Giáo trình Tư tưởng triết học Việt Nam

Triết học . 

Theo quan niệm mác-xít thì “Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học nghiên cứu về những con đường chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới”.

Triết học là một trong các hình thái ý thức xã hội ra đời khoảng thế kỷ VI tcn, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng triết học bị quy định bởi đời sống vật chất của xã hội. 

Sự phát triển của các tư tưởng triết học bị quy định bởi sự phát triển của nền sản xuất vật chất và phải phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Triết học cũng chính là thế giới quan của những giai cấp hoặc tập đoàn xã hội nhất định.

          Tuy vậy, triết học và sự phát triển của lịch sử triết học vẫn luôn có tính độc lập tương đối với đời sống vật chất của xã hội. Bởi lẽ, triết học luôn có nhiều mối liên hệ, sự giao lưu tư tưởng khác nhau. 

Trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định, sự giao lưu đó vượt ra khỏi sự ràng buộc trực tiếp của đời sống vật chất của xã hội như các vấn đề liên quan đến: Nguồn gốc nhận thức của triết học; Nguồn gốc xã hội của triết học; Lôgic nội tại của các khuynh hướng và hệ thống triết học (Duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình); Mối quan hệ giữa triết học với các khoa học, với các tư tưởng khác.

Một tri thức được gọi là triết học phải bao gồm hai yếu tố: Nhận thức: Phải thể hiện được một sự hiểu biết nhất định (nếu không nói là sự hiểu biết uyên thâm) về thế giới. Nhận định: Phải tỏ rõ được thái độ, hành vi, cách cư xử, ứng xử, đối xử của con người với thế giới.

Đối tượng nghiên cứu của triết học là những con đường chúng nhất, những nguyên tắc chung nhất và những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới.

doc 89 trang hoanghoa 08/11/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư tưởng triết học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tu_tuong_triet_hoc_viet_nam.doc

Nội dung text: Giáo trình Tư tưởng triết học Việt Nam

  1. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 triết học và thể hiện lên các mức độ phát triển của triết học Việt Nam. Người nghiên cứu phải lựa chọn lấy một trong số đó. Cần thấy rằng, Việt Nam ở vào giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nôi triết học của nhân loại, nhất định phải chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của hai quốc gia đó. Mặt khác, lịch sử Việt Nam là một quốc gia văn minh hùng cường chúng ta phải có một trình độ lý luận, một tư duy khái quát ngang tầm với mỗi thời đại. Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan riêng, nhưng rất tiếc cho đến nay lịch sử chưa đúc kết tư duy lý luận của Việt Nam thành những hệ thống triết học. Nhưng phải thấy rằng những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ vai trò thế giới quan chung và phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh thần và hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển. Những tư duy đó chưa đạt tới trình độ tư duy triết học thực thụ, nhưng đã vượt qua giai đoạn tiền triết học. Nó chưa là triết học thuần tuý, nhưng nó đã đề cập đến một số vấn đề của bản thân triết học. Ở đó nó không còn là tư tưởng chung chung nữa mà nó đã là tư tưởng triết học. Đi vào cụ thể: Việt Nam chưa xuất hiện các khái niệm “vật chất”, “tinh thần”, tư duy”, “tồn tại”, “biện chứng”, “siêu hình” như phương Tây, nhưng lại có các phạm trù và các vấn đề tương đương: “trời-người”, “hình-thần”, “tâm-vật”, “hữu-vô”, ‘lý-khí” thuộc về vấn đề cơ bản của triết học; “tĩnh-động”, “thường- biến”, “pháp cổ (bắt chước cổ)”, “pháp tiên vương (bắt chước vua đời trước)”, “thuận lẽ trời, thuận lòng người” thuộc về phương pháp tư duy; có các quan niệm về đường lối trị nước, về trị-loạn, về thành-bại, về quan hệ vua-dân thuộc về triết học về xã hội; có quan niệm về bản chất con người, về đạo làm người, về xây dựng con người, về chuẩn mực đạo đức con người thuộc về triết học về con người. Đó cũng chính là đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn Lịch sử triết học Việt Nam mà không thể nhầm nó với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chính trị học, Luật học, Văn học hay Sử học. Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Cần phải xác định rõ rằng: Tư tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay được kế thừa từ ngoài vào, tất cả đều trải qua một quá trình vận động và phát triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn Việt Nam chi phối nên nó có những nét đặc trưng, khác biệt. - Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Ở đây không xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện tình cảm, tâm trạng, tâm lý hay chuẩn mực đạo đức, hiện tượng đạo đức, hành vi đạo đức mà xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện lý luận. Tức phải xét nó trên phương diện tư tưởng chính trị-xã hội hoặc quan điểm triết học về xã hội. Chủ nghĩa yêu nước phải được đề cập đến với tư cách là một hệ thống những lý luận, những quan điểm về đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước. 11
  2. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 Lịch sử thế giới cho thấy có nhiều dân tộc có chủ nghĩa yêu nước của mình, nhưng ít thấy có dân tộc nào khác có chủ nghĩa yêu nước như dân tộc Việt Nam được xét đến ở tất cả các phương diện: ý thức trách nhiệm về nòi giống, về cộng đồng, về dân tộc; những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc, về động lực và khả năng dành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, về quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. - Về kết cấu của tư tưởng, thế giới quan của triết học Việt Nam là thế giới quan phức hợp, là một thể kết hợp của Nho-Phật-Lão. - Về khuynh hướng của tư duy, thế giới quan triết học Việt Nam nặng về vấn đề xã hội và nhân sinh, mà ít quan tâm đến vấn đề tự nhiên và các hình thức tư duy của con người. Nó chú trọng xây dựng lý lẽ cho chính trị-xã hội và luân lý, mà ít bàn đến quan hệ khách thể và chủ thể giữa các thành phần của tư tưỏng để hình thành nhận thức luận và lôgíc học. Nó thiên về giáo dục đạo làm người hơn là cung cấp cho con người những nhận thức mới về thế giới khách quan bên ngoài cũng như thế giới nội tâm. Nó thường xuất phát từ những định đề có sẵn hơn là từ sự phát triển của thực tế khách quan để khái quát lên thành các nguyên lý khác trước làm cơ sở cho luận chứng. Tương ứng với “phương thức sản xuất kiểu châu Á” của Việt Nam là thế giới quan phong kiến ấy. Thế giới quan này là phản ánh của thực trạng phương thức sản xuất làm cho công thương nghiệp không phát triển, khoa học tự nhiên không xuất hiện, tầng lớp trí thức tự do không thể ra đời của lịch sử phong kiến Việt Nam. - Về quá trình phát triển, thế giới quan triết học Việt Nam trong phạm trù của chủ nghĩa phong kiến tuy có phát triển nhưng trong trạng thái khủng hoảng kéo dài: Lúc đầu là những ý niệm thô sơ chất phác của con người bản địa về thế giới quan và nhân sinh quan, về sau là sự du nhập từ ngoài vào như Nho, Phật, Lão và sau cùng là sự trưởng thành của chế độ phong kiến Việt Nam. Thế giới quan này ban đầu đáp ứng được yêu cầu của công cuộc dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Nhưng chẳng bao lâu nó trở nên lúng túng trước những thay đổi của các vấn đề kinh tế-xã hội và chính trị-xã hội của đất nước từ thế kỷ XVI trở đi. Sự bế tắc cuả thế giới quan biểu hiện trong việc đặt lại vấn đề theo đạo này hay theo đạo kia, hay kết hợp cả ba đạo để trị nước, sự phục hồi khắc nghiệt của Nho giáo ở triều Nguyễn v.v. Sự bế tắc đó cũng thể hiện trong thái độ của nhân dân đối với hệ tư tưởng thống trị của xã hội (sự đả kích châm biếm của nhân dân đối với một số giáo điều của Nho giáo hoặc Phật giáo). Mãi cuối thế kỷ XIX, Việt Nam mới có Nguyễn Trường Tộ do được tiếp xúc với thế giới quan tư bản chủ nghĩa, nên trong các điều trần của mình đã lên tiếng phê phán thế giới quan phong kiến. 12
  3. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 Rồi đầu thế kỷ XX, với phong trào Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội ta mới có sự phê phán truyền thống tư tưởng cũ với mức độ tập trung và sâu sắc hơn, nhưng vẫn chưa phá vỡ được tư tưởng phong kiến bảo thủ, trì trệ. Mãi đến khi giai cấp công nhân Việt Nam trở thành người đại diện cho đất nước và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, thì thế giới quan phong kiến mới bị loại trừ, thế giới quan mới khoa học và cách mạng mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là phép biện chứng duy vật. Bởi phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học nhất, nó có nhiều khả năng giải quyết một cách hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn lịch sử triết học đặt ra. Chỉ trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mới có điều kiện làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng, mới có khả năng giải thích tốt các mối quan hệ: Tư duy và tồn tại, lôgíc và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, cái bản địa và cái ngoại lai, mới có triển vọng trình bày lịch sử tư tưởng như một quá trình phát triển hợp quy luật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giúp các nhà khoa học tạo nên mô hình, những dạng thức mẫu mực cho việc nghiên cứu lịch sử triết học châu Âu. Nhưng nếu áp dụng nguyên xi nó vào nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông và đặc biệt là lịch sử triết học Việt Nam thì lại là một việc làm gượng ép, thậm chí là một việc làm sai lầm làm nghèo nàn tư tưởng dân tộc. Mô hình và dạng thức nghiên cứu lịch sử triết học Việt Nam phải là nghiên cứu các vấn đề về triết học xã hội, về đường lối trị nước, về đạo làm người, mà không nên trình bày lịch sử triết học Việt Nam cũng theo các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, cũng tập trung vào các trường phái duy vật, duy tâm, kinh nghiệm, v.v. - Tam giáo là một trong những nguồn gốc của tư tưởng triết học Việt Nam. Nhưng không thể vì lịch sử tư tưởng Việt Nam “lấy gốc từ tam giáo”, “vận dụng tam giáo”, mà lại đi trình bày lịch sử triết học dân tộc như là lịch sử phát triển của tam giáo. Phạm trù triết học Việt Nam tuy chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, chưa trở thành một hệ thống vững chắc nhưng nó rất quan trọng. Vi vậy, trong những trường hợp có thể cần tập trung trình bày những khái niệm triết học hoặc có tính triết học trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Những khái niệm trời-người, tâm-vật, trị-loạn, nhân nghĩa, phải có vai trò nổi bật. Trong nghiên cứu lịch sử triết học Việt Nam khi gặp những khái niệm, phạm trù cùng loại hoặc có nguồn gốc xa xưa từ các khái niệm, phạm trù của lịch sử triết học Trung Quốc hay Ấn Độ, thì phải so sánh để thấy được sự khác biệt, sự phát triển so với gốc của nó, so với người bạn đồng tông của nó ở các hệ thống kia. 13
  4. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng truy về nguồn, cũng so sánh. Phương pháp quan trọng trong nghiên cứu không phải là so sánh mà là phân tích. Phải phân tích mới thấy được ý nghĩa của các khái niệm ấy và giá trị của những nội dung ấy. F.Enghen viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau.”2 Là một môn khoa học, lịch sử triết học Việt Nam chỉ có thể nêu lên một yêu cầu quán xuyến là trình bày sự phát triển của tư tưởng phù hợp với quy luật, quy luật tác động qua lại giữa tồn tại và ý thức, quy luật phát triển của tự bản thân tư tưởng. Nếu quả là có một dòng tư tưởng chủ đạo thì nó phải là kết quả trải qua nghiên cứu chứ không là định đề có sẵn. - Cuộc đấu tranh trong lịch sử triết học Việt Nam xung quanh vấn đề cơ bản của triết học là không trực diện, không rõ. Nhưng nếu muốn tránh sự trình bày một chiều, đơn điệu, không phù hợp với thực tế và phải làm rõ những giá trị tư tưởng của lịch sử triết học Việt Nam thì phải trình bày và phân tích nó thông qua các mặt đối lập và thấy rằng: Các quan điểm khách quan, duy vật biện chứng, vô thần, dân chủ và độc lập thường là tiếng nói của các lực lượng tích cực trong lịch sử, còn các quan điểm chủ quan, duy tâm, siêu hình, hữu thần, chuyên chế và lệ thuộc thường là tiếng nói của các lực lượng tiêu cực trong lịch sử. - Phân kỳ là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa phương pháp luận trong to lớn trong nghiên cứu lịch sử triết học Việt Nam. Đây cũng chính là vấn đề hiện đang được các nhà tư tưởng quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Ta có thể phân kỳ lịch sử theo các triều đại, các thế kỷ, các sự kiện chính trị-xã hội, các hình thái kinh tế-xã hội, nhưng hợp lý hơn cả là phân kỳ theo hình thái kinh tế-xã hội. Nhưng lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945 không xuất hiện các cuộc cách mạng xã hội, chính vậy mà việc phân kỳ lịch sử Việt Nam cần phải kết hợp các mốc là hình thái kinh tế-xã hội với các mốc là sự kiện chính trị-xã hội lớn của lịch sử Việt Nam. Chương 1: Ý THỨC VỀ QUỐC GIA ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM 1.1. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM Các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam là: Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, ghét chiến tranh; có lòng nhân ái cao cả; bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết vì độc lập dân tộc; có sự cố kết cộng đồng dân tộc cao. 2 C.Mác - Ăngghen - Tuyển tập - Tập V - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1983 - Tr 134. S đ d trang 28 14
  5. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 Có người cho rằng, những nét truyền thống ấy thì dân tộc nào mà chẳng có. Đúng thế. Nhưng để có được những đặc trưng truyền thống ấy như Việt Nam thì không phải dân tộc nào cũng có được. a) Về các đặc trưng “yêu hòa bình, ghét chiến tranh” và “lòng nhân ái cao cả”: Ngay từ khi sử dân tộc ta mới chỉ lưu truyền bằng văn học miệng, dân tộc Việt Nam đã có truyền thuyết Thạch Sanh-Lý Thông. Khi đất nước bị xâm lăng, vua giao cho Thạch Sanh đánh giặc giữ nước. Với sức mạnh chém chết trăn tinh, bắn rơi đại bàng, nhưng Thạch Sanh không dùng vũ khí đánh bại quân thù, mà dùng tiếng đàn nhân nghĩa bắt quân thù phải hàng phục. Khi quân thù thất bại, Thạch Sanh không để chúng đói ra về, mà ban cho chúng niêu cơm nhân nghĩa của dân tộc, khiến kẻ thù khiếp sợ vì ăn mãi không hết. Tấm lòng nhân nghĩa ấy của Việt Nam, không đụng đến thì thôi, hễ đụng đến thì sinh sôi nảy nở, kẻ thù làm sao ăn hết được. Truyền thống ấy đã được chứng minh bởi cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Yêu hòa bình, ghét chiến tranh, thương dân trăm họ lầm than, “đầu vốn không có mưu lấy thiên hạ Việc khởi nghĩa thực là bất đắc dĩ mà phải làm vậy thôi” 3, nên các ông “Cứu dân để dạ, chí háo hức chỉ muốn về Đông”4, “Gắng làm điều nhân, gấp hơn cứu đuối” 5, phất cờ khởi nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân cứu nước trước cần trừ bạo”6. Phương châm đánh giặc của các ông là “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”7, “Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng”8, “Đầu sỏ giặc đã hàng, mảy may không xâm phạm. Những kẻ tội lớn tội nhỏ đều tha hết”9, “Phục thù báo oán, đó là thường tình của người ta. Không thích giết người, đó là bản tâm của kẻ nhân giả. Vả người ta đã hàng mà lại giết, thì không còn gì không lành hơn nữa. Để hả mối giận một sớm, mà mang tiếng giết hàng muôn đời, thì sao bằng để sống ức vạn người mà hết mối chiến tranh cho hậu thế, khiến sử xanh ghi chép, nghìn thửa lưu thơm, như thế chẳng là lớn sao!”10; Nên khi thế ta như chẽ tre, các ông lại sáu lần lăn miệng hổ, quyết nghị hòa để dân hai nước khỏi vạ can qua: “Vì ngài tính kế ngày nay, không gì bằng cởi giáp nghỉ binh, ngồi nhàn mà nhận hàng, đó là thượng sách. Thế tuy là may cho bọn tôi cùng ngài, mà cũng là may lớn cho vạn dân thiên hạ vậy” 11; “Như việc 3 Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 71. 4 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 78. 5 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 79. 6 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 77. 7 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 79. 8 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 80. 9 Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 55-56. 10 Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 69. 11 Thư cho Phương Chính, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 104. 15
  6. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 hòa hảo đã thành Từ nay về sau, giá ngài bỏ cái lòng nghi hoặc, dốc lòng hòa hảo, thì dưới sẽ làm cho An Nam thoát khổ lầm than, trên sẽ khiến Trung Quốc khỏi nỗi nhọc mệt, thực là phúc cho thiên hạ lắm” 12; “Nay cái kế hay hơn cả cho các ngài, chẳng gì bằng sớm bỏ giáp binh, ra ngoài thành cùng quân của Thái đô đốc lục tục kéo về, để trả lại cho ta cảnh thổ nước An Nam, khiến cho hai bên đều tiện, như thế lại chẳng hay ư?13; “Nay cái kế tốt cho các ngươi không gì bằng ra ở ngoài thành, cùng Thái đốc quân quyết định việc về, để cứu vớt mấy nghìn tính mệnh ở trong thành Các người nếu biết kéo quân ra thành, cùng ta hòa hảo thân tình, thì ta coi các ngươi nghĩa như anh em ruột thịt, nào chỉ những bảo toàn tính mệnh vợ con mà thôi đâu?”14; “Nay kế hay của các ông chẳng gì bằng thuận theo sở ngộ, nghe theo mệnh trời, nhân thời cơ này dựng nên công nghiệp, khiến cho dân ta may được thoát khổ làm than, mà công trạng lớn lao của ông được rạng rỡ trong sử xanh”15. Khi đạt được nghị hòa, các ông đã cấp thuyền bè, lương thảo để giặc được lui binh an toàn, làm cho kẻ thù hết đổi kinh hoàng: “Tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm chiếc thuyền đã vượt biển về mà còn hồn kinh phách lạc. Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, được cấp mấy ngàn ngựa, đã về nước mà còn ngực đập chân run. Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa, Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ”16. Đại nhân, đại nghĩa như vậy xưa nay chưa từng thấy. “Xã tắc do đó được yên, Non sông do đó đổi mới. Càn khôn đã bỉ mà lại thái, Nhật nguyệt đã mờ mà lại trong. Để mở nền thái bình muôn thuở, Để rửa nổi sỉ nhục ngàn thu”17. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã phát huy thành công truyền thống cực kỳ quý báu ấy của dân tộc. Vì kẻ thù man rợ cướp nước ta, giết hại dân ta, dùng bạo lực giành độc lập dân tộc tự do là việc làm bất khả kháng của Người. Vạch trần, tố cáo tội ác của thực dân Pháp trước dư luận thế giới và ngay cả trong nhân dân lương thiện Pháp, nhằm thức tỉnh cao độ tinh thần quật cường của đồng bào mình, trong hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đây Công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Người mô tả cảnh địa ngục trần gian tối tăm mà thực dân Pháp đang đày đọa dân ta. Tội ác ấy nào khác chi Nguyễn Trãi đã từng kết luận: “Tát cạn nước Đông hải không đủ rửa hết vết nhơ; Chặt hết trúc Nam sơn, chẳng đủ ghi hết tội ác” 18. Làm như vậy là vì Người tin vào sức mạnh của chính nghĩa và tiềm năng sức mạnh vô tận vô địch của nhân loại tiến bộ ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả cho sự nghiệp đánh bại chủ nghĩa thực dân của dân tộc ta. 12 Lại thư trả lời Vương Thông, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 111. 13 Thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 123. 14 Thư du thành Bác Giang, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 127-128. 15 Thư cho Thái đô đốc, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 141. 16 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 81. 17 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 81-82. 18 Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr 78. 16
  7. CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM - HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ - 2010 Chính vậy mà trong cả hai cuộc chiến, Người luôn viết thư kêu gọi đối phương, ngồi vào bàn hội nghị hòa bình để giải quyết chiến tranh: Trong kết hợp sức mạnh quân sự, chính trị và ngoại giao, thì sức mạnh quân sự chỉ là đòn quyết định, sức mạnh chính trị và ngoại giao mới là chủ yếu. Trong kết hợp sức mạnh quân chính quy, quân địa phương và binh vận, thì sức mạnh binh vận mới là chủ yếu. Dù quân và dân ta đang chịu nhiều thiếu thốn về vật chất, Người vẫn ban chính sách đại khoan hồng, để hàng binh giặc được hưởng chính sách nhân đạo nhất. Người chỉ thị: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi họ cho khoan hồng, phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước” 19. Trong Chỉ thị thành lập “Đội Tuyên truyền giải phóng quân”, Người giải thích nhiệm vụ của quân đội ta “chính trị trọng hơn quân sự”20. Dù đánh giặc bằng bất cứ phương pháp, biện pháp gì, ở đâu, lúc nào thì đường lối chiến tranh nhân dân của Người là lợi ích của dân phải trên hết. Khi Bác sang Pháp do Chính phủ Pháp mời, tháng 5/1946, thực dân Pháp bội tín Hiệp định sơ bộ 6/3, lập nước Nam Kỳ tự trị, chia rẽ dân tộc ta, gây nguy cơ nội chiến. Bác viết thư kêu gọi đồng bào Nam Bộ nén giận, đề cao nhân nghĩa, mở lòng bao dung, lấy tình thân ái mà cảm hóa, nhằm có thể cải tà quy chính nhân tâm được đối với Nguyễn Văn Thinh. Quả nhiên, chỉ sau một tháng đã tiêu diệt được mầm họa này. Thanh niên Việt Nam, thanh niên Pháp hay thanh niên Mỹ ngã xuống trên chiến trường, Người đều thương xót như nhau. Người đau tất cả các nỗi đau của những cha mẹ mất con, vợ mất chồng, người thân mất người thân, nên kiên định hòa bình, nhân nghĩa trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhân từ, nhân hậu, nhân ái, vì đại nghĩa, mà Người đã nổ lực bằng mọi giá, để kết thúc chiến tranh bằng các Hội nghị thương lượng hòa bình. Và thật tuyệt vời, cả hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ của Việt Nam, đều đã kết thúc tại hai hội nghị hòa bình thế giới: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 và Hội nghị Pa-ri 1973. Độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc được giữ vững, nhân dân được hoàn toàn tự do, tạo điều kiện tốt nhất cho toàn dân tộc chung sức chăm lo hạnh phúc của đồng bào. b) Về các đặc trưng “bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết vì độc lập dân tộc” và “cố kết cộng đồng cao”: Cũng từ khi sử nước ta chưa thành văn viết, Việt Nam đã có truyền thuyết Thánh Gióng: Gióng lên ba, chưa tự và cơm ăn được. Thế nhưng, nghe giặc Ân đến xâm lược nước nhà, đã vươn vai trở thành Phù Đổng để đánh giặc giữ nước. Mẹ Gióng quá nghèo, không đủ sức nuôi Gióng ăn và rèn sắm vũ khí cho Gióng 19 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr 507. 20 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr 27-28. 17