Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH-HĐH và hội nhập quốc tế

Là tư cách, tính cách, là cái làm nên giá trị riêng của một người. những đặc điểm, là những thuộc tính bản chất của con người, làm nên giá trị của người đó (phẩm hạnh, phẩm tiết…), vì vậy, phẩm chất của con người thường được đánh giá là“tốt” hay “xấu”.
ppt 47 trang Khánh Bằng 30/12/2023 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH-HĐH và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_pham_chat_dao_duc_phu_nu_viet_nam_thoi_ki_cnh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH-HĐH và hội nhập quốc tế

  1. 2.2 Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay • Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện rõ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất; có lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương và đức hy sinh. • Ngày nay, phụ nữ Việt Nam một mặt tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức quý báu, những giá trị văn hóa, tinh thần vô giá mà các thế hệ trước đã để lại, mặt khác không ngừng hình thành, phát triển những phẩm chất tiên tiến phù hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từng bước góp phần tạo dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
  2. Những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đối với phẩm chất, đạo đức PN hiện nay? • Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trong nhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ. • Một bộ phận phụ nữ sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quan trước các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng; một bộ phận nữ thanh niên thích hưởng thụ, đua đòi, dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội. • Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ;
  3. • Trong xã hội, nhất là giới trẻ đang có xu hướng sống thực dụng, có quan niệm lệch lạc trong hôn nhân, tình yêu. Xu hướng lấy chồng ngoại chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt đã xuất hiện ở một bộ phận nữ thanh niên. • Một bộ phận phụ nữ còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụ động, tự ty, an phận, chấp nhận những đối xử bất bình đẳng, chưa biết tự bảo vệ quyền lợi của mình dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, thậm chí thiệt hại tính mạng. Vấn đề sức khoẻ của phụ nữ Việt Nam đang đứng trước những thách thức như bệnh phụ khoa, lây nhiễm HIV/AIDS
  4. • Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”.
  5. * Nguyên nhân: • Nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin; chưa chú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc. • Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn, các vấn đề xã hội nảy sinh chậm được giải quyết, sự bùng nổ thông tin với nhiều loại thông tin ngoài luồng khó kiểm soát, sự du nhập văn hóa nước ngoài với lối sống đề cao sự hưởng thụ đang tác động vào các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ.
  6. => Cần có sự định hướng tiêu chí người phụ nữ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  7. 2.3 Thực trạng của công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay • a. Công tác chỉ đạo: • Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về giáo dục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các Bộ, ngành chức năng đã có hoạt động hướng đến giáo dục phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam.
  8. a. Công tác chỉ đạo(tiếp): • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội; được phát động thành phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” triển khai rộng khắp trong các cấp Hội phụ nữ.
  9. Những hạn chế, bất cập: • Chưa có sự định hướng và thống nhất về nội dung, về mẫu hình người phụ nữ theo tiêu chí con người mới, người phụ nữ mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa có sự phối hợp, gắn kết, lồng ghép chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức với tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân.
  10. • - Việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức chưa thường xuyên, còn mang tính đơn lẻ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, đoàn thể và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực, kỹ năng truyền thông; giữa cơ quan quản lý Nhà nước về công tác truyền thông và các lĩnh vực truyền thông thuộc các ngành chức năng chưa có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ. • - Ít quan tâm biểu dương những gương phụ nữ điển hình về đạo đức, lối sống; chưa tạo được dư luận xã hội phê phán và lên án kịp thời những việc làm trái pháp luật, đi ngược thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc.
  11. 2.4 Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là chủ trương của Đảng, nhà nước và của tổ chức Hội LHPN Việt Nam • Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Nghiên cứu và thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”.
  12. • Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày của Bộ Chính trị ngày 14/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" • Thực hiện NQ Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay ”
  13. • Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn Quốc lần thứ XI (Nhiệm kỳ 2012- 2017) đã xác định nhiệm vụ đầu tiên của Hội LHPN Việt Nam là: “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” và phát động phong trào thi đua: “Triển khai sâu rộng cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu, rèn luyện các phẩm
  14. II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ 1. Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam 1.1 Các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam • Yêu nước, anh hùng • Đảm đang + Đảm đang nuôi dạy con cái + Đảm đang lo toan cho chồng + Đảm đang công việc xã hội
  15. 1.1 Các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người PN Việt Nam (tiếp) • Nhân ái, nghĩa tình • Đức hy sinh + Hy sinh cho gia đình, người thân + Hy sinh cho đất nước • Thủy chung + Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ + Thủy chung với cộng đồng, với đất nước
  16. 2. Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang là những phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, bước vào thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, các phẩm chất đạo đức ấy được bổ sung những nội dung mới với những biểu hiện cụ thể, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
  17. a. Tự tin là gì? • Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình • Tự tin là một trong những tiêu chuẩn, điều kiện giúp người phụ nữ có thể đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH, phát triển và hội nhập. Nhờ tự tin, người phụ nữ sẽ khắc phục đươc những hạn chế của bản thân như sự tự ti, rụt rè, tâm lí an phận, phụ thuộc đồng thời tiếp cận ngày càng gần hơn với cơ hội bình đẳng và phát triển.
  18. b. Tự trọng là gì? • Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình . Có ý thức về giá trị của bản thân mình, tự mình trọng danh dự của mình. Theo nghĩa này, tự trọng đồng nghĩa với tự tôn. Đây là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng nhất để làm nên giá trị của một con người chân chính.
  19. • Tự trọng góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập; Tự trong đem lại giá trị đích thực cho con người, hướng con người sống thiện, sống đẹp.
  20. • Lòng tự trọng giúp cho mỗi con người ý thức được giá trị của bản thân, và biết cách để bảo vệ danh dự của bản thân. Chính vì ý nghĩa ấy, lòng tự trọng sẽ làm nên nhân cách và thương hiệu của mỗi người, của mỗi công ty, hay của quốc gia.
  21. c. Trung hậu là gì? • Trung hậu là trung thực và nhân hậu với mọi người, có những tình cảm tốt đẹp và chân thành, trước sau như một trong quan hệ đối xử với mọi người.
  22. Biểu hiện của phẩm chất trung hậu: • Lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Biết tôn trọng những thành quả cách mạng mà các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu mới giành lại được, hiểu rõ đạo lí “ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”; không phản bội Tổ quốc, không nhẹ dạ nghe theo lời xúi dục của kẻ xấu, không tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại thành quả cách mạng; không thay lòng đổi dạ, thất hứa, bội tín, không vô tình vô nghĩa.
  23. Biểu hiện của phẩm chất trung hậu (tiếp) • Sự thủy chung son sắt trong các mối quan hệ gia đình, xã hội; là người sống nhân ái, giàu lòng yêu thương con người người, mong muốn đem lại những điều tốt lành cho người khác; sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước bất hạnh của người khác; không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác. Đó còn là lòng vị tha, sẵn sàng hy sinh bản thân cho gia đình, cho đất nước, cho những người thân của mình mà không tính toán; là sự chân thành, công tâm, khách quan trong đánh giá, đối xử với mọi người; không tham lam, vụ lợi. Thẳng thắn, cương trực, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu, cái ác.
  24. d. Đảm đang là gì? • Theo quan niệm cũ, đảm đang (hay đảm đương) là khái niệm chỉ (người phụ nữ) đảm đang việc nhà; người đàn bà giỏi ghánh vác công việc gia đình. • Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phụ nữ miền Bắc sôi nổi tham gia phong trào ba đảm đang: đảm đang sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; đảm đang gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.
  25. • Trong giai đoạn hiện nay, người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội.
  26. Biểu hiện của người phụ nữ đảm đang trong giai đoạn hiện nay • Đối với gia đình: có khả năng quán xuyến công việc, tổ chức tốt cuộc sống gia đình; tạo dựng được mối quan hệ thương yêu, gắn bó, tôn trọng, chia sẻ giữa các thành viên; tham gia đóng góp nguồn thu để bảo đảm kinh tế gia đình; chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. • Đối với xã hội: người phụ nữ đảm đang là người lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc được phân công; tạo dựng được mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp, cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có thời gian học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội. • Với bản thân: người phụ nữ đảm đang là người biết cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân phù hợp với điều kiện của gia đình và môi trường làm việc.
  27. • Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, đảm đang là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi người Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất nước. Bốn phẩm chất có mối quan hệ hữu cơ, phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại.
  28. III. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CƠ SỞ • 1.Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về sự cần thiết và nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế • - Mở các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi đạo đức cho hội viên, phụ nữ nhân các dịp lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của Hội ( ngày 8/3 và 20/10 hằng năm); mở các lớp tập huấn, • Tổ chức hội thi, hội diễn có lồng ghép nội dung Tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang • Tuyên truyền giáo dục qua các loại hình văn hoá văn nghệ
  29. 2. Lồng ghép nội dung 4 phẩm chất đạo đức “tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” vào các hoạt động của Hội • a. Lồng ghép nội dung 4 phẩm chất đạo đức “tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” vào chương trình tập huấn cán bộ Hội LHPN cơ sở • b. Lồng ghép nội dung 4 phẩm chất đạo đức “tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” vào đề án, cuộc vận động • c. Lồng ghép nội dung 4 phẩm chất đạo đức “tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” vào nội
  30. 3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục khác • Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ các chi/tổ về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, vận động, cách tổ chức các hoạt động truyền thông của Hội LHPN cấp xã. • Tổ chức các khóa tập huấn giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng phụ nữ. • Tổ chức tham quan • Tổ chức giao lưu, gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến
  31. 4. Hướng dẫn phụ nữ tự giáo dục, rèn luyện để có các phẩm chất đạo đức cần thiết • a. Phấn đấu, rèn luyện sự tự tin • Sẵn sàng vượt ra khỏi định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, tin vào khả năng thành công của mình, đồng thời vươn lên, vượt qua mọi rào cản do định kiến giới; vượt qua tâm lý mặc cảm tự ti; vượt lên chính mình; không ngừng phấn đấu, học tập tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp nhằm hoàn thành tốt công việc và khẳng định vị thế của mình trong xã hội
  32. a. Phấn đấu, rèn luyện sự tự tin (tiếp) • Hưởng ứng phong trào thi đua “Tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thường xuyên học hỏi, tích lũy tri thức. • Cần có ý thức và tích cực rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp hình thể và tâm hồn
  33. b. Phấn đấu, rèn luyện để trở thành người phụ nữ có lòng tự trọng • Luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, không làm những việc ảnh hưởng tới giá trị, thanh danh của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam; phấn đấu góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, nêu cao lòng tự hào về văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước bạn bè quốc tế. • Cần học cách tin vào bản thân, tin vào cuộc sống, dũng cảm thoát khỏi sự sợ hãi, mặc cảm tự ti.
  34. b. Phấn đấu, rèn luyện để trở thành người phụ nữ có lòng tự trọng (tiếp) • Cần có tinh thần vượt khó, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, không dễ dàng nhụt chí, đầu hàng trước khó khăn, thất bại; có khát vọng sống mạnh mẽ với những ước mơ, hoài bão, chí tiến thủ và nỗ lực để biến ước mơ thành hiện thực. • Cần thường xuyên tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho bản thân. Biết học cách kiềm chế thái độ, cảm xúc để xử lí tốt các mối quan hệ, trong các tình huống khác nhau; luôn
  35. c. Phấn đấu, rèn luyện trở thành người phụ nữ trung hậu • Luôn ý thức sâu sắc về tinh thần “tương thân tương ái”, coi trọng đạo lí, sống có nghĩa có tình, có trước có sau, thuỷ chung, son sắt, luôn quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. • Luôn sống trung thực, thẳng thắn, không làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
  36. d. Phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đảm đang • Học để biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình, để tự tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội cho bản thân và cho các thành viên khác; • Xử lý hài hòa trách nhiệm hai vai việc nước, việc nhà. • Thường xuyên bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hoá, kĩ năng sống.
  37. Xin cám ơn!