Bài giảng Lý luận giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Trình bày một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về giáo dục học (đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, các khái niệm, các phạm trù cơ bản của giáo dục học).
- Trình bày được mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá đúng đắn: 
+ Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và cá nhân.
+ Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục.
+ Vị trí, chức năng của người giáo viên trong xã hội và trong nhà trường.
+ Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên.
+ Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người giáo viên.
+ Nội dung, phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
- Tiếp cận được xu thế đổi mới công tác giáo dục trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
doc 92 trang Khánh Bằng 28/12/2023 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý luận giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_ly_luan_giao_duc_truong_dai_hoc_su_pham_dai_hoc_da.doc

Nội dung text: Bài giảng Lý luận giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

  1. Còn trong xã hội ta, nhờ giáo dục cho mọi người, giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ cập , trình độ dân trí ngày một nâng cao, làm cho các tầng lớp xã hội dễ dàng nhích lại gần nhau. c. Chức năng tư tưởng - văn hóa - Giáo dục là phương thức cơ bản truyền bá và xây dựng hệ tư tưởng chung định hướng cho mọi thái độ và hành vi của toàn xã hội. - Giáo dục góp phần nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho toàn xã hội, xây dựng lối sống, nếp sống có văn hóa (nâng cao dân trí). - Giáo dục góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị tư tưởng – văn hóa của nhân loại và của dân tộc thông qua việc dạy học và giáo dục. Tóm lại, với những chức năng này, giáo dục có khả năng tác động đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội thông qua những con người được giáo dục. Thực hiện những chức năng cơ bản đó, giáo dục phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - sản xuất, chính trị - xã hội, tư tưởng - văn hóa để đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Đồng thời giáo dục phải được phát triển mạnh mẽ để tạo tiền đề cho sự phát triển mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO DỤC HỌC Trước khi nghiên cứu bất kỳ một khoa học nào, muốn có một hướng đi đúng đắn trong qúa trình lĩnh hội hệ thống tri thức của khoa học đó, cần phải nhận thức được đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó. 1. Đối tượng của giáo dục học Giáo dục học là một khoa học nên có đối tượng nghiên cứu, với các phương pháp nghiên cứu cụ thể và có hệ thống khái niệm, phạm trù nghiên cứu. 1.1. Quá trình sư phạm tổng thể là đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học - Giáo dục học là một trong số các khoa học nghiên cứu về con người. Giáo dục học nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. - Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra ở gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra trong nhà trường là một quá trình có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, có phương pháp, do các nhà chuyên môn đảm nhận nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của người học. Quá trình đó được gọi là quá trình sư phạm tổng thể. a. Các đặc trưng cơ bản của quá trình sư phạm tổng thể 11
  2. - Quá trình giáo dục là một hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch. - Do hệ thống những cơ quan giáo dục, dạy học tổ chức. - Luôn có sự tương tác qua lại giữa các thành phần tham gia: người dạy (chủ thể tác động) và người học (chủ thể hoạt động), trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao lưu và người học giữ vai trò chủ động, tích cực, tự giác tham gia và các loại hình hoạt động và giao lưu đó để chiếm lĩnh và biến những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hóa xã hội thành vốn sống của mình. - Quá trình giáo dục bao hàm cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. - Nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học đáp ứng những yêu cầu của giai đoạn lịch sử xã hội mới. Từ những đặc trưng trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa: Quá trình sư phạm tổng thể là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quát toàn bộ các tác động dạy học và giáo dục được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lý, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục mà xã hội qua định. b. Cấu trúc của quá trình sư phạm tổng thể - Quá trình sư phạm tổng thể là sự thống nhất của hai quá trình bộ phận: quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Cả hai quá trình đó đều thực hiện chức năng chung của quá trình sư phạm tổng thể trong việc hình thành nhân cách toàn diện. Song mỗi quá trình bộ phận đều có chức năng trội của mình và dựa vào chức năng đó để thực hiện chức năng khác. Chức năng trội của quá trình dạy học là trau dồi học vấn, là chuyển giao và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và hoạt động. Chức năng trội của quá trình giáo dục là xây dựng hệ thống niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tính cách, thói quen; là hình thành và phát triển những phẩm chất về thế giới quan khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của cá nhân người học. Nhờ đó, mỗi quá trình có những đặc điểm riêng mà giáo viên phải quan tâm để tổ chức từng quá trình giáo dục bộ phận đạt chất lượng và kết quả. Quá trình dạy học Quá trình giáo dục * Hình thành khái niệm khoa học * Hình thành hệ thống giá trị - Hình thành hiểu biết về thế giới quan - Hình thành thái độ đối với hiện thực khách quan - Tác động chủ yếu đến trí tuệ - Tác động chủ yếu đến tình cảm, ý chí 12
  3. - Diễn ra chủ yếu trong nhà trường, trên lớp - Diễn ra trên lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường - Lực lượng tác động chủ yếu là giáo viên - Lực lượng tác động phong phú, phức tạp - Đo lường tương đối dễ dàng - Khó đo lường - Quá trình giáo dục tổng thể cũng như quá trình giáo dục bộ phận đều được tạo thành bởi nhiều yếu tố: + Mục đích giáo dục: Là đơn đặt hàng của xã hội về mẫu nhân cách mà giáo dục cần thực hiện cho được. Mục đích giáo dục được thể hiện thành hệ thống các mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ giáo dục. Mục đích giáo dục chi phối nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và cả đán giá hoạt động giáo dục. + Nội dung giáo dục: Là hệ thống giá trị (kiến thức, kỹ năng, giá trị đạo đức, khuôn mẫu hành vi ứng xử ) được lựa chọn của kinh nghiệm xã hội và của nền văn hóa của loài người cần hình thành ở người học. Nội dung giáo dục phản ánh trong chương trình, sách giáo khoa, nó tạo nên nội dung hoạt động cho nhà giáo dục và người được giáo dục, chi phối phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục đã định. + Phương pháp giáo dục: Là các con đường, các cách thức, các biện pháp hoạt động gắn bó lẫn nhau giữa thầy và trò để truyền đạt và chiếm lĩnh nội dung giáo dục, đạt tới mục đích giáo dục. + Phương tiện giáo dục: Là những vật mang nội dung và phương pháp giáo dục, là những phương tiện hoạt động giáo dục của thầy và hoạt động học tập của trò. + Hình thức tổ chức giáo dục: Là biểu hiện bên ngoài, là các hình thức tổ chức hoạt động giữa thầy và trò. + Nhà giáo dục: Là thầy giáo và những người làm công tác giáo dục học sinh – là chủ thể tác động giáo dục, giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động giáo dục và tự giáo dục. + Người được giáo dục: Là cá nhân học sinh và tập thể học sinh – Là đối tượng nhận sự tác động của nhà giáo dục, đồng thời là chủ thể tự giáo dục. + Kết quả giáo dục: Là trình độ phát triển nhân cách theo phương hướng mục đích giáo dục, là tác nhân kích thích và điều chỉnh quá trình giáo dục. + Môi trường giáo dục: Tham gia quá trình giáo dục còn có các điều kiện giáo dục bên trong và bên ngoài. Đó là không khí tâm lý chung của nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - chính trị xã hội. 13
  4. * Quan hệ giữa các yếu tố: Toàn bộ các yếu tố trên vận động, phát triển và quan hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một hệ thống. Nhà giáo dục tác động đến người được giáo dục thông qua nội dung, phương pháp, phương tiện trong môi trường nhất định nhằm thực hiện mục đích giáo dục đặt ra đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Cả quá trình giáo dục tổng thể lẫn các quá trình giáo dục bộ phận và từng yếu tố của nó đều là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học. Sơ đồ về cấu trúc thành tố HĐGD Giáo viên Mục đích, nhiệm vụ Nội dung PP, PT, HTTC Học sinh Kết quả 2. Nhiệm vụ của giáo dục học - NC và hoàn thiện các vấn đề thuộc phạm trù PPL KHGD - NC các quy luật của giáo dục - NC Các nhân tố của QTGD và mối quan hệ giữa cá nhân tố. - NC các vấn đề trong hệ thống GD quốc dân, trong quản lý GD và đào tạo. 3. Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học 14
  5. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục nhằm phát hiện ra bản chất và qui luật của chúng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những quan điểm phương pháp luận còn được gọi là quan điểm tiếp cận đối tượng nghiên cứu hay phương pháp tiếp cận. Những quan điểm phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học là “kim chỉ nam” định hướng, dẫn dắt nhà nghiên cứu trên con đường tìm tòi, sáng tạo. Trong nghiên cứu Giáo dục học có những quan điểm phương pháp luận sau đây: - Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ khác nhau và trong trạng thái vận động, phát triển của chúng, từ đó tìm ra bản chất và qui luật vận động của đối tượng nghiên cứu. - Quan điểm lịch sử - lôgic Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu, phát hiện nguồn gốc nảy sinh, phát triển của đối tượng trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, từ đó phát hiện bản chất, chất lượng mới và quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu. - Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục, do yêu cầu của thực tiễn giáo dục đề ra. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học phải là một trong những vấn đề cấp thiết của thực tiễn khách quan mà khi giải quyết vấn đề đó thì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học 3.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đây là nhóm phương pháp nhận thức khoa học giáo dục bằng con đường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết đã được thu thập từ các nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, văn bản, nghị quyết, công trình nghiên cứu của người khác v.v Các tài liệu được phân tích, tổng hợp, phân lọai, hệ thống hóa để tạo thành những tri thức, lý thuyết giáo dục mới làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. 3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đây là các phương pháp xem xét, phân tích đối tượng khoa học một cách trực tiếp trong thực tiễn. 15
  6. a. Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan đến đối tượng. Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của nhà nghiên cứu nhằm thu thập những tài liệu về thực tiễn giáo dục làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tương ứng hoặc kiểm chứng cho lý thuyết, giả thuyết - Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát và chủ thể quan sát thì có các dạng quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát công khai, kín đáo. Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát lâu dài, quan sát thời gian ngắn. Theo nhiệm vụ thì có quan sát phát hiện, quan sát kiểm nghiệm - Những yêu cầu của phương pháp quan sát: + Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ và đối tượng quan sát + Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lý luận, thực tiễn, phương pháp, phương tiện quan sát + Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống theo kế hoạch + Ghi chép kết quả quan sát khách quan, chính xác + Kiểm tra lại kết quả quan sát. b. Phương pháp điều tra giáo dục * Điều tra bằng trò chuyện (phỏng vấn) Điều tra bằng trò chuyên là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trực tiếp với những người được nghiên cứu. Các loại trò chuyện: trò chuyên trực tiếp; trò chuyện gián tiếp; trò chuyện thẳng; trò chuyện đường vòng; trò chuyện bổ sung; trò chuyện đi sâu; trò chuyện phát hiện; trò chuyện kiểm nghiệm. Muốn trò chuyện có kết quả cần đảm bảo các yêu cầu: - Xác định rõ ràng mục đích, yêu cầu cuộc trò chuyện - Thiết kế hệ thống câu hỏi cơ bản phù hợp với mục đích trò chuyện - Tìm hiểu người đối thoại để lựa chọn cách trò chuyện phù hợp - Biết cách điều khiển câu chuyện và đúng mục đích. - Tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi trò chuyện. 16
  7. * Điều tra bằng phiếu hỏi (ankét): Điều tra bằng phiếu hỏi (ankét) là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối tượng được nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu dưới hình thức viết. Căn cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau: - Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời. Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một số phương án phù hợp với nhận thức của mình. - Câu hỏi “mở” là nhũng câu hỏi không có sẵn phương án trả lời và người được trưng cầu ý kiến tự trả lời theo yêu cầu của người hỏi. Điều tra bằng ankét có thể phân loại như sau: - Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu nhập tài liệu ở mức sơ bộ về đôi tượng. - Điều tra sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu sắc một vài khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu. - Điều tra bổ sung nhằm thu nhập tài liệu bổ sung cho các phương pháp khác. Những yêu cầu của phương pháp điều tra bằng ankét: - Xác định rõ mục đích và nội dung điều tra - Xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng, chính xác, đảm bảo cho mọi người hiểu dễ dàng và như nhau, có nhiều loại câu hỏi có thể bổ sung và kiểm tra lẫn nhau. - Hướng dẫn trả lời rõ ràng - Phải điều tra nhiều lần và đảm bảo số lượng người được hỏi đủ lớn. - Sau khi thu thập thông tin phải xử lý thông tin chính xác, khách quan. c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hóa và hệ thống hóa những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục nhằm rút ra những những bài học bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Tiêu chuẩn lựa chọn kinh nghiệm giáo dục: - Kinh nghiệm phải mới - Kinh nghiệm có chất lượng và hiệu quả giáo dục cao - Phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến - Có tính ổn định - Có khả năng ứng dụng được 17
  8. Các bước tổng kết kinh nghiệm: - Chọn điển hình (phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu) - Mô tả lại sự kiện một cách khách quan dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trò chuyện, điều tra - Khôi phục lại sự kiện đã xảy ra bằng mô hình lý thuyết: phân tích sự kiện, hệ thống hoá các sự kiện, rút ra các khái quát lý luận. - Những lý luận tổng kết từ kinh nghiệm cần được phổ biến rộng rãi và ứng dụng vào thực tế. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động giáo dục với hiện tượng giáo dục được nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế. Nét đặc trưng của phương pháp này là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó. Có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các bước tiến hành thực nghiệm: - Xác định vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng - Nêu giả thuyết và xây dựng đề cương thực nghiệm - Tổ chức thực nghiệm: chọn mẫu thực nghiệm; bồi dưỡng cộng tác viên; theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc - Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học. Lưu ý: Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm không được làm đảo lộn hoạt động bình thường của quá trình sư phạm và chỉ được tiến hành trong những điều kiện và tiêu chuẩn nghiêm ngặt với luận cứ khoa học; Tiến hành thực nghiệm ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau và thực nghiệm nhiều lần trên một đối tượng; Sử dụng các phương pháp hỗ trợ: quan sát, điều tra, thống kê toán học e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Đây là phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động của đối tượng nghiên cứu (giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý ) nhằm thu thập những thông tin cần thiết về cá nhân hay tập thể. Những yêu cầu: 18
  9. - Thu thập nhiều tài liệu khác nhau, phân loại, hệ thống hóa tài liệu với những dấu hiệu cơ bản, đặc thù - Kết hợp với những tài liệu lưu trữ - Dựng lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm.(làm như thế nào?) - Tìm hiểu đầy đủ các mặt khác của người tạo ra sản phẩm. g. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu. Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ý kiến; Thông qua thư từ; Thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học Yêu cầu: - Chọn đúng chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đang nghiên cứu, có phẩm chất trung thực trong khoa học. - Xây dựng hệ thống các chuẩn đánh giá, các tieu chí cụ thể, dễ hiểu, tường minh để nhận xét, đánh giá theo các chuẩn ấy. - Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng qua lại của các chuyên gia về ý kiến, quan điểm 3.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các lý thuyết Toán học, các phương pháp lôgic Tóan học để xây dựng các lý thuyết giáo dục hoặc để xác định thông số liên quan tới đối tượng nghiên cứu của một đề tài nhằm tìm ra qui luật vận động của đối tượng. Sử dụng Toán thống kê để xử lý các tài liệu thu thập từ các phương pháp khác nhau. 4. Các khái niệm và phạm trù cơ bản của Giáo dục học 4.1. Giáo dục Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo có nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức; dục là nuôi, là săn sóc về mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con người về cả ba phương diện trí tuệ, tình cảm, thể chất. Theo phương Tây thì từ education vốn xuất phát từ chữ educare của tiếng Latinh. Động từ educare là dắt dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiềm tàng. Sự dắt dẫn này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ngày nay, khái niệm giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. 4.1.1. Giáo dục (theo nghĩa rộng) 19
  10. Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người. Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội. 4.1.2. Giáo dục (nghĩa hẹp) Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động. Việc hình thành lý tưởng, niềm tin, thái độ, những hành vi và thói quen ứng xử là thế mạnh của quá trình giáo dục và được tiến hành thông qua sinh hoạt tập thể, các hoạt động xã hội, lao động công ích trong và ngoài nhà trường. 4.2. Dạy học Dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng),là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo ) để phát triển những năng lực và phẩm chất cuả người học theo mục đích giáo dục. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó: - Vai trò của nhà sư phạm là định hướng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ tri thức, kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học, do đó luôn luôn có vai trò và tác dụng chủ đạo . - Người học tiếp thu một cách có ý thức độc lập và sáng tạo hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn. Người học là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách của bản thân . Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, thì vai trò chủ đạo của giáo viên luôn uôn có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo đảm chất lượng của học sinh trong học tập . 20