Bài giảng Chương trình đào tạo cử nhân theo phương thức Elearning - Bài 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Bích Thủy

Hiểu rõ cơ sở thực tiễn,  lý luận và  những nhân tố chủ quan dẫn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh;
Nắm được quá trình phát triển biện chứng của tư tưởng Hô Chí Minh về cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau;
Chứng minh tính khoa học, sáng tạo và hiện thực của tư tưởng Hồ Chí Minh từ thực tiễn cách mạng Việt Nam;
Hiểu được những giá trị vô giá của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, của dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì lý tưởng độc lập, dân chủ và tự do trên phạm vi toàn cầu.
pptx 38 trang Khánh Bằng 29/12/2023 4660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chương trình đào tạo cử nhân theo phương thức Elearning - Bài 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_chuong_trinh_dao_tao_cu_nhan_theo_phuong_thuc_elea.pptx

Nội dung text: Bài giảng Chương trình đào tạo cử nhân theo phương thức Elearning - Bài 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Bích Thủy

  1. 1.1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG – LÝ LUẬN (tiếp theo) Phương tây: • Cách mạng tư sản Pháp 1789: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi: và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. • Cách mạng Mỹ 1776: Tuyên ngôn Độc lập: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được:trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. • Dân chủ khai sáng của Pháp: Hồ Chí Minh trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng: Rút xô (Khế ước xã hội), Moongtetxkio (Tinh thần pháp luật). v1.0012108210 11
  2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Văn hóa Phương Tây có vai trò như thế nào đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Nâng cao trị thức nhân loại của Hồ Chí Minh. b. Góp phần hình thành giúp Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cứu nước. c. Tiền đề trực tiếp hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt nam. d. Thức tỉnh tinh thần đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc v1.0012108210 12
  3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3 Trong các luận điểm sau đây, luận điểm nào của Hồ Chí Minh: a. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được:trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. b. “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. c. Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. d. “ Quyền tự nhiên của con người là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu “. v1.0012108210 13
  4. 1.1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG – LÝ LUẬN (tiếp theo) c. Chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư Thế giới quan khoa tưởng Mác - Lênin học, nhân sinh quan cách mạng Tư tưởng Chủ Hồ Chí Tính khoa học nghĩa Minh phát sâu sắc Mác Lênin triển Phương pháp duy vật về chất biện chứng Tính cách mạng triệt để v1.0012108210 14
  5. 1.2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Phẩm Sống có Khả năng chất đạo Đức hy hoài bão, tư duy và đức và sinh cao có lý trí tuệ Hồ năng lực cả tưởng Chí Minh thực tiễn v1.0012108210 15
  6. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước 2.2. Thời kỳ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc 2.3. Thời kỳ 1921- 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam 2.4. Thời kỳ 1930- 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng 2.5. Thời kỳ 1945- 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện v1.0012108210 16
  7. MINH HỌA Tư tưởng phát triển, hoàn thiện Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng 1945 - 1969 Hình thành cơ bản tư tưởng cách mạng Việt Nam 1930 - 1945 Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc 1920 - 1930 Hình thành tư tưởng yêu nước và chí 1911 - 1920 hướng cứu nước Trước 1911 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh v1.0012108210 17
  8. 2.1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1911: HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ CHÍ HƯỚNG CỨU NƯỚC QUÊ HƯƠNG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Nghệ Tĩnh là vùng đất giàu Bài học thất bại của các nhà yêu truyên thống văn hóa, truyền nước tiền bối và đan đương thời: thống lao động, đấu tranh chống Phan Bội Châu, Phan Châu giặc ngoại xâm CHÍ HƯỚNG CÁCH MẠNG Trinh, Hoàng Hoa Thám Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở các nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình GIA ĐÌNH BỐI CẢNH LỊCH SỬ Nhà nho yêu nước cấp tiến, có Tận mắt chứng kiến cuộc sống lòng yêu nước thương dân sâu nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến sắc, tư tưởng thân dân cùng cực của đồng bào minh v1.0012108210 18
  9. 2.2. THỜI KỲ 1911 - 1920: TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Và “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. v1.0012108210 19
  10. 2.2. THỜI KỲ 1911 – 1920): TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (tiếp theo) • Ngày 6- 7- 1911 Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. • Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. • Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh. • Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Đến đâu Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Họ cũng là nạn nhân của sự hung ác, vô nhân đạo của bọn thực dân. Những sự việc như vậy diễn ra khắp nơi trên đường anh đi qua, tạo nên ở anh mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước thuộc địa. v1.0012108210 20
  11. MINH HỌA v1.0012108210 21
  12. 2.2. THỜI KỲ 1911 - 1920: TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (tiếp theo) Bản Yêu sách gồm tám điểm: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi chính trị; Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới 2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách Hội nghị Vécxây. cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. v1.0012108210 22
  13. 2.2. THỜI KỲ 1911 - 1920: TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (tiếp theo) Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo L’ Humanite, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sảng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngôi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đứng trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ 3. v1.0012108210 23
  14. 2.2. THỜI KỲ 1911 - 1920: TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (tiếp theo) Bước đánh dấu chuyển về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa ”. “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!”. Tán thành Đệ tam Quốc tế ( Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp ( tháng 12- 1920) v1.0012108210 24
  15. 2.3. THỜI KỲ 1921- 1930: HÌNH THÀNH CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Hình thành cơ bản những tư tưởng về cách mạng Việt nam Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 Hoạt động lý luận: các bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân: Người cùng khổ tờ Báo “Hội Hợp tác Người Cùng Khổ” Giai đoạn 1921 -1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và Hình thành cơ bản những tư tưởng về cách mạng Việt nam lý luận hết sức phong phú và sôi nổi. Hoạt động thực tiễn: Pháp ( 1921 -1923), Liên Xô (1923- 1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928-1929) v1.0012108210 25
  16. 2.3. THỜI KỲ 1921- 1930: HÌNH THÀNH CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (tiếp theo) Sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ ăn cướp” và “giết người” 1 Cách mạng giải phóng dân Cách mạng muốn thành tộc trong thời đại mới phải đi công trước hết cần phải 6 2 theo con đường cách mạng có Đảng lãnh đạo Bản án chế độ thực dân vô sản và là một bô phận của Pháp (1925), Đường cách mạng ̣ vô sản thế giới Cách mệnh (1927) , Cách mạng là sự Chính cương vắn tắt, nghiệp quần chung nhân sách lược vắn tắt Cách mạng giải phóng dân dân. Ở các nước nông (3.2.1930) và nhiều bài tộc ở thuộc địa và cách nghiệp lạc hậu, nông 5 viết trong giai đoạn này 3 mạng vô sản ở chính quốc dân là lực lương đông có mối quan hệ khăng khít đảo nhất trong xã hội, với nhau, nhưng không phụ cần xây dựng khôi công thuộc vào nhau nông liên minh làm động 4 lực cách mạng. Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “ Dân tộc cách mạng” v1.0012108210 26
  17. 2.3. THỜI KỲ 1921- 1930: HÌNH THÀNH CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (tiếp theo) Quá trình truyền bá CN Mác – Lênin vào Việt Nam Tạo ra một xung lực mới, một chất men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại. CN Mác – Lênin đã thâm nhập vào VN Đường kách mệnh Bản án chế độ TD Pháp Viết cho báo Sự thật, TC thư tín QT Trưởng tiểu ban NC TĐịa NAQ TRUYỀNBáo Người cùng khổ BÁ CHỦ NGHĨA MÁC VÀO VIỆT NAM 1920 1921 1922 1923 1925 1927 1929 Thời gian v1.0012108210 27
  18. 2.4. THỜI KỲ 1930 – 1945: VƯỢT THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG CÁCH MẠNG Thử thách: Quốc tế cộng sản bị chi phối nặng nề bởi khuynh hướng “Tả” • Mâu thuẫn giữa Quốc tế cộng sản và Đường lối của Nguyễn Ái Quốc: 1 Quốc tế cộng sản chỉ trích phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc trong Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã phạm phải những sai lầm nguy hiểm “ Chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh”. 2 Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương. • Sáng 6/6/1931, Hồ Chí Minh đã 2 lần bị thực dân Anh bắt giữ tại Hồng Kông. Họ lấy cớ là Người tuyên truyền cho cộng sản, âm mưu lật đổ chính phủ Anh. Nhà ngục Victoria ở Hồng Kông, nơi Người bị giam (1931 – 1933) và Nguyễn ái Quốc khi vừa ra khỏi nhà tù. v1.0012108210 28
  19. 2.4. THỜI KỲ 1930 – 1945: VƯỢT THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG CÁCH MẠNG (tiếp theo) Lập trường kiên định của Nguyễn Ái Quốc: Tháng 7- 1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” trong phong trào cộng sản quốc tế. KẺ THÙ NHIỆM VỤ THÀNH LẬP CHÍNH CHỦ CHÍNH: MẶT TRẬN NGHĨA DÂN CHỦ NHÂN DÂN PHÁT XÍT HOÀ BÌNH. QUANG CẢNH ĐẠI HÔI VII CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VÀ G.DIMITƠRỐP Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Minh Khai TBT BAN CHẤP HÀNH QTCS v1.0012108210 29
  20. 2.4. THỜI KỲ 1930 – 1945: VƯỢT THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG CÁCH MẠNG (tiếp theo) Quốc tế cộng sản chấp thuận, Nguyễn Ái Quốc trở về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. 28.1.1941, Nguyễn ái Quốc đặt Lán Khuổi Nậm - Nơi Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội chân tới biên giới nước ta ở cột nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) – mốc 108 tại Hà Quảng, Cao Hội nghị đánh dấu sự trở về của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc Bằng sau 30 năm xa cách. trong Cương lĩnh đầu tiên. => Cách mạng Việt Nam từ đây bước vào giai đoạn mới, những quan điểm và đường lối đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước. v1.0012108210 30
  21. 2.4. THỜI KỲ 1930 – 1945: VƯỢT THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG CÁCH MẠNG (tiếp theo) Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa v1.0012108210 31
  22. 2.5. THỜI KỲ 1945 – 1969: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN Tư tưởng kháng chiến: Ngày 19- 12-1946, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - v1.0012108210 32
  23. 2.5. THỜI KỲ 1945 – 1969: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN (tiếp theo) 1 2 3 4 5 Đấu tranh Đấu tranh Đấu tranh Đấu tranh Đấu tranh văn hóa, tư quân sự chính trị ngoại giao kinh tế tưởng Bác Hồ cùng Võ Nguyên Giáp, Trường Bác Hồ lên thăm trận địa Bộ đội ta cắm cờ trên nóc Chinh, Phạm Văn Đồng bàn kế hoạch Biên Giới (1950) hầm Đờ - cát (7/5/1954) tác chiến Điện Biên Phủ v1.0012108210 33
  24. 2.5. THỜI KỲ 1945 – 1969: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN (tiếp theo) Tư tưởng Kiến Quốc Một số hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III, 20-5-1968 Bác Hồ ký sắc lệnh công bố Hiến pháp mới, 31-12-1959 Bác Hồ báo cáo tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa Bác Hồ báo cáo tại kỳ I, 20-9-1955 họp thứ nhất khóa I, 2-3-1946 v1.0012108210 34
  25. 2.5. THỜI KỲ 1945 – 1969: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN (tiếp theo) Tư tưởng xây dựng Đảng Cộng Sản với tư cách là một Đảng cầm quyền. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh (1965) trước Đại hội đảng lần thứ ba hết nói về Đảng (1960) đưa ra chiến lược cách mạng hai miền Đại hội đảng lần thứ hai (1951) thúc đẩy kháng chiến đi đến thắng lợi v1.0012108210 35
  26. 3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỔI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người THẾ GIỚI Phản ánh khát vọng thời đại Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH cách mạng Việt Nam SOI SÁNG CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG VÀ PHÁT TRIỂN Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam DÂN TỘC v1.0012108210 36
  27. BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU 1. Đọc thêm các tác phẩm: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hóa – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh 1980- 1990, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, 1990. (Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1979) 2. Năm 1987, Unesco vinh danh cho Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa”. Phân tích luận điểm trên bằng những kiến thức học tại bài 1. v1.0012108210 37
  28. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.Từ thực tiên dân tộc và thời đại đã được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học,biện chứng, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt nam hiện đại. • Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh: Trải qua 5 giai đoạn chính: Ø Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước; Ø Thời kỳ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; Ø Thời kỳ 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam; Ø Thời kỳ 1930 - 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng; Ø Thời kỳ 1945 - 1969: Tư tường Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện. • Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc mà con có ý nghĩa đối với sự phát triển thế giới trên con đường đấu tranh giải phóng loài người. v1.0012108210 38