SKKN Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non

Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng
cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại .
Chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận
dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ.
pdf 35 trang Khánh Bằng 28/12/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_nhung_thi_nghiem_khoa_hoc_vao_cong_tac_giao_du.pdf

Nội dung text: SKKN Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non

  1. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh CHUẨN BỊ - 2 chai nhỏ trong, 2 sợi dây - 1 vại trong lớn đầy nước, 2 lọ màu thực phẩm TIẾN HÀNH Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này Bước 2: - Cho trẻ quan sát nứơc nóng và nước lạnh trong 2 ca nhựa. Cho trẻ phân biệt 2 loại nước trên ( bằng cách: sờ thành ca hoặc quan sát hơi nước từ ca nước nóng bốc lên, hoặc đậy nắp 2 ca nhựa khi mở nắp ra, ca nước nóng sẽ đọng hơi nước trên nắp ca ) Bước 3: - Cô cho trẻ quan sát cô làm: - Cột sợi dây quanh cổ chai nhỏ. Hỏi trẻ cô cột như thế để làm gì? Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  2. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Cô đổ nước lạnh vào đầy cái vại trong lớn - Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ và nhỏ vào vài giọt màu thực phẩm - Cho trẻ đoán cô sẽ làm gì tiếp - Cô cẩn thận thả chai nhỏ vào cái vại lớn. Cho trẻ quan sát chuyện gì xảy ra( nước màu trong cái lọ không tan ra ngoài) Bước 4: - Cô làm tương tự cô đổ đầy vào lọ nhỏ thứ 2 nứơc nóng và nhỏ vài giọt màu thực phẩm - Và cũng thả từ từ vào vại nước , trẻ sẽ quan sát hiện tượng gì xảy ra ( nước màu trong cái vại nhỏ từ từ dâng lên như 1 núi lửa) và trẻ đoán xem nó giống hiện tượng gì trong tự nhiên(núi lửa) - Hỏi trẻ tại sao nước lạnh trong lọ đầu không dâng lên mà lọ nước nóng nước màu lại dâng lên? * Giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên mặt vại Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  3. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Trẻ quan sát tiếp:một lát sau, nước trong 2 vại đều đồng màu với nhau * Giải thích: nước nóng nguội xuống trộn đều với nước lạnh nên màu hoà lẫn vào nhau 5. QUE DIÊM THẦN BÍ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ quan sát và nhận biết được các đặc tính của cục đường và xà phòng trong nước : cục đường hút nước, cục xà phòng làm d•n lớp da bề mặt nước. CHUẨN BỊ - Que diêm, chậu nước sạch. - Xà phòng, cục đường. TIẾN HÀNH Bước 1: - Cẩn thận đặt các que diêm trên mặt nước. Bước 2: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  4. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Nhúng cục đường vào giữa chậu, hỏi trẻ xem hiện tượng gì xảy ra ( các que diêm sẽ chạy về phía cục đường ) Bước 3: - Cô tiếp tục nhúng cục xà phòng vào giữa chậu. Cho trẻ quan sát và đưa ra nhận xét ( Các que diêm sẽ chạy xa cục xà phòng ) * Giải thích: Khi đặt cục đường vào giữa chậu, nó hút nước vào. Một dòng nước nhỏ chảy về phía cục đường kéo theo các que diêm. Còn khi đặt cục xà phòng vào giữa chậu, nó làm d•n lớp da bề mặt nước ( làm yếu sức căng bề mặt nước ) khiến các que diêm bị đẩy ra xa. *KHáM PHá Về KHÔNG KHí: 1. Nến CHáY NHờ KHí Gì? * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh - Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt * CHUẩN Bị: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  5. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Nến , hộp quẹt - Đất sét dẻo - Chậu nước - Vại thuỷ tinh lớn và nhỏ * TIếN HàNH: Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đ• chuẩn bị - Hỏi trẻ: gắn nến lên đĩa bằng cách nào? - Sau khi gắn xong đặt đĩa nến vào 1 cái chậu thuỷ tinh Bước 2: - Cô đổ nước vào trong chậu thuỷ tinh. Nến phải cao hơn so với mặt nước. Hỏi trẻ: vì sao cây nến phải cao hơn mặt nước?( để khi đốt nến lên, nến không bị nước làm tắt ) - Cô lấy vại thuỷ tinh nhỏ ( cao hơn cây nến ). Gắn vào đầu mép lọ 2 cục đất sét to. - Hỏi trẻ: cô sẽ làm gì tiếp? Bước 3: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  6. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Cô thắp nến lên. - Cô đặt lọ úp lọ thuỷ tinh lên cây nến. Dùng bút lông đánh dấu mặt nước dâng lên trong lọ thuỷ tinh. - Hỏi trẻ: vì sao phải gắn đất sét vào miệng lọ thuỷ tinh?( để nước tràn vào lọ) - Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: cây nến cháy một lúc rồi sẽ tắt. Và nước trong lọ sẽ dâng cao lên trong lọ thuỷ tinh * Giải thích: khi nến cháy,nó chỉ lấy khí oxi trong lọ. Khi khí oxi cháy hết thì nến tắt, nước bị khí áp bên ngoài đẩy lên trong lọ. - Cho trẻ thí nghiệm tương tự với lọ thuỷ tinh nhỏ hơn và to hơn. Quan sát và rút ra kết luận Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  7. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com 2. cuộc chạy đua cua ba cây nến * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh - Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt. - Trẻ rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ? * CHUẩN Bị: - 3 cây nến, bật lửa. - 2 vại thuỷ tinh lớn và nhỏ * TIếN HàNH: Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đ• chuẩn bị Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  8. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào? - Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được đậy bởi 1 cái vại nhỏ. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy lâu hơn ? Bước 2: - Cô tiếp tục đốt 1 cây nến nữa và úp lên bởi cái vại lớn. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cho trẻ dự đoán cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây nến ? Bước 3: - Cô cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong vại tắt dần. Cho trẻ rút ra kết luận. * Giải thích : Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi hai cây nến ở trong vại đ• tắt. Cây nến trong vại lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến trong vại nhỏ. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  9. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com 3. Những cái chai ca hát * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Cần cho trẻ nhận biết không khí rung động tạo thành âm thanh. - Khi thổi vào thuỷ tinh hay thổi ngang qua miệng chai làm cho không khí bên trong rung động. Số lượng không khí trong các chai không giống nhau sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. * CHUẩN Bị: - 4 chai : 1 chai không, 3 chai đựng 3 lượng nước khác nhau. - 1 cái muỗng Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  10. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com * TIếN HàNH: Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đ• chuẩn bị - Hỏi trẻ: đoán xem cô dùng các đồ dùng đó làm gì. Bước 2: - Cô cho trẻ xếp các chai thành hàng. Chai đầu tiên để không. Đổ một ít nước vào chai thứ 2. Chai thứ 3 cho nhiều nước hơn một tí, chai thứ 4 càng nhiều hơn. ( Có thể làm như vậy với nhiều chai, chai cuối cùng đổ gần đầy miệng ) Bước 3: - Cho trẻ dùng chiếc muỗng gõ vào các chai hoặc thổi ngang qua miệng chai. Lắng nghe các âm thanh khác nhau. - Cô có thể tạo một đoạn nhạc ( âm thanh có tính tiết tấu ) cho trẻ thấy được sự thú vị của sự rung động trong không khí. - Cho trẻ thử chơi tạo nhạc. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  11. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  12. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com 4. làm một chiếc tàu ngầm * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng và công dụng của tàu ngầm. - Trẻ nhận biết được : không khí nhẹ hơn nước. Từ đó hiểu được làm thế nào tàu ngầm nổi trên mặt nước. - Hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách làm một tàu ngầm đồ chơi ứng dụng từ hiểu biết trên về không khí và nước. * CHUẩN Bị: - 1 chai cổ hẹp bằng nhựa dẻo ( Ví dụ : vỏ chai nước rửa bát, dầu gội đầu ) - Đất sét dẻo. - 1 ống nhựa. - Mấy đồng tiền, băng keo. * TIếN HàNH: Bước 1: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  13. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Cho trẻ xem hình ảnh về 1 chiếc tàu ngầm, trò chuyện với trẻ về tàu ngầm. Bước 2: Cô hướng dẫn trẻ cách làm tàu ngầm - Cắt hai ba lỗ nhỏ bên hông chai. Dùng băng keo dán hai hay ba đồng tiền vào cùng phía của chai ( Mấy đồng tiền này dùng làm quả cân giúp cho tàu lặn xuống được ). - Ráp ống nhựa vào cổ chai và hàn lại bằng đất sét. - Thả tàu ngầm vào chậu và để cho nước chảy vào. - Thổi qua ống nhựa để ép không khí vào tàu. Khi thổi, nước sẽ bị tống ra, qua những lỗ dưới đáy. - Khi tàu bắt đầu đầy không khí, nó sẽ từ từ nổi lên mặt nước. Ta có thể làm cho nó nổi lên lặn xuống bằng cách thay đổi lượng không khí bên trong Bước 3: - Cô cho trẻ lên chơi thử * Giải thích : Không khí nhẹ hơn nước. Nên khi thổi không khí vào đầy tàu ngầm, nó nhẹ hơn nước và nổi lên. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  14. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  15. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com 5. làm một cái máy phun cây * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng và công dụng của máy phun cây, bình xịt nước hoa. - Trẻ hiểu được : khi bơm ( thổi ) không khí qua một ống dẫn trên thì sẽ tạo ra 2 luồng không khí vừa hút và vừa đẩy nước ra. * * CHUẩN Bị: - 2 ống nhựa. - 1 cốc nước. * TIếN HàNH: Bước 1: - Cho trẻ xem bình phun nước cho cây và bình xịt nước hoa. Thử cho trẻ xịt nước, cho trẻ thử đưa ra giả thuyết để giải thích hiện tượng. Bước 2: Cô hướng dẫn trẻ cách làm một máy phun cây. - Đặt một ống đứng thẳng trong ly nước. ống phải cao hơn ly một ít. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  16. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Để ống thứ 2 thẳng góc với ống kia ( như hình vẽ ). - Thổi vào ống thứ 2 và nhìn vào mực nước trong ống kia. Nếu thổi nhẹ sẽ thấy nước lên ít. Nếu thổi mạnh, nước sẽ lên đầu ống và làm thành một tia bụi nước. Bước 3: - Cô cho trẻ lên chơi thử * Giải thích : Không khí chuyển động khi thổi qua đầu ống nhựa sẽ chia thành các luồng không khí, vừa tạo sức hút nước lên trên ông nhựa, vừa tạo thành luồng không khí đẩy nước về phía trước. Máy phun cây và bình xịt nước hoa cũng nhờ các lực từ tay bóp không khí vào để phun nước ra. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  17. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com * KHáM PHá Về áNH SáNG 1. THả Cá VàO CHậU * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Trẻ nhận biết với tốc độ nhanh, ánh sáng có thể làm ta không nhận rõ được các vật * CHUẩN Bị: - Vẽ hình 1 con cá và 1 cái chậu lên 2 mặt bìa hình tròn bằng nhau - 1 cây que, băng keo * TIếN HàNH: Bước 1: - Dùng băng keo dán dính 2 miếng bìa con cá và cái chậu , kẹp cây que ở giữa Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  18. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Bước 2: - Kẹp cây que vào lòng bàn tay. Xoay que chạy tới chạy lui thật nhanh. Bạn sẽ thấy con cá xuất hiện trong cái chậu - Có thể cho trẻ làm nhiều hình khác nhau: con chim và cái lồng, con khỉ và cành cây 2. LàM MộT CầU VồNG *MụC ĐíCH YÊU CầU: - ánh sáng đi xuyên qua nước( chất trong suốt) * CHUẩN Bị: - Một cái chậu, 1 miếng bìa trắng. - Kính soi, kính lúp * TIếN HàNH: Bước 1: - Chọn 1 ngày trời nắng, đổ nước đầy vào trong 1 cái chậu Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  19. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Để cái gương vào trong chậu nước. Để làm sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào trong gương Bước 2: - Đưa miếng bìa trắng ra trước cái gương và di chuyển nó cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa ( hoặc điều chỉnh vị trí gương cho đúng). Khi gương và tấm bìa đ• đúng vị trí , ta có thể dùng đất sét gắn chặt cái gương lại. - Hỏi trẻ: thấy hình gì trên tấm bìa? - Khi nào thì mới có cầu vồng? * Giải thích: ánh sáng mặt trời rọi vào cái gương qua lớp nước bị tách ra thành các luồng sáng ( các màu ), phản chiếu ngược lại lên tấm bìa khiến ta nhìn thấy 1 hình ảnh giống như cầu vồng. Bước 3: - Thử thêm: để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa. - Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất * Giải thích: do ánh sáng phản chiếu lên tấm bìa bị chặn bởi kính lúp tạo thành một luồng sáng trắng ( mất màu ) nên cầu vồng biến mất. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  20. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com KHÁM PHÁ VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG 1. TRÒ ĐỐ QUẢ TRỨNG QUAY MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết khi một vật đứng yên rồi bất ngờ chuyển động sẽ ng• về phía sau. Hoặc khi đang chạy dừng lại đột ngột thì sẽ bị chúi về phía trước ( quán tính) CHUẨN BỊ - 1 quả trứng luộc và 1 quả trứng sống - 2 cái dĩa TIẾN HÀNH Bước 1: - Cho trẻ quay tròn cùng lúc 2 cái trứng sống và luộc - Cho trẻ quan sát và đoán xem là quả trứng sống hay quả trứng luộc quả nào quay lâu hơn ( quả trứng quay lâu hơn là quả trứng luộc) * Giải thích: lòng đỏ ( trứng sống) có ruột là một khối chất lỏng sẽ dễ bị dồn về trước hoặc sau khi quay hơn lòng đặc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  21. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com ( trứng luộc). Sự kiện này làm chậm quả trứng sống lại nên nó ngừng quay trước quả trứng luộc. Bước 2: - Cho trẻ quay cùng lúc 2 quả trứng rồi dùng tay giữ chúng lại rồi thả ngay ra. - Cho trẻ quan sát và đoán xem quả trứng nào quay lâu hơn ( quả trứng sống quay lâu hơn, quả trứng luộc thì đứng yên) * Giải thích: khi chặn 2 quả trứng lại và thả ra thì chất lỏng trong quả trứng sống vẫn còn chuyển động. Sự vận chuyển này khởi động cho quả trứng quay lại. * Mở rộng: Khi đi xe, nếu xe khởi động đột ngột. Sức quán tính của bạn kéo bạn giật ngược lại đằng sau( bạn chưa chuyển động và thân thể bạn muốn ở yên). Nếu người lái xe dừng lại đột ngột, bạn sẽ bị chúi người về phía trước ( vì quán tính của bạn cưỡng lại sự dừng, thân thể bạn không muốn dừng Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  22. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com chuyển động). Nịt ghế giúp giữ cho bạn vượt qua sức quán tính của bản thân và giữ chặt bạn với ghế ngồi 2. Làm một cái bập bênh bằng Nến * MụC ĐíCH YÊU CầU: - Trẻ nhận biết khi các vật có thể thăng bằng khi trọng tâm của chúng đứng thẳng hoặc ở vào thế thăng bằng. Khi giọt sáp nến rơi xuống sẽ làm dịch chuyển điểm thăng bằng và làm cho các đầu nến lên xuống. Điều đó tạo thành bập bênh. * CHUẩN Bị: - 1 cây nến - Đất nặn, dây thép cứng *TIếN HàNH: Bước 1: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  23. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Cho trẻ cạo bớt ít sáp ở đuôi nến để cho dây đốt thòi ra. - Cho trẻ đo cây nến để tìm điểm giữa và cắm dây thép gắn vào 2 cột đất nặn. Bước 2: - Cô đặt cái bập bênh lên khay và thử lại cho nó thăng bằng. Sau đó cô đốt lửa cả 2 đầu. Bước 3 : - Cho trẻ quan sát hiện tượng và giải thích. Giải thích : Trước khi thắp nến, điểm thăng bằng ở chính giữa. Khi một giọt sáp từ một đầu rơi xuống thì điểm thăng bằng chuyển sang bên kia và cái bập bênh chúc xuống. Nếu cây nến nhỏ một giọt bên này và một giọt bên kia, cái bập bênh sẽ lên xuống khi điểm thăng bằng di chuyển từ phía này sang phía kia III. Kết quả ứng dụng : Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  24. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn. IV. BàI học kinh nghiệm : Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những tri thức về khoa học trong công tác giảng dạy của mình. Những điều kì thú trong khoa học vô cùng phong phú, song không phải bất cứ hiện tượng khoa học vui nào cũng có thể ứng dụng trong việc dạy trẻ mầm non. Việc lựa chọn cũng như thực hiện những thí nghiệm khoa học phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua đó giáo dục trẻ biết tự Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  25. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com khám phá trong khả năng của mình, tránh những trường hợp tò mò hiếu động gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trên đây tôi mới chỉ đưa ra được một số thí nghiệm nhỏ, mong có được sự góp y của các cấp l•nh đạo và các đồng nghiệp để phần sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai