Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 1: Học thuyết giá trị

Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên.
pdf 50 trang Khánh Bằng 02/01/2024 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 1: Học thuyết giá trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuyen_de_1_hoc_thuyet_gia_tri.pdf

Nội dung text: Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 1: Học thuyết giá trị

  1. 2.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá 2.2.1. Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định: Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thơ may có mục đích khác nhau, đối tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau.
  2. + Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội. KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú. + Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. + Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi). 2.2.2. Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người.
  3. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất. 2.2.3. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa Trong nền sản xuất hàng hóa: -Lao động cụ thể biểu hiện thành l-động tư nhân. -Lao động trừu tượng biểu hiện thành l- động XH
  4. - Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội. - Biểu hiện:  Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội  Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa.
  5. 2.3 Lượng giá trị của hàng hóa 2.3.1 Số lượng giá trị hàng hóa Khái niệm: là số lượng lao động của XH cần thiết để SX ra hàng hóa đó. Đơn vị đo: thời gian lao động: ngày giờ, tháng, năm Lượng giá trị hàng hóa không đo bằng thời gian lao động cá biệt mà do bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định.
  6. - Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường. 2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá a) Năng suất lao động Khái niệm NSLĐ: là năng lực SX của lao động, được tính bằng: Số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian. Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị SP + Tăng NSLĐ: Tăng hiệu quả, hay hiệu suất của lao động.
  7. Khi NSLĐ tăng Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm : • Số lượng sản phẩm SX ra trong 1đơn vị thời gian tăng Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm giảm. - Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: + Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động. + Mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. + Trình độ tổ chức quản lý. + Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. + Các điều kiện tự nhiên.
  8. b) Cường độ lao động: Cường độ lao động: Nói lên mức độ khẩn trương nặng nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong 1 đơn vị thời gian và thường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động: là tăng sự hao phí lao động trong 1 thời gian lao động nhất định. Cường độ lao động tăng , Giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi.
  9. c) Lao động giản đơn và lao động phức tạp - Khái niệm: * Lao động giản đơn: là lao động không qua huấn luyện, đào tạo, lao động không thành thạo. * Lao động phức tạp: là lao động phải qua huấn luyện đào tạo, lao động thành thạo. Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
  10. III TIỀN TỆ 3.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền 3.1.1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị 20 vuông vải = 1 cái áo hoặc x hàng hóa A = yhàng hóa B - Giá trị của hàng hóa A được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa B, còn hàng hóa B dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa A. Hàng hóa A ở vào hình thái giá trị tương đối. Hàng hóa B: mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (A) thì ở vào hình thái ngang giá.
  11. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền; Hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ. Hình thái giản đơn xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy. Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp.
  12. 3.1.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Thí dụ: 20 vuông vải = 1 cái áo = 10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng Ở đây giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Tỷ lệ trao đổi đã cố định hơn, tuy vậy vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng.
  13. 3.1.3. Hình thái chung của giá trị 1 cái áo = 10 đấu chè = 20 vuông vải 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng = Ở đây giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung.
  14. 3.1.4. Hình thái tiền Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền.
  15. 1 cái áo = 10 đấu chè = 0,2 gam vàng 40 đấu cà phê = 20 vuông vải = Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. - Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. - Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.
  16. Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ như vậy? + Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác. + Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không mòn gỉ Kết luận: (1) - Nguồn gốc của tiền:Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
  17. (2) - Bản chất của tiền: là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. “Tiền: loại hàng hóa đặc biệt mà hình thái tự nhiên của nó dần gắn liền với hình thái ngang giá trong xã hội, sẽ trở thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng là tiền, chức năng xã hội riêng biệt của nó và do đó, độc quyền xã hội của nó là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong giới hàng hóa”. C. Mác (Tư bản, quyển I, tập 1, tr 135 - 136).
  18. 3.2. Các chức năng của tiền 3.2.1. Thước đo giá trị Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác. Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt. Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn giá cả.
  19. 3.2.2. Phương tiện lưu thông Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá + Khi tiền chưa xuất hiện: trao đổi trực tiếp H H + Khi tiền xuất hiện: quá trình trao đổi có tiền làm trung gian H T H Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng ) . - Các loại tiền: + Xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. + Tiền đúc: + Tiền giấy:
  20. 3.2.3. Phương tiện cất giữ Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Các hình thức cất trữ: + Cất giấu. + Gửi ngân hàng. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này.
  21. 3.2.4. Phương tiện thanh toán Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu: Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán tức nó được dùng để chi trả sau khi công việc đã hoàn thành như: + trả tiền mua hàng chịu; + trả nợ; + nộp thuế Khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, hình thức chủ yếu của tiền tín dụng là giấy bạc ngân hàng. * Tiền tín dụng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng và các hình thức của tiền càng phát triển.
  22. 3.2.5. Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới ra đời. - Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: + phương tiện lưu thông, mua bán hàng hóa; + phương tiện thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính; + di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. - Làm chức năng tiền tệ thế giới thì phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
  23. 3.3.1. Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kỳ nhất định. - Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức trong đó: M - lượng tiền cần thiết cho lưu thông; P - mức giá cả; Q - khối lượng hàng hoá đem ra lưu thông; V - số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
  24. Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: trong đó: M - lượng tiền cần thiết cho lưu thông; A - tổng giá cả hàng hóa; B - tổng giá cả hàng hóa bán chịu; C - tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau; D - tổng giá cả hàng hóa bán chiu đến kỳ thanh toán; V - số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
  25. 3.3.2. Lạm phát Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc cần thiết cho lưu thông mà tiền giấy là đại biểu thì sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát. * Biểu hiện của lạm phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên và sự giảm giá liên tục của tiền. Cách tính lạm phát: bằng chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng: trong đó: CPI - giá hàng tiêu dùng năm nghiên cứu; CPIo - giá hàng tiêu dùng năm: trước năm nghiên cứu; Gp - tỷ lệ lạm phát.
  26. - Phân loại lạm phát: + lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 10% 1 năm; + lạm phát phi mã: lạm phát 2 con số 1 năm; + siêu lạm phát: lạm phát 3(4) con số 1 năm. - Nguyên nhân của lạm phát: + cầu kéo: cầu tăng nhanh, SX không tăng kịp; + chi phí đẩy: do tăng giá các sản phẩm đầu vào và các sản phẩm sơ khai; + lạm phát tiền tệ: khi nền kinh tế bùng nổ lượng tiền đưa vào lưu thông nhiều gây ra lạm phát
  27. - Tác hại của lạm phát: + Đối với lạm phát không dự tính trước  Phân phối lại thu nhập và của cải;  Làm cho nền kinh tế khó hạch toán. + Đối với lạm phát dự tính trước:không ai bị thiệt và không ai được lợi vì tiền lương và giá cả tăng lên cùng một tốc độ. - Khắc phục lạm phát: Giảm lượng tiền trong lưu thông, bằng cách giảm chi tiêu, giảm lãi suất
  28. 4. QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ CUNG CẦU 4.1. Quy luật giá trị 4.1.1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
  29. Cụ thể: + Trong sản xuất: * Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. + Trong trao đổi: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị.
  30. 4.1.2. Tác động của quy luật giá trị a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. + Điều tiết SX: phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau. Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. + Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.
  31. b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành SP Người SX nào có: hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ trở nên GIÀU muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý SX, thúc đẩy LLSX của XH phát triển. c) Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. + Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở lên giàu có. + Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị XH sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở lên nghèo khó.
  32. 4.2. Cạnh tranh và quan hệ cung cầu 4.2.1. Cạnh tranh - Khái niệm: là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia SX - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong SX - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ để thu được nhiều lợi cho mình. - Các loại cạnh tranh + cạnh tranh giữa người SX với người tiêu dùng; + cạnh tranh giữa người SX với người sản xuất;  cạnh tranh trong cùng một ngành;  cạnh tranh khác ngành.
  33. - Các hình thức cạnh tranh + cạnh tranh giá cả; + cạnh tranh phi giá; - Vai trò của cạnh tranh + Là động lực mạnh mẽ thúc đẩy SX phát triển; + Buộc người SX phải thường xuyên năng động sáng tạo; + Thúc đẩy người SX cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ KHKT, hoàn thiện tổ chức, quản lý, nâng cao NSLĐ.
  34. 4.2.2. Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá - Khái niệm: + Cầu: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác. + Cung: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán trên thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả, khả năng SX chi phí SX xác định.
  35. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu: + Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập, sức mua của tiền, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng + Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: số lượng, chất lượng các nguồn lực, các yếu tố SX được sử dụng, năng suất lao động, và chi phí SX - Cung, cầu tác động lẫn nhau và tác động đến sản lượng của nền kinh tế.
  36. Cung, cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả: Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị; Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả nhỏ hơn giá trị; Khi cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị. Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu. - Tác động của cung và cầu làm cho giá cả vận động xoay quanh giá trị của hàng hoá.
  37. 5. THỊ TRƯỜNG(ngoài) 5.1. Thị trường 5.1.1. Khái niệm, phân loại a- Khái niệm: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ mua bán trong xã hội được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế - XH nhất định b- Phân loại - Phân loại theo công dụng của sản phẩm:  Thị trường vốn;  Thị trường TLSX;  Thị trường SLĐ;  Thị trường hàng hóa dịch vụ.
  38. - Phân loại theo thế lực thị trường: * thị trường cạnh tranh hoàn hảo; * thị trường độc quyền; * thị trường độc quyền nhóm; * thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền. - Phân theo quy mô và phạm vi các quan hệ KT * thị trường địa phương; * thị trường khu vực; * thị trường dân tộc; * thị trường quốc tế.
  39. 5.2. Chức năng của thị trường * Thực hiện giá trị hàng hóa; * Thông tin cho người SX và người tiêu dùng; * Kích thích SX và tiêu dùng.