Bài giảng Tổng quan du lịch - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch - Phạm Trọng Lê Nghĩa

Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, là một
hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa
lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn
hóa giữa các vùng, miền .
pdf 70 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan du lịch - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch - Phạm Trọng Lê Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tong_quan_du_lich_bai_2_dieu_kien_anh_huong_den_su.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tổng quan du lịch - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch - Phạm Trọng Lê Nghĩa

  1. tích lịch sử văn háo và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát triển văn háo xã hội” Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử – Văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi quốc gia. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan”. Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Tính đến năm 2001, cả nước có ta có 117 bảo tàng và cơ quan làm công tác bảo tàng. Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như: Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bảo tàng lịch sự Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng văn hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học.v.v trên thế giới có các bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng Hoàng Gia (Anh), Bảo tàng Luvơrơ (Pháp), Bảo tàng Ecgionutát (Nga), Bảo tàng Cố cung (Trung Quốc) với khối lượng khổng lồ hiện vật lịch sự, những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của con người lúc nào cũng đón tiếp với số lượng lớn khách du lịch. Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá. Lễ hội có hai phần: phần nghĩ lễ và phần hôị: - Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang ý nghĩa biểu trưng nhằm đánh dâú hoặc kỷ niệm về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn vinh và phàn ánh ước nguyện mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ đối tượng thờcúng. - Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giãi trí hiện đại mang sắc thái dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời thời đó, phản ánh đời sống kinh tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa phương. Phạm Trọng Lê Nghĩa 60
  2. Nhà nghiên cứu M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng dân cư, tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các bieu tưởng, vượt lên trên thế của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới và cuộc sống thứ thoát li tạm thời, thực tại, hữu hiệu, đạt tới hiện thực, lý tưởng mà ở đó mọi thứ phát triển đẹp đẽ, lung linh siêu việt và cao cả” GS.Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinhhoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.” Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch: - Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con ngườicó thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ ngaòi cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “ Chiến đấu với đời” - Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một lượng khách rất lớn. - Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên, về việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con các dân tộc. Càng gần gũi với đồng bào miền cao này, người ta càng cảm thấy ngạc nhiên và rạt rào tình Phạm Trọng Lê Nghĩa 61
  3. cảm quý mến. Đời sống của đồng bào giản đơn nhưng tâm tình khá sâu sắc. Tưởng nghĩ của đồng bào và văn hoá truyền thống phong phú, vừa thực tế, vừa mơ mộng . Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.” Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt . Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp: “bữa ăn là duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt nhạt ngay từ lúc đầu” Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 lọai: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp. Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam) Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.  Vai trò của tài nguyên đối với phát triển du lịch: 1. Quyết định phương hướng phát triển du lịch: Phạm Trọng Lê Nghĩa 62
  4. - Khuyến khích kinh doanh. - Thu hút đầu tư kinh doanh. - Thu hút du khách đến tham quan. - Phối hợp hoạt động giữa các ngành. - Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động. 2. Xây dựng sản phẩm du lịch: - Các loại hình du lịch. - Quy mô dịch vụ du lịch. - Chất lượng dịch vụ du lịch. - Đối tượng tiêu dùng sản phẩm. 3. Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật. - Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. - Xây dựng hạ tầng xã hội. - Xây dựng cơ sở lưu trú. - Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí. 2.2.2 Nhân lực du lịch Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho bản thân con người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiểu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển đất nước. Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên ) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin Phạm Trọng Lê Nghĩa 63
  5. được chia 'ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin “nguồn gốc quan trọng nhất” quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Theo Các Mác: Lao động là một quá trình diễn biến tự nhiên giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa con người với tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Thông qua lao động cải tạo thế giới khách quan, tìm hiểu được quy luật vận động của thế giới khách quan, hình thành dần dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Lao động gồm hai loại: Lao động chân tay và lao động trí óc . Vậy chúng ta có thể hiểu: Lao động du lịch là bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội. Tư liệu lao động: Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau thành một lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, “là sức mạnh tri thức của con người đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Chính sự cải tiến và hoàn thiện Phạm Trọng Lê Nghĩa 64
  6. kgông ngừng công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử . Đối tượng lao động: Đối tượng lao động là toàn bộ thế giới khách quan xung quanh mà con người cùng tư liệu sản xuất tác động tạo nên của cải vật chất xã hội. Đối tượng lao động rất đa dạng, là mục tiêu khám phá và cải tạo của con người. Một nhà kinh doanh đã nói:“ Thế giới quanh ta thật là rộng lớn, cần phải nghiên cứu chúng” . Trong phạm vi ngành du lịch, ngoài yếu tố con người, chúng ta có thể hiểu đối tượng lao động du lịch là hệ thống tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và cơ sở vật chất kỹ thuật mang ý nghĩa kép, nó vừa là đối tượng lao động du lịch, vừa cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng tạo nên tư liệu lao động để khai thác đối tượng lao động du lịch tài nguyên (tự nhiên và nhân văn). Đặc điểm lao động trong ngành du lịch.  Lao động trong du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn .  Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao .  Thời gian lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn.  Cường độ lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn. Yêu cầu lao động trong du lịch:  Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp: Nghề du lịch là nghề hấp dẫn mọi người, được hưởng thụ những lợi ích kinh tế đăc biệt. Tuy vậy, lao động du lịch là lao động tương đối “nặng”, đặc biệt là nghề HDV. Trên đường hành trình, người HDV phải đối mặt với nhiều căng thẳng, phải có trách nhiệm với cuộc sống nhiều người hay nói một cách hình ảnh là nghề “làm dâu trăm họ”. Do tính chất phức tạp của công việc và sự chịu đựng căng thẳng về tâm lý nên khả năng chán việc rất cao. Điều này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải có lòng yêu nghề, sự trung thực và tính kiên nhẫn.  Trình độ chuyên môn: Có nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn thành thạo và các kiến thức về văn hóa xã hội, kinh tế. Phải có kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế, nắm vững tâm lí khách du lịch các nước để có cách phục vụ thích hợp. Đối với HDV thì trình độ chuyên môn chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong công việc. Có như vậy mới tạo được bản lĩnh nghề Phạm Trọng Lê Nghĩa 65
  7. nghiệp khi đứng trước khách du lịch, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của khách đưa ra cung như mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc hành trình.  Trình độ ngoại ngữ: Là một trong những kiến thức cơ bản của lao động du lịch. Nếu thiếu ngoại ngữ thì không thể giao tiếp được với khách du lịch ngoài nước và khó lòng mà hiểu biết được nhu cầu, sở thích của họ. Và khách rất vui mừng khi chúng ta nói chuyện, giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ của chính nước họ, họ có cảm giác một không khí thân thiện như ở chính ngôi nhà của mình. Nước ta đang trong trong quá trình hội nhập, là một trong những nước có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và là điểm đến an toàn đối với khách du lịch. Viêc đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa đem lại nhiều lợi ích kinh tế nên yêu cầu đặt ra là phải đào tạo, hoàn thiện chuyên môn của đội ngũ lao động du lịch, trong đó phải kể tới vấn đề ngoại ngữ. Có như vậy chúng ta mới có thể chủ động đón và phục vụ khách. Tóm lại, lao động du lịch phải có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:  Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng du khách.  Mang lại hiểu quả kinh tế một cách tối ưu.  Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. LAO ĐỘNG DU LỊCH CẦN TÂM NIỆM 7 ĐIỀU SAU: 1. Xác định khách hàng là người quan trọng nhất của của bất cứ ngành kinh doanh nào. 2. Khách không lệ thuộc vào chúng ta mà chúng ta lệ thuộc vào khách. 3. Khách không phải là ngưòi đến gây phiền hà cho chúng ta mà là đối tượng để ta phục vụ. 4. Khách là một bộ phận quan trọng của công việc kinh doanh. 5. Khách là người đến với chúng ta với những ước muốn và nhu cầu, ta phải đáp ứng những ước muốn và nhu cầu đó của khách. 6. Không nên nghĩ khách là người nhiều tiền mà phải quan niệm khách là người có đức tính và tình cảm như chúng ta. 7. Khách là người nuôi sống và trả lương cho chung ta. Phạm Trọng Lê Nghĩa 66
  8. Phát huy nội lực của học sinh, sinh viên ngành Du lịch. Cùng với chính sách mở cửa, luôn đề cao và phát huy vai trò của ngoại lực của Đảng và Nhà nước nên đã và đang có nhiều dự án phát triển trên mọi lĩnh vực từ bên ngoài đầu tư vào, trong đó có du lịch. Điền này khiến cho cơ hội việc làm của lao động Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng vốn được đánh giá là trẻ và dồi dào trở nên thuận lợi và có cơ hội hơn bao giờ hết. THẾ VÀ LỰC NGÀNH DU LỊCH Xét về THẾ ngành du lịch đã có sự thuận lợi rất lớn. Như đã nói ở trên, cùng với chính sách mở cửa và phát huy ngoại lực, nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch ở trong và ngoài nước đã và đang mở rộng cửa để đón nhận lao động du lịch Việt Nam. Trong nước, các dự án đầu tư “dồn dập” trong lĩnh vực du lịch không chỉ tập trung ở các thành phố mà còn hướng tới các vùng nông thôn, vùng núi, nơi có tài nguyên du lịch còn giữ nét nguyên sơ, hấp dẫn du khách. Các tập đoàn khách sạn lớn tại Macao, Đu Bai thông qua đối tác của mình tại Việt Nam hàng năm tuyển chọn hàng ngàn lao động sang làm việc với mức lương và điều kiện làm việc, ăn ở hấp dẫn. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các cơ quan chức năng của ngành cũng như địa phương là làm sao để phát huy nguồn nhân lực chất lượng hội tụ tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt ra của các công ty, tập đoàn nước ngoài. THẾ đã có những thuận lợi, vậy tại sao chúng ta không kích thích và phát huy LỰC. Lực để phát triển du lịch ở đây được hiểu ở đây được hiểu trên nhiều phương diện từ vấn đề tài nguyên, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đến vấn đề nguồn nhân lực. Mặc dù ngành Du lịch đang phát triển theo xu hướng đi lên nhưng vẫn chưa có trường đại học chuyên ngành riêng cho mình mà chủ yếu là “gửi gắm” các khoa của các trường Đại học khác nhau. Mỗi trường đào tạo du lịch theo một lĩnh vực du lịch riêng với bản sắc riêng của mình. Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội và TPHCM đào các cử nhân kinh tế du lịch (quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, nhà hàng); Viện Đại học Mở Hà Nội với thế mạnh về đào tạo cử nhân hướng dẫn du lịch; ĐH Văn hoá Hà Nội, ĐH Đà Lạt đào tạo cử nhân văn hóa du lịch .v.v Các trường đại học hàng năm cung cấp cho xã hội và ngành hàng ngàn “thầy” lao động. Còn “thợ” lao động thì sao? Ngành du lịch hiện nay có một hệ thống các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề chuyên đào tạo và cung cấp lực lượng lớn lao động trực tiếp cho đất nước và ngành trải theo chiều dài đất nước với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tiếp nhận số lượng lớn lao động có xuất phát điểm là các sinh viên ngành ngoại ngữ. Với nỗ lực đào tạo và đóng góp của mình, các trường thuộc các bậc khác nhau nói trên đã giúp cho đất nước, cho ngành lực lượng lao động đáng kể, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập với xu thế phát triển chung của du lịch thế giới. HỌC SINH, SINH VIÊN CẦN PHÁT HUY NỘI LỰC Học sinh, sinh viên - những người đang ngồi trên ghế nhà trường cần phát huy nội lực của mình để chuẩn bị cho mình một tư thế, tâm thế tự tin, một hành trang tri thức để chiếm lĩnh cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao. Vậy nội lực của các bạn là gì? Yếu tố ảnh hưởng và quyết định tới nội lực của các bạn? Nội lực là khả năng, kỹ năng là thế mạnh, là “nguồn tài nguyên tri thức” của bản thân. Mỗi người bằng nhiều cách, hướng đi, phương pháp tạo cho mình một nội lực riêng. Đối với các học sinh, sinh viên ngành du lịch, để phát huy nội lực bản thân cần phải chú ý và trau dồi: Phạm Trọng Lê Nghĩa 67
  9. Thứ nhất: Trau dồi là lòng yêu nghề du lịch của mình. Khi đã yêu thì dĩ nhiên là chúng ta “say” với nó. “Say” nghề ở trên nhiều phương diện: tìm hiểu, học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia và người đi trước .v.v. Nếu chúng ta đang học ngành du lịch mà chỉ xem đó như là một cuộc “dạo chơi” và dễ kiếm tiền dễ dàng thì quả là sai lầm vì du lịch là ngành mang kiến thức tổng hợp, sâu rộng, việc học và hiểu không phải là ngày một, ngày hai mà là một quá trình. Phát triền du lịch mang tính liên vùng với nhiều loại hình khác nhau, trong đó có loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm là loại hình thường phát triển tại những vùng sâu, vùng xa mang bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương rất cao. Có rất nhiều dự án cần một lực lượng lao động với mức lương hấp dẫn để phát triển loại hình du lịch này nhưng rất ít học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp về những vùng đó để làm việc vì tâm lý thích ở thành phố, thích nơi nhộn nhịp, thậm chí chấp nhận tìm những việc làm trái nghề để được ở lại. Như vậy, bản thân những học sinh, sinh viên đó đã yêu nghề hay chưa? Nếu yêu nghề thì nơi làm việc không phải là tất cả, quan trọng là mình có đóng góp được gì cho cơ quan, cho xã hội. Trong một chuyến đi thực tế tại VQG Cúc Phương, tôi thấy có một nhóm các bạn sinh viên nước ngoài ở đó hàng tháng trời với mục đích là tìm hiểu và nghiên cứu hệ sinh thái. Họ chấp nhận mọi hoàn cảnh như trời lạnh, mưa nắng thất thường, vắt cắn .v.v. Tôi hỏi: “Tại sao sao các bạn chấp nhận làm công việc này dù điều kiện rất khó khăn?” Thì nhận ngay được câu trả lời “Chúng tối làm vì chúng tôi yêu công việc của chúng tôi”. Điều đó chứng tỏ rằng lòng yêu nghề khiến các bạn ham học để đi đến chân lý khoa học và giỏi nghiệp vụ của mình. Thứ hai: Rèn luyện tính chuyên nghiệp, chịu đựng được sức ép, áp lực trong môi trường làm việc. Điều đặc biệt là làm việc trong ngành du lịch mang sức ép tâm lý khá cao nên yêu cầu về tính chuyên nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ chu đáo luôn đặt lên hàng đầu. Tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài, tính chuyên nghiệp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sự đúng giờ, trang phục, giao tiếp, quy trình làm việc, quy trình quản lý giữ gìn vệ sinh môi trường v.v. Đó cũng là những yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa, nhiều công ty, tập đoàn kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch thường đặt chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên lên hàng đầu. Tất nhiên sức ép công việc luôn gắn liền với quyền lợi, chế lương bổng cao, cơ hội được học tập và thể hiện bản thân, thể hiện cái “tôi tri thức” của mình. Nếu học sinh, sinh viên ra trường mà không “thích ứng” được sức ép, áp lực của công việc sẽ không thoát nổi nguy cơ bị “đào thải” luôn rình rập. Học sinh, sinh viên nên rèn luyện đức tính đó cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đi làm mình sẽ tự tin hơn và tự đưa mình vào “quy luật và ngưỡng thích ứng” mà doanh nghiệp yêu cầu. Thứ ba: Nâng cao khả năng và trình độ ngoại ngữ của mình. Có thể khả năng tay nghề của học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư (các nhà đầu tư nước ngoài thường cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao sau khi được tuyển chọn phù hợp với tiêu chuẩn làm việc của mình) nhưng việc đòi hỏi về ngoại ngữ và “thêm một ngoại ngữ là một lợi thế khi phỏng vấn, làm việc” là yêu cầu bắt buộc. Bởi có ngoại ngữ, người lao động mới đón nhận được sự truyền tải cũng như đào tạo của các công ty và sau này là tìm hiểu, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách đa dạng đến từ nhiều quốc gia, nền văn hóa khác nhau. Liên hệ với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế), trình ngoại ngữ rất được chú trọng (tiếng Anh tối thiểu 550 điểm TOEFL) để đáp ứng ngay cho nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Với đội ngũ lao động giỏi ngoại ngữ như vậy nên hàng năm đất nước Thái Lan đó nhận trên 10 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và giải trí trong khi đó Việt Nam là (khoảng 4,5triệu lượt khách năm 2007). Và hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Thái Lan được quảng bá khắp thế giới. Ở Việt Nam chúng ta thì sao? Cùng với việc hỗ trợ của các dự án nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ du lịch của học sinh, sinh viên và những người đã đi là không ngừng được hoàn thiện và nâng cao nhưng khả năng ngoại ngữ còn gặp một số trở ngại với nguyên nhân Phạm Trọng Lê Nghĩa 68