Bài giảng Tâm lý khách du lịch

VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC
Môn học là một môn cơ sở, cung cấp
cho người học những hiểu biết về đời
sống tâm lý của con người trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch.
Môn học kết hợp với các môn nghiệp
vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
những người làm việc trong lĩnh vực kinh
doanh doanh du lịch nâng cao hiệu quả
công tác
MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC
Trang bị cho người học:
- Kiến thức về tâm lý con người nói
chung và tâm lý khách du lịch nói riêng
- Kiến thức về giao tiếp trong lĩnh vực
hoạt động du lịch 
pdf 199 trang hoanghoa 07/11/2022 9220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý khách du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_khach_du_lich.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý khách du lịch

  1. Tính chủ thể thể hiện ở chỗ: + Cùng nhận sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau. + Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện, các sắc thái tâm lý khác nhau. Và cuối cùng thông qua đó mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
  2. 2.3. Bản chất xã hội – lịch sử của TL ngƣời Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp.
  3. Tâm lý của mỗi cá nhân hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý con người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng. Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, của hoạt động và giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì thế tâm lý con người mang đầy đủ dấu ấn xã hội – lịch sử của con người.
  4. 3. KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CỦA TÂM LÝ HỌC 3.1. Vài nét về sự phát triển Từ thời xa xưa con người đã có những quan điểm về thế giới tâm hồn, đó là những quan điểm “tiền tâm lý học” Trong các di chỉ của người nguyên thủy đã thấy những bằng chứng chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của thể xác.
  5. Khổng Tử (551 – 479 TCN ) đã đề cập đến chữ “tâm” của con người là “nhân, trí, dũng”, về sau học trò của Khổng Tử nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Xôcrat (469 - 399 TCN) đã đưa ra câu châm ngôn “hãy tự biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị to lớn trong tâm lý học: con người có thể tự nhận thức về mình.
  6. Arixtôt (384 – 322 TCN) cho ra đời tác phẩm “bàn về tâm hồn” Sang thế kỷ 18 tâm lý học đã có tên gọi Đầu thế kỷ 19 tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ của tâm lý học vào triết học. Đặc biệt là vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức Vuntơ sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới, và một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới.
  7. Đầu thập kỷ 20 các dòng phái tâm lý học khác nhau ra đời có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lý hiện đại.
  8. 3.1. Khái niệm tâm lý học Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý.
  9. 3.3. Vị trí của tâm lý học Tâm lý học được nảy sinh trên nền tri thức của nhân loại và do nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi. Nhìn tổng thể, tâm lý học đứng ở vị trí giáp ranh giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế và trên nền của triết học.
  10. 3.4. Vai trò và ý nghĩa của tâm lý học du lịch Tâm lý học du lịch là một ngành của khoa học tâm lý và cũng là ngành trong hệ thống các khoa học về du lịch. Tâm lý học du lịch có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các HTTL của du khách, của cán bộ công nhân viên ngành du lịch, tìm ra những đặc điểm tâm lý, quy luật tâm lý của họ. - Nghiên cứu các HTTL xã hội thường gặp trong du lịch và cơ chế diễn biến của chúng: nhu cầu, động cơ, sở thích, thị hiếu thường có ở du khách
  11. Vai trò, ý nghĩa của tâm lý học du lịch - Cung cấp hệ thống lý luận về tâm lý học, trên cơ sở đó nhận biết được nhu cầu, sở thích, tâm trạng, thái độ của khách du lịch để định hướng, điều khiển và điều chỉnh quá trình phục vụ khách du lịch - Các nhà kinh doanh du lịch sẽ có khả năng nhận biết, đánh giá đúng về khả năng kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất tâm lý cần thiết.
  12. - Việc nắm được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của du khách, các hiện tượng tâm lý xã hội thường gặp trong du lịch sẽ giúp cho việc phục vụ khách du lịch tốt hơn - Ngoài ra, tâm lý học du lịch giúp cho việc đào tạo, tuyển chọn, bố trí, tổ chức lao động, xây dựng văn hóa của doanh nghiệp du lịch, xử lý hài hòa các mối quan hệ trong doanh nghiệp
  13. 4. PHÂN LOẠI HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý + Các hiện tượng tâm lý có ý thức và chưa được ý thức + Hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng + Hiện tượng tâm lý cá nhân - hiện tượng tâm lý xã hội
  14. + Phân loại theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. • Các quá trình tâm lý • Các trạng thái tâm lý • Các thuộc tính tâm lý
  15. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách
  16. Mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý TÂM LÝ CÁC QUÁ CÁC CÁC TRÌNH TL TRẠNG THUỘC THÁI TL TÍNH TL
  17. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC II. TÌNH CẢM III. Ý CHÍ IV. CHÚ Ý V. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH
  18. I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC 1.Cảm giác 2.Tri giác 3.Trí nhớ 4.Tƣ duy 5.Tƣởng tƣợng
  19. 1. Cảm giác 1.1. Khái niệm Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ phản ánh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
  20. 1.2. Đặc điểm - Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng - Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp và cụ thể - Cảm giác phụ thuộc vào: sức khỏe, tâm trạng, kinh nghiệm sống, tri thức nghề nghiệp và các quá trình tâm lý khác
  21. 1.3. Quy luật cơ bản của cảm giác - Quy luật ngưỡng cảm giác: giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. - Quy luật về sự thích ứng: thích ứng là khả năng thay đổi của cường độ kích thích. - Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác: là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác khác.
  22. 2. Tri giác Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Các quy luật cơ bản của tri giác - Quy luật về tính đối tượng của tri giác: hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới khách quan.
  23. - Quy luật tính chon lựa của tri giác: chủ động tách đối tượng ra khỏi các sự vật xung quanh (bối cảnh) để có thể tập trung chú ý vào đối tượng. - Tính có ý nghĩa của tri giác: khi ta tri giác được đối tượng tức là ta đã nhận biết được nó, gọi được tên nó trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định.
  24. - Ảo giác (ảo ảnh của tri giác): là sự tri giác không đúng, bị sai lệch sự vật hiện tượng khách quan. - Quy luật tổng giác: Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
  25. 3. Trí nhớ Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và tái hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình Các quá trình thành phần của trí nhớ - Quá trình ghi nhớ: đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối tượng trên vỏ não - Quá trình giữ gìn: hệ thống hóa các nội dung, tước bỏ những gì không cần thiết để giữ lại hình ảnh chính của chúng trong não trong một thời gian nhất định.
  26. - Quá trình tái hiện: là quá trình làm sống lại những thông tin đã đƣợc ghi lại trƣớc đây. - Quá trình quên: là sự không tái hiện lại đƣợc nội dung đã ghi nhớ trƣớc đây vào thời điểm cần thiết
  27. 4. Tƣ duy Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và mối liên hệ bên trong có tính quy luật của SVHT trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
  28. Đặc điểm - Tính “có vấn đề” của tư duy: không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. - Tính gián tiếp của tư duy: tư duy phát hiện ra bản chất của SVHT và các quy luật giữa chúng
  29. - Tính trừu tượng và khái quát tư duy - Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ - Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
  30. 5. Tƣởng tƣợng Là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
  31. Đặc điểm - Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề - Tưởng tượng là quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng các hình ảnh và kết quả của nó là một hình ảnh mới. Do vậy, biểu tƣợng của tƣởng tƣợng là biểu tƣợng của biểu tƣợng.
  32. 2. Tình cảm Là những thái độ thể hiện sự rung động của con người đối với những SVHT có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. 2.1. Các đặc điểm của tình cảm - Tính nhận thức - Tính xã hội - Tính khái quát - Tính ổn định - Tính chân thực - Tính đối cực (hay tính hai mặt)
  33. 2.2. Các mức độ biểu hiện của tình cảm - Màu sắc xúc cảm của cảm giác: là những sắc thái cảm xúc đi kèm quá trình cảm giác nào đó. - Xúc cảm: là những rung động xảy ra nhanh, mạnh, có tính khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác.
  34. - Xúc động: là một loại cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn. - Tâm trạng: là những trạng thái tình cảm tương đối kéo dài, tạo ra một sắc thái nhất định cho tất cả những rung động khác của con người. - Sự say mê: là tình cảm mạnh, bền vững, lôi cuốn con người. Hướng dẫn toàn bộ tâm trí và nghị lực cá nhân và một mục đích nào đó.
  35. So sánh giữa xúc cảm và tình cảm Giống nhau: - Đều là thái độ con người đối với HTKQ - Đều có liên quan đến nhu cầu của con người - Đều có tính xã hội và tính lịch sử - Đều là những nét biểu hiện tâm lý của con người - Gắn bó chặt chẽ với hành vi và hoạt động của con người
  36. XÚC CẢM TÌNH CẢM Có ở con người và động Chỉ có ở con người vật Có trước và là một quá Có sau và là thuộc tính trình tâm lý tâm lý Xảy ra trong thời gian Tồn tại trong thời gian ngắn, gắn liền với tình dài, có tính chất sâu sắc, huống và sự tri giác đối lắng đọng tượng
  37. Không bền vứng, dễ nảy Bền vững, ổn định. Được sinh, dễ mất đi hình thành do quá trình tổng hợp hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại Dễ biểu hiện, bộc lộ rõ, Có thể che giấu. Chịu dễ thấy ảnh hưởng nhiều của ý chí và tính cách cá nhân Ở trạng thái hiện thực Ở trạng thái tiềm tàng Gắn liền với phản xạ Gắn liền với phản xạ có không điều kiện, thể hiện điều kiện thực hiện chức chức năng sinh vật năng xã hội
  38. 2.3. Các quy luật của tình cảm - Quy luật lan tỏa (lây lan): là hiện tượng rung động của người này có thể truyền lan sang người khác. - Quy luật thích ứng: một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể suy yếu đi, không còn gây tác động mạnh nữa. Đây là hiện tượng “chai sạn” trong tình cảm. - Quy luật cảm ứng (tương phản): một xúc cảm, tình cảm yếu có thể làm nảy sinh hoặc tăng cường độ của một xúc cảm, tình cảm khác.
  39. - Quy luật di chuyển: tình cảm chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác Vd: giận cá chém thớt - Quy luật pha trộn: Những cảm xúc – tình cảm khác nhau có thể cùng xuất hiện đồng thời ở con người Vd: hiện tượng “giận mà thương”
  40. III. Ý CHÍ Khái niệm Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, là khả năng tâm lý cho phép con người vượt qua những khó khăn trở ngại trong hành động bằng sự nỗ lực của bản thân để thực hiện những hành động có mục đích.
  41. Các phẩm chất của ý chí - Tính mục đích - Tính độc lập - Tính quyết đoán - Tính kiên cường - Tính tự kiềm chế Ngoài ra còn có những phẩm chất khác như: tính bạo dạn, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tính kỷ luật
  42. IV. CHÚ Ý Khái niệm Chú ý là xu hƣớng và sự tập trung hoạt động tâm lý vào một đối tƣợng nào đó.
  43. - Sự di chuyển chú ý: biểu hiện khả năng chấm dứt chú ý ở đối tượng này chuyển sang chú ý đến đối tượng khác - Tính bền vững của chú ý là khả năng duy trì chú ý lâu dài vào một hoặc một số đối tượng của hành động. - Khối lượng chú ý: số lượng các đối tượng được chú ý phân phối đều đặn trong một thời gian ngắn.
  44. V. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH 1. Cá nhân và nhân cách 1.1. Cá nhân - Dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của XH - Là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa nhưng được xem xét cụ thể riêng từng người với các đặc điểm về sinh lý, tâm lý – xã hội, để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng
  45. 1.2. Nhân cách Là một con người với tư cách là tồn tại có ý thức, một thực thể xã hội, tham gia vào các quan hệ xã hội và là người hoạt động để phát triển xã hội.
  46. 2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách 2.1. Xu hƣớng 2.2. Tính cách 2.3. Khí chất 2.4. Năng lực
  47. 2.1. Xu hƣớng Là ý muốn hoặc hướng vươn tới đặt ra trong đầu, thúc đẩy con người hoạt động theo một hay nhiều mục tiêu nhất định Các mặt biểu hiện của xu hƣớng - Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển - Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
  48. - Khuynh hướng: là nguyện vọng đối với một hoạt động xác định. Nhiều hứng thú thường xuyên, ổn định và có hiệu lực sẽ chuyển thành khuynh hướng. - Lý tưởng: là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. - Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người
  49. - Niềm tin: là hình thức cao nhất của xu hướng nhân cách, là sự kết tinh các quan điểm tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân - Hệ thống động cơ: động cơ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động.
  50. 2.2. Tính cách Là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
  51. Đặc điểm: - Những thuộc tính tâm lý hình thành nên tính cách gọi là những nét tính cách - Tính cách mang tính ổn định và bền vững của cá nhân - Các nét tính cách được phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường, kinh nghiệm sống, giáo dục và tự giáo dục trong quá trình hoạt động của con người
  52. Cấu trúc của tính cách - Hệ thống thái độ của cá nhân + Đối với tự nhiên và xã hội + Đối với lao động + Đối với bản thân - Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
  53. Các nét tính cách cơ bản - Thái độ của cá nhân đối với con người: vd - Đối với đồ vật: vd - Đối với lao động: vd - Đối với bản thân mình: vd
  54. 2.3. Khí chất Là thuộc tính tâm lý cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tƣơng đối bền vững của con ngƣời, khí chất biểu hiện cƣờng độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cƣ chỉ, cách nói năng của cá nhân
  55. Các kiểu khí chất - Kiểu linh hoạt - Kiểu nóng nảy - Kiểu điềm tĩnh - Kiểu ƣu tƣ - Kiểu nóng nảy
  56. 2.4. Năng lực Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có hiệu quả
  57. Đặc điểm - Gắn với 1 hoạt động nào đó - Được biểu lộ và hình thành trong cuộc sống, trong hoạt động của con người - Là những nét độc đáo riêng của con người - Có ý nghĩa xã hội, nó được hình thành và phát triển trong hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu - Có những thuộc tính tâm lý chung và những thuộc tính tâm lý chuyên biệt
  58. Các mức độ của năng lực - Năng lực - Tài năng - Thiên tài
  59. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ XÃ HỘI II. CÁC QUY LUẬT HÌNH THÀNH TÂM LÝ XÃ HỘI III. MỘT SỐ HTTLXH ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH
  60. I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ XÃ HỘI Tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của nhiều người khi họ tập hợp thành một nhóm xã hội, cùng sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
  61. II. CÁC QUY LUẬT HÌNH THÀNH TÂM LÝ XH 1. Quy luật kế thừa 2. Quy luật lây lan 3. Quy luật bắt chƣớc 4. Quy luật tác động qua lại giữa con ngƣời với con ngƣời
  62. 1. Quy luật kế thừa - Trong cuộc sống, bên cạnh tính thừa kế sinh vật (di truyền) còn có tính kế thừa xã hội – lịch sử. + Đó là sự truyền đạt các kinh nghiệm sống, nền văn hóa tinh thần từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Sự phát triển và lịch sử của một cá nhân riêng không thể tách rời lịch sử của những cá nhân sống trước hoặc đồng thời với người đó.
  63. - Sự kế thừa không thụ động, máy móc mà có chon lọc, cải biên, bổ sung những cái mới, hoàn thiện hơn - Các lứa tuổi, thế hệ khác nhau, sự kế thừa khác nhau
  64. 2. Quy luật lây lan Là quá trình lan tỏa trạng thái cảm xúc từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, hay nói cách khác, bên trong các quan hệ xã hội có sự giao lưu tình cảm giữa các cá nhân tạo nên sự lây truyền xã hội. Lan truyền xã hội quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử và được truyền từ người này sang người khác.
  65. Các biểu hiện của lây lan + Lây lan có ý thức + Lây lan vô thức + Lây lan từ từ + Lây lan “bùng nổ”
  66. 3. Quy luật bắt chƣớc Bắt chước là một sự mô phỏng, lặp lại hành vi, tâm trạng, cách suy nghĩ, cách ứng xử của người khác, nhóm người nào đó. Bắt chước có tính năng động, tuyển chọn, sáng tạo, độc đáo. Con người có thể bắt chước nhau về cách tổ chức công việc, về sử dụng thời gian nhàn rỗi hay cả các thị hiếu khác trong cuộc sống góp phần xác lập nên các truyền thống và tập tục xã hội
  67. 4. QL tác động qua lại giữa ngƣời - ngƣời Sự tác động qua lại giữa con người với nhau về trí tuệ, tình cảm, hành động sẽ hình thành tâm trạng chung, quan điểm chung, mục đích chung
  68. III. MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH 1. Phong tục tập quán 2. Truyền thống 3. Tín ngưỡng, tôn giáo 4. Tính cách dân tộc 5. Thị hiếu và mốt 6. Bầu không khí xã hội
  69. 1. Phong tục tập quán Phong tục tập quán được hiểu là những nề nếp, thói quen lâu đời, trở thành các định chế và lan truyền rộng rãi
  70. 2. Truyền thống Truyền thống là văn hóa được lưu truyền qua các đời, dòng tộc, huyết thống và có giá trị nhân văn, nhân bản, có tính trường tồn, được mọi người bảo tồn & gìn giữ một cách thiêng liêng
  71. 3. Tín ngƣỡng tôn giáo Tín ngƣỡng: là sự tin tưởng vào cái gì siêu nhiên và niềm tin đó chi phối cuộc sống tinh thần, vật chất và hành vi của con người. Tôn giáo: là hình thức tổ chức có cương lĩnh, mục đích, có nghi thức và hệ thống lý luận để đưa lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững. Trong kinh doanh du lịch, tín ngưỡng – tôn giáo là yếu tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch tín ngưỡng