Ôn tập Lịch sử triết học

Sơ lược tiểu sử :
_ Phật Giáo là trào lưu tôn giáo, xuất hiện khoảng TK6 TCN ở miền Bắc Ấn
Độ. Phật Giáo phản ánh sự phản đối đạo Balamon, sự phân chia đẳng cấp
khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng, lý giải sự khổ đau của con người, và đi tìm
con đường để giải thoát con người khỏi khổ đau. _ Phật Giáo được xây dựng
trên cơ sở đời sống của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakyamauni – tức là bậc hiền
giả dòng Sakya ) Phật (Bụt) có nghĩa là đấng giác ngộ người khác. _ Lịch sử
của đạo Phật được ghi chép trong kinh Jakata ( được viết sau khi Phật đã mất
100 năm ), thêm nữa, tôn giáo khi xây dựng tôn giáo của mình thường thêm
thắt các chi tiết để làm tăng chất linh thiêng. Tuy nhiên, giới nghiên cứu
đều thống nhất ở các điểm sau :
+ Phật là người có thật, con của vương hầu sống cạnh dãy núi Malayia, bố là
Suildhodina, và mẹ là Maga. Tương truyền đức Phật khi sinh ra nói được
ngay, 1 tay chỉ lên trời, 1 tay chỉ xuống đất, mẹ đức Phật mất, sống với dì
ghẻ ( cũng là dì ruột ).
+ Theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Phật sinh 624 TCN, theo tài liệu của
Trung Quốc trong tác phẩm Tỳ Bà Sa Luận cho rằng Phật sinh 486386 TCN.
+ Phật đi tu vì : ngay từ nhỏ là người từ bi yêu thương nhân loại. Năm 19t,
vua bắt Phật lấy vợ, vì sợ Phật bỏ nhà nên mỗi lần Phật đi chơi đều cho đi
theo và 4 lần Phật đi chơi đều gặp cảnh khổ. Năm 29t, Phật từ bỏ tất cả (
vợ, con, cung điện ) để đi tu. Lúc đầu tu ở dòng Sankhya ( lấy roi quật vào
người ) 6 năm nhưng không giác ngộ nên Phật đã bỏ xuống núi đổi cách tu.
Phật ngồi gốc cây bồ đề 48 ngày và khi nhận 1 bát sữa từ tay cô gái chăn
bò, có 1 luồng sáng từ trời chiếu xuống nên giác ngộ. 
pdf 28 trang hoanghoa 10/11/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Lịch sử triết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_lich_su_triet_hoc.pdf

Nội dung text: Ôn tập Lịch sử triết học

  1. của tự nhiên. . • Phản phúc nghĩa là trở về với đạo tự nhiên vô vi nghĩa là với chính bản tính tự nhiên của con người, không thái quá, không bất cập. Theo LT, nếu không trở về với đạo tự nhiên vô vi, chống lại qui luật tự nhiên, cố tình can thiệp vào tính tự nhiên của tạo hoá thì con người sẽ chuốc lấy bại. Mọi sự vật biến đổi có nguồn gốc từ trong bản thân sự vật. Mỗi một sự vật là thể thống nhất của 2 mặt đối lập vừa tương hoà vừa xung khắc, vừa độc lập vừa liên hệ ràng buộc nhau, bao hàm lẫn nhau và không thể thiếu nhau được. LT còn xây dựng 1 loạt các mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, XH đạo đức, quan hệ ứng xử giải quyết các mâu thuẫn được ông nâng lên như 1 nghệ thuật sống : động – tĩnh, nóng – lạnh, thấp – cao, mềm – cứng, hữu – vô, còn – mất, tốt – xấu, thiện – ác . _ Tư tưởng của đạo vô vi : vô vi có nghĩa là phương pháp sống thiên nhiên mộc mạc, thuần phác không bị ức chế gượng ép. Đạo vô vi xuất phát từ quan niệm trên điểm cốt lõi là NT sống của con người trong sự hoà nhập với tự nhiên và tuân theo bản tính tự nhiên của con người. Khái niệm vô vi có 3 nghĩa : .+ Vạn vật đầu có bản tính tự nhiên, chúng vận động biến hoá theo lẽ tự nhiên mà không cần biết đến ý nghĩa mục đích của bản thân chúng (vd : bản tính tự nhiên của cá là bơi lội, của lửa là nóng .). Sống với cái vốn có TN mộc mạc, thuần phác của mình, không trái với qui luật TN, không được can thiệp vào quá trình vận hành của sự vật khác, phải chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh của môi trường. +Vô vi có nghĩa là tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc bởi bất kỳ 1 ý tưởng, dục vọng, đam mê và mong muốn nào. .+ Vô vi nghĩa là phải luôn luôn bảo vệ, giữ gìn bản tính TN của mình, phải biết ngăn chặn những gì làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người trong XH. Theo đạo vô vi có 3 cái phải nắm giữ bảo vệ : từ ái, cần kiệm, không dám đứng trước thiên hạ. Con người sống phải biết từ ái, cần kiệm, khoan dung, tri thức .Lão Tử chủ trương bỏ hết những gì trái với đạo TN vô vi, vượt quá bản tính tự nhiên của con người, LT kêu gọi đưa con người về trạng thái tự nhiên
  2. nguyên thuỷ chất phác. => Tóm lại : tư tưởng về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và tư tưởng về đạo vô vi của LT đã đạt đến 1 trình độ sâu sắc độc đáo, 1 trình độ tư duy lý luận rất cao, đóng góp vào nét đặc sắc của phương Đông. Tuy còn nhiều điểm hạn chế nhưng chúng ta phải nghiêng mình trước những gì mà ông đã đưa ra. Câu 4 : Trình bày những tư tưởng triết học của L.Phoiơbách về tự nhiên và con người . * Sơ lược tiểu sử : ( 1804 – 1872 ) 9 Luc-vich Phoiơbách sinh ra trong 1 gia đình luật sư nổi tiếng. Gia đình ông muốn ông trở thành 1 luật sư nhưng khi học đại học Phoiơbách lại học triết học. Do ông học giỏi nên được giữ lại trường, trở thành phó giáo sư rồi giáo sư. Phoiơbách đã phát hiện ra những bất hợp lý trong triết học của Heghen, ông cùng Mac-Anghen tham gia sinh hoạt trong nhóm “Heghen trẻ”. Sau 1 thời gian, ông bất mãn với hệ thống triết học, ông bỏ dạy về quê ở ẩn trong 28 năm. 9 Tác phẩm nổi tiếng : “ Phê phán triết học của Heghen ” –xb 1839, “bản chất đạo Thiên Chúa” và “luận cương sơ bộ của cải cách triết học” – xb 1842, “ cơ sở triết học của tương lai ” –xb 1843, “bản chất tôn giáo” –xb 1845. 9 Toàn bộ hệ thống triết học của Phoiơbách được gọi là CNDV nhân bản vì ông xác định lấy con người làm đối tượng trung tâm của triết học. Ông xác định nghiên cứu khoa học tự nhiên để phục vụ cho nghiên cứu con người. 9 Về cuối đời, Phoiơbách đọc triết học của Mác, ông đã bỏ triết học của mình và theo triết học của Mac. Quan niệm về giới tự nhiên : ¾ Ông tập trung vào phê phán : bác bỏ học thuyết của Heghen về giới tự nhiên vì theo Heghen , giới tự nhiên là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối. ¾ Ông đã bảo vệ các quan điểm duy vật của thế giới, ông cho rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới vật chất, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của duy vật, còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc (sản phẩm tự nhiên ) và con
  3. người là 1 bộ phận của giới tự nhiên. ¾ Khi đứng ra bảo vệ các quan điểm duy vật thì Phoiơbách đã phát triển 1 số luận điểm có thể của duy vật và đã khắc phục được những hạn chế của CNDV trước đó : .+ Cho rằng trong tự nhiên có nhiều chất và lượng khác nhau và cảm giác của chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được. . + Phoiơbách chứng minh con người là chủ thể đồng thời là bộ phận của giới tự nhiên, còn ý thức con người chỉ là 1 thuộc tính của bộ óc con người. .+ Phoiơbách chứng minh rằng không gian và thời gian tồn tại khách quan, gắn liền với vật chất và thừa nhận tính khách quan của quy luật tự nhiên, quy luật tự nhiên tự vận động đến 1 điều kiện nào đó thì sinh ra vật chất hữu cơ của con người. * Quan niệm về con người : ¾ Phoiơbách đặt con người là trung tâm trong hệ thống triết học của mình. ¾ Phê phán Heghen chỉ chú ý đến mặt ý thức, mặt tư duy của con người mà không chú ý đến mặt tự nhiên, mặt thể xác của con người và theo ông chính mặt thể xác của con người cùng với toàn bộ thuộc tính của nó tạo thành bản chất của con người. ¾ Phoiơbách quan niệm nhiệm vụ của triết học là phải đem lại cho con người quan niệm mới chính bản thân mình đồng thời tạo cho con người 1 đời sống hạnh phúc. Phoiơbách còn quan niệm con người là 1 bộ phận của tự nhiên, con người là 1 sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có dục vọng, có mơ ước. Theo Phoiơbách, bản chất của con người chính là tình yêu. Trong các loại tình cảm thì tình yêu nam nữ là đỉnh cao của bản chất con người, từ đó Phoiơbách đưa khẩu hiệu : “con người hãy ôm hôn nhau đi thì XH sẽ hết mọi điều đau khổ”. Từ đó Phoiơbách sùng bái tình yêu và tôn thờ tình yêu như 1 thứ tôn giáo. + Tiêu biểu : quan tâm con người ( chủ yếu quan tâm về mặt tự nhiên, mặt sinh học ).
  4. + Hạn chế : Phoiơbách đã tuyệt đối hoá tình yêu, coi tình yêu là bản chất của con người mà không chú ý đến mặt XH và không thấy được điều kiện chính trị XH mà con người sống. Phoiơbách phê phán con người trong triết học của Heghen là trừu tượng trong khi quan điểm của ông về con người cũng trừu tượng. Câu 5 : Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Yù Thức , Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Đối Với Sự Nghiệp Đổi Mới Của Nền Kinh Tế Nước Ta Hiện Nay ? Phân Tích Mối Quan Hệ Biên Chứng Giữa Vật Chất Và Yù Thức Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất là tính thứ nhất quyết định ý thức, ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiển xã hội được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất (khách quan) và nhân tố tinh thần (chủ quan). Trong mối quan hệ đó thì vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần, nhưng ngược lại nhân tố tinh thần tác động một cách tích cực đối với nhân tố vật chất Nhân tố vật chất là những điều kiện, hoạt động vật chất của xã hội và các qui luật khách quan vốn có của nó. Xuất phát từ khái niệm vật chất của triết học là thực tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người và khi tác động vào giác quan con người thì sinh ra cảm giác. Điều này đòi hỏi con người thừa nhận tồn tại khách quan của mọi đối tượng vật chất trong hoạt động tinh thần của mình. Nhưng trong hoạt động thực tiễn, thực tại khách quan không phải là thế giới vật chất nói chung, mà là hiện thực khách quan thể hiện trong hoạt động thực tiễn bằng các nhân tố vật chất (nhân tố khách quan). Nhân tố tinh thần là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, ý chí và tư tưởng của con người, là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với nhân tố tinh thần Xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước quyết định ý thức, cho nên nhân tố vật chất cũng là cái có trước, cái quyết định còn nhân tố tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vào nhân tố vật chất. Toàn bộ hoạt động tinh thần của con người (dù thể hiện dưới các hình thức khác nhau ) đều là sự phản ánh hiện thực
  5. khách quan và bị qui định bởi hoạt động vật chất của con người. Có nghĩa là thực tiển là nguồn gốc, động lực và là tiêu chuẩn của nhận thức. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước cũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất, bởi “chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thôi” Vai trò của nhân tố tinh thần (chủ quan) Xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, vai trò của nhân tố tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thực tiễn xã hội. Sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nó có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Cho nên, kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực bao giờ cũng có ý nghĩa định hướng chung cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não con người và được cải tiến ở trong đó. Cho nên nó có tính độc lập tương đối. Vai trò của ý thức thể hiện ở tính năng động và sáng tạo của nó được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối tượng mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như việc lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện mục tiêu đã đề ra. Có nghĩa là nó định hướng cho con người biết phân tích, lựa chọn những khả năng thực tế của việc vận dụng những qui luật khách quan trong hoạt động thực tiễn. Sức mạnh của ý thức (nhưng nó cũng do hoàn cảnh khách quan qui định) tùy thuộc vào mức độ xâm nhập của nó vào hoạt động của quần chúng và một khi lý luận khoa học xâm phạm vào hoạt động của quần chúng thì nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiển. Có nghĩa là, nhân tố chủ quan với sự nhận thức đúng đắn và ý chí của con người có thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần
  6. * Ý nghĩa phương pháp luận Vật chất và các qui luật khách quan vốn có của nó đều tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người nhưng lại quyết định với ý thức của con người. Cho nên, trong hoạt động thực tiển xã hội của con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, chứ không xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Nhưng mặt khác cũng phải thấy tính độc lập tương đối và tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn Khắc phục tính tiêu cực, thụ động và ỷ lại trông chờ vào điều kiện khách quan Chống lại quan điểm duy tâm siêu hình về vấn đề này Vận dụng vào quá trình học tập và công tác của bản thân Vai trò của nhận thức có một vị trí đặc biệt trong quá trình thúc đẩy xã hội phát triển hay kìm hãm sự phát triển của xã hội không được chủ quan duy ý chí mà phải phản ánh đúng quy luật: * Vật chất: -Hoàn cảnh địa lý -Điều kiện dân số -Phương thức sản xuất -Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất -Khoa học công nghệ -Tri thức xã hội -Nhân tố con người *Ý thức: -Tư tưởng -Triết học -Chính trị -Đạo đức -Tập quán -Tâm lý -Truyền thống Vai Trò Của Tri Thức Khoa Học Đối Với Sự Nghiệp Đổi Mới Của Kinh Tế Nước Ta Hiện Nay Từ đầu thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất. Thực chất của cuộc cách mạng đó là ở chỗ nó mở ra kỷ nguyên mới của sản xuất tự động hóa với việc phát triển ứng dụng điều khiển học và vô tuyến điện tử. Khoa học là điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất, tạo ra những ngành mới như chế tạo ra vật liệu mới, khai thác nguồn năng lượng mới . Đặc điểm chung đòi hỏi thay đổi mối quan hệ giữa khoa học và thực tiễn, mà trong đó tri thức khoa học được vật chất hóa kết tinh vào mọi yếu tố của lực lượng sản xuất. Cho nên, ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩ ở nước ta hiện nay, đườnglối đúng đắn của đảng và nhà nước ta có khả năng bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân, tạo những điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi
  7. đôi với việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, chống đặc quyền đặc lợi: phát huy yếu tố con người là mục đích cao nhất trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội là một yêu cầu trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở nước ta hiện nay. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết đến quá trình con người nhận thức về thế giới, tích lũy những tri thức, sự hiểu biết nói chung. Tri thức là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan và có tính chất lịch sử xã hội. Tri thức bao gồm có tri thức cảm tính và tri thức lý tính (hoặc tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận). Như vậy, xét về nguồn gốc tri thức là một hiện tượng mang tính xã hội. Chúng ta biết rằng khoa học là hệ thống các tri thức của con người về thế giới. Tri thức khoa học khác biệt với tri thức thông thường và tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm được hình thành một cách trực tiếp thông qua những điều kiện sống thường ngày, mang tính hiện tượng, tính bên ngoài, tính riêng biệt và cụ thể, còn tri thức khoa học đem lại hiểu biết cái bản chất, cái qui luật của hiện thực khách quan. Xét về vai trò và tác dụng, tri thức khoa học bao gồm khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản vạch ra những nguyên tắc, qui tắc, phương pháp cụ thể để ứng dụng trực tiếp vào hoạt động cải tiến tự nhiên và xã hội. Vai trò của tri thức khoa học ngày càng quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng nền kinh tế, một nền kinh tế đang chuyển mình đi lên: *Trong sự chuyên môn hóa, tự động hóa ngày càng cao, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất-trong đối tượng lao động - kỹ thuật – quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển và kiểm tra quá trình sản xuất, hoàn thiện lực việc quản lý kinh tế *Khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thành đối tượng lao động, thành máy móc thiết bị và phương pháp công nghệ mới, thành các hình thức tổ chức sản xuất mới, cho nên tri thức khoa học là không thể thiếu được trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Chúng ta bước vào xây dựng XHCN với một xuất phát điểm về kinh tế nhất là lực lượng sản xuất do đó chúng ta phải tập trung sức lực toàm dân để phát triển lực lượng
  8. sản xuất trước hết là đầu tư cho chiến lược con người (nhất là người lao động) mặt khác từng bước cải tiến thay đổi công cụ sản xuất nghèo nàn lạc hậu nếu có điều kiện thì thay thế bằng công nghệ mới hiện đại. Do đó tri thức khoa học thực sự đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Câu 6: Tại Sao Khi Xem Xét Đánh Giá 1 Sự Vật Hiện Tượng Hay Con Người Nào Đó , Chúng Ta Phải Có Quan Điểm Lịch Sử ,Cụ Thể, Toàn Diện Và Phát Triển ? Cơ sở lý luận của những quan điểm: toàn diện, lịch sử và cụ thể. Đó là nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Như chúng ta đã biết đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ có tính ngẫu nhiên, gián tiếp Phương pháp siêu hình được phổ biến rộng rãi trước hết trong khoa học tự nhiên và sau đó trong triết học và nổi bật hơn cả là ở thế kỷ 17 – 18 . Đối với khoa học tự nhiên thời kỳ này do phương pháp sưu tầm tài liệu, cho nên việc tách rời các bộ phận riêng của sự vật có ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học. Nhưng sẽ sai lầm khi phương pháp này thể hiện ở trong triết học, vì nó không có khả năng nhận thức cái chung, cái bản chất và qui luật của hiện thực khách quan. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những tư tưởng biện chứng trong lịch sử và đồng thời khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Mác đã nêu lên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó nó có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau Xét về mặt hình thức mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng thể hiện mang tính đa dạng và phong phú như: *Mối liên hệ bên trong bản chất các sự vật và hiện tượng, là mối liên hệ giữa các thuộc tính, các yếu tố bên trong (mâu thuẫn bên trong) qui định sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự vật. *Mối liên hệ bên ngoài của các sự vật và hiện tượng. *Mối liên hệ về không gian, thời gian; mối liên hệ bản chất