Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục đạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
pdf 174 trang Khánh Bằng 29/12/2023 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfthuyet_tam_tong_tu_duc_trong_nho_giao_va_anh_huong_cua_no_do.pdf
  • pdfnguyen_thi_van_vi_5016_239529.pdf

Nội dung text: Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

  1. 7 Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 tên tài liệu. Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286). Đây là một bản viết tay, có niên đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn. Cuốn này chép những bài học kinh nghiệm trong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cần kiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyện rượu chè Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong gia đình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội (quan hệ láng giềng, bạn bè). Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính cho con trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình gia huấn). Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174]. Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử. Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan. Quan niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quan niệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Chính vì vậy, tư tưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135] có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam. Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thử thách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không còn khả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời”. Tác giả khẳng định: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướng của Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng của phụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sức truyền bá chữ “trinh”. Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là
  2. 8 thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của người vợ. Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nên trách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý. Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết không dám khác”. Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hung bạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515]. Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, con người trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả cho rằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷ XIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135, tr.424]. Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giả khẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục và pháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết là bao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ để phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Các xã trưởng phải có trách nhiệm giảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám công sở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến. Đối với những người con hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đến chết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức. Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432]. Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đến những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình. Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình. Nhưng xuất phát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ, Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng. Bên cạnh đó, tác giả
  3. 9 cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng. Tác giả cũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của người phụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải trau dồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó là tiểu nhân và phụ nữ. Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35] đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Ở đây, tác giả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của người phụ nữ. Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyền gia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, người phụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng trong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng. Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó là truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148]. Theo Nho giáo, người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ được phép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợ chồng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáo lại đặt chữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản để xây dựng hạnh phúc [tr.149]. Cuốn Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn (chủ biên) [33] là tác phẩm trình bày khá đầy đủ quan niệm của Nho giáo về vị trí, vai trò và đạo đức của người phụ nữ, sự ảnh hưởng của các quan niệm đó đối với người phụ nữ Việt Nam. Cuốn sách này chỉ ra các điều luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong Nho giáo. Tác giả cũng đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá đáng lưu ý. Đó là địa vị của người phụ nữ Việt Nam cao hơn so với phụ nữ Trung Quốc và tính gia trưởng trong gia đình Việt Nam không cực đoan như tính gia trưởng của gia đình Trung Quốc mà nguyên
  4. 10 nhân sâu xa của nó là gia đình Việt Nam nhỏ và gia đình Trung Quốc là gia đình lớn. Tác giả đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nhật Bản là Insun Yu để lý giải điều này. Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời sống xã hội Việt Nam để cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư tưởng này đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ để phù hợp với đặc trưng riêng của người Việt Nam. Cuốn Nho giáo ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam [174] là tổng hợp các bài báo cáo của Hội thảo quốc tế Nho giáo ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan Cuốn sách có ba phần chính: quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam; thư tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Những nội dung trên đều khẳng định một điều là Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội Việt Nam. Trong số các bài viết tham gia Hội thảo, bài viết: Sách gia huấn và vấn đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam của Đỗ Thị Hảo đã đề cập tới thuyết tam tòng, tứ đức. Tác giả đưa ra thuyết tam tòng, tứ đức mà người phụ nữ Việt Nam phải thực hiện, điều này được trích dẫn rất rõ trong các tác phẩm gia huấn (những lời răn dạy đạo đức trong gia đình). Đỗ Thị Hảo đã thống kê các bài gia huấn trong đời sống xã hội của nước ta và đề cập vấn đề người phụ nữ trong xã hội Việt Nam bị coi thường. Đó là tâm lý trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam thượng nữ ti; phụ nữ là đối tượng khó dạy bảo. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra các nhục hình mà người phụ nữ phải chịu khi bị phạm tội (trong thời Nguyễn): “Gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông hoặc voi giày” [174, tr.230]. Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương [2] tập trung trình bày các đặc điểm kinh tế, chính trị, đời sống xã hội theo nếp cũ của người Việt Nam. Công trình đề cập tới vị trí, vai trò, đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại quan niệm trọng nam
  5. 11 khinh nữ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, luôn luôn phải chịu thuận theo thuyết tam tòng. Mặt khác, tác giả thừa nhận vị trí của người đàn bà Việt Nam cao hơn người đàn bà Trung Quốc. Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam [112] đã chỉ ra các khúc xạ của Nho giáo khi vào Việt Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội Việt. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà Nho Việt Nam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn, nhân bản hơn. Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều mặt đối với văn hóa Việt Nam. Bài viết Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống của Tú Hoan [57] có những đánh giá sắc sảo về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống. Gia đình là một phạm trù lớn trong Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng triết học. Trong Ngữ luân: “Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ, Anh - Em, Bạn bè” thì có đến hai cương nói về gia đình, trong ngũ luân: “quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu” có đến ba luân nói về gia đình. Có lẽ cũng bởi vì Nho giáo là một học thuyết chính trị nên Nho giáo coi gia đình như là một quốc gia thu nhỏ và để điều hành được đất nước trước hết phải điều khiển được gia đình (Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ). Những mối quan hệ gia đình phức tạp này cứ dai dẳng đeo bám người phụ nữ, khổ lắm, nhưng vẫn cắn răng chịu đựng cũng bởi tam tòng. Sống trên cương vị người vợ, người con dâu, người phụ nữ càng phải uốn mình để đạt tứ đức. Nhưng dù thế nào, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng vẫn rất quan trọng. Vị trí và thân phận của người phụ nữ không quá thấp và bị coi rẻ như phụ nữ trong luân lý Nho giáo hoặc phụ nữ trong các mô hình gia đình ở các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo. Đây có thể nói là một sự tiến bộ về văn hóa, một sự tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở có sự hòa hợp với các yếu tố văn hóa bản địa của người Việt Nam chúng ta. Đây là cái tài của người Việt Nam trong việc “bán địa hóa” văn hóa bên ngoài. Nhìn chung các công trình trên đã phân tích những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo, làm sáng tỏ nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức và một số ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
  6. 12 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY Thứ nhất, những công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên [76] bao gồm 18 bài viết của các tác giả tập trung vào các vấn đề nguồn gốc, đặc trưng của đạo đức phong kiến Việt Nam; một số tàn dư của đạo đức phong kiến ảnh hưởng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay; những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục. Một trong những tàn dư của đạo đức phong kiến liên quan đến phụ nữ đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ trong các mặt của đời sống xã hội. Khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ là cả một quá trình làm thay đổi ý thức đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần của xã hội. Thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động của các lĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một tiêu chí của sự phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên, nhận thức đúng về quan điểm đó đã khó, thực hành nó trong cuộc sống càng khó hơn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xoá bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới thực hiện nam nữ bình đẳng. Nguyễn Bình Yên trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [189], đã chỉ ra những tiêu cực cơ bản của tư tưởng phong kiến Việt Nam và ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, lối sống; trong nhận thức, thực hiện dân chủ; trong thế giới quan và phương pháp tư duy. Một trong những tiêu cực của tư tưởng phong kiến đó chính là “Đạo đức phong kiến Việt Nam có đặc trưng là địa vị, tôn ti trật tự nặng nề, bè phái cục bộ, trọng nam khinh nữ, xem thường lớp trẻ, đạo đức giả” [189, tr.87]. Và đặc biệt khi nói về những tư tưởng tiêu cực đó đối với phụ nữ tác giả đã cho rằng “trọng nam khinh nữ là một đặc
  7. 13 trưng của đạo đức phong kiến. Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuất hiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dưới chế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94]. Theo tác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độ phong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố. Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94]. Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức. Đặc biệt trong tứ đức, tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sống trong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết. Tư tưởng này đã giam hãm, ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình. Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trong thời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiện nay. Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay. Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đức như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vô cùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệt đối với người phụ nữ. Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáo vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Nó tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội thể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánh giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135]. Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đề cập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối với làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước là những quy định của làng xã đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tế và đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chất làng xã). Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo
  8. 14 như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định trong hương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ. Tác giả cho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được tham dự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếu không chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng Tuy những quy định đó là để giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làng đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả khác. Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm hạnh. Hương ước làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An soạn năm 1638 có điều ước sau: “Người ta lấy luân lý làm trọng, nghĩa là người làm cha thì tính nết hiền hành, phận làm con thì thờ cha mẹ cho có hiếu, làm anh thì ăn ở với em cho thuận hòa, làm em thì cung kính với anh, chồng nói thì vợ nghe. Làm người cần cư xử là thế, nếu không chẳng khắc gì loài cầm thú”. Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửa hoang, nếu phạm vào luân thường và người đàn bà đang có tang hoặc có chồng thì phạt 12 quan tiền”. Trong quan hệ gia đình, làng xã khẳng định quyền nam giới, quyền của người cha trong gia đình. Nam giới mới là thành viên chính thức đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, và chỉ có người cha mới có quyền cao nhất trong quản lý gia đình. Bởi thế, con cái phải có trách nhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo cha mẹ, ông bà. Các quan hệ gia đình này mở rộng ra dòng họ, chỉ có nam giới mới được vào giáp, được ra đình trung, được chia ruộng và chịu nghĩa vụ nhà nước. Bài Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình của Nguyễn Thị Kim Loan [84] đưa ra quan niệm của Nho giáo về quan hệ vợ chồng, chuyện dựng vợ gả chồng là do cha mẹ toàn quyền quyết định nên hôn nhân “chỉ là việc hoàn thành một nghĩa vụ cao cả
  9. 15 nhất đối với gia tộc là sinh con nối dõi tông đường”; “mất vợ còn có thể lấy vợ khác, thậm chí nhiều vợ khác, chứ mất anh em thì lấy gì để thay thế”. Người phụ nữ trong Nho giáo có một vị trí thật thấp bé và phụ thuộc. Khổng Tử nói: “Đàn bà thì núp theo chồng, cho nên không được phép quyết định việc gì. Có ba điều phải theo: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con, không dám theo ý riêng mình”. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả cũng khẳng định rằng lối ứng xử như vậy của Nho giáo trong quan hệ vợ chồng thật xa lạ với người Việt bình dân và đưa ra nguyên nhân là Nho giáo vào Việt Nam đã bị khúc xạ để hợp với văn hóa người Việt. Bài Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam của Tôn Diễn Phong [117] đăng trên tạp chí Hán Nôm đã chỉ ra ba điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam với người phụ nữ Trung Quốc. Một là, tác dụng của phụ nữ Việt Nam không đóng khung trong nội bộ gia đình. Họ có thể tham gia một số hoạt động kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh như mở hiệu buôn, mở hàng ăn, làm xưởng gia công Việc chợ búa, buôn bán phần nhiều do phụ nữ đảm nhiệm. Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình không thể thiếu phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ Việt Nam không đứng ngoài hoạt động xã hội. Hai là, trong gia đình, phụ nữ Việt Nam không phải tất cả đều nghe lời nam giới. Trái lại, họ có quyền, có tiếng nói trong công việc gia đình, đối với những việc trọng đại, cả vợ lẫn chồng đều cùng nhau bàn bạc. Do mua bán là việc của phụ nữ, nên kinh tế gia đình phần nhiều do phụ nữ quản lý. Ba là, trong việc hôn nhân, nam nữ Việt Nam rõ ràng có bình đẳng hơn. Điều này thể hiện rõ trong bộ Luật Hồng Đức. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến Việt Nam, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội nào chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia càng lớn thì sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ càng nặng nề, địa vị xã hội của họ càng thấp kém hơn. Như gia đình các hoàng tộc, quan lại, Nho sĩ chẳng hạn. Còn phụ nữ trong các gia đình bình dân do chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia tương đối ít, nên sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ cũng tương đối ít.