Bài giảng Quy hoạch vùng lãnh thổ
Lý do hình thành môn học
Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Sự tác động qua lại của các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã hội
Sự phát triển không ngừng về nhu cầu sử dụng đất trong các ngành kinh tế
Yêucầu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái
Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng môt cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển KTXH và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
Nói cách khác, QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người.
Như vậy, QHVLT thuộc hệ thống kế hoạch hoá KTXH, thể hiện việc tổ chức KTXH của đất nước trên từng vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc phát triển KTXH trên các vùng lãnh thổ và định hướng cho việc xác định cơ cấu kinh tế, sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lao đông và các cơ sở vật chất của một xã hội ở cơ sở.
File đính kèm:
- bai_giang_quy_hoach_vung_lanh_tho.ppt
Nội dung text: Bài giảng Quy hoạch vùng lãnh thổ
- Như vậy, Không gian sống được coi như là một hệ thống tổ chức và hoàn cảnh hiện hữu: - Diễn ra trong các mối quan hệ chồng chéo của các hoạt động kinh tế và xã hội; mỗi bộ phận, ` - Mỗi bộ phận của hệ thống đều lệ thuộc nhau về mặt chức năng, - Tạo thành một mạng lưới với nhiều điểm nút bao trùm lên khắp lãnh thổ. Trong đó có những điểm nút trở thành “địa điểm trung tâm” mang chức năng điều tiết sự phân bố của không gian. Sinh quyển và quần xã: là một mặt biểu hiện khác của không gian sống.
- 1.2 Mối quan hệ tương hỗ giữa con người và không gian Con người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực, Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm, Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hoá luôn thúc đẩy con người tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hoà lại hành động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Con người luôn vươn lên tìm tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì an ninh và không tụt hậu trong cộng đồng thế giới.
- 1.3 Mâu thuẫn giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổ Vùng nông thôn - Cảnh quan tự nhiên, thoáng đảng - Mật độ dân cư thấp - Lực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhất (Nông lâm nghiệp, khai khoáng và thuỷ lợi), - Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, - Kết cấu hạ tầng thấp kém, - Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế yếu - Các công trình phúc lợi công cộng không tương xứng với số lượng dân cư, - Thành phần thanh niên năng động, có trình độ cao thường có xu thế di cư về các vùng đô thị
- Vùng đô thị Cảnh quan đa phần là nhân tạo, Mật độ dân cư cao Lực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhị và đệ tam (Công nghiệp hay Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Sức mạnh kinh tế vượt xa mức trung bình toàn quốc, Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao, Thu nhập tính theo đầu người cao, Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế mạnh, Kết cấu hạ tầng phát triển, Các công trình công cộng dày, Có sức thu hút dân cư từ nới khác đến.
- Hệ quả • Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. • Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi phương diện kinh tế, xã hội và văn hoá. • Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các vùng lãnh thổ vì sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập một trật tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm: • Xoá bổ sự chênh lệch về cấu trúc vùng, • Xoá bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trức phát triển lành mạnh và các vùng tụt hậu • Hiện đại hoá tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiến tiến (Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một ví dụ).
- 2. Căn cứ, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch vùng lãnh thổ 2.1 Căn cứ Nhu cầu hàng hoá và mức độ sản xuất hàng hoà trong đời sống xã hội Đất đai và tài nguyên thiên nhiên Lao động và tổ chức lao động Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đầu tư Phân phối sử dụng hàng hoá trong đời sống xã hội Hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội Cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. 2.2 Nhiệm vụ Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế Xây dựng cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và đời sống), Tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã hội, Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.
- 2.3 Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường só sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất, Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của mọi người, Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống, Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ về sản xuất, văn hoá và đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất xã hội, Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống.
- 3. Quan điểm cơ bản trong quy hoạch vùng lãnh thổ • Phát triển đa ngành và sử dụng đa mục đích • Sử dụng tối đa các nguồn lực • Đa dạng hoá sản xuất và ngành nghề • Phát triển bền vững • Bảo vệ môi trường và xã hội
- 4. Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội 4.1 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, 4.2 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các điều kiện tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường 4.3 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phân bố dân cư và tổ chức sử dụng lao động 4.4 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng 4.5 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với quản lý Nhà nước về lãnh thổ.
- 5. Các hình thái QHVLT đã tiến hành trên thế giới và ở Việt nam 5.1 Quy hoạch huyện nông nghiệp ở Liên xô: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tiến hành phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ. Các nội dung cơ bản bao gồm: 1) Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành chính nông nghiệp. 2) Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên 3) Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng. 4) Phân bổ các xí nghiệp chế biến nông sản. 5) Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân 6) Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu. 7) Phân bổ đường xá trong vùng nông thôn. 8) Phân bổ cơ sở cung cấp năng lượng, đường dây liên lạc, cung cấp nước và các công trình công cộng khác. 9) Phân bổ các nhà máy sản xuất các vật liệu xây dựng. 10) Phân bổ cơ sở sửa chữa 11) Phân bổ các cơ sở thương nghiệp phân phối 12) Phân bổ các câu lạc bộ, rạp hát, trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở sinh hoạt văn hoá liên xã. 13) Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch vùng trong thời gian chuyển tiếp.
- 5.2 Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari nhằm mục đích sau: Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước. Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Xây dựng đồng bộ môi trường sống. Lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng: 1) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ. 2) Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít. 3) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát. 4) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có màng lưới nông thôn nhưng có sự tác động đặc biệt của con người. 5) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có màng lưới nông thôn và có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 6) Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
- Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp nông công nghiệp và liên hiệp công nông nghiệp và giải quyết các vấn đề sau: Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích liên kết dọc. Xây dựng các màng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất. Phân bố dân cư để sử dụng hợp lý các nguồn lao động. Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn. Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi.
- 5.3 Quy hoạch vùng ở Pháp Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc: 1) Các hoạt động sản xuất Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống). Hoạt động khai thác rừng Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại, 2) Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp. 3). Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác. Vào giàng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lượng thực, Như vậy, quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
- 5.4 Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan ở Thái lan, công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ thống phân vị, quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương. Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước. Đó là điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác nhau như phân bố dân cư, khí hậu, địa hình, Đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử. Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất. Sự phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ. Dự án phát triển của hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung xây dựng ở 2 vùng: Trung Tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường.
- 5.5 Quy hoạch vùng chuyên canh và quy hoạch huyện ở Việt Nam 5.5.1 Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng) - Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế. - Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn. - Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. - Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý kd theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định quy mô, ranh giới vùng. - Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất. - Bố trí sử dụng đất đai - Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp. - Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống - Tổ chức và sử dụng lao động - Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. - Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch.
- 5.5.2 Quy hoạch nông nghiệp huyện Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là: 1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định. 2) Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất. 3) Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 4) Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
- Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện gồm: Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp Bố trí sử dụng đất đai. Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn nuôi). Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thủ công nghiệp trong nông nghiệp Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp. Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp. Bố trí các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp) Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn. Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến). Tổ chức các cụm kinh tế xã hội. Bảo vệ môi trường Vốn đầu tư cơ bản Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.
- Chương 2: Cơ sở khoa học của quy hoạch vùng lãnh thổ Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội Thực trạng kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của nước ta Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001- 2010
- 1. Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội 1.1 Lao động - Thập kỷ 90: 66 triệu dân với khoảng 33 triệu lao động - Hiện tại: dân số nước ta lên tới 80 triệu với 40 triệu LĐ ưu thế về lao động Việt nam: - Cần cù, chịu khó - Có khả năng nắm bắt nhanh các KH&CN - Có đầu óc tìm tòi và sáng tạo Hạn chế: - Thể lực kém - Đa phần chưa được đào tạo - Chưa quen với sản xuất công nghiệp - Còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại
- 1.2 Tài nguyên - Tài nguyên đất - Tài nguyên rừng - Tài nguyên nước - Tài nguyên khoáng sản 1.3 Nguồn vốn đầu tư - Lượng vốn trong nước - Lượng vốn đầu tư từ nước ngoài - Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 1.4 Khoa học và công nghệ - Tiềm năng KHKT còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả, - Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phục vụ cho các hoạt động kinh tế. 1.5 Tổ chức và quản lý - Hệ thống tổ chức quản lý còn cồng kềnh, nhiều chỗ bất hợp lý, - Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất cập.
- 2. Thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta Nước ta bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là một nước nghèo và kém phát triển. Bước vào thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đang đứng trước một số thuận lợi và những khó khăn cơ bản sau: Về thuận lợi: Kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm) lương thực tăng nhanh, dịch vụ và CSHT có nhiều bước phát triển, Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục đựoc cải thiện, Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh đựoc tăng cường, Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và có hiệu quả hơn. Về khó khăn: Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Hệ thống chính sách và cơ chế không đồng bộ và chưa tạo ra được động lực mạnh cho sự phát triển.
- 3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 3.1 Đường lối kinh tế Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiêp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, Tăng cường kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Kết hợp phát triển KTXH với tăng cương an ninh và quốc phòng. 3.2 Mục tiêu phát triển Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp the hướng hiện đại Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
- 3.3 Quan điểm phát triển Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn liến với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu bức thiết, Đẩy manh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nội lực, Gắn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Kết hợp chặt chẽ phát triển KTXH với tăng cường an ninh quốc phòng.
- 3.4 Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001-2010 a) Coi phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm Rút ngắn thời gian thực hiện CNH và HĐH so với các nước đi trước CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế, Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo huowng CNH và HĐH, Định hướng phát triển các ngành kinh tế (đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Công nghiêp, Dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng), Định hướng phát triển các vùng kinh tế: - Khu vực đô thị (phát triển mạng lưới đô thị trên các vùng, quy hoạch một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và đô thị nhỏ) - Khu vực nông thôn đồng bằng (phát triển nông nghiệp sinh thái,ứng dụng KHCN mới vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm) - Khu vực nông thôn, trung du miền núi (phát triển manh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến, bảo vệ và phát triển vốn rừng), - Khu vực biển và hải đảo (đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền, du lịch biển và bảo vệ môi trường).
- b) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Trên cơ sở 3 hình thức sở hữu chính (toàn dân, tập thể và tư nhân) hình thành nền kinh tế nhiều thành phần. - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể - Kinh tế cá thể, tiểu chủ - Kinh tế tư bản tư nhân - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài c) Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước - Phát triển các loại thị trường: Hàng hoá, thị trường KHCN, thị trường vốn, thị trường chứng khoán - Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, - Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nuớc đối với nền kinh tế. d) Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc (việc làm, tham nhũng.tệ nạn XH )
- Chương 3: Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ 1. Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội, 2. Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ, 3. Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản, 4. Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, 5. Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực, 6. Bổ trí các cơ sở kết cấu hạ tầng, 7. Tổ chức sử dụng lao động, 8. Tổ chức các khu dân cư, 9. Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi tường 10. ước tình nhu cầu vốn đầu tư cho phương án 11. Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạch.