Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 9: Thực hiện và áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
ppt 22 trang Khánh Bằng 02/01/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 9: Thực hiện và áp dụng pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuyen_de_9_thuc_hien_va_ap_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 9: Thực hiện và áp dụng pháp luật

  1. 2.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật • Mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước: – Do cơ quan nhà nước thực hiện (hoặc được trao quyền) – Mang tính tổ chức – Là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nhà nước • Có hình thức, thủ tục chặt chẽ – Theo quy trình, thủ tục nhất định – Theo cách thức, hình thức nhất định • Mang tính cá biệt, cụ thể – Có chủ thể xác định – Nội dung hoạt động cụ thể • Có tính sáng tạo
  2. 2.3 Các trường hợp cần ADPL • Áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có vi phạm • Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước • Có tranh chấp mà các chủ thể không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp • Nhà nước tham gia để kiểm tra, giám sát các bên trong quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không của một sự kiện thực tế nào đó
  3. 2.4 Các giai đoạn của ADPL • Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng • Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đó • Ban hành văn bản áp dụng pháp luật • Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
  4. Giai đoạn 1: Phân tích vụ việc • Nội dung: phân tích các tình tiết, diễn biến của vụ việc về thời gian, địa điểm, tính chất • Mục đích: nhằm xác định tính chân thực của vụ việc đã xảy ra. • Yêu cầu: xác định chính xác vụ việc thực tế xảy ra (có thể thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá) • Ý nghĩa: rất quan trọng với các giai đoạn sau và giúp áp dụng đúng luật và có hiệu quả
  5. Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm • Nội dung: chọn và giải thích nội dung quy phạm pháp luật • Mục đích: chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cho vụ việc • Yêu cầu: – Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý – Chọn quy phạm đúng với vụ việc cần áp dụng • Ý nghĩa: có ý nghĩa pháp lý đối với quá trình áp dụng pháp luật
  6. Giai đoạn 3: Ban hành văn bản ADPL • Nội dung: ban hành văn bản áp dụng • Mục đích: cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành các xử sự trên thực tế của chủ thể • Yêu cầu: văn bản phải đúng hình thức, nội dung, trình tự thẩm quyền • Ý nghĩa: cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể, là biểu hiện quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật.
  7. Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản ADPL • Nội dung: tổ chức cho các chủ thể thực hiện nội dung văn bản áp dụng pháp luật • Mục đích: đảm bảo nội dung văn bản ADPL được thực hiện trên thực tế • Yêu cầu: thực hiện đúng, đủ các nội dung của văn bản. • Ý nghĩa: có ý nghĩa thực tế đối với quá áp dụng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
  8. 2.5 Áp dụng pháp luật tương tự • Mục đích: khắc phục kịp thời "lỗ hổng" của pháp luật (Điều 3 Bộ luật DS: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này. • Cách thức áp dụng pháp luật tương tự: Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: Chọn quy phạm có hiệu lực để giải quyết vụ việc Vụ việc chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh Vu việc tương tự với vụ việc có quy phạm điều chỉnh Áp dụng tương tự pháp luật: Sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc Vụ việc chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng không có quy phạm điều chỉnh vụ việc tương tự
  9. Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự ➢Điều kiện chung: ➢Liên quan đến quyền, lợi ích đòi hỏi phải giải quyết; ➢Chứng minh vụ việc không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh ➢Điều kiện riêng: ➢Áp dụng tương tự quy phạm: • Xác định chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh và • Sự tương tự giữa các quan hệ ➢Áp dụng tương tự pháp luật xác định: ➢Không có quy phạm điều chỉnh vụ việc tương tự ➢Xác định và giải thích những cơ sở áp dụng (nguyên tắc)
  10. Nội dung so sánh các hình thức THPL • Nội dung của hình thức thực hiện pháp luật • Dạng hành vi thực hiện pháp luật • Quy phạm tương ứng đối với từng hình thức • Chủ thể thực hiện • Ý nghĩa, tầm quan trọng đối với thực hiện pháp luật nói chung và với từng hình thức nói riêng
  11. Tuân thủ Thi hành Sử dụng Áp dụng Nội Kìm chế, Buộc thực Lực chọn Tổ chức dung không thực hiện hành xử sự THPL hiện vi Chủ thể Mọi chủ Mọi chủ Mọi chủ Chỉ cơ thể thể thể quan NN Hành vi Không Hành Hành Hành hành động động động/khôn động g hành động Quy Cấm Bắt buộc Cho phép Các loại phạm
  12. • Câu 2: Đặc điểm và các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật. 2014 • Câu 2: Phân tích khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật. 2015