SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi

- Khoa học đã ng cứu về đặc điểm TSL lứa tuổi chúng ta thấy trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ . Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh.
- Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “ Tại sao” với chúng ta.
ppt 15 trang Khánh Bằng 29/12/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_tuoi.ppt

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi

  1. Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt: - Trên 80% trẻ đã nói trọn câu: VD“ Cô ăn cơm – Con mời cô ăn cơm” Và nói rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp, có nhiều cháu trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Các cháu đọc thơ đã hay hơn. Các giờ âm nhạc cháu đã hát được đúng giai điệu, rõ lời và nhịp nhàng - Trong giao tiếp với cô trẻ đã trả lời rõ nghĩa. Khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. Tôi cảm thấy rất vui mừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và mến phục.
  2. Kết quả khảo sát: Trước khi chưa có biện Sau khi đã Nội dung So sánh pháp thực thực hiện hiện - Số trẻ phát 19/35 - 54,2% 3/35 - 8,5% Giảm: 45,7% âm chưa rõ - Số trẻ nói 7/35 - 20% Không Giảm: 100% ngọng % - Số trẻ nói 9/35 - 25% Không Giảm: 100% chưa trọn câu
  3. III. Kết luận: - Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Vì vậy giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống ,tư tưởng, lập trường, tư tưởng vững vàng. Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Vì kĩ năng này đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ. - Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm non phấn đấu tất cả vì trẻ thân yêu. - Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua môn nhận biết tập nói. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo.
  4. IV. Bài học kinh nghiệm Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ PTNN: - Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình, coi ngôn ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo - Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại yêu trẻ như con đẻ của mình - Phải gần gũi thân thiện và nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, thu hút trẻ vào tiết học - Cô giáo là người gần gũi trẻ nhất, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất phải luôn phát âm chuẩn, nói chuẩn phải uốn nắn trẻ để trẻ phát âm chính xác - Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên