Giáo trình Tóm tắt luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế
a. Nhóm quan hệ diễn ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp là gì? Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh (Khoản 1, Điều 4. LDN-2005).
Kinh doanh là gì? Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Khoảng 2, Điều 4. LDN năm 2005).
+ Chủ thể: là các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác theo qui định
thuộc các thành phần kinh tế.
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa các chủ thể. Quan hệ
kinh doanh giữa các chủ thể hoàn toàn bình đẳng dựa trên những nguyên tắc kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Khách thể: chủ yếu là quan hệ tài sản hoặc những quan hệ dịch vụ có liên
quan đến yếu tố tài sản.
+ Hình thức pháp lý: chủ yếu là hợp đồng (kinh tế, thương mại).
b. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
- Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa
các thành viên với nhau khi tiến hành thực hiện kế hoạch của tổng công ty, tập
đoàn. Các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc không nhưng
được pháp luật và tổng công ty hay tập đoàn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh
trong những lĩnh vực nhất định.
- Quan hệ giữa các thành viên của tổng công ty được thiết lập để thực hiện kế
hoạch chung của tổng công ty nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác do vậy phải
được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng
kinh tế.
c. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối
với DN: như ĐKKD, giám sát hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản. Nhà nước
xác định địa vị pháp lý của các tổ chức, đơn vị kinh tế … để tổ chức, đơn vị đó tiến
hành hoạt động kinh doanh và Nhà nước thực hiện sự quản lý thông qua hoạt động
đó thông qua việc: ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp
luật về ĐKKD, hoạt động của DN, hợp đồng, giải thể, phá sản DN và giải quyết các
tranh chấp kinh tế.
Đặc điểm của mối quan hệ này là quan hệ bất bình đẳng dựa trên nguyên tắc
quyền uy phục tùng: chủ thể quản lý hoạch định, quyết định có tính chất mệnh lệnh,
chủ thể bị quản lý phải phục tùng thực hiện theo ý chí của chủ thể quản lý. Hệ thống
quan hệ quản lý kinh tế gồm:
Bài giảng Luật Kinh tế 3 3/12/2014
+ Quan hệ quản lý theo chiều dọc: đó là các mối quan hệ giữa bộ chủ quản với
các doanh nghiệp trực thuộc, giữa các UBND cấp tỉnh / thành phố với các doanh
nghiệp trực thuộc UBND.
+ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các cơ quan quản
lý kinh tế có thẩm quyền riêng và cơ quan quản lý có thẩm quyền chung. VD: quan
hệ giữa cơ quan tài chính với các bộ kinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế

+ Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các doanh nghiệp.
VD: quan hệ giữa các cơ quan tài chính với các doanh nghiệp về vấn đề quản lý vốn
tài sản của doanh nghiệp... 
pdf 45 trang hoanghoa 09/11/2022 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tóm tắt luật kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tom_tat_luat_kinh_te.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tóm tắt luật kinh tế

  1. Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. II. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN : 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên : a. Khái niệm và đặc điểm : Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. * Đặc điểm (Điều 38LDN năm 2005) - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50 trong suốt quá trình hoạt động; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại pháp luật: phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. - Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. b. Tổ chức quản lý Công ty TNHH 2 thành viên : - Hội đồng thành viên: cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên trong công ty - Chủ tịch Hội đồng thành viên: HĐTV bầu 1 thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty - Tổng Giám đốc (Giám đốc) : Là đại diện theo pháp nhân, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty -Ban Kiểm soát: Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban Kiểm soát . Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm soát , Trưởng ban Kiểm soát do điều lệ Công ty quy định . * Họp Hội đồng Thành viên: - Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định. - Nếu họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ 2 trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. - Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ Bài giảng Luật Kinh tế 11 3/12/2014
  2. thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp. - Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp HĐTV. Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ cty quy định. * Quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi: - Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; - Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quyết định của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định. c. Vốn và chế độ tài chính: Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Công ty TNHH có tài sản tách bạch với tài sản của thành viên, đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thành viên Công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định . - Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Đ 44LDN) - Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hình thức như : tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. - Chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật * Các Hợp đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau phải được HĐTV chấp thuận: - Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; - Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; những người có liên quan của người quản lý công ty mẹ . Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dư định tiến hành. Trường hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm Bài giảng Luật Kinh tế 12 3/12/2014
  3. yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng theo quy định. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên a. Khái niệm và đặc điểm : Là Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. * Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên là: - Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; - Cơ quan Đảng cấp trung ương và cấp tỉnh; - Các tổ chức chính trị, xã hội như: MTTQ , LĐLĐ, Đoàn TNCS HCM, Hội CCB, Hội Nông dân , Hội LHPN ( cấp trung ương và cấp tỉnh ) - Các doanh nghiệp như: DNNN, DN của Đảng, của tổ chức CT - XH, HTX, CTTNHH, CTCP; - Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. - Cá nhân * Đặc điểm : - Do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu - Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn - Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định pháp luật. - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. b. Tổ chức quản lí công ty : * Đối với công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức : - Mô hình Hội đồng thành viên: Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền trở lên thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; + Trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền. Chủ sở hữu chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ không quá 5 năm + Kiểm soát viên:số lượng từ 1 đến 3 KSV, nhiệm kỳ không quá 3 năm - Mô hình Chủ tịch Công ty: Trường hợp một người được CSH bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Chủ tịch Công ty là 5 năm và Kiểm soát viên là 3 năm CSH có thể thay đổi người ủy quyền bất cứ lúc nào. Bài giảng Luật Kinh tế 13 3/12/2014
  4. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. * Đối với Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc) . * Họp HĐTV: - Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp (2/3). Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận . c. Một số vấn đề lưu ý : Chủ sở hữu CTTNHH 1 thành viên phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình với chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch Công ty và giám đốc công ty. - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng. - Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. III. CÔNG TY CỔ PHẦN: 1. Khái niệm và đặc điểm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông ; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm đầu - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKKD - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Bài giảng Luật Kinh tế 14 3/12/2014
  5. 2. Các loại cổ phần: Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Cổ phần của công ty có thể tồn tại dưới hai loại : - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau : + cổ phần ưu đãi biểu quyết; + cổ phần ưu đãi cổ tức; + cổ phần ưu đãi hoàn lại; + cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. - Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. - Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Lưu ý: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãihoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 3. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm : + Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyền lực cao nhất trong oõng ty - Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1 năm 1 lần, họp thường niên trong thời hạn 4 tháng sau khi năm tài chính kết thúc, địa điềm trên lãnh thổ VN; - Điều kiện và thể thức họp ĐHĐCĐ: Lần 1: ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Lần 2: ít nhất 51% trong thời hạn 30 ngày sau ngày dự định họp lần 1 Lần 3: không phụ thuộc số CĐ dự họp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận và ít nhất 75 % đối với những vấ đề quan trọng + Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có ít nhất là 3 thành viên và không quá 11, sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên phải thường trú tại VN. HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc công ty. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có 3/4 số thành viên dự họp, mỗi thành viên có 1 phiếu biểu quyết Bài giảng Luật Kinh tế 15 3/12/2014
  6. + Giám đốc (Tổng giám đốc) : do HĐQT bổ nhiệm và có thể là thành viên HĐQT hoặc không phải là thành viên HĐQT. Là người đại diện theo pháp luật của CT, điều hành hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy định khác) + Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông) : giám sát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Thành viên Ban Kiểm soát không nhất thiết là Cổ đông hoặc người lao động của công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của cônng ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác. 4.Quyền và nghĩa vụ của cổ đông : a. Quyền của cổ đông phổ thông - Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông là một phiếu biểu quyết; - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông; - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông. - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty b. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: - Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. -Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. - Tuân thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty. - Chấp hành quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. 5. Vốn và chế độ tài chính : Là công ty đối vốn, công ty cổ phần có tài sản tách biệt với cổ đông, - Vốn góp bằng tài sản phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty. - Các cổ đông không được trực tiếp rút vốn nhưng được tự do chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu. - Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, do Hội đồng Quản trị quyết định. - Công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông trong những trờng hợp luật định IV. CÔNG TY HỢP DANH:: 1. Khái niệm, đặc điểm: * Khái niệm: Bài giảng Luật Kinh tế 16 3/12/2014
  7. Công ty Hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. * Đặc điểm: - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất 2 thành viên, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các khoản nợ , nghĩa vụ của công ty - Thành viên góp vốn là tổ chức hay cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. - Thành viên góp vốn được chuyển nhượng vốn nếu điều lệ công ty không quy định khác 2. Quản lí Công ty Hợp danh: a. Thành viên hợp danh : Các thành viên hợp danh là thành viên của Hội đồng thành viên, có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành, quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) có các nhiệm vụ sau: + Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; + Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên;; + Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty; + Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty + Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại. b.Thành viên góp vốn có quyền: + Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, + Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ CT; + Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty Bài giảng Luật Kinh tế 17 3/12/2014