Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Cấu thành của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan
Mặt chủ quan
Mặt chủ thể
Mặt khách thể
ppt 22 trang Khánh Bằng 02/01/2024 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuyen_de_10_vi_pham_phap_luat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

  1. Mặt chủ thể ➢ Khái niệm: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. ➢ Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước. ➢ Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý là một dạng của năng lực pháp luật. ➢ Chủ thể vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo từng loại vi phạm pháp luật.
  2. Mặt khách thể ➢ Khái niệm: những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. ➢ Ý nghĩa : tính chất của quanh ệ xã hội bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi phạm pháp luật. ➢ Chú ý: phân biệt giữa khách thể với đối tượng tác động của hành vi vi phạm pháp luật.
  3. 1.3 Phân loại vi phạm pháp luật Dựa trên tính chất pháp lý, mức độ nguy hiểm có 4 loại: Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định. Vi phạm dân sự: hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân). Vi phạm dân sự được quy định trong pháp luật dân sự (chủ yếu là Bộ Luật Dân sự). Vi phạm pháp luật khác: môi trường, lao động
  4. 2. Trách nhiệm pháp lý 2.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý 2.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý 2.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý
  5. 2.1 Khái niệm Khái niệm trách nhiệm pháp lý: làmột loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phảigánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
  6. 2.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý ➢ Cơ sở thực tế: vi phạm pháp luật ➢ Cơ sở pháp lý: văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực ➢ Được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục luật định ➢ Là quan hệ pháp luật giữa bên vi phạm pháp luật và nhà nước
  7. Phân biệttr ách nhiệm pháp lý ➢ TNPL: quan hệ pháp luật đặc biệt (tính chất tiêu cực) ➢ TNPL: sự thực hiện chế tài trên thực tế ➢ TNPL: một hình thức cưỡng chế nhà nước có điều kiện đặc biệt – vi phạm pháp luật. ➢ TNPL và nghĩa vụ: quan hệ pháp luật và hành vi Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). (đ 280 Bộ Luật Dân sự)
  8. 2.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: ➢ Trách nhiệm hình sự: nghiêm khắc nhất áp dụng với vi phạm pháp luật hình sự. ➢ Trách nhiệmh ành chính: áp dụng với vi phạm pháp luật hành chính. ➢ Trách nhiệm dâns ự: áp dụng với vi phạm pháp luật dân sự ➢ Trách nhiệmph áp lý trong các lĩnh vực khác như môi trường, lao động
  9. 3. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ➢ Vi phạm pháp luật là tiền đề, cơ sở khách quan cho truy cứu trách nhiệm pháp lý ➢ Là mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật ➢ Thể hiện hai loạich ủ thể: một bên là nhà nước và bên kia là người vi phạm ➢ Thể hiện trong văn bản có hiệu lực pháp lý. ➢ Diễn ra theo một trình tự thủ tục luật định.
  10. Các loại lỗi Nội dung Nhận thức Nhận thức Thái độ Lỗi hành vi hậu quả Cố ý trực tiếp + + - Cố ý gián tiếp + + 0 Vô ý quá tự tin + + + Vô ý do cẩu thả 0 0 0
  11. Vô ý giết người hay cố ý gián tiếp Vụ thứ nhất: Bị chuột phá lúa, ông Phan Văn Vụ ngụ huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) làm bẫy điện diệt chuột. Sợ nói cho mọi người nghe thì chuột sẽ biết nên ông Vụ âm thầm giăng dây, không làm biển báo, không cảnh báo mọi người Đêm 27-2-2009, một người dân đi chích cá vướng vào bẫy điện tử vong. Tháng 7-2009, TAND tỉnh Quảng Ngãi đã phạt ông Vụ bốn năm tù về tội vô ý làm chết người. Vụ thứ hai: Cũng do chuột phá lúa, bà Trần Thị Lư mua 80 m dây thép trần loại 1 mm cuốn vào các cọc tre cắm xung quanh ruộng làm bẫy điện diệt chuột, cũng không làm biển báo, không cảnh báo mọi người Ngày 18-9-2011, anh NVL ở cùng thôn vướng vào bẫy bị điện giật chết. Đầu tháng 2- 2012, TAND tỉnh Hải Dương đã phạt bà Lư bảy năm tù về tội giết người.
  12. CÂU HỎI DỰ KIẾN 1- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu của VPPL. 2- Phân tích khái niệm VPPL và cấu thành của VPPL 3- Phân tích khái niệm vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ giữa chúng.