Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa - Lê Văn Thai

Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng - Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, là lãnh tụ bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức.
pdf 30 trang Khánh Bằng 30/12/2023 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa - Lê Văn Thai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_6_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa - Lê Văn Thai

  1. 1.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Đối với mỗi người, nói phải đi đôi với làm mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác. Việc làm tốt, làm hay, làm đúng trở thành những tấm gương cho người khác và có tác dụng to lớn "Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống" Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương tốt Không xem nhẹ một tấm gương dù rất nhỏ Tấm gương sáng ở trong tất cả mọi lĩnh vực
  2. b. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi  Xây dựng, bồi dưỡng đạo đức mới là việc làm thường xuyên đối với mọi người, với mọi tổ chức  Giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới Từ gia đình, đến nhà trường và cả toàn xã hội Phù hợp với từng đối tượng khác nhau Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thiếu nhi Công nhân, nông dân, trí thức  Khơi dậy ý thức tự giác, tự tu dưỡng rèn luyện của từng người,
  3.  Việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức luôn luôn đi đôi với việc chống những biểu hiện sai trái, xấu xa Con người luôn ẩn chứa điều tốt và điều xấu đan xen Cái xấu rình rập thường trực, có cơ hội là phát triển Cái xấu thuộc các lĩnh vực, được "nguỵ biện" kỹ Người nhấn mạnh các tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng" Phải kiên quyết, thường xuyên đấu tranh loại bỏ  Để “xây" và "chống" có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi Các cuộc vận động trong từng tổ chức, từng ngành Trong phong trào, con người học tập, giúp đỡ nhau
  4. c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Đó là một quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Từ nhỏ đến già Trong từng ngày, từng việc; từ việc nhỏ đến lớn ở mọi nơi mọi lúc, mọi lĩnh vực hoạt động Trong mọi quan hệ, ở mọi cương vị Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
  5. II.II.TƯTƯ TƯTƯỞỞNGNG NHÂNNHÂN VĂNVĂN HHỒỒ CHCHÍÍ MINHMINH 1. Khái niệm "con người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là toàn bộ suy nghĩ về con người, tình cảm đối với con người đã chi phối cuộc đời của Người. Khái niệm "con người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu trước hết là con người cụ thể "Chữ người, theo nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người"
  6. Khái niệm “con người” cụ thể được gắn với từng thời điểm lịch sử gắn với từng thời kỳ cách mạng: Người bản xứ, người dân mất nước, Người bị bóc lột, người vô sản Tên thực dân, bọn ăn bám Người lao động trí óc, lao động chân tay Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “con người" với nghĩa khái quát trong một số trường hợp hạn hữu Như: Phẩm giá con người Giải phóng con người
  7. Có thể nhìn nhận con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện với ba nội dung:  Sự cảm nhận, lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi khổ đau của con người,  Có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người, dù nhất thời họ thấp bé, lầm lạc  Có ý chí đấu tranh để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người
  8. 2. Tình yêu thương vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người:  Tình yêu thương đồng bào, đồng chí của Người là bao la, vô hạn  Hồ Chí Minh mong muốn đồng bào được sống trong hoà bình, độc lập, tự do.  Suốt đời Người đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh gắn với dân tộc, với nhân dân và con người từ trong trái tim, khối óc, trọn vẹn cả cuộc đời.
  9. 3. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng  Con người là mục tiêu của cách mạng; Sự nghiệp cách mạng nhằm mục đích giải phóng con người, mang lại hoà bình, độc lập, tự do, mang lại cơm no áo ấm, hạnh phúc cho con người Mọi chủ trương, chính sách của Đảng đều nhằm vào mục tiêu phục vụ cho con người  Con người là động lực của cách mạng: Lịch sử do con người, do nhân dân sáng tạo ra; có nhân dân là có tất cả Hồ Chí Minh tin tưởng vào sức mạnh của DÂN
  10. 4. "Trồng người" là chiến lược hàng đầu của cách mạng  Muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa  Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người  Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức  Chủ nghĩa xã hội gắn liền với khoa học – kỹ thuật, và khoa học kỹ thuật là yếu tố đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi
  11. III.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá a) Quan điểm về vị trí của văn hoá và vai trò của người chiến sỹ trên mặt trận văn hoá:  Văn hoá là bộ phận của kiến trúc thượng tầng,  Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị (Chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá).  Văn hoá có tác động qua lại với kinh tế và chính trị.  Làm công tác văn hoá là làm cách mạng
  12. b) Quan điểm về chức năng của văn hoá:  Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp: Tư tưởng đúng đắn thì tình cảm cao đẹp (và ngược lại) Lý tưởng lớn chỉ đạo mọi hoạt động của con người  Văn hoá soi đường cho quốc dân đi, làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ.  Nâng cao dân trí  Bôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện mình
  13. c) Quan điểm về tính chất của nền văn hoá: Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng phải có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng Hồ Chí Minh đã định nghĩa văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"
  14. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá a. Văn hoá giáo dục:  Mục tiêu của văn hoá giáo dục: Dạy và học để nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cao đẹp, phẩm chất trong sáng, phong cách lành mạnh.  Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường, lớp với chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học khoa học, hợp lý;  Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn.  Học ở mọi nơi, mọi lúc; học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo, đào tạo lại
  15. b. Văn hoá văn nghệ  Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc.  Văn nghệ là mặt trận, nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm là vũ khí  Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân  Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước; phải phản ánh cho thật chân thực sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
  16. c.Văn hoá đời sống Văn hoá là bộ mặt tinh thần của xã hội, của con người. Nhưng nó được gắn liền với đời sống của con người. Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng đời sống mới: Đời sống mới thể hiện: Đạo đức mới Lối sống mới Nếp sống mới
  17. IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HOÁ HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.Thực trạng con người Việt Nam hiện nay 2. Xây dựng con người Việt Nam mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá
  18. a) Về tư tưởng, đạo đức, lối sống:  Bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh  Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý chí vươn lên rửa cái nhục đói nghèo, lạc hậu  Giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự  Có nếp sống giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất
  19.  Về nhân văn: bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung Hồ Chí Minh.  Về văn hoá: có thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh những thành tựu hiện đại của thế giới về văn hoá, khoa học, công nghệ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.