Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật

Khái niệm bản chất: bản chất là những mối liên hệ, những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản, của hệ thống vật chất. (Từ điển triết học)
ppt 33 trang Khánh Bằng 02/01/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuyen_de_6_nhung_van_de_chung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật

  1. 2.4.2 Pháp luật với chính trị • Tính chất: – là mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng – Mối quan hệ của yếu tố nội dung và hình thức • Nội dung: – Các quan hệ chính trị, chế độ chính trị ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và xu hướng phát triển của pháp luật – Vai trò của pháp luật: • Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; • Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị; • Biến ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người.
  2. 2.4.3 Pháp luật với nhà nước • Tính chất: • Mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng • Mối quan hệ giữa hai công cụ quản lý quan trọng của xã hội • Nội dung: – Nhà nước ban hành, đảm bảo việc thực hiện pháp luật – Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật – Pháp luật ràng buộc việc thực hiện quyền lực nhà nước - nhà nước phải tôn trọng pháp luật
  3. 2.4.4 Pháp luật với các quy phạm xã hội • Tính chất: – Mối quan hệ giữa hệ các quy tắc điều chỉnh hành vi trong xã hội – Cùng kiến tạo trật tự chung của xã hội • Nội dung: – Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, chính trị, thành quy phạm pháp luật; – Tương tác về phạm vi điều chỉnh và mục đích điều; – Các loại quy phạm xã hội hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; – Các quy phạm xã hội cũng có thể xung đột với quy phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện pháp luật.
  4. 3- Thuộc tính của pháp luật 3.1 Quy phạm phổ biến 3.2 Xác định chặt chẽ về mặt hình thức 3.3 Được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
  5. 3.1 Tính quy phạm phổ biến • Tính quy phạm: – Khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; – Sự bắt buộc phải tuân theo • Tính phổ biến: – Tác động tới mọi chủ thể, không gian, thời gian – Mang tính quy luật, điều chỉnh những quan hệ phổ biến (lặp đi lặp lại) • Lý do: – Pháp luật điều chỉnh quan hệ phổ biến, điển hình và mang tính quy luật – Pháp luật là nhu cầu và thể hiện ý chí chung của xã hội – Công bằng, công lý là những giá trị phổ biến của pháp luật • Thể hiện: – thực hiện qua hoạt động của cơ quan nhà nước về phạm vi chủ thể và tính chất cưỡng chế.
  6. 3.2 Tính xác định chặt chẽ về hình thức • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là: – Khả năng xác định cao về hình thức biểu hiện – Chỉ có thể hiểu theo một nghĩa, một cách nhất định – Sự thống nhất giữa nội dung và phương thức thể hiện • Biểu hiện: – Hình thức có thể xác định (văn bản, tập quán, tiền lệ ) – Dạng tồn tại, ngôn ngữ, hình thức cấu trúc – Quy trình, thủ tục thẩm quyền ban hành – Thực hiện cũng theo những hình thức, thủ tục rất xác định • Lý do: – Quy tắc cho mọi chủ thể khác nhau => thực hiện giống nhau (chính xác theo yêu cầu của pháp luật) – Hạn chế sự lạm dụng quyền lực của người có quyền. • Thuộc tính này tương đương với tính minh bạch, rõ ràngc ủa pháp luật.
  7. 3.3 Tính được đảm bảo bằng nhà nước • Tính được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước là việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật là quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước • Các biện pháp đảm bảo: – Tổ chức, vật chất, tư tưởng – Biện pháp cưỡng chế nhà nước- biện pháp đặc thù của PL • Pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước vì: – Thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân – nhà nước phải bảo đảm thực hiện. – Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước; – Nhà nước đại diện cho nhân dân có trách nhiệm thực thi pháp luật => có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế • Thuộc tính này là cơ sở cho tính tiên liệu, tính ổn định của pháp luật.
  8. 4- Chức năng của pháp luật - Khái niệm: là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trịxã hội của pháp luật - Các chức năng chủ yếu: Chức năng điều chỉnh: ➢ Ghi nhận các quan hệ phổ biến; ➢ Bảo đảm phát triển các quan hệ xã hội Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người => hình thành cách thức ứng xử. Chức năng bảo vệ: bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội trước sự vi phạm
  9. 5- Hình thức của pháp luật • Khái niệm: là cách thức thể hiện ý chí và là phương thức tồn tại, dạng tồn tại của pháp luật • Các hình thức: – Tập quán pháp – Tiền lệ pháp – Văn bản quy phạm pháp luật
  10. 5.1 Tập quán pháp • Khái niệm: là hình thứcc ủa pháp luật theo đó một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nhà làm luật được nhà nước thừa nhận và nâng chúng lên thành pháp luật. • Hình thức pháp luật phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. • Đánh giá: - Có tính ổn định, lâu bền - Có giá trị thực hiện một cách tự nguyện - Đa dạng theo từng khu vực, nhóm cư dân
  11. 5.2 Tiền lệ pháp • Khái niệm:là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ) và lấy đó làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ việc xảy ra có nội dung tương tự sau này. • Bao gồm tiền lệ trong giải quyết các vụ việc hành chính và án lệ của tòa án. • Là hình thức nguồn phổ biến của pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản • Đánh giá: – Có tính ổn định và liên tục – Đáp ứng nhu cầu áp dụng pháp luật của thực tế – Linh hoạt trong áp dụng pháp luật – Cơ quan làm luật không phải là cơ quan đại diện
  12. 5.3 Văn bản quy phạm pháp luật • Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (điều 1 Luật BHVBQPPL-2008) • Là hình thức pháp luật tiến bộ, được nhiều quốc gia sử dụng là hình thức luật chủ yếu. • Đánh giá: – Thể hiện ý chí của đa số nhân dân hiện tại – Có tính định hướng, khái quát, thống nhất cao – Tính thực tiễn linh hoạt hạn chế so với tập quán và tiền lệ pháp
  13. 6- Pháp luật XHCN 1. Khái niệm bản chất pháp luật XHCN 2. Đặc điểm pháp luật XHCN 3. Vai trò pháp luật XHCN 4. Các nguyên tắc cơ bản của XHCN
  14. 6.1 Khái niệm bản chất pháp luật XHCN • Khái niệm: là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, do nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục và giáo dục mọi người tôn trọng thực hiện và bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. • Cơ sở của bản chất PLXHCN: – Cơ sở kinh tế: phương thức sản xuất XHCN. – Cơ sở xã hội: quan hệ các giai cấp, liên minh giai cấp. • Tính giai cấp của pháp luật XHCN – phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. – điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN. • Tính xã hội của pháp luật XHCN – pháp luật XHCN bảo vệ lợi ích chung của xã hội và lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. – Pháp luật XHCN có cơ sở xã hội rộng rãi. – Pháp luật XHCN là công cụ đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mọi cá nhân.
  15. 6.2 Đặc điểm pháp luật XHCN • Thể hiện ý chí của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. • Do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện. • Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN. • Có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cộng sản. *Chú ý: giải nghĩa, lấy ví dụ cho từng đặc điểm
  16. 6.3 Vai trò của pháp luật XHCN • Vai trò đối với Đảng cộng sản – Thể chế hóa đường lối, chính sách; – Bảo đảm được sự lãnh đạo thống nhất của Đảng • Cở sở để hoàn thiện nhà nước XHCN – Thiết lập, vận hành bộ máy NN – Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo quy định pháp luật • Tổ chức và quản lý kinh tế: – Cơ sở cho hoạt động quản lý kinh tế của NN – Thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN • Bảo đảm thực hiện dân chủ XHCN – Xác định vai trò, vị trí, chức năng của nhà nước – Xác lập quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân • Vai trò khác: An ninh, trật tự xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại; giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm
  17. 6.4 Các nguyên tắc cơ bản • Khái niệm: nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật, • Vai trò: định hướng cho sự vận hành và phát triển của hệ thống PL XHCN. • Các nguyên tắc cơ bản: – Dân chủ xã hội chủ nghĩa: phản ánh ý chí; mở rộng sự tham gia; bảo đảm công bằng. – Pháp chế XHCN: bảo đảm sự tuân thủ pháp luật một cách triệt để – Chính trị: Bảo đảm sự lãnh đạo của đảng cộng sản – Công bằng, bình đẳng: các chủ thể không bị phân biệt đối xử và được bảo vệ những quyền và nghĩa vụ pháp lý – Nhân đạo: bảo đảm tính nhân bản, nhân văn của pháp luật trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật, đặc biệt trong mục đích của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt.
  18. Bản chất giai cấp của pháp luật • “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong xã hội” • Trường đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
  19. • “Chính những tư tưởng của các ông là con đẻ của chế độ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định.” • [Mác Ăng ghen toàn tập, tập1 - tr 562].
  20. Tính xã hội của pháp luật • “Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện lợiích và nhu cầu chung của xã hội do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra ” • “Chỉ cần bộ luật không còn thích hợp với các quan hệ xã hội thì nó sẽ biến thành một xếp giấy lộn ngay” • [Mác Ăng ghen toàn tập, tập1 - tr 693]
  21. • Mô hình mối quan hệ Tính giai cấp giai Tính Tính xã hội
  22. Câu 3: hãy giải thích tính quy phạm phổ biến (hay còn gọi là tính bắt buộc chung) của pháp luật.(1,0 đ) 2009 Câu 2: Hình thức pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (5 đ) 2009. Câu 2: Nêu và phân tích các thuộc tính của pháp luật (5đ) 2012 Câu 2- Nêu khái niệm pháp luật và các hình thức cơ bản của pháp luật (4 đ) 2013 Câu 2: (5 điểm) 2013 Hãy nêu và phân tích các thuộc tính, chức năng của pháp luật. 3- Phân tích thuộc tính, vai trò của pháp luật (4đ) 2013