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bọn phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại văn hóa cũ, văn hóa mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa gia cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp. - Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sắp xếp, phối trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động. Việc sắp xếp, phối trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn chủ quan, nóng vội mà phải tuân theo tính tất yếu, khách quan của các qui luật kinh tế, đặc biệt là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển Page 17
  8. Lương sỹ nam - utc2 của lực lượng sản xuất. Vận dụng tư tưởng đó vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, Lênin chẳng những coi trọng các chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần mà còn coi trọng các quan hệ kinh tế hàng hóa - tiền tệ, chủ trương coi trọng thương nghiệp, coi dó là “ mắt xích “ cực kỳ quan trọng trong điều khiển hoạt động của nền kinh tế mà chính quyền nhà nước vô sản và đảng cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo “ phải đem toàn lực ra nắm lấy “, nếu không như vậy “ chúng ta sẽ không đặt được nền móng của những mối quan hệ kinh tế và xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩ”". Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đưa ra là một trong những chính sách điển hình của việc tôn trọng và vận dụng qui luật phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước Nga, phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc đó. Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hương xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong lĩnh chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nhân dân lao động; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiẹm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử. Trong lĩnh vực tư thưởng, văn hóa và xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền Page 18