Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên

3.3.3. Nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển
Các phương tiện bảo đảm an toàn sức khỏe tại các điểm, các tuyến du lịch. Các thuyền chở du khách cần cung cấp đầy đủ áo phao và nhân viên lái tàu cần yêu cầu, hướng dẫn du khách mặc áo phao khi ngồi thuyền. Cần có những quy định cụ thể về sức chứa đối với các thuyền cho du khách, tránh tình trạng dồn khách trên mỗi thuyền nhằm tạo sự rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo độ an toàn cao. Việc chạy thuyền bằng động cơ đã gây ra những tiếng ồn, vì vậy cần hạn chế sử dụng và cần xem xét lại để thay thế bằng thuyền chèo tay. Đảm bảo tốc độ để du khách có thể quan sát kỹ lưỡng và tạo sự an toàn cho du khách.
Đào tạo nhân viên lái xuồng máy và nhân viên chèo xuồng tay có tính chuyên nghiệp hơn, có nghiệp vụ du lịch hơn.
Đối với các xe vận chuyển khách du lịch tới các địa điểm tham quan cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kì để đảm bảo an toàn cho du khách.

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Phát triển nguồn nhân lực trong đó có việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên DLST giữ một vai trò quan trọng để giúp DLST khác biệt so với các loại hình du lịch khác. Vì họ là những người truyền đạt, diễn
giải đến du khách về công tác giáo dục, bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan; hơn nữa họ còn là người giới thiệu đến du khách về những nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.
Vì vậy hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du
khách về vấn đề mà họ quan tâm. Để làm tốt công tác này, Vườn cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, mời các chuyên gia về sinh thái học bồi dưỡng cho đội ngũ hướng dẫn viên những kiến thức cơ bản về
sinh thái học nhằm hướng tới một đội ngũ làm công tác du lịch chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt Vườn cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ ngoại ngữ.

pdf 10 trang Hương Yến 31/03/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_phuong_phap_phan_tich_nhan_to_kham_pha_trong_viec_d.pdf

Nội dung text: Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên

  1. Kinh tế & Chính sách ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Trần Thành Công1, Bùi Thị Minh Nguyệt2 1Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp 2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên là hết sức cần thiết bởi vì nó là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 152 khách du lịch tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exporatory Factor Analysis – EFA) đã chỉ ra các nhân tố: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) An ninh trật tự và an toàn, (3) Phương tiện vận chuyển, (4) Cơ sở lưu trú, (5) Giá cả dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí, và (6) Hướng dẫn viên du lịch có ảnh hưởng một cách đáng kể đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng và các Vườn quốc gia ở Việt Nam nói chung. Từ khóa: Du lịch sinh thái, đánh giá sự hài lòng, phân tích nhân tố khám phá (EFA), Vườn quốc gia Cát Tiên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nhiều rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Hệ động, thực lợi ích cho xã hội, trong đó đặt biệt là du lịch vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều sinh thái (DLST) - loại hình du lịch đang được loài cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu có phát triển nhanh nhất trong thời điểm hiện nay. những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò Du lịch sinh thái được coi là một hình thức du quắm xanh, tê giác một sừng, voi... lịch dựa trên việc tiếp cận đa mục tiêu mang lại Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí lợi ích cho xã hội cả về kinh tế lẫn bảo vệ môi Minh khoảng 150 km theo quốc lộ 20, là một trường tự nhiên. Việt Nam là một quốc gia đa điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và vùng miền Ðông Nam Bộ với nhiều loại hình sinh thái cảnh quan, với những nỗ lực theo du lịch như đi bộ, quan sát chim thú, cắm trại, hướng phát triển của DLST đã góp phần đáng du thuyền, du lịch mạo hiểm... Như vậy tiềm kể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn mọi năng DLST của VQG Cát Tiên là rất lớn. Phát giá trị đa dạng sinh học và dựa vào cộng đồng triển du lịch sinh thái của VQG Cát Tiên mang hướng đến sử dụng và phát triển bền vững. một ý nghĩa thiết thực và mang tính khả thi Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG) có tổng cao, thu hút sự quan tâm của các tổ chức về diện tích là 70.548 ha, trong đó phần diện tích bảo tồn thiên nhiên thế giới. Trong những năm thuộc Đồng Nai là 39.108 ha; phần diện tích qua, VQG đã được quy hoạch để phát triển thuộc tỉnh Lâm Đồng là 26.969 ha; phần diện DLST nhưng hoạt động DLST vẫn còn chưa tích thuộc tỉnh Bình Phước là 4.471 ha. Vườn tương xứng với tiềm năng vốn có của Vườn. quốc gia Cát Tiên không những có cảnh quan Trong bối cảnh mới, việc đánh giá đúng tiềm ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp năng, hiện trạng hoạt động du lịch và trên cơ của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và Tiên có khí hậu độc đáo, địa hình có sông suối giải pháp nhằm góp phần phát triển DLST bền bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ vững ở VQG Cát Tiên trong thời gian tới là nguyên vẹn, vừa trở thành nơi quy tụ hầu hết điều hết sức cần thiết. Bài báo sử dụng phương các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá 166 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017
  2. Kinh tế & Chính sách sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gồm 7 thang nhằm đưa ra những giải pháp phát triển du lịch đo với với 26 biến quan sát để khảo sát ý kiến sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên. khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng tới mức II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ du lịch 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tại điểm nghiên cứu. Bài viết trên cơ sở ứng dụng phương pháp Với 26 biến quan sát, kích thước mẫu khảo phân tích nhân tố khám phá xác định các nhân sát có dung lượng tối thiểu là n = 26 x 5 = 130 tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch mẫu. Nghiên cứu thực hiện phát bảng hỏi tới nhằm đề xuất giải pháp phát triển hoạt động du 152 khách du lịch, kết quả thu về 152 phiếu lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên. điều tra đảm bảo yêu cầu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Bảng 1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên TT Tiêu chí Mã hóa I Cơ sở hạ tầng CSHT 1 Đường sá đến thăm quan thuận tiện CSHT1 2 Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ CSHT2 3 Nơi đón khách rộng rãi, lịch sự CSHT3 4 Bãi đỗ xe rộng rãi CSHT4 II An ninh trật tự và an toàn ATTT 1 Không có tình trạng chèo kéo, thách giá ATTT1 2 Không có ăn xin ATTT2 3 Không có tình trạng trộm cắp, cướp giật ATTT3 III Phương tiện vận chuyển PTVC 1 Độ an toàn cao PTVC1 2 Có đầy đủ dụng cụ bảo hộ, y tế PTVC2 3 Nhân viên có tính chuyên nghiệp cao PTVC3 4 Tiếng ồn động cơ nhỏ PTVC4 IV Cơ sở lưu trú CSLT 1 Hệ thống phòng nghỉ sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi CSLT1 2 Trại ngoài trời an toàn CSLT2 3 Tọa lạc ở vị trí thuận lợi CSLT3 4 Đảm bảo an ninh cho mọi du khách CSLT4 V Giá cả dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí GCDV 1 Giá vào cửa hợp lý GCDV1 2 Giá dịch vụ ăn uống hợp lý GCDV2 3 Giá cả mua sắm rẻ GCDV3 4 Giá cả dịch vụ giải trí hợp lý GCDV4 5 Giá cả lưu trú rẻ GCDV5 VI Hướng dẫn viên DLST HDV 1 Luôn cung cấp các thông tin cần thiết HDV1 2 Nhân viên có kiến thức để trả lời các câu hỏi của du khách HDV2 3 Nhân viên ứng xử tự tin HDV3 4 Nhân viên lịch sự, nhã nhặn HDV4 5 Quan tâm đến du khách HDV5 6 Nhiệt tình với công việc HDV6 VII Sự hài lòng của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái STA2 Thông tin thứ cấp về thực trạng phát triển các báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo nội du lịch sinh thái tại VQG được thu thập qua bộ và các tài liệu liên quan khác. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 167
  3. Kinh tế & Chính sách Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua - Điều kiện tự nhiên: Nhân tố chính ảnh phiếu điều tra khảo sát thực tế. Nội dung phiếu hưởng tới sự phát triển DLST chính là các điều điều tra bao gồm: Thông tin về cá nhân khách kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên tại khu du du lịch, mục đích chuyến đi, các nhân tố ảnh lịch. Du khách tham gia DLST với mục đích hưởng đến sự hài lòng của du khách với dịch tham quan, ngắm cảnh hay khám phá một hệ vụ DLST tại VGG và một số kiến nghị của sinh thái hoang sơ nào đó. Mục đích này chỉ khách du lịch. thực sự được thoả mãn khi địa điểm DLST có Du khách được chọn phỏng vấn theo điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. - Cơ sở vật chất: Cơ sở lưu trú và cơ sở hạ Bảng hỏi phát đến du khách gồm thang đo tầng cũng là một trong số những tiêu chí quan thể hiện 6 yếu tố ảnh hưởng tiềm năng và một trọng đối với việc lựa chọn điểm đến của du thang đo tổng hợp sự hài lòng của du khách khách. Đối với địa điểm du lịch có cơ sở vật với tổng sộng 26 biến quan sát, kết cấu bảng chất khang trang, thuận tiện cho việc đi lại lưu hỏi được nêu trên bảng 1. trú sẽ có khả năng thu hút khách du lịch nhiều 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu hơn so với những địa điểm khác. Bên cạnh đó Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau vấn đề an toàn, trật tự tại địa điểm du lịch cũng đây để phân tích số liệu: Phương pháp thống đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia. phân tích nhân tố khám phá (EFA). - Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ Các thông tin, số liệu được xử lý trên cơ sở là một tiêu chí rất quan trọng để phát triển dịch sử dụng phần mềm SPSS 23. vụ DLST. Chất lượng dịch vụ được đánh giá III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN trên hai khía cạnh là (1) quá trình cung cấp 3.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Chất lượng 3.1.1. Khái niệm sự hài lòng của khách du lịch dịch vụ DLST là khả năng đáp ứng được nhu Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng của cầu của du khách, mang lại cho du khách cảm khách du lịch. Theo Oliver (1999) và Zineldin giác thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ. Trong (2000) thì sự hài lòng của khách du lịch là sự hoạt động DLST thì đội ngũ hướng dẫn viên, phản hồi tình cảm hoặc toàn bộ cảm nhận của giá cả các loại dịch vụ cũng là những tiêu chí du khách đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ quan trọng để thu hút khách du lịch đến với sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận vườn quốc gia. Đây chính là yếu tố quyết định được so với mong đợi trước đó. Nói một cách tới việc lựa chọn điểm đến du lịch của du đơn giản, sự hài lòng của khách du lịch chính khách. là trạng thái/cảm nhận của du khách đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch - Tình hình kinh tế xã hội của địa vụ đó (Levesque và McDougall, 1996). Hay phương: Hoạt động du lịch là hoạt động mang theo Kotler (2003) sự hài lòng là mức độ của tính tổng hợp, kèm theo nó là hàng loạt các trạng thái cảm giác của con người bắt nguồn từ dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, du việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm hay ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm của du dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. khách Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của hỏi các ngành kinh tế khác nhau phải cùng sản khách du lịch chính là sự thỏa mãn đối với xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho cảnh quan, các loại hình dịch vụ cũng như cơ khách du lịch. sở vật chất tại khu du lịch sinh thái. - Sự tham gia của các bên liên quan: Các 3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tư nhân chính là những tổ chức du lịch sinh thái trực tiếp hoạt động để tạo ra sản phẩm DLST. 168 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017
  4. Kinh tế & Chính sách Sự quan tâm đầu tư phát triển của các doanh nhưng thường gắn với cuộc sống của người nghiệp trong nước hay ngoài nước là nhân tố dân bản địa. Nên ý thức và trình độ hiểu biết chính để tạo nên những sản phẩm DLST đa của người dân rất quan trọng đối với trường dạng, độc đáo và thu hút khách du lịch. Nhưng hợp này. Phát triển DLST phải đồng thời với hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác việc xây dựng một ý thức phát triển và bảo vệ đều phải được tiến hành dưới những nguyên DLST của người dân bản địa. tắc, những yêu cầu nhất định. Các cấp chính 3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá quyền, các cơ quan quản lý chính là những 3.2.1. Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ người tạo nên một môi trường kinh doanh số Cronbach’s Alpha thuận lợi, đồng thời cũng ban hành một hệ Thang đo và độ tin cậy của các biến quan thống luật pháp để điều hành hoạt động của sát được đánh giá bằng hệ số tin cậy các doanh nghiệp đi theo một định hướng nhất Cronbach’s Alpha và phương pháp nhân tích định, đạt mục tiêu phát triển DLST. nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor - Ý thức của người dân: Các địa điểm Analysis). DLST mặc dù nằm ở những nơi hoang sơ Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Thang đo Biến đặc trưng Cronbach’s Alpha CSLT CSLT1, CSLT2, CSLT4 0,842 CSHT CSHT1, CSHT2, CSHT3 0,824 ATTT ATTT1, ATTT2, ATTT3 0,718 GCDV GCDV2, GCDV3, GCDV5 0,659 PTVC PTVC1, PTVC2, PTVC3,PTVC4 0,904 HDV HDV1, HDV2, HDV3, HDV4 0,808 Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng ở bảng 2 ta thấy hệ số của tổng thể các đều lớn (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số hơn 0,6. Như vậy hệ thống thang đo được xây Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Hơn nữa trong dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến với 20 biến số đặc trưng. có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương quan - EFA kém với nhân tố tiềm ẩn (khái niệm đo lường). * Kiểm định tính thích hợp của EFA Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng Trong bảng 3 ta có KMO = 0,784 thỏa mãn phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa điều kiện 0,5 < KMO < 1, như vậy phân tích nhân thống kê 5%. tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1921.082 df 190 Sig. .000 Nguồn: Xử lý số liệu SPSS * Kiểm định tương quan của các biến mức ý nghĩa Sig. < 0,05, như vậy các biến quan sát trong thước đo đại diện quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố Trong bảng 3 ta thấy kiểm định Bartlett có đại diện. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 169
  5. Kinh tế & Chính sách * Kiểm định mức độ giải thích của các phương sai trích là 71,979 % điều này có nghĩa biến quan sát đối với nhân tố là 71,979 % sự thay đổi của biến phụ thuộc Cột % tích lũy của bảng 4 cho biết trị số được giải thích bởi các biến quan sát. Bảng 4. Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) Eigenvalues ban đầu Tổng phương sai trích Tổng số vòng xoay Nhân % của % của tố Tổng % của biến % tích lũy Tổng % tích lũy Tổng % tích lũy biến biến .911 29.555 29.555 .911 29.555 29.555 3.367 16.833 16.833 .065 15.325 44.879 .065 15.325 44.879 3.022 15.109 31.943 .393 11.965 56.844 .393 11.965 56.844 2.810 14.052 45.995 .773 8.866 65.710 .773 8.866 65.710 2.661 13.307 59.302 .254 6.269 71.979 .254 6.269 71.979 2.535 12.677 71.979 863 4.317 76.296 678 3.389 79.685 659 3.295 82.980 575 2.874 85.854 0 437 2.187 88.041 1 411 2.054 90.095 2 384 1.919 92.014 3 329 1.645 93.659 4 311 1.555 95.214 5 259 1.295 96.509 6 200 1.000 97.509 7 168 .839 98.347 8 150 .748 99.096 9 109 .545 99.641 10 072 .359 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. * Kết quả của mô hình Component Matrix) cho kết quả trên bảng 5. Kết quả chạy ma trận nhân tố xoay (Rotated Bảng 5. Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) Nhân tố 1 2 3 4 5 PTVC1 .931 PTVC2 .871 PTVC4 .834 PTVC3 .814 GCDV2 .803 ATT1 .732 GCDV5 .708 GCDV3 .638 ATT2 .609 ATT3 .580 HDV1 .843 HDV2 .788 HDV3 .787 170 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017
  6. Kinh tế & Chính sách Nhân tố 1 2 3 4 5 HDV4 .661 CSLT1 .905 CSLT2 .852 CSLT4 .766 CSHT1 .889 CSHT2 .809 CSHT3 .783 Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS Kết quả này cho thấy các biến quan sát trên bảng 6. được sắp xếp lại thành 5 nhóm biến mới như Bảng 6. Mô hình điều chỉnh qua phân tích nhân tố khám phá STT Thang đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo 1 F1 PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC4 Phương tiện vận chuyển GCDV1, GCDV3, GCDV5, ATTT1, Giá cả dịch vụ 2 F2 ATTT2, ATTT3 và an toàn trật tự 3 F3 HDV1, HDV2, HDV3, HDV4 Hướng dẫn viên 4 F4 CSLT1, CSLT2, CSLT4 Cơ sở lưu trú 5 F5 CSHT1, CSHT2, CSHT3 Cơ sở hạ tầng * Phân tích hồi qui đa biến Bảng 7. Bảng hệ số hồi quy (Coefficientsa) Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mức ý Mô hình t B Độ lệch chuẩn Beta nghĩa 1 (Constant) 3.362 .045 74.801 .000 REGR factor score 1 for .136 .045 .192 3.008 .003 analysis 1 REGR factor score 2 for .380 .045 .539 8.436 .000 analysis 1 REGR factor score 3 for .110 .045 .155 2.430 .016 analysis 1 REGR factor score 4 for .154 .045 .219 3.419 .001 analysis 1 REGR factor score 5 for .040 .045 .057 .892 .374 analysis 1 b.Dependent Variable: SAT2 Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS Phân tích hồi quy được tiến hành để xem nêu trên bảng 7. xét mối quan hệ giữa các biến độc lập được Trong bảng 7, các biến F2, F4 có Sig. nhỏ xác định qua mô hình nhân tố khám phá với hơn 0,01 nên F2, F4 tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc. SAT2 và độ tin cậy 99%, F1 có độ tin cậy Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy 97%, F3 có độ tin cậy 98,4%. Riêng biến F5 có tuyến tính đa biến được xác định như sau: Sig. bằng 0,374 lớn hơn 0,05 nên biến F5 SAT2 = β1*PTVC + β2*GCDVATTT+ không có ý nghĩa thống kê. β3*HDV + β4*CSLT+ β5*CSHT + β0 Trên cơ sở kết quả này, ta viết lại hàm hồi Kết quả tính toán các hệ số hồi quy được quy như sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 171
  7. Kinh tế & Chính sách SAT = 0.136*PTVC+ 0.38 * GCDVATTT+ thêm 1 điểm thì sự hài lòng của du khách tăng 0.11* HDV+ 0.154 * CSLT+ 3,362 thêm 0,154 điểm (tương ứng với hệ số tương 3.2.3. Thảo luận kết quả hồi quy quan chưa được chuẩn hoá là 0,154). * Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá * Hệ số hồi quy chuẩn hoá - Biến F1: có hệ số 0,136 quan hệ cùng Hệ số hồi quy chuẩn hoá cho biết mức độ chiều với SAT2 khi phương tiện vận chuyển đóng góp của từng biến độc lập đến nhân tố kết (PTVC) tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của quả. Trong mô hình này, mức độ ảnh hưởng du khách tăng thêm 0,136 điểm (tương ứng với của 4 nhóm nhân tố được xác định ở trên được hệ số tương quan chưa được chuẩn hoá là tính toán lại trong bảng 8. 0,136). Biến PTVC đóng góp 17,38%, biến - Biến F2: có hệ số 0,38 quan hệ cùng chiều GCDVATTT đóng gớp 48,78%, biến HDV với SAT2 khi giá cả dịch vụ và an toàn trật tự đóng góp 14,03%, biến CSLT đóng góp (GCDVATTT) tăng thêm 1 điểm thì sự hài 19,82%. Như vậy thứ tự ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách tăng thêm 0,38 điểm (tương lòng của du khách là GCDVATTT, CSLT, ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hoá PTVC và HDV. là 0,38). Thông qua các kiểm định, có thể khẳng định - Biến F3: có hệ số 0,11 quan hệ cùng chiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du với SAT2 khi hướng dẫn viên (HDV) tăng khách đối với dịch vụ du lịch sinh thái theo thứ thêm 1 điểm thì sự hài lòng của du khách tăng tự tầm quan trọng là GCDVATTT (giá cả dịch thêm 0,11 điểm (tương ứng với hệ số tương vụ và an toàn trật tự), CSLT (cơ sở lưu trú), quan chưa được chuẩn hoá là 0,11). PTVC (phương tiện vận chuyển) và HDV - Biến F4: có hệ số 0,154 quan hệ cùng (hướng dẫn viên). chiều với SAT2 khi cơ sở lưu trú (CSLT) tăng Bảng 8. Bảng hệ số hồi quy chuẩn hoá Biến độc lập Giá trị tuyệt đối % F1 0,192 17,38 F2 0,539 48,78 F3 0,155 14,03 F4 0,219 19,82 Tổng 1,105 100 Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS 3.3. Giải pháp góp phần phát triển du lịch du lịch sinh thái tại VQG. sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên Cần điều tiết lại giá cả các loại dịch vụ du Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và các lịch cho phù hợp hơn. Đồng thời cần ghi rõ giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du các sản phẩm, mặt hàng bày bán bằng nhiều lịch sinh thái tác giả đề xuất một số giải pháp loại ngoại ngữ khác nhau bên cạnh tiếng Việt phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên và tiếng Anh, điều này căn cứ vào xu thế phát như sau: triển của thị trường du khách. 3.3.1. Xác định giá cả dịch vụ hợp lý 3.3.2. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục Về giá cả dịch vụ tại các địa điểm du lịch vụ du lịch giữ vai trò quan trọng trong sự quay trở lại của Phát triển cơ sở vật chất trong đó chú ý tới du khách. Giá cả các dịch vụ chưa hợp lý cũng việc xây dựng cũng như tu bổ sửa chữa, nâng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cấp cơ sở lưu trú. Để bảo đảm lợi ích hài hòa việc lựa chọn và sự hài lòng của du khách với giữa các mục tiêu phát triển, VQG Cát Tiên 172 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017
  8. Kinh tế & Chính sách ngoài việc lập quy hoạch tổng thể phát triển du nghiệp vụ du lịch hơn. Đối với các xe vận lịch của Vườn cần xác định rõ mục tiêu, định chuyển khách du lịch tới các địa điểm tham hướng phát triển để xây dựng kế hoạch đầu tư quan cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng định hàng năm một cách khoa học và có tập trung kì để đảm bảo an toàn cho du khách. hơn. Do đó để DLST của Vườn phát triển, Cơ sở phục vụ các dịch vụ khác: Các công ngoài việc xây dựng cơ sở phục vụ lưu trú bên trình này tạo điều kiện bổ sung, tạo ra những kia bờ sông Đồng Nai, cần tổ chức nơi ở, nơi tiện nghi cho du khách đi lại và lưu trú tại cá làm việc cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các điểm du lịch. Do đó, cần phải xây dựng hệ nhà khoa học bên trong vùng lõi, tạo điều kiện thống bảo hiểm, các phương tiện bảo đảm an cho họ nghỉ ngơi, học tập và nghiên cứu. toàn sức khỏe tại các điểm, các tuyến du lịch. Về giao thông có vai trò đặc biệt đối với Hơn thế nữa, tại các điểm, các tuyến du lịch việc đẩy mạnh du lịch ở VQG Cát Tiên. Ở cần xây dựng các nhà vệ sinh tạm, các thùng phương diện này, mạng lưới giao thông và phát chứa rác để tránh tác hại ô nhiễm, đồng thời triển phương tiện giao thông là nhân tố hàng bảo đảm an toàn vệ sinh cho khách du lịch. đầu. Mặc dù Vườn là khu vực rất hấp dẫn với 3.3.3. Nâng cao chất lượng phương tiện vận khách du lịch, nhưng không thể khai thác được chuyển tiềm năng này khi các tuyến du lịch rất lầy lội, Các phương tiện bảo đảm an toàn sức khỏe không thể đi được vào mùa mưa. Điều kiện tại các điểm, các tuyến du lịch. giao thông quá khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn Các thuyền chở du khách cần cung cấp đầy đến việc phát triển du lịch. Do đó, số lượng đủ áo phao và nhân viên lái tàu cần yêu cầu, khách đến Vườn không nhiều và chỉ tập trung hướng dẫn du khách mặc áo phao khi ngồi vào mùa khô. Như vậy, để phát triển DLST ở thuyền. Cần có những quy định cụ thể về sức VQGCT cần xây dựng lại hệ thống giao thông chứa đối với các thuyền cho du khách, tránh trên các tuyến du lịch; xây dựng hệ thống nhà tình trạng dồn khách trên mỗi thuyền nhằm tạo nổi, cầu nổi ở những khu vực ngập lũ như Bàu sự rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo độ an toàn Sấu, Bàu Chim cao. Việc chạy thuyền bằng động cơ đã gây ra Về phương tiện vận chuyển: Cần phát triển những tiếng ồn, vì vậy cần hạn chế sử dụng và các phương tiện bảo đảm an toàn sức khỏe tại cần xem xét lại để thay thế bằng thuyền chèo các điểm, các tuyến du lịch. Các phương tiện tay. Đảm bảo tốc độ để du khách có thể quan vận chuyển cần đảm bảo an toàn cho du khách sát kỹ lưỡng và tạo sự an toàn cho du khách. như: Các thuyền chở du khách cần cung cấp Đào tạo nhân viên lái xuồng máy và nhân viên đầy đủ áo phao và nhân viên lái tàu cần yêu chèo xuồng tay có tính chuyên nghiệp hơn, có cầu, hướng dẫn du khách mặc áo phao khi ngồi nghiệp vụ du lịch hơn. thuyền. Cần có những quy định cụ thể về sức Đối với các xe vận chuyển khách du lịch tới chứa đối với các thuyền cho du khách, tránh các địa điểm tham quan cần phải được kiểm tình trạng dồn khách trên mỗi thuyền nhằm tạo tra, bảo dưỡng định kì để đảm bảo an toàn cho sự rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo độ an toàn du khách. cao. Việc chạy thuyền bằng động cơ đã gây ra 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch những tiếng ồn, vì vậy cần hạn chế sử dụng và Phát triển nguồn nhân lực trong đó có việc cần xem xét lại để thay thế bằng thuyền chèo đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn tay. Đảm bảo tốc độ để du khách có thể quan viên DLST giữ một vai trò quan trọng để giúp sát kỹ lưỡng và tạo sự an toàn cho du khách. DLST khác biệt so với các loại hình du lịch Đào tạo nhân viên lái xuồng máy và nhân viên khác. Vì họ là những người truyền đạt, diễn chèo xuồng tay có tính chuyên nghiệp hơn, có giải đến du khách về công tác giáo dục, bảo vệ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 173
  9. Kinh tế & Chính sách môi trường và bảo tồn cảnh quan; hơn nữa họ hơn, những công việc quản lý, vì những công còn là người giới thiệu đến du khách về những việc này người địa phương có kinh nghiệm và nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. sự hiểu biết của họ sẽ góp phần không nhỏ để Vì vậy hướng dẫn viên du lịch phải là những nâng cao chất lượng du lịch. Hơn nữa, cần tạo người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin điều kiện cho nhân dân địa phương vùng phụ về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, cận tham gia vào các hoạt động dịch vụ như: văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu cho thuê phương tiện đi lại, cho thuê nhà ở, một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du hợp tác trong các hoạt động “home stay”, bán khách về vấn đề mà họ quan tâm. Để làm tốt quà lưu niệm khuyến khích họ phát triển công tác này, Vườn cần tổ chức các lớp tập những ngành nghề truyền thống tại địa huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, mời các phương. Ngoài ra, tiền thu được từ hoạt động chuyên gia về sinh thái học bồi dưỡng cho đội du lịch sẽ góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ ngũ hướng dẫn viên những kiến thức cơ bản về tầng cho vùng phụ cận như: đường sá, trường sinh thái học nhằm hướng tới một đội ngũ làm học, trung tâm y tế, trung tâm thể thao Có công tác du lịch chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt như thế, đời sống của nhân dân địa phương Vườn cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du vùng phụ cận mới được nâng cao và họ sẽ là lịch có trình độ ngoại ngữ. người bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, Tâm lý chung của khách du lịch là muốn bảo vệ môi trường sinh thái, ra sức ủng hộ khám phá, tìm hiểu những cái mới lạ, đến DLST, thậm chí bảo vệ địa điểm khỏi bị săn những nơi hoang dã, nhưng lại thiếu thông tin. bắt trộm hoặc các xâm phạm khác. Ngược lại, Vì vậy, Vườn cần phải xây dựng các bảng chỉ nếu cư dân phải chịu thiệt thòi mà không nhận dẫn, in ấn các tờ rơi, các tài liệu thông tin cho được đền bù họ thường chống đối DLST và có du khách. Các loại thông tin mà Vườn cần thể cố tình hoặc không cố tình gây thiệt hại đến quảng bá là: Danh mục các loài chim, danh sự hấp dẫn du lịch. mục các loài thú, các tuyến du lịch trong 3.3.5. Tăng cường công tác giáo dục môi Vườn, băng ghi hình giới thiệu về VQG Cát trường và bảo tồn cảnh quan Tiên, những kiến thức sinh thái học mà du Tổ chức tuyên truyền và phát tài liệu cho khách sẽ được cung cấp, các phương tiện đi lại, người dân và học sinh các xã vùng đệm về bảo giá cả của mỗi tuyến Trong mỗi tuyến, du tồn đa dạng sinh học và tuyên truyền nâng cao khách cần được biết khái quát một số điểm sẽ nhận thức về bảo vệ môi trường và công tác tham quan, những gì du khách sẽ thấy, một số bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng. hình ảnh minh họa. Đẩy mạnh hơn nữa công Tổ chức lễ phát động phong trào nói không tác tuyên truyền, quảng bá các điểm du lịch, với túi nilon và hạn chế sử dụng chai PET tại các tuyến du lịch trong Vườn trên các phương Vườn vào ngày 19/5, đồng thời triển khai thực tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình, hiện thí điểm tại khu Trung tâm văn phòng website ). Đây là tiền đề để xác định thương Vườn và tại Bến phà vào Vườn. Chương trình hiệu du lịch của Vườn ở Việt Nam và trên thế đã được toàn Vườn và các hộ dân có liên quan giới hưởng ứng tham gia cam kết thực hiện. Đối với nhân dân địa phương vùng phụ cận: Đẩy mạnh hoạt động tuần tra và cứu trợ các Đào tạo và sử dụng nhân viên du lịch là người loài động thực vật gặp nguy hiểm. Hướng dẫn địa phương. Việc sử dụng người địa phương viên cần lồng ghép giáo dục môi trường và bảo vào hoạt động du lịch không chỉ là những việc tồn cảnh quan khi hướng dẫn du khách. Ngoài làm có thu nhập thấp, theo mùa hoặc nghề tạp ra, cần có những thông báo, biển báo để nhắc vụ mà nên giao cho họ những công việc cao nhở du khách gìn giữ cảnh quan và môi trường. 174 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017
  10. Kinh tế & Chính sách Tổ chức các hoạt động hưởng ứng giờ trái xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch đất qua hình thức: cắt điện toàn cơ quan 1 giờ sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên với thứ vào buổi tối, sinh hoạt lửa trại, tuyên truyền tự ưu tiên của các giải pháp theo mức độ ảnh qua thư ngỏ, tờ rơi, chiếu phim về môi trường. hưởng của các nhân tố. IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên là Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN về việc Quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu rất cần thiết sẽ giúp cho ban quản lý phát huy bảo tồn thiên nhiên. được các thế mạnh của vườn quốc gia đồng 2. Nguyễn Thế Chinh (2003). Kinh tế và quản lý thời đưa ra được các giải pháp nâng cao sự hài môi trường. NXB. Thống kê, Hà Nội. lòng của khách du lịch tới du lịch sinh thái của. 3. Nguyễn Đình Hòa (2004). Du Lịch sinh thái - Nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển. định mô hình biểu thị mối quan hệ giữa các 4. Đinh Phi Hổ (2011). Phương pháp nghiên cứu định nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát khách với phát triển du lịch sinh thái tại Vườn triển-nông nghiệp. NXB. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh. quốc gia Cát Tiên. 5. Chế Đình Lý (2006). Du lịch sinh thái. Viện Tài Nghiên cứu đã khảo sát bằng bảng hỏi cho nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP. HCM. 6. Tô Đình Mai (2007). Nghiên cứu cơ sở khoa học 152 khách du lịch tại Vườn và đã sử dụng các về giá rừng và ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Đề mô hình phân tích nhân tố khám phá cho việc tài định giá rừng ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu xác định được các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch 7. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ. Báo sinh thái bao gồm: cơ sở hạ tầng, an ninh trật cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010-2020. tự và an toàn, phương tiện vận chuyển, cơ sở 8. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh học (IERB). lưu trú, giá cả dịch vụ ăn uống, mua sắm và Chiến lược bảo tồn và quản lý vườn Quốc gia Cát Tiên giải trí và hướng dẫn viên du lịch. Trên cơ sở 2011-2015. các nhân tố ảnh hưởng, bài viết cũng đã đề APPLIED THE EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS METHOD IN ASSESSMENT OF VISITOR’S SATISFACTION FOR ECOTOURISM SERVICES IN CAT TIEN NATIONAL PARK Tran Thanh Cong1, Bui Thi Minh Nguyet2 1Vietnam National University of Forestry - Southern Campus 2Vietnam National University of Forestry SUMMARY Assesment on the satisfaction of visitors on ecotourism services at Cat Tien National Park is intergral because it is the basis for proposing solutions contributing to the development of ecotourism. To reach this goal, the authors have conducted the survey of 152 tourists at Cat Tien National Park. The results of using Exploratory Factor Analysis method showed that some factors: (1) infrastructure, (2) security and safety (3) transport, (4) accommodation, (5)food and shopping and entertainment costs, and (6) travel guidesthat significantly; have influenced ecotourism development at Cat Tien National park. These results can be used not only as a principle for proposing solutions to develop ecotourism in Cat Tien National Park but also other National parks in Vietnam. Keywords: Assessment of satisfaction, Cat Tien National Park, ecotourism, exploratory factor analysis. Ngày nhận bài : 28/10/2017 Ngày phản biện : 17/11/2017 Ngày quyết định đăng : 04/12/2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH Ệ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 175