Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) của Đảng? Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được nêu trong cương lĩnh đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_n.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam
- - Hướng CNH- HĐH phải phát triển nhanh và hiệu quả các sản phẩm các ngành nghề , các lĩnh vực có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - CNH –HDDH phải xây dựng nền KT tự chủ , chủ đọng hội nhập KTQT - Đẩy mạnh CNH- HĐH phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững gtrong tương lai - CNH – HĐH phải gắn với 1 nền KT tri thức 3. Những đặc trưng chủ yếu của CNH- HĐH thời kì đổi mới. - Từ CNH gắn với quan niệm xây dựng quan hệ XHCN đi trước mở đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất chuyển sang ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng 1 quan hệ sản xuất phù hợp. - Từ CNH với cách làm nóng vội bỏ qua nhiều bước đi trung gian cần thiết chuyển sang thực hiện CNH vừa có bước đi tuần tự giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau vừa cho phép phát triển rút ngắn bằng cách đi tắt đón đầu các thành tựu nhảy vọt về KHCN trên TG - CNH –HĐH gắn với KT thị trường. - Chuyển dịch cơ cấu Kt theo hướng CNH – HĐH để đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp - CNH –HĐH bằng nền KT mở đa fangj hóa , đa phương hóa phù hợp với các công nghệ quốc tế hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. - CNH –HĐH là sự nghiệp của toàn dân , của mọi thành phần KT trong đó KT nhà nước phải giữ vài trò chủ đạo. - CNH – HĐH phải gắn với thị trường trong nước và thị trường quốc tế thành 1 chỉnh thể hữu cơ dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Câu 7 : Trình bày mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ đi lên CNXH do ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) và ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) của Đảng đề ra. 1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới: - ĐH VI của đảng 112/1986 đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Trong đổi mới kinh tế có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế = việc dứt khoát xóa bỏ có chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. - ĐH 7 tháng 6/1991 và ĐH 8 tháng 6/1996 tiếp tục bổ sung và phát triển tư duy của đảng về kinh tế thị trường của ĐH 6 trên các nội dung sau: + Khẳng định: kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của kinh tế nhân loại + kinh tế thị trường còn tồn tai 1 cách khách quan trong suốt thời kì quá độ đi lên xây dựng CNXH + VN có thể còn cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH 2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường về định hướng XHCN từ ĐH 9 đến ĐH 10 * Đại hội 9 của đảng 4/2001 tiếp tục bổ sung và phát triển đường lối kinh tế thị trường của các ĐH 6,7,8 trên các nội dung sau: - ĐH 9 đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên xây dựng CNXH. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý về Nhà nước theo định hướng XHCN. 11
- Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như 1 công cụ, 1 cơ chế quản lý đến nhận thức coi kinh tế thị trường như 1 chỉnh thể làm cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN. - ĐH 9 đã đưa ra được định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XNCH: là 1 kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH. + Trên cơ sở định nghĩa về kinh tế thị trường của ĐH 9 chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế nước ta không phải theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cũng không phải nền kinh tế thị trường TBCN và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN vì chưa có đầy đủ các yếu tố XHCN, tính định hướng xhcn làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường TBCN + Trong nền kinh tế đó các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển LLSX, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH nâng cao đời sống nhân dân. Tính định hướng xhcn được thể hiện trên cả 3 mặt của QHSX là: sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. * ĐH 10 của đảng 4/2006 tiếp tục bổ sung và làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung của định hướng xhcn trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện trên 4 tiêu chí sau: - Về mục đích phát triển: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xhcn ở nước ta nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh giải phóng mạnh mẽ mọi LLSX, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Tiêu chí này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người. Mọi người đều được hưởng thành quả phát triển khác với mục đích phát triển kinh tế thị trường TBCN tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà TB, bảo vệ và phát triển chế độ TBCN. - Về phương hướng phát triển: phát triển kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng mọi thành phần kinh tế trong mỗi cá nhân, mọi vùng miền nhằm phát huy tối đa nội lực để phát triển nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để giữ vững vai trò chủ đạo kinh tế Nhà nước phải nắm được vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ KH – CN tiên tiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. - Về định hướng xã hội và phân phối: + Về định hướng xã hội: phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, phải gắn kết chặt chec giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, phát triển Văn hóa, GD – ĐT giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người nhằm hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường 12
- + Về phân phối: định hướng xhcn được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu qua kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội đồng thời để huy động tối đa mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta cần thực hiện chế độ phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác. - Về quản lý: phải phát huy quyền làm chủ XHCN của nhân dân đặc biệt vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước Pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường định hướng xhcn nhằm phát huy những mặt tích cực hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường để đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng cho mọi người. Câu 8: Trình bày khái niêm hệ thống chính trị XHCN , những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay? Mục tiêu, quan điểm xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới? - Khái niêm hệ thống chính trị XHCN: Hệ thống chính trị XHCN bao gồm hệ thống các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội mà thông qua đó nhân dân lao động được thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Hệ thống chính trị này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, giữa các dân tộc trong cộng đồng xã hội, giữa các yếu tố xã hội tập thể và cá nhân về vấn đề quyền lực, về việc hoạch định chủ trương chính sách và sự phát triển của xã hội. - Những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị XHCN ở VN hiện nay bao gồm: ĐCS VN, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc VN và 5 đoàn thể chính trị xã hội (tổng liên đoàn lao động VN, đoàn TNCSVN, hội liên hiệp phụ nữ VN, hội cựu chiến binh VN, hội nông dân VN). - Mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị ở VN có vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng trong đó ĐCSVN vừa là một trong những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị nhưng đồng thời vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị đó. Mục tiêu, quan điểm xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới: * Mục tiêu: mục tiêu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính trị là nhằm xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động, toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. * Quan điểm: - Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. + Đảng bắt đầu công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay đi từ đổi mới tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới tư duy này sẽ không có mọi sự đổi mới tư duy khác. + Song Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế để khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội tao tiền đề về vật chất tinh thần để nhân dân xây dựng và củng cố niềm tin đồng thời tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. - Đổi mới hệ thống chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị XHCN, thực hiện đa nguyên, đa Đảng mà là sự đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm cho hệ thống chính trị năng động phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đáp ứng với yêu cầu kinh tế thị trường định hướng xhcn theo xu hướng CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Đổi mới hệ thống chính trị 1 cách đồng bộ toàn diện có kế thừa, có bước đi hình thức và cách làm phù hợp. 13
- - Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với nhau và với xã hội để tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động thúc đẩy xã hội phát triển và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Câu 9 : Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa VN thời kỳ đổi mới? phân tích một quan điểm mà anh (chị) biết sâu sắc nhất ? 1. Quan điểm chỉ đạo - Văn hóa là nền tảng của tinh thần xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội - Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc - Nền văn hóa việt nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung do đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng,để xây dựng được đội ngũ trí thức Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. - Văn hóa là một mặt trận xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp CM lâu dài đòi hỏi phải có ý chí CM, sự kiên trì và thận trọng. 2. Phân tích quan điểm “Nền văn hóa của chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc ” - Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH theo CN Mac Lê nin và tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người . Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. - Đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua hang ngàn năm dựng nc và giữ nc đó chính là lòng yêu nc nồng nàn ý trí tự lực , tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết , ý thức cộng đồng gắn kết giữa cá nhân, gia đình , làng xã , tổ quốc. Đó là lòng nhân ái khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý , là đức tính cần cù , sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử tính giản dị trong lối sống Để xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trường vừa bảo vệ bản sắc dân tộc , phát triển cái hay cái đẹp của VH dân tộc đồng thời vừa mở rộng giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại Câu 10 : Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng? Nêu những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối đó sau 20 năm đổi mới. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với các nội dung: - Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam là góp phần “đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”. - Về nguyên tắc đối ngoại, nền ngoại giao Việt Nam lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng. - Về phương châm đối ngoại, nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. 2. Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối đó sau 20 năm đổi mới. a. Những thành tựu. Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả: - Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 14
- - Việc ký hiệp định Pari (23/10/1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (10/11/1991), chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (11/1992), bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995) đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á. - Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan. Đã đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Đã kí với Trung Quốc: hiệp ước về phân định biên giới trung bộ, hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác về nghề cá. - Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. - Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nươc lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đã kí Hiệp định khung về hợp tác với EU (năm 1995). Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Tháng 11/1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 11/1/2007, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý. Về mở rộng thị trường: nước ta đã tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập và kí kết hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn đầu tư nước ngoài: năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 65 tỷ USD. - Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành. b. Những hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế: - Trong quan hệ với các nước, nhất là với các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động, chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước. - Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. - Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình phù hợp cho việc thực hiện các cam kết. - Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kếm cả về quản lý và công nghệ - Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. => Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế mặc dù còn những hạn chế, nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới, thế và lực của Việt Nam được nâng cao trên thương trường quốc tế. Các thành tựu đối ngoại trong 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo. 15