Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thành Lê

Khái niệm tư tưởng: “Tư tưởng” ở đây có nghĩa là một học thuyết; là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở hiện thực, thực tiễn nhất định và quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
doc 30 trang Khánh Bằng 30/12/2023 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thành Lê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_nam_hoc_2008_2009_nguyen_thi.doc

Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thành Lê

  1. Chương II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. - Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc. b. Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa - Phương thức tiếp cận - từ quyền con người. - Nội dung của độc lập dân tộc. + Một là, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. + Hai là, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính là một động lực lớn của đất nước. + Ba là kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp - Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. - Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc a) Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa - Sự phân hóa của xã hội thuộc địa. - Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa. - Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa. - Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa. - Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa. - Tính chất của cách mạng thuộc địa. b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc - Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc - Giành độc lập dân tộc - Giành chính quyền về tay nhân dân 11
  2. 2. Nội dung a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. - Thực tiễn tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu XX => Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước. - CNĐQ biểu hiện 2 mặt: vừa đấu tranh với nhau để tranh giành thuộc địa, vừa thống nhất với nhau để đàn áp phong trào CM thuộc địa. - Kinh nghiệm các cuộc cách mạng thế giới. - Con đường giải phóng dân tộc. + Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới. + Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. b. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo - Cách mạng trước hết phải có Đảng. + Yêu cầu tổ chức và giác ngộ quần chúng. + Phải liên lạc với cách mạng thế giới. + Phải có cách làm đúng. - Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất. + Đảng mang bản chất giai cấp công nhân. + Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. c. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức. + Một cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng. + Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của toàn dân tộc. + Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. - Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc. + Lực lượng toàn dân tộc. + Động lực cách mạng. + Bạn đồng minh của cách mạng. d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc - Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo. + Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa. + Khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa . + Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. 12
  3. + Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng. - Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. + Cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. + Quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản. + Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước. e. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực - Quan điểm về bạo lực cách mạng. + Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực. + Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng. + Hình thức của bạo lực cách mạng. - Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình. + Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. + Phải tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. + Khi tiến hành chiến tranh, vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình. - Hình thái bạo lực cách mạng. + Khởi nghĩa toàn dân. + Chiến tranh nhân dân. KẾT LUẬN - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc + Nhận diện chính xác thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa. + Tìm đúng con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. + Quan điểm về tính chủ động và khả năng giành thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc. - Ý nghĩa của việc học tập. + Thấy rõ vai trò to lớn, vĩ đại của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. + Nhận thức đúng sức mạnh của dân tộc, củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong xây dựng, phát triển dân tộc giàu mạnh, phồn vinh. 13
  4. Chương III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Sự ra đời của CNXH trên phạm vi quốc tế là quy luật phát triển của lịch sử xã hội. - Đặc điểm của khu vực phương Đông, châu Á. - Sự ra đời của CNXH ở Việt Nam là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch sử, quá trình cách mạng Việt Nam. 2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội ưu việt - Phương thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội. + Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế. + Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ văn hoá, đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị. + Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức. CNXH là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. + Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc + Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. + Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. - Một số định nghĩa tiêu biểu về CNXH. + Định nghĩa CNXH như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống. + Định nghĩa CNXH là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị ). b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Có thể khái quát bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM: Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Bản chất của chủ nghĩa xã hội - Các đặc trưng tổng quát: + Nhân dân làm chủ, đoàn kết. + Có nền chính trị dân chủ. + Có nền kinh tế, văn hóa, xã hội, con người phát triển. 14
  5. + Có mối quan hệ hữu nghị, bình đẳng, hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới. 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Mục tiêu cơ bản - Mục tiêu chung: đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. - Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu chính trị. + Mục tiêu kinh tế. + Mục tiêu văn hoá - xã hội. + Mục tiêu con người. b. Động lực - Động lực vật chất và động lực tinh thần. - Kết hợp sức mạnh, động lực của tập thể, cá nhân con người + Động lực tập thể + Động lực cá nhân - Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Con đường - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. - Con đường cách mạng không ngừng. 2. Xây dựng CNXH ở Việt Nam - Xác định đây là sự nghiệp cách mạng khổng lồ. - Xây dựng CNXH trên lĩnh vực kinh tế. + Xác định mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. + Chú trọng phát triển lực lượng sản xuất xã hội, sức sản xuất xã hội. + Lựa chọn và xác định đúng cơ cấu kinh tế hợp lý. + Quản lý kinh tế hợp lý và nguyên tắc cơ bản, phù hợp. + Khuyến khích lợi ích vật chất của các chủ thể kinh tế. - Có nhiều biện pháp khác nhau. - Quan trọng nhất là phát huy tài dân, sức dân, của dân. KẾT LUẬN - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. + Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 15
  6. + Quan điểm thực tiễn trong tiếp cận chủ nghĩa xã hội. + Nhấn mạnh yếu tố đạo đức nhân văn trong bản chất của chủ nghĩa xã hội. + Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Ý nghĩa của việc học tập. + Có cơ sở khoa học tin tưởng vào sự thắng lợi tất yếu, bản chất tốt đẹp và những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. + Xác định thái độ và có những hành động thiết thực đóng góp vào công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. 16
  7. Chương IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Cách mạng phải có Đảng cách mạng - Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cách mạng muốn thành công phải có Đảng cách mạng”. + Ví Đảng như người cầm lái. + Phải chỉnh đốn lại Đảng. - Kinh nghiệm cách mạng thế giới. - Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. 2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của Đảng. - Sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. + Đánh giá cao vai trò chủ nghĩa Mác – Lênin. + Phong trào công nhân. + Phong trào yêu nước Việt Nam. 3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân + Mục tiêu, lý tưởng của Đảng. + Nền tảng tư tưởng – lý luận của Đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc. + Cơ sở xã hội của Đảng + Lợi ích mà Đảng đại diện. - Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. + Nguyên tắc tập trung dân chủ. + Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. + Tự phê bình và phê bình. II. TƯ CÁCH ĐẢNG VIÊN VÀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ 1. Tư cách đảng viên - Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng. - Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trước hết. - Đời tư trong sáng. 2. Vấn đề cán bộ - Tiêu chuẩn cán bộ. + Có đạo đức cách mạng. + Trung thành với Đảng. 17
  8. + Có năng lực tổ chức thực tiễn. + Liên hệ mật thiết với nhân dân. + Phẩm chất công tác tốt. - Công tác cán bộ. + Hiểu và đánh giá đúng cán bộ. + Sử dụng tốt cán bộ. + Kết hợp cán bộ cũ và cán bộ mới. + Kết hợp cán bộ tại chỗ và cán bộ được điều về. + Chú trọng công việc cất nhắc cán bộ, nhân tài. - Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. + Quan điểm dân, đồng bào. + Gần dân, học hỏi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân. + Vận động nhân dân xây dựng Đảng. + Nâng cao dân trí. + Đảng viên, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành với nhân dân. + Không theo đuôi quần chúng. KẾT LUẬN - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. + Về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. + Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. - Ý nghĩa của việc học tập. + Thấy rõ vai trò lãnh đạo không thể thiếu được của Đảng trong cách mạng Việt Nam + Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng + Tham gia thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt + Có phương hướng phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 18
  9. Chương V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng - Là một vấn đề chiến lược. + Chứa đựng hệ thống những luận điểm, thể hiện những nguyên tắc, biện pháp giáo dục, tập hợp những lý luận cách mạng tiến bộ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. + Đại đoàn kết dân tộc mang tính xuyên suốt, nhất quán, lâu dài. + Thể hiện trên hai phương diện quan trọng: lý luận và thực tiễn. + Cơ cấu lực lượng, địa bàn, cấp độ thể hiện. - Là vấn đề yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng. + Tổng kết thực tiễn, tổng kết lịch sử dân tộc. + Chống chọi với một kẻ thù mới. + Cách mạng là một việc lớn, vĩ đại. b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng - Là sức mạnh, là nguồn gốc của thắng lợi. - Thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng. - Là nhiệm vụ thường xuyên trong cách mạng Việt Nam. 2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm có tính nguyên tắc a. Quan điểm lực lượng đoàn kết - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. + Xuất phát từ một nước thuộc địa. + Khái niệm dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Muốn đoàn kết lực lượng phải có phương pháp, biện pháp. 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc - Đoàn kết không chỉ nằm ở chủ trương, đường lối, chính sách mà phải biến thành sức mạnh => xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. - Thể hiện: + Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Khối đoàn kết trong Mặt trận phải xuất phát từ mục tiêu chung . + Mặt trận phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. 19
  10. + Mặt trận là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, thật sự, chân thành. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế - Nhận thức của Hồ Chí Minh về bối cảnh đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Nhận thức của Hồ Chí Minh về thời đại. 2. Nội dung a. Lực lượng đoàn kết - Với giai cấp công nhân, lực lượng XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Với các dân tộc thuộc địa bị áp bức. - Các lực lượng tiến bộ trên thế giới. b. Hình thức tổ chức - Đoàn kết trên cơ sở xây dựng mặt trận giữa ba nước Đông Dương. - Mặt trận trong phe dân chủ. - Mặt trận các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, công lý. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế - Lực lượng phong trào cộng sản công nhân quốc tế. - Đảm bảo mục tiêu độc lập của dân tộc mình và mục tiêu thời đại. - Dựa vào sức mình là chính, ủng hộ sự giúp đỡ quốc tế, có nghĩa vụ quốc tế. - Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Nêu cao ngọn cờ hoà bình, công lý. KẾT LUẬN - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. + Quan niệm rộng rãi, có nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. + Quan niệm về đại đoàn kết có tổ chức, có lãnh đạo. - Ý nghĩa của việc học tập. + Thấy rõ vai trò, sức mạnh to lớn của đại đoàn kết; tin tưởng vào tiềm năng cách mạng của quần chúng nhân dân. + Đóng góp sức mình vào xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; thật sự đoàn kết trong tập thể nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 20
  11. Chương VI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 1. Quan niệm về dân chủ - Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. + Khát vọng của con người. + Thực tiễn xã hội Việt Nam. - Dân là chủ và dân làm chủ. + Vị thế của người dân. + Trách nhiệm, năng lực của người dân. + Bàn về vấn đề quyền lực của nhân dân trong quyền lực Nhà nước, vai trò vị trí của nhân dân trong phát triển xã hội. + Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo để cho dân làm chủ. 2. Thực hành dân chủ - Ý nghĩa của vấn đề dân chủ. - Nghĩa vụ của người dân. - Phương thức thực hành dân chủ. + Thực hành dân chủ rộng rãi. + Trong lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. + Để người dân hưởng được quyền dân chủ và dùng quyền dân chủ. + Làm cho người dân dám nói, dám làm. - Thông qua các thiết chế chính trị - xã hội. - Thông qua việc đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước. II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân a. Nhà nước của dân - Xác lập quyền lực của nhân dân trong hệ thống quyền lực . - Các Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng. - Các hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh trong việc bầu cử Quốc hội. b. Nhà nước do dân - Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Quan niệm về chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân ủy thác cho. - Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu. c. Nhà nước vì dân 21
  12. - Mục tiêu hoạt động của Nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. - Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước a. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước - Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa. - Biểu hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập trung dân chủ. b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước - Cơ sở khách quan - Biểu hiện cụ thể 3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ - Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến. - Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. + Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội. + Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài. + Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức. + Tiêu chuẩn cán bộ, công chức. 4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. - Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp. - Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. + Các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước. + Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục. - Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng. + Tăng cường giáo dục pháp luật. + Tăng cường giáo đục đạo đức. + Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh. KẾT LUẬN - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. + Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam. + Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới. 22
  13. + Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước. + Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. - Ý nghĩa của việc học tập. + Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. + Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. + Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ. 23
  14. Chương VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh a. Phương thức tiếp cận văn hoá: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá được đề cập đến ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. => Ý nghĩa văn hoá. b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa mới - Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng. + Văn hoá ngang hàng với các lĩnh vực khác, có mối quan hệ với các lĩnh vực. + Trong giai đoạn thuộc địa, giải phóng chính trị - xã hội là trước hết, mở đường để giải phóng văn hoá. + Văn hoá bao giờ cũng phát triển trên nền tảng xã hội. + Theo HCM, văn hoá không thụ động, ngồi chờ cho kinh tế phát triển. Phát triển văn hoá tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. + Văn hoá tham gia vào nhiệm vụ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong hoạt động của kinh tế, chính trị, xã hội cũng phải có văn hoá. - Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng => chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. c. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa - Dân tộc. - Khoa học. - Đại chúng. d. Quan điểm về chức năng của văn hóa - Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. - Hai là, nâng cao dân trí. - Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh cho con người. 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa 24