Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
pdf 32 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. - Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam o Giúp đỡ các dân tộc lạc hậu, xóa bỏ phong tục lạc hậu, phải kiên trì, nhẫn nại, tôn trọng, dùng tình cảm để thay đổi từ từ o Trình độ dân trí, địa điểm sinh sống, chính sách phát triển kinh tế  Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cuộc CM XHCN. Về bản chất thì giống với CM GPDT, nhưng CM XHCN thì đấu tranh giành chính quyền, sau đó xây dựng xã hội mới. Ta đang vận dụng quan điểm của Mác-Lênin nhưng có chọn lọc: - Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng - Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, đoàn kết toàn dân, đặt biệt là liên minh công- nông-trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - Sẵn sàng sử dụng bạo lực quần chúng chống lại phản cách mạng Câu 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc (ĐĐK DT) 1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc - Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia. Từ đời này sang đời khác, tổ tiên ta đã có rất nhiều chuyện cổ tích, ca dao, ngạn ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". - Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đây là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Theo Lênin, đại đoàn kết liên minh công- nông không chỉ trong mỗi một dân tộc mà cần gắn với đại đoàn kết quốc tế, với các nước khác trên thế giới. - Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nhiều phong trào yêu nước xuất hiện như: Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế, Đông Du, Duy Tân các phong trào này đều thất bại, từ đó HCM rút ra 2 bài học: cần phải có lực lượng lãnh đạo mới đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, để đánh thắng được kẻ thù mạnh thì cần phải quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc. HCM viết: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sauk hi xem họ làm thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”. 11
  2. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những bài học của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Những bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông. Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng. 2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc phải luôn nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng. Chính sách Mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của một giai đoạn cách mạng. nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh đến vai trò của thực lực cách mạng. Vì cách mạng muốn thành công, chỉ có đường lối đúng chưa đủ, mà đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Từ phong trào đấu tranh để tự giải phóng, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân. 3. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc (Quan điểm của HCM về ĐĐK DT) - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng HCM, khái niệm “dân” và “nhân dân” có nội hàm rất rộng, đó là: “mọi con dân nước Việt”, “mỗi con rồng, cháu tiên” không phân biệt trai gái, già trẻ, giàu nghèo, dân tộc, giai cấp Như vậy khái niệm “dân” và “nhân dân” là mỗi người dân VN cụ thể, là một tập hợp đông đảo quần chúng lao động, là khối đại đoàn kết dân tộc mà trong đó mỗi người đều là chủ thể. 12
  3. Theo HCM, đại đoàn kết là một khối đông người, muốn vững mạnh phải xác định: yếu tố nền tảng là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động, lực lượng tạo nên nền tảng đó chính là liên minh công-nông-trí. - Thực hiện đại doàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng Yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nó được hình thành qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, là giá trị tinh thần bền vững trong con người VN, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc VN. HCM viết: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” HCM dạy phải có tâm lòng khoan dung, độ lượng với con người: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ”. “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà” 4. Nguyên tắc cơ bản của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng HCM - Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất - Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất: . Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. . Khối đại đoàn kết trong Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. . Mặt trận phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. . Mặt trận là khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 5. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại . Sức mạnh dân tộc = đại đoàn kết dân tộc . Sức mạnh thời đại = đại đoàn kết quốc tế . SMDT: truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, khối đại đoàn kết dân tộc, vị trí địa lý . SMTĐ: sự giúp đỡ của giai cấp công nhân trên thế giới, khoa học công nghệ  Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp, cùng với nhân thế giới đấu tranh đánh bại kẻ thù xâm lược nói chung và CNĐQ nói riêng. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm 13
  4. quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. 6. Trong giai đoạn hiện nay làm gì và làm như thế nào để đại đoàn kết dân tộc - Quán triệt trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong hình thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khác. - Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nòng cốt là liên kết công-nông-trí dưới sự lãnh đạo của Đảng trên lập trường giai cấp công nhân. - Thực hiện dân chủ, công bằng. - Đấu tranh chống tư tưởng chia rẽ dân tộc. - Chăm lo đời sống của các dân tộc: chính trị, văn hóa, vật chất, tinh thần Câu 5: Tư tưởng HCM về CM XHCN 1. Tính tất yêu của CNXH ở VN Theo CN Mác-Lênin thì lịch sử loài người phát triển liên tục không ngừng, đi qua các hình thái kinh tế-xã hội, theo quy luật từ thấp đến cao. Đến nay, loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế-xã hội trong đó hình thái kinh tế-xã hội Cộng Sản Chủ Nghĩa (giai đoạn đầu là CNXH) là tiến bộ nhất. Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của CN Mác-Lênin, HCM khẳng định: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yêu của cách mạng VN. 2. Cách tiếp cận CNXH của HCM - Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết Mác-Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện đạo đức hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn Mác-xít - Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa.Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng là một quá trình xây dựng văn hóa,kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, tinh hoa văn hóa thế giới, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế. 14
  5. 3. Đặc trưng của CNXH ở Việt Nam a. Quan niệm của HCM về đặc trưng của CNXH ở VN Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc, bình dị, dễ hiểu: Thứ nhất, Hồ Chí Minh có quan điểm tổng quát khi coi chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển tự do. Thứ hai, quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa Với cách diễn đạt như thế, ta không nên tuyệt đối hóa từng mặt hoặc tách riêng về từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung. Về kinh tế: “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung: Về mặt chính trị: CNXH là “Một xã hội không có chế độ bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng” Về vai trò nhân dân: CNXH “đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng” Về mục tiêu: CNXH là “Làm sao cho dân giàu nước mạnh”, “Làm cho Tổ quốc mạnh, đồng bào sung sướng”, “Là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. CNXH là “trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc” Thứ ba , Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội bằng cách nhấn mạnh mục tiêu và lợi ích của Tổ quốc, nhân dân là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Thứ tư, Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam, sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. b. Đặc trưng của CNXH ở VN trong tư tưởng HCM Hồ Chí Minh nhấn mạnh với những đặc trưng như sau: - Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân,dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để đưa lại quyền lợi cho nhân dân. - Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học-kỹ thuật. 15
  6. - Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người: đây là vấn đề được hiểu chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. - Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, đó là một xã hội có quan hệ lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không có áp bức bóc lột. Theo HCM: Khi LLSX phát triển cao, QHSX hoàn thiện sẽ: o Không còn đối lập lao động chân tay và trí óc, thành thị và nông thôn o Con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện o Quan hệ người-người, người-thiên nhiên tốt đẹp Như vậy nền VH, đạo đức của CNXH sẽ cao hơn CNTB 4. Quan điểm của HCM về mục tiêu động lực của CNXH ở VN a. Mục tiêu Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - Mục tiêu chính trị: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân-thiểu số phản động chống lại lợi ích nhân dân, chống lại chế độ XHCN; nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội của quần chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện, kết hợp các loại lợi ích kinh tế. Người đặc biệt nhấn mạnh tới chế độ khoán-một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế. - Mục tiêu văn hóa-xã hội: . Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội. . Về bản chất của nền văn hóa, Người khẳng định “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng; trong khi đáp ứng được mặt giải trí thì không được xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng; văn hóa gắn liền với lao động sản xuất. . Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng XHCN là đào tạo con người. Bởi vì, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con người. Người cho rằng: “Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN”, tư tưởng XHCN ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. . Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng. Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến xã hội. 16
  7. b. Động lực - Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tinh thần . Động lực bên trong: con người giữ vị trí, vai trò quyết định được phát huy trên 2 phương diện: cộng đồng, cá nhân. . Động lực bên ngoài: Sứ mạnh thời đại, đoàn kết quốc tế  Muốn xây dựng CNXH thành công cần có: - Lý tưởng chính trị “ý thức giác ngộ CNXH cao, một lòng, một dạ phấn đấu cho CNXH - Phát triển dân trí - Sự ràng buộc của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp lý - đạo đức - Khắc phục lực cản, yếu tố kìm hãm  Chống: - Chủ nghĩa cá nhân - Giặc nội xâm - Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô tổ chức, vô kỷ luật - Chống chủ quan, bảo thủ Để thực hiện những muc tiêu đó, Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công-nông-trí thức. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ, đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân. Theo Hồ Chí Minh, ở động lực này cần có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội. Đó chính là: truyền thống yêu nước, sự đoàn kết, lao động sáng tạo của nhân dân. Đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội. - Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. - Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân. - Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hóa, khoa học, giáo duc, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hat nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. - Ngoài các động lực bên trong, phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học-lý luận thế giới. Câu 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân 1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về vấn đề Nhà nước - Vận dụng nguyên lý Mác-Lênin về dân chủ và Nhà nước XHCN - Tổng kết các kiểu Nhà nước trong thực tiễn - Nghiên cứu các bộ luật của Nhà nước phong kiến nói về vấn đề Nhà nước 2. Thế nào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân 17
  8. a. Nhà nước của dân: Theo HCM, Nhà nước của dân có nghĩa là: - Trong Nhà nước thì “dân là chủ”, “dân làm chủ” - Dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo luật pháp - Những người trong bộ máy Nhà nước chỉ là thừa quyền của dân, là “công bộc” của dân - Nhà nước phải hoàn thành các thiết chế, cơ chế, để nhân dân thực hiện được quyền dân chủ, quyền làm chủ của mình Tuy nhiên, trên thực tế nhiều “vị đại diện” đã nhầm lẫn “sự ủy quyền” của dân thành “quyền lực của cá nhân”, vì thế mới có chuyện lộng quyền, của quyền, nhũng nhiều dân Hiến pháp năm 1946 có ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả có quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo ”. Điều 32: “Việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân giải quyết”. Hiện nay, Nhà nước ta đã thực sự làm được điều này, đó là mọi việc quan trọng điều đưa ra Quốc hội – cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân. b. Nhà nước do dân: - Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước theo ủy quyền; bảo đảm chế độ toàn dân phúc quyết. - Quan niệm về chức vụ cán bộ Nhà nước, kể cả chức vụ Chủ tịch nước của bản thân mình, là bởi dân ủy thác cho. - Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu. c. Nhà nước vì dân: Theo quan niệm của HCM, Nhà nước vì dân là: - Nhà nước do dân tổ chức ra và dân kiểm soát được hành động của nó - Mọi hoạt động của Nhà nước phải phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân - Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 3. Bác nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”. Hiểu câu nói đó như thế nào ? Làm thế nào để “đuổi chính phủ” . “Chính phủ” thuật ngữ chỉ cơ cấu Nhà nước . “hại dân” xâm hại quyền lợi của dân . “đuổi” bãi miễn thông qua hệ thống pháp luật 4. Nhà nước của dân, do dân và vì dân của VN được hình thành từ khi nào ? Tên gọi là gì ? Có sự thay đổi tên gọi không ? 18