Bài giảng Luật kinh tế - Chương 2: Pháp luật về đầu tư

1. Sự phát triển về pháp luật đầu tư ở Việt Nam
2. Một số quy định chung về đầu tư
3. Hình thức đầu tư trực tiếp
4. Thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư, tạm
ngừng, chấm dứt dự án đầu tư
5. Đầu tư ra nước ngoài
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
7. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi
đầu tư 
pdf 41 trang hoanghoa 10060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương 2: Pháp luật về đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_kinh_te_chuong_2_phap_luat_ve_dau_tu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Chương 2: Pháp luật về đầu tư

  1. Một số quy định chung về đầu tư- Giải quyết tranh chấp về đầu tư (1) • Nếu trường hợp tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; • Nếu tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam thì được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam; May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 11
  2. Một số quy định chung về đầu tư- Giải quyết tranh chấp về đầu tư (2) • Nếu tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau thì được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau : – Tòa án Việt Nam – Trọng tài Việt Nam – Trọng tài nước ngoài – Trọng tài quốc tế – Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 12
  3. Một số quy định chung về đầu tư- Giải quyết tranh chấp về đầu tư (3) • Nếu tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 13
  4. Pháp luật về Đầu tư- Các hình thức đầu tư trực tiếp (1) 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) và hợp đồng xâyMay 19, dựng2014 – chuyểnNguyễn Ngọc Duy Mỹ,giao LL.M ( BT) 14
  5. Pháp luật về Đầu tư- Các hình thức đầu tư trực tiếp (2) 4. Đầu tư phát triển kinh doanh 5. Góp vốn, mua cổ phần để tham gia quản lý 6. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 15
  6. Pháp luật về Đầu tư- Thủ tục đầu tư Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy Chứng nhận đầu tư: • Các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư • Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư • Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấpMay Giấy 19, 2014 chứngNguyễn Ngọc nhận Duy Mỹ, LL.M đầu tư 16
  7. Pháp luật về Đầu tư- Thủ tục đầu tư • Thủ tục đầu tư gồm có hai loại là đăng ký đầu tư và thẩm tra dự án đầu tư. • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư bao gồm : – Sở Kế hoạch & Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thực hiện trên địa bàn – Ban Quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của Ban QuảnMay 19, 2014 lý khu côngNguyễn nghiệp Ngọc Duy Mỹ, LL.M, khu chế xuất17, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  8. Pháp luật về Đầu tư- Triển khai, thực hiện dự án đầu tư • Đối với dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng đất, thì nhà đầu tư liên hệ với cơ quan quản lý đất đai để thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất. • Đối với nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. • Về vấn đề thuê tổ chức quản lý May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 18
  9. Pháp luật về Đầu tư- Taïm ngöøng ñaàu tö • Nhà đầu tư được quyền tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư nhưng phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 19
  10. Pháp luật về Đầu tư- chaám döùt ñaàu tö (1) Dự án đầu tư sẽ chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đầu tư 2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án. 3. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án 4. Chấm dứt hoạtMay 19,đ 2014ộng theo quyếtNguyễn Ngọc Duyđ ịnhMỹ, LL.M của cơ quan20 nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết
  11. Pháp luật về Đầu tư- Chaám döùt ñaàu tö (2) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp sau: 1. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được gia hạn hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án. 2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động 3. Trường hợp theo bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của Tòa án, trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 21
  12. Pháp luật về Đầu tư- Đầu tư ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 22
  13. Pháp luật về Đầu tư- Đầu tư ra nước ngoài • Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây : – Có dự án đầu tư ra nước ngoài – Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam – Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư • Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 23
  14. Pháp luật về Đầu tư- Đầu tư ra nước ngoài • Các lĩnh vực mà nhà nước Việt Nam khuyến khích đầu tư ra nước ngoài : – Xuất khẩu nhiều lao động – Phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam – Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư. – Tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ • Không cho phép đầu tư ra nước ngoài: dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 24
  15. Pháp luật về Đầu tư- Đầu tư ra nước ngoài Về thủ tục đầu tư ra nước ngoài : • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì phải đăng ký đầu tư; • Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên thì phải May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 25 thẩm tra đầu tư.
  16. Pháp luật về Đầu tư- Quyền của nhà đầu tư (1) • Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh • Quyền sử dụng lao động, tiền lương; hoạt động của tổ chức công đoàn • Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư • Quyền mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa • Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 26
  17. Pháp luật về Đầu tư- Quyền của nhà đầu tư (2) • Quyền tiếp cận quỹ đất, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất • Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư • Quyền của nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng • Quyền của nhà đầu tư về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách • Các quyền khácMay 19, 2014 của nhàNguyễn đầu Ngọc Duytư Mỹ, LL.M 27
  18. Pháp luật về Đầu tư- Nghĩa vụ của nhà đầu tư (1) • Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật • Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 28
  19. Pháp luật về Đầu tư- Nghĩa vụ của nhà đầu tư (2) • Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động • Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội • Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luậtMay 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 29
  20. Pháp luật về Đầu tư- Trách nhiệm của nhà đầu tư • Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản thuộc hồ sơ dự án đầu tư • Báo cáo về hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 108/CP và pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung báo cáo • Cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theoMay quy 19, 2014 định củaNguyễn pháp Ngọc Duy Mỹ, LL.Mluật 30
  21. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực cấm đầu tư (1) 1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng, cụ thể bao gồm : – Sản xuất, chế biến các chất ma túy – Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 31
  22. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực cấm đầu tư (2) 2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, cụ thể bao gồm: – Các dự án xây dựng trong khuôn viên của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; các dự án làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia – Sản xuất các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan – Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh trật tự và an toàn xã hội – Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em – Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 32
  23. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực cấm đầu tư (3) 3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường, cụ thể bao gồm : – Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) – Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại Việt Nam – Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắcxin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hoá chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa đượcMay 19,phép 2014 sử dụngNguyễn Ngọc tại Duy Mỹ,Việt LL.M Nam 33
  24. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực cấm đầu tư (3) 4.Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 34
  25. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện (1) • Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực mà nhà đầu tư chỉ được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định, chẳng hạn như các điều kiện về an ninh trật tự, điều kiện về vốn, điều kiện về trình độ chuyên môn May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 35
  26. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện (2) • Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư thì có các lĩnh vực đầu tư có điều kiện sau đây : – Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. – Lĩnh vực tài chính, ngân hàng – Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng – Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản. – Dịch vụ giải trí – Kinh doanh bất động sản – Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái – Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo – Một số lĩnh vực khác theo quy định pháp luật. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 36
  27. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện (3) • Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài: – Phát thanh, truyền hình – Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hóa – Khai thác, chế biến khoáng sản – Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và internet – Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát – Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay – Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa – Đánh bắt hải sản – Sản xuất thuốc lá – Kinh doanh bất động sản – Kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối – Giáo dục, đào tạo – Bệnh viện, phòng khám – Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 37
  28. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (1) • Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo. • Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới. • Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. • Sử dụng nhiều lao động : dự án sử dụng thường xuyên từ 500 lao động đến 5.000 lao động. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 38
  29. Pháp luật về Đầu tư- Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (2) • Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn • Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc. • Phát triển ngành, nghề truyền thống. • Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. • Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. • Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích. May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 39
  30. Pháp luật về Đầu tư- Biện pháp ưu đãi đầu tư • Ưu đãi về thuế • Chuyển lỗ • Ưu đãi về sử dụng đất • Ưu đãi trong việc khấu hao tài sản cố định May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 40
  31. Pháp luật về Đầu tư- Hỗ trợ đầu tư • Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ • Hỗ trợ về đào tạo • Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư • Hỗ trợ về xuất nhập cảnh May 19, 2014 Nguyễn Ngọc Duy Mỹ, LL.M 41