Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

Khái niệm: Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước
ppt 23 trang Khánh Bằng 02/01/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuyen_de_4_bo_may_nha_nuoc_xa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

  1. Nguyên tắc thứ hai: Đảng lãnh đạo • Nội dung: là lực lượng tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc lãnh đạo Nhà nước và xã hội. • Cơ sở lý luận: – Mối quan hệ giữa đảng chính trị và bộ máy nhà nước; – Sự hình thành của chế độ bầu cử; – Quá trình cách mạng giải phóng dân tộc VN • Cơ sở hiến định: điều 4 • Yêu cầu: – Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; – chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của nhân dân; – Đảng và tổ chức đảng tuân thủ pháp luật • Liên hệ thực tiễn: hình thức và phương pháp lãnh đạo của Đảng thể hiện trong bộ máy NN.
  2. Nguyên tắc: dân chủ XHCN • Nội dung: + Nguồn gốc quyền lực thuộc về nhân dân + Phương thức, mục đích thực hiện quyền lực nhà nước mang tính dân chủ • Cơ sở hiến định: Điều 2, 6, 8 • Cơ sở lý luận và thực tiễn: – Quan niệm của chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước và xã hội XHCN; – Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam về vai trò của nhân dân • Yêu cầu: Nguồn gốc, mục đích và phương pháp thực hiện quyền lực có tính dân chủ. • Liên hệ thực tiễn: các hình thức, phương pháp dân chủ trong thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay.
  3. Nguyên tắc: Tập trung dân chủ • Nội dung: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. • Cơ sở lý luận: Kết hợp giữa dân chủ và thống nhất quyền lực. • Cơ sở hiến định: điều 8 • Yêu cầu: Bảo đảm hài hoà giữa tập trung và dân chủ • Liên hệ thực tiễn: thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
  4. Nguyên tắc: pháp quyền XHCN • Nội dung: - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; • Cơ sở hiến định: Điều 2, 8, • Cơ sở lý luận và thực tiễn: – xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền XHCN – nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam. • Yêu cầu: – Nhà nước quản lý bằng pháp luật – Nhà nước chịu sự rang buộc của pháp luật • Liên hệ thực tiễn: Thực tiễn quản lý xã hội bằng pháp luật; cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  5. Nguyên tắc: bình đẳng dân tộc • Nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. • Cơ sở lý luận: – Mối quan hệ giữa nhà nước và dân tộc, sắc tộc. – Thực tiễn lịch sử VN • Cơ sở hiến định: Điều 5 • Yêu cầu: – Bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc – Phát triển toàn diện, giữ gìn bản sắc dân tộc. • Liên hệ thực tiễn: thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  6. 2- Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam • Cơ quan nhà nước ở trung ương – Quốc hội: – Chủ tịch nước – Chính phủ – Toà án nhân dân – Viện Kiểm sát nhân dân *Xem xét tổ chức, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơ quan khác. • Cơ quan nhà nước ở địa phương – Hội đồng nhân dân – Uỷ Ban nhân dân – Toà án – Viện Kiểm sát * Xem xét tổ chức, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơ quan khác.
  7. Quốc hội • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
  8. Chủ tịch nước, Chính phủ • Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. • Chính phủ : – là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. – Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
  9. Tòa án nhân dân, viện kiểm sát ND • Tòa án nhân dân: – là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. – Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. – Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. • Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. • Hội đồng bầu cử, Tổng kiểm toán nhà nước
  10. Chính quyền địa phương • Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: – Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; – Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
  11. 3- Hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Việt Nam • Phương hướng đổi mới: (Xem thêm các văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam) – Đổi mới mang tính tất yếu, tính khách quan – Đổi mới theo định hướng XHCN – Đồng bộ đổi mới kinh tế - chính trị – Bảo đảm ổn định chính trị • Nội dung đổi mới: – Đổi mới nguyên tắc tổ chức và hoạt động – Đổi mới các cơ quan nhà nước về chức năng, thẩm quyền • Giải pháp: – Đổi mới các nguyên tắc tổ chức và hoạt động – Đổi mới đồng bộ hệ thống chính trị trong đó đổi mới Đảng làm nòng cốt – Lộ trình và cách thức phù hợp với điều kiện cụ thể
  12. Câu hỏi và đề thi • Câu 2: Phân tích nội dung chủ yếu và vai trò của nguyên tắc chủ quyền nhân dân và nguyên tắc phân quyền trong nhà nước pháp quyền.(3,5đ) (2007) • Câu 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào? Hãy giải thích nguyên tắc đó thông qua mô tả và lý giải mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam (2,5 đ) (2009) • Câu 1: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (5 đ) (2009-khoa luật)
  13. Câu 1: Nêu khái niệm bộ máy nhà nước của Việt Nam theo Hiến pháp 1992. Liên hệ với tổ chức bầu cử ở nước ta hiện nay. (2011) Câu 1: Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước và đặc điểm của cơ quan nhà nước (2đ). Giới thiệu bộ máy nhà nước Việt Nam theo HP 1992 và vấn đề hoàn thiện NNPQ XHCN theo văn kiện Đại hội 11 (3đ) (2012). Câu 1: (5 điểm) (2013) Hãy nêu các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 1: Phân tích điều 2 hiến pháp 2013 (2đ) (2013) (khoản 3) Câu 1: Phân tích các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. (2015) (5đ)