Bài giảng Tâm lý học sư phạm

1. Hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh học nghề, cơ sở tâm lý học của việc tổ chức hoạt động dạy và học, phẩm chất và năng lực cơ bản của người giáo viên.
2. Hiểu được cơ sở tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động hợp lý và những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy nghề.
3. Bước đầu vận dụng những hiểu biết trên vào hoạt động giảng dạy tại các trường dạy nghề.
pdf 61 trang Khánh Bằng 28/12/2023 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_su_pham.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học sư phạm

  1. nhà tâm lý học Thụy Sỹ J.Piaget dựa trên những tài liệu quan sát trẻ em, trong đó có ba người con của ông để nêu lên sự phân chia các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ Phương pháp quan sát có các ưu điểm sau:Tiến hành nhanh; Khâu chuẩn bị không mất nhiều thời gian; Tài liệu thu được trực quan, đa dạng về tâm lý con người song phương pháp này chỉ cho biết nhữn biểu hiện tâm lý ra hành vi bên ngoài, nhà nghiên cứu khó hiểu chúng một cách chính xác, các tài liệu quan sát chỉ được ghi lại dưới hình thức miêu tả. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp quan sát, nhà nghiên cứu phải phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lý con người. Có như vậy, phương pháp quan sát mới có hiệu quả cao. 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, phương pháp thực nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực nghiệm là quá trình tác động vào con người một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu một cách khách quan. Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, người ta thường sử dụng các hình thức thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực nghiệm tự nhiên là loại thực nghiệm được diễn ra trong điều kiện bình thường của cuộc sống, trong đó nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các nhân tố tác động thực nghiệm giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, người ta chia thực nghiệm tự nhiên thành thực nghiệm tự nhiên nhận định (nêu lên thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể) và thực nghiệm tự nhiên hình thành còn gọi là thực nghiệm giáo dục (nhà nghiên cứu chủ động tiến hành các tác động giáo dục nhằm hình thành một số phẩm chất tâm lý nào đó ở người được thực nghiệm). Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài. Người làm thí nghiệm tự tạo ra các điều kiện làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu. Vì thế có thể tiến hành nghiên cứu tương đối chủ động hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. TRANG 11
  2. Tuy nhiên, dù thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm hay trong điều kiện tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối kết hợp đồng bộ với nhiều phương pháp nghiên cứu khác. 2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test) Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, người ta thường dùng test để đo nghiệm các mức độ, trình độ phát triển tâm lý của con người. Test là một phép đo luờng tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ là đại diện tiêu biểu. Khoa học tâm lý đã sử dụng một số test về trí tuệ, năng lực, nhân cách như: - Test đo khả năng tâm vận động (Test Denver). - Các test về trí tuệ: Gille, Binet-Simon, Wechsler, Raven - Test về nhân cách: Eysenck, Murray, Rorschach Test tâm lý có ưu điểm là đo trực tiếp các biểu hiện tâm lý qua việc giải các bài test, tiến hành nhanh, đảm bảo lượng hóa, chuẩn hóa việc đo đạc. Song test tâm lý chỉ cho biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Test đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một bộ test. Vì vậy, cần sử dụng test như là một trong những phương pháp chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm nhất định. 2.3.4. Phương pháp điều tra Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó, có thể trả lời viết (thường là như vậy), nhưng cũng có thể trả lời miệng và có người ghi lại. Câu hỏi dùng dể điều tra có thể là câu hỏi đóng (có nhiều đáp ánh sẵn để đối tượng lựa chọn) hay câu hỏi mở để họ tự trả lời để điều tra thăm dò chung hau điều tra chuyên đề đi sâu vào một khía cạnh. Dùng phương pháp quan sát có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến lớn nhưng là ý kiến chủ quan. Để có tài liệu tương đối chính xác, cần soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên (người sẽ phổ biến bản câu hỏi cho các đối tượng). Có như vậy, kết quả thu được sẽ có giá trị khoa học cao. 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động TRANG 12
  3. Đây là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất hay tinh thần) của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người, bởi vì trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng dấu vết tâm lý, ý thức, nhân cách của con người. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới các kết quả hoạt động và các kết quả hoạt động này phải được xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động. 2.3.6. Phương pháp đàm thoại ( trò chuyện) Đây là phương pháp đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại có thể tiến hành trực tiếp hay gián tiếp tùy sự liên quan của đối tượng với điều ta cần biết. Có thể đặt câu hỏi thẳng hay hỏi đường vòng. Muốn phương pháp đàm thoại có kết quả tốt, nhà nghiên cứu nên: 1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu). 2. Tìm hiểu trước một số đặc điểm về đối tượng đàm thoại. 3. Có kế hoạch trước để điều chỉnh câu chuyện theo mục đích đã dự định. 4. Nên linh hoạt trong việc điều chỉnh để câu chuyện vẫn giữ được lôgic, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu. Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường được dùng trong nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có ưu điểm và hạn chế của nó, vì vậy muốn nghiên cứu chức năng tâm lý nào đó một cách khách quan và khoa học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để có được kết quả toàn diện, khách quan. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC SƯ PHẠM VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC Khi nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, cần sử dụng các thành tựu của nhiều khoa học khác và đến lượt mình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý TRANG 13
  4. học sư phạm lại cung cấp những tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho nhiều khoa học khác.  Với Triết học: Các luận điểm của Triết học duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử đã cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Ngược lại, các thành tựu trong việc nghiên cứu tâm lý con người đóng góp không nhỏ cho triết học. Các nhà triết học đã khẳng định: “Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức hợp thành lý luận nhận thức chung và phép biện chứng”.  Với sinh lý học người: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm thường sử dụng các kết quả nghiên cứu về giải phẫu sinh lý người và hoạt động thần kinh cấp cao với tư cách là cơ sở khoa học tự nhiên của tâm lý học.  Với Tâm lý học đại cương: Tâm lý học đại cương cung cấp các khái niệm cơ bản, các quy luật cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lý con người cho việc nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Ngược lại, nhờ những thành tựu của hai chuyên ngành tâm lý học này mà những khái niệm của Tâm lý học đại cương trở nên phong phú, sâu sắc hơn.  Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau một cách biện chứng. Hai chuyên ngành Tâm lý học này tạo thành một thể thống nhất, khó tách bạch. Việc phân ranh giới giữa hai chuyên ngành này có tính tương đối. Cả Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm đều nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý học trong hoạt động sống, trong quá trình dạy học và giáo dục, cùng phục vụ đắc lực cho sự phát triển của con người. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm cung cấp cơ sở lý luận cho các khoa học giáo dục, đặc biệt là cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. 4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lý luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy TRANG 14
  5. tâm, phản khoa học về sự nảy sinh, phát triển tâm lý con người, về nguồn gốc, động lực, các điều kiện hình thành và phát triển tâm lý, khẳng định quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về sự phát triển tâm lý con người. Tâm lý học lứa tuổi cung cấp cơ sở khoa học cho Tâm lý học sư phạm cũng như các ngành Tâm lý học khác trong việc tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, quá trình hoạt động phù hợp với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tuân theo các quy luật hình thành, biểu hiện tâm lý, phát huy vai trò của các yếu tố tâm lý cho phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động, đem lại hiệu quả về mặt công việc và về quan hệ con người. Trong lĩnh vực giáo dục con người, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng. Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, về quy luật hình thành, phát triển tâm lý trong dạy học và giáo dục giúp học sinh, giáo viên và mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau có cơ sở trong việc khéo léo ứng xử, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, xây dựng tốt các mối quan hệ giao lưu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội. Ngoài ra, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội như quân sự, an ninh, thể thao, y tế, sản xuất, kinh doanh 5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI 5.1. Vấn đề phát triển tâm lý Trong tâm lý học, vấn đề phát triển tâm lý được xem xét theo nhiều phương diện khác nhau. Có thể khái quát vấn đề phát triển tâm lý theo ba phương diện cơ bản sau: - Sự phát triển tâm lý trong giới động vật. - Sự phát triển tâm lý trong lịch sử loài người và trong sự phát sinh cá thể con người (từ trong bào thai cho đến khi tuổi già, trước khi chết). - Sự phát triển tâm lý ở thế hệ trẻ (từ tuổi sơ sinh đến tuổi thanh niên). Trong ba phương diện trên, phương diện thứ ba được nghiên cứu rộng rãi hơn. Vậy thế nào là sự phát triển tâm lý ? 5.1.1. Phát triển là gì? TRANG 15
  6. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp. Phát triển là quá trình tích lũy dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Nói đến sự phát triển là nói đến sự thay đổi chuyển hóa về chất, tạo nên một trình độ, một mức độ mới cao hơn về chất so với cái cũ. Khái niệm phát triển liên quan và có sự phân biệt với các khái niệm tăng trưởng, chín muồi. Cụ thể: - Tăng trưởng chủ yếu là sự gia tăng về mặt số lượng của sự vật, hiện tượng như chiều cao, cân nặng - Chín muồi được dùng để chỉ sự tăng trưởng đã đạt tới một độ nhất định. Chẳng hạn, trước đây, khi nói tới sự chín muồi về mặt sinh học của nam và nữ, cha ông ta thường nói nữ thập tam, nam thập lục (tuổi dậy thì ở nữ thường là 13 trở đi, ở nam thường kà 16 trở đi). Tuy nhiên, ngày nay độ chín muồi sinh dục ở nữ và nam có thể sớm hơn do điều kiện sống và sự phát triển về mặt cơ thể thiếu niên diễn ra sớm hơn. Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi và trưởng thành là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả: Sự tăng trưởng, chín muồi dẫn đến sự biến đổi về chất (phát triển), chất lượng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và chín muồi ở mức cao hơn. 5.1.2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý Dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà tâm lý học khoa học coi sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm tâm lý mới về chất, những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Bất cứ mức độ nào của trình độ phát triển tâm lý đi trước cũng là sự chuẩn bị và chuyển hóa cho trình độ sau cao hơn. Sự phát triển tâm lý diễn ra từ thấp tới cao, theo từng giai đoạn như một quá trình, trong đó có những bước nhảy, những khủng hoảng và những đột biến. Sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn lứa tuổi phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Khi đề cập tới sự phát triển tâm lý, nhà tâm lý học Nga A.N.Lêônchiev đã nêu lên ba nguyên tắc cơ bản sau: TRANG 16
  7. - Sự phát triển tâm lý là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm của loài người. - Sự phát triển tâm lý là quá trình hình thành hệ thống các chức năng của não. - Sự phát triển tâm lý trước tiên là sự phát triển trí tuệ, thực chất là sự hình thành các hành động trí tuệ. Cụ thể hóa ba nguyên tắc về sự phát triển tâm lý trên đây, A.N.Lêônchiev đã xem xét sự phát triển tâm lý của con người như là: - Quá trình con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử, thể hiện qua việc tiếp thu tri thức cũng như phương thức hoạt động. Đây là mặt cơ bản, chủ yếu có tính chất quyết định đối với sự phát triển tâm lý. - Quá trình phát triển các cơ chế tâm lý của việc vận dụng các phương thức hoạt động và vốn tri thức đã tiếp thu được vào các hoạt động cụ thể trong cuộc sống. - Sự phát triển những thuộc tính chung của nhân cách, trong đó có các thuộc tính chung có tác dụng quyết định nhất, đó là: o Những thuộc tính chung của xu hướng nhân cách. o Những đặc điểm, cấu trúc tâm lý trong hoạt động. o Sự phát triển các cơ chế của ý thức. Các chỉ số cơ bản của sự phát triển tâm lý: Theo quan điểm truyền thống, sự phát triển tâm lý con người được đánh giá qua ba chỉ số cơ bản thể hiện ba mặt của đời sống tâm lý con người. Đó là: - Sự phát triển nhận thức: Chuyển từ sự phản ánh bề mặt của sự vật, hiện tượng riêng lẻ tới nhận thức bản chất của chúng, vạch ra mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật, tới những tri thức có hệ thống. - Sự phát triển tình cảm: Tình cảm ngày càng mở rộng phạm vi, phân hóa phức tạp, có nội dung xã hội cao hơn, có cơ sở lý tính đầy đủ hơn. - Nắm vững hệ thống những hành động, hoạt động: Sự phát triển tâm lý con người biểu hiện trong những biến đổi về chất lượng của hành động, hoạt động, từ không chủ định lên chủ định, từ không có ý thức lên có ý thức. Các dạng hoạt động ngày càng phong phú về nội dung, trình độ, cấu trúc và phương hướng. TRANG 17
  8. Ngày nay, theo quan điểm hiện đại, người ta có cách nhìn mới mẻ về sự phát triển tâm lý của trẻ, xem xét hành vi, hoạt động của trẻ xuất hiện như thế nào, có thể dự đoán được chiều hướng biến đổi và sự hình thành phát triển các hành vi, hoạt động có tính quy luật theo sự biến đổi của thời gian. Đó là sự biến đổi về chất ở con người. Liên quan chặt chẽ với khái niệm biến đổi về chất là việc tổ chức lại hành vi, hoạt động trong sự phối hợp chặt chẽ giữa sự tổ chức và sử dụng khả năng phát triển của trẻ. Quá trình phát triển bao gồm những biến đổi về chất và sự tổ chức lại hành vi theo độ tuổi, diễn ra theo trình tự, mang tính chất tích lũy và có sự định hướng. Cụ thể: - Có trình tự tức là các biến đổi diễn ra theo một trình tự lôgíc. - Có tích lũy tức là một phần nào đó bao gồm tất cả những gì đã có trước đó, cộng thêm với mức độ cao hơn. - Có định hướng tức là sự phát triển luôn hướng tới một trình độ mới, cao hơn. Sự phát triển tâm lý trẻ em không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra có quy luật. Trong quá trình phát triển tâm lý của từng đứa trẻ có những điểm khác biệt, song bao giờ cũng có nét chung, thống nhất cho mọi trẻ em. Tất cả trẻ em đều trải qua những bước hoặc những giai đoạn phát triển nhất định. Trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ em có thể phát triển sớm, phát triển muộn hoặc phát triển không bình thường, đó là những trường hợp có những sai lệch trong sự phát triển tâm lý. Về nhiều phương diện, trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trước đây. Điều này là do sự tiến bộ của các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, người lớn chú ý nhiều hơn tới việc dạy dỗ và tạo điều kiện cho trẻ em tiếp xúc với cuộc sống mới. 5.1.3. Một số quan niệm chưa đúng về sự phát triển tâm lý Quan điểm duy tâm nói chung xem sự phát triển tâm lý chỉ là sự chín muồi, trưởng thành của các yếu tố sinh vật định sẵn từ trước trong gen di truyền. Sự phát triển tâm lý chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt chất lượng của các hiện tượng tâm lý như số lượng từ ngữ, khả năng nhớ, chú ý, tốc độ hình thành kỹ xảo chứ không phải là sự chuyển biến về chất lượng. Sự phát triển tâm lý diễn ra một cách tự phát, TRANG 18
  9. không tuân theo quy luật và cũng không thể điều khiển được. Quan điểm chưa đúng này được thể hiện cụ thể ở một số học thuyết sau:  Thuyết tiền định: Những người theo thuyết tiền định xem sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ khi mới ra đời. Mọi đặc điểm tâm lý chung và có tính chất cá thể đều là tiền định (được quyết định trước), đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và được quyết định trước bằng con đường di truyền này. Chẳng hạn, S.Freud coi động lực của sự phát triển tâm lý là các bản năng; J. ĐiUây xem nhu cầu và các thuộc tính tâm lý được sắp đặt sẵn trong gen. Học thuyết này cũng cho rằng, các yếu tố di truyền quyết định giới hạn của giáo dục. Môi trường chỉ là yếu tố điều chỉnh, yếu tố thể hiện, một nhân tố bất biến nào đó ở trẻ. Nhà Tâm lý học người Mỹ E.Thorndike cho rằng: “Tự nhiên bạn cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất” và “vốn tự nhiên” đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên “một bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó dù có giảng dạy tốt, số khác lại toẻ ra có thành tích dù giảng dạy tồi”1. Như vậy, với quan niệm như trên, vai trò của yếu tố giáo dục đã bị hạ thấp. Giáo dục chỉ là nhân tố bên ngoài có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất tự nhiên, bị chế ước bởi tính di truyền. Vì vậy, thuyết tiền định đã có kết luận sư phạm sai lầm khi xem mọi sự can thiệp vào quá trình tự nhiên của trẻ đều là sự tuỳ tiện không thể tha thứ được. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những quan điểm của thuyết tiền định về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý còn có nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên trẻ sinh đôi từ một trứng do các nhà tâm lý học Liên Xô (trước đây) như V.V.Cônbannôpxki, A.R.Luria, A.N.Mirênôva và nhà tâm lý học người Pháp R.Razjô đã chỉ ra rằng với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tuỳ thuộc vào phương pháp dạy học, các trẻ sinh đôi từ một trứng thể hiện những khả năng khác nhau về năng lực. 1 Theo V.A. Cruchetxki, Những cơ sở tâm lý học sư phạm. Nxb giáo dục Hà Nội. T1. Tr31. 1980 TRANG 19
  10. Trên thực tế, yếu tố bẩm sinh có vai trò quan trọng, được xem như tiền đề vật chất của sự phát triển tâm lý con người, chúng không hoàn toàn định sẵn từ trước mọi khả năng phát triển tâm lý. Trong cùng tiền đề vật chất như nhau, nhưng do sự tác động của giáo dục, sự rèn luyện và mức độ tích cực hoạt động khác nhau, con người khác nhau về sự phát triển tâm lý.  Thuyết môi trường Đối lập với thuyết tiền định, những người theo thuyết môi trường giải thích sự phát triển tâm lý bằng tác động của môi trường tự nhiên, hoàn cảnh sống xung quan con người. Họ xem môi trường là nhân tố quyết định sự phát triển tâm lý con người. Thuyết môi trường bắt nguồn từ nước Anh, họ coi trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, như tấm gỗ mộc hoặc tấm bảng sạch sẽ, sự phát triển tâm lý hoàn toàn phụ thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy người lớn muốn vẽ lên tờ giấy cái gì thì nó nên thế Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của con người với tư cách là chủ thể hoạt động, coi hoàn cảnh, môi trường có vai trò nhất đinh đối với sự phát triển tâm lý con người và con người không hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. C.Mác nói: “Hoàn cảnh có tác dụng cải tạo con người trong chừng mực, con người tác động đến hoàn cảnh”. Hoạt động của con người mà cơ bản là hoạt động lao động đã cải tạo thế giới, sáng tạo ra thế giới và cải tạo chính bản thân con người.  Thuyết hội tụ hai yếu tố Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em, các nhà tâm lý học theo thuyết hội tụ hai yếu tố tính tới tác động của cả hai yếu tố môi trường và di truyền. Ví dụ như nhà di truyền học người Anh S.Auerbac cho rằng: “Trình độ phát triển trí tuệ, những năng lực chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân, tất cả những cái đó là kết quả của sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”. Nhà tâm lý học người Đức V.Stecnơ và nhà tâm lý học người Mỹ Anataxi coi cả hai yếu tố di truyền và môi trường cùng quyết định sự phát triển tâm lý con người. Họ quan niệm rằng, cả hai yếu tố này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc sự phát triển tâm lý, TRANG 20