Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo - Hồ Thị Hạnh

- Ở lứa tuổi MN chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi MG, chơi là hoạt động chủ đạo, trong khi chơi trẻ hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình; Khi chơi trẻ thỏa sức suy nghĩ, tìm tòi, ước mơ, tưởng tượng hết sức phong phú như nào là lái xe, nào là chữa bệnh, hay chú công nhân xây dựng…cái gì cũng có thể làm được. Một cháu gái cũng có thể trở thành “nàng tiên”, “công chúa”, hay “lực sĩ”. Chính sự tưởng tượng ngây thơ đó đã đem lại cho trẻ niềm vui vô bờ và đó thực sự là giây phút hạnh phúc nhất của trẻ thơ. Người lớn cần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ngây thơ này cho trẻ bằng trò chơi hấp dẫn hay truyện cổ tích. Nếu thiếu trò chơi và truyện cổ tích thì đời sống TL của trẻ trở nên khô cằn, khó mà phát triển bình thường được.
pdf 41 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo - Hồ Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_hoat_dong_vui_choi_cho_tre_mau_giao_ho_th.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo - Hồ Thị Hạnh

  1. - Ký hiệu về vai chơi: Vai mẹ - tượng trưng một người mẹ cụ thể ở trong XH ( VD Hằng là mẹ, Bình là con) - Hệ thống ký hiệu về hành động theo vai: là những hành động mô phỏng (giả vờ)- tượng trưng cho việc làm của vai (như giả vờ khám bệnh - để tượng trưng vai bác sĩ ). Đây cũng chỉ là hành động mang tính ước lệ cho những hành động thực của vai (vì hành động đó chỉ còn lại một số thao tác tượng trưng thôi, đã loại bỏ nhiều thao tác cụ thể khác ko phải hoàn toàn như thật) - Ký hiệu về đồ chơi: Là khả năng sử dụng vật thay thế cho vật thật khi tham gia vào trò chơi (như một mẩu gỗ có thể là mâm ở trò chơi này, nhưng có thể là cái gường ở trò chơi khác Nhờ đó, trẻ có thể có bất cứ cái gì mình muốn để thực hiện vai chơi, hành động chơi. - Chức năng ký hiệu tượng trưng cho phép trẻ tách hành động khỏi đồ vật thật mà hành động với vật thay thế (hành động phi ngựa bằng gậy- đã mất đi ý nghĩa thực tiễn biến thành một ký hiệu đánh dấu việc cưỡi ngựa) . Tức là trẻ biết dùng ký hiệu- tượng trưng để nhận thức thế giới. Nhờ đó các chức năng TL bậc cao được phát triển tốt (TD, tưởng tượng, tình cảm ) 1.2. Phương pháp hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ 1.2.1. Những yêu cầu chung - Cần tôn trọng tính tự nguyện, tự chủ của trẻ trong khi chơi. Vì khi chơi nếu được tự nguyện, tự chủ trẻ dễ dàng phát huy sáng kiến và hứng thú cũng lâu bền. + Vì sao trẻ MG lại chơi TCĐVCĐ? vì để thỏa mãn lòng mong muốn được sống và làm việc như người lớn trên cơ sở tự nguyện và chủ động ( tự nghĩ ra dự định chơi, nội dung chơi) - Cần hướng dẫn trẻ lựa chọn những trò chơi có nội dung tích cực và lành mạnh. - Cần giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ giữa các vai chơi.Bản chất của trò chơi ĐVTCĐ là ở những mối quan hệ qua lại giữa những người lớn trong XH được trẻ mô phỏng vào trò chơi. Do đó, cô cần nêu lên cho trẻ thấy những mối quan hệ hiện có trong đời sống xung quanh từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cần mở rộng dần chủ đề để các mối quan hệ được phản ánh vào đó ngày càng phong phú, tạo Đk để trẻ trải nghiệm được nhiều sắc thái khác nhau trong cuộc sống người lớn. Đó chính là cơ sở để trẻ học làm người. VD : trong trò chơi phòng khám răng, cô cần hướng dẫn trẻ thiết lập mối quan hệ ứng xử phù hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân. - Cô cần thường xuyên tạo ra tình huống để gợi ra ở trẻ các cách ứng xử khác nhau phù hợp với từng tình huống xảy ra. Tận dụng các tình huống của cuộc sống để GD là một phương thức GD đặc trưng của GDMN, TCĐVCĐ là một môi trường thuận lợi để thực hiện phương thức GD đó. Tình huống luôn luôn xuất hiện trong trò chơi sẽ làm nảy sinh ở trẻ thái độ sống tích cực, giúp trẻ thêm gắn bó với con người và cuộc sống xung quanh. - Tạo quan hệ thân tình bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người hướng dẫn với trẻ, giữa trẻ em với nhau. + Trong TCĐVCĐ cô và trẻ là những người bạn cùng chơi với nhau chứ ko phải như cô- trò ở trong HĐHT. Cô luôn là nhà GD, người hướng dẫn trẻ chơi, đối với trẻ trong khi chơi phải có sự bìng đẳng như nhau, khi đó chơi mới thực sự tự nhiên, thoải mái. + yêu cầu người hướng dẫn phải khéo léo, biến những yêu cầu GD thành động cơ chơi của trẻ, làm cho trẻ không nhận ra mọi sự điều khiển của người lớn một cách lộ liễu, như thế sẽ làm trẻ mất hứng thú. + Để trò chơi diễn ra một cách tốt đẹp, giữa các trẻ cùng chơi phải thân ái, đoàn kết với nhau. Nếu xung đột xảy ra giữa các trẻ thì cách giải quyết như thế nào? Người lớn phải tìm cách giảm bớt sự căng thẳng giữa trẻ với nhau để tránh tan vỡ trò chơi. khi giảng hòa, phải giữ thái độ công bằng, một sự thiên vị nhỏ sẽ gây nên sự bất hòa. Vì lứa tuổi MG có tâm hồn nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. 1.2.2. Hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ theo độ tuổi a. Đối với trẻ MG bé: * Đặc điểm: Trò chơi còn ở dạng sơ khai: 11
  2. + CĐ chơi nghèo nàn chỉ xoay quanh một số vấn đề gần gũi với cuộc sống của trẻ (mẹ con; nấu ăn; đi chợ ); + Nội dung chơi cũng còn nghèo nàn, đơn giản ( mẹ con thì chỉ có vài việc làm thân thuộc: cho em ăn, ru em ngủ, rửa mặt cho em). trẻ chơi còn nặng về bắt chước chứ chưa biết nhập vai( vừa mô phỏng viêc làm, vừa thể hiện cảm xúc). + Tính chất chơi một mình, chơi cạnh bạn còn thể hiện rõ nét. + Trẻ chưa biết phối hợp giữa các vai chơi với nhau. + Hành động chơi mới chỉ biết bắt chước một vài hành động đơn giản của người lớn thể hiện qua thao tác, việc làm còn sơ sài, diễn ra chưa lô gic. Chẳng hạn trẻ chơi trò chơi “mẹ con”, em bé (búp bê) đang ngủ nhưng vẫn ngồi bón cho em ăn, cô hỏi:”em bé đang làm gì?”, cháu hồn nhiên trả lời: “em đang ngủ”. Cô gợi hỏi: “em bé đang ngủ sao lại cho ăn”, cháu bé cười ngượng:”ờ nhỉ, quên mất”! rồi ko cho em ăn nữa hay chi trò bác sĩ thì bệnh nhân đến là tiêm sau đó mới khám (do trẻ chỉ mô phỏng những việc làm có ấn tượng sâu sắc trong cuộc sống thực mà trẻ trải nghiệm. - Sau đó trẻ biết nhận vai- thể hiện hành động theo vai- biết phối hợp giữa các vai trong quá trình chơi, nhóm chơi được hình thành nhưng chưa bền, dễ bị tan vỡ do bị lôi cuốn bởi vai chơi khác và đồ chơi khác hấp dẫn hơn. *Yêu cầu cần đạt: + Trẻ phải biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi theo đúng nghĩa của nó nhằm mô phỏng hành động việc làm của người lớn trong Xh và củng cố biểu tượng về đồ vật với ý nghĩa XH của nó. + Biết giữ gìn, bao quản đồ chơi, không phá nghịch như quăng, ném, tranh giành đồ chơi. + Biết nhận vai và hành động theo vai (thực hiện những hành động đặc trưng nổi bậtt của vai). + Biết phối hợp với nhau trong trò chơi. *hướng dẫn trẻ chơi: - Cần hướng dẫn cho trẻ biết nhập vai. Vai chơi là linh hồn của trò chơi ĐVTCĐ. Làm thế nào để trẻ biết nhận vai chơi: biết ướm mình vào những người xung quanh mà trẻ thích? - Hàng ngày phải chỉ cho trẻ thấy sinh hoạt của người lớn xung quanh và nói rõ cho trẻ biết họ đang làm gì và làm như thế nào bằng: - Các câu hỏi như: “Mẹ đang làm gì, làm như thế nào” hay “bố dắt xe đi đâu, làm việc gì. ” - Bằng truyện kể - Bằng sự liên tưởng đến những điều trẻ đã trải nghiệm (mắt thấy, tai nghe) - Bằng hành động mẫu của người lớn khi chơi cùng với trẻ nhờ sự hướng dẫn của người lớn mà vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú. => dần dần trẻ biết tự ướm mình vào những người lớn xung quanh mà trẻ thích. Qua đó trẻ trải nghiệm được những tình cảm và tiếp thu những cách ứng xử của họ trong cuộc sống. Đến cuối tuổi MG bé trẻ đã quen dần với việc nhập vai và trở nên thích thú hơn. Tiến bộ hơn là biết phân vai cho nhau. Lúc này tác dụng chủ đạo của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển TL của trẻ đã phát huy khá rõ rệt. - Cần hướng hành động chơi của trẻ theo một chủ đề nhất định Khi chơi, trẻ chưa biết tập trung hành động của mình theo một chủ đề nhất định. VD: khi chơi có trẻ đang ru em bé bằng gối ngủ, sau đó liền đặtt gối xuống ngồi lên đó nhún nhảy như phi ngựa. Có cháu đang cầm que tiêm cho búp bê, sau đó liền biến que thành bút chì để vẽ vào giấy. +Hướng dần như thế nào để trẻ biết chơi tập trung theo một chủ đề ko lan man, tản mản? - Kể cho trẻ nghe những công việc của người lớn trong chủ đề đó Trong gia đình (có bố, mẹ, ông, bà); Trong bệnh viện (bác sĩ, bệnh nhân) mỗi người làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ chơi có định hướng mà ko bị lạc đề. Khi trẻ biết chơi theo chủ đề thì sẽ làm cho tính chủ định của các chức năng TL phát triển. Như ghi nhớ có chủ định, do 12
  3. muốn hành động giống như bác sĩ trẻ phải nhớ bác sĩ làm những gì (khám bệnh, kê đơn, dặn dò bệnh nhân) và lúc chơi trẻ phải tưởng tượng mình là bác sĩ để hành động cho giống. - Cần hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác, hành động theo lô gic thông thường của vai mà trẻ đảm nhiệm. Do đầu tuổi trẻ MG bé chưa biết quan tâm tới trình tự hiện thực của các hành động, việc làm nên trẻ mô phỏng ko theo đúng với trình tự việc làm trong thực tế như tiêm trước, khám sau vì trẻ có ấn tượng sâu sắc với hành động tiêm hơn là khám. Thực tế trẻ đã trải qua rất nhiều lần tiêm, mỗi lần tiêm trẻ rất đau đớn và sợ tiêm. Sự ám ảnh về tiêm ấy hằn sâu trong tâm trí trẻ. Kể cả việc ăn uống cũng vậy, nhất là trẻ biếng ăn, người lớn phải vật lộn với trẻ mãi mới xong bữa ăn. Tất cả những điều đó sẽ được trẻ ưu tiên số một để mô phỏng trong khi chơi. + Khi thấy trẻ làm như vậy, người lớn cần khéo léo gợi cho trẻ trình tự những thao tác, việc làm phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, Khi cô giáo thấy trẻ chưa khám mà đã tiêm thì cô làm như thế nào? Lúc đó cô có thể hỏi trẻ: “em bé bị bệnh gì mà phải tiêm đó! Khám xem em bị bệnh gì đã chứ! Lúc đó trẻ sẽ nhận ra phải làm cái gì trước, cái gì sau. Cô luôn chú ý trao đổi, trò chuyện với trẻ trước khi chơi và trong khi chơi về những công việc và trình tự của nó theo các vai, để trẻ có biểu tượng về vai và lô gic hành động, việc làm của vai. Đối với trẻ đầu tuổi MG bé, cô có thể chơi cùng trẻ để trẻ bắt chước trình tự, việc làm mà cô thực hiện. Cô luôn nhớ vai trò của mình chỉ là gợi ý để trẻ hành động chứ không can thiệp thô bạo vào việc làm của trẻ hoặc làm thay trẻ. - Cần phải tổ chức cho trẻ biêt phối hợp- hợp tác với nhau trong một chủ đề. + Cần chỉ cho trẻ biết chủ đề mà trẻ dự định chơi thường có nhân vật nào, mỗi nhân vật làm gì và quan hệ với nhau như thế nào trong cuộc sống XH. VD: bán hàng phải có người bán và người mua hàng. Người bán làm gì, người mua làm gì, hai bên cần ứng xử với nhau thật đúng mực( ánh mắt, cử chỉ, nét, mặt ) để tạo ra một kiểu quan hệ tốt đẹp trong XH. Chính trong khi nhập vào các mối quan hệ đó, trẻ mới dần nhận ra các quy tắc sống, các chuẩn mực đạo đức giữa người với người trong XH. + Cần chuẩn bị thật chu đáo khi tổ chức cho trẻ chơi: Do trẻ MG bé chưa tự lực nhiều trong khi chơi, trước khi tổ chức cô cần chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Từ việc chọn trò chơi, tìm chỗ chơi, đến việc phân vai, tạo ra các tình huống chơi đều cần phải suy nghĩ, lựa chọn sao cho phù hợp với nhóm trẻ. Tốt nhất là cô phải chơi cùng với trẻ để trực tiếp tạo ra tình huống chơi và làm mẫu các hành động chơi, nhất là sự phối hợp giữa các vai với nhau. Đây cũng là dịp để người lớn khuyến khích, kịp thời động viên những trẻ chơi đúng, chơi hay, uốn nắn kịp thời những sai trái của trẻ khi chơi, giúp trẻ duy trì hứng thú chơi và phát huy được sáng kiến. Tóm lại, TCĐVTCĐ ở trẻ MG bé còn ở dạng sơ khai, nhưng đã phát huy vai trò chủ đạo đối với sự phát triển TL của trẻ, tuy nhiên vai trò chủ đạo chưa thật mạnh. Nhiệm vụ của các nhà GD là phải cố gắng hướng dẫn cho trẻ biết chơi, thúc đẩy trò chơi này phát triển thật nhanh để phát huy vai trò chủ đạo của nó, tạo ra những bước phát triển mới trong đời sống TL của trẻ. b. Đối với trẻ MG nhỡ: * Đặc điểm: TCĐVTCĐ ở trẻ MG nhỡ đang phát triển tới mức hoàn thiện: + Khi chơi, trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do, chủ động như tư lực lựa chọn chủ đề chơi, nội dung chơi (tự thỏa thuận với nhau). - CĐ chơi phong phú, đa dạng hơn. - Nội dung muôn hình muôn vẻ: Trò chơi mẹ con không chỉ là cho em ăn, ngủ, rửa mặt, mà còn cho đi trường MN, đi công viên, đi siêu thị, dạy em học bài. + Tự lựa chọn bạn chơi (chọn bạn tâm đầu ý hợp với mình thì chơi mới bền, vui hơn). + Tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và cũng tự do rút khỏi trò chơi mà mình không thích (tự chọn trò chơi, tự phân vai cho nhau, tự tìm kiếm đồ chơi, tự quy ước với nhau 13
  4. về vật thay thế và tự thỏa thuận với nhau về cách chơi, lúc chơi thì say sưa hết mình, khi chán thì bỏ cuộc nhẹ nhàng). + Đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi - một “XH trẻ em “ được hình thành làm cho giờ chơi sôi nổi, vui nhộn hơn.( khi kết thúc trò chơi “XH trẻ em” tan rã, song các mối quan hệ tình cảm, các tiêu chuẩn đạo đức XH, nghề nghiệp mà trẻ thể hiện trong quan hệ chơi, được chuyển vào trong các quan hệ thực của trẻ trong cuộc sống: trẻ dũng cảm ko sợ đau khi tiêm, nghe lời khuyên của bác sĩ khi ốm). + Trẻ đã biết nhận xét, đánh giá bản thân và nhận xét, đánh giá bạn thông qua việc thực hiện hành động chơi, nội dung chơi (trẻ tự vấn mình: “mình là cô giáo sao lại nói tục”, hoặc nhận xét bạn: Lái xe mà sao đi ẩu thế”) *yêu cầu cần đạt: + Trẻ biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề, ND chơi, tìm đồ chơi, vật thay thế, cách chơi, phân vai chơi để thực hiện dự định chơi của nhóm. + Trẻ mô phỏng việc làm, hành động của vai theo một lô gic phù hợp với hiện thực + Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm và với nhóm chơi ở các góc khác, biết thể hiện quan hệ tình cảm, tiêu chuẩn đạo đức XH và chuyển được nó vào trong các mối quan hệ cuộc sống hiện thực của trẻ. *Hướng Dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG nhỡ Ở trẻ MG nhỡ, TCĐVTCĐ đã đạt tới dạng chính thức và đã khôn lớn hơn, nên khi tổ chức cho trò chơi này cho trẻ cần phải phát huy đầy đủ các đặc điểm của trò chơi. - Cần phát huy tính tự nguyện, tự lực của trẻ. Biện pháp để phát huy tính tự nguyện, tự lực của trẻ trong khi chơi? + Cô giáo tạo điều kiện để trẻ tự lựa chọn trò chơi, đồ chơi, chỗ chơi, tự phân vai, tự thỏa thuận luật chơi. + Cô giáo (người lớn) chỉ can thiệp khi trẻ gặp khó khăn hoặc xẩy ra sự cố nào đó trong khi chơi, đặc biệt khi cuộc chơi phản lại ý đồ của nhà GD, gây nên tác hại cho sự phát triển của trẻ. - Lưu ý: Sự can thiệp của cô lúc đó phải thật khéo léo, tế nhị. Cách tốt nhất là cô nên nhập vào một vai thích hợp cùng chơi với trẻ, qua đó mà điều chỉnh hành vi chơi của trẻ sao cho đúng, cho phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo cho bầu không khí chơi luôn luôn vui vẻ. (như trẻ đóng vai "cô giáo" cứ luôn quát mắng "HS"->hiện tượng này sẽ tạo quan hệ không tốt giữa cô- trò. Trẻ đóng vai "cô" tiêm nhiễm phải tính hống hách; Trẻ đóng vai "HS" thì trở nên sợ hãi, nhút nhát đối với cô. Lúc này người hướng dẫn có thể đóng vai "cô hiệu trưởng" đến gặp lớp, nhân đó mà tham gia góp ý kiến với "cô": "các cháu trong lớp ngoan thế này cơ mà, nếu cháu nào sai phạm điều gì, cô nên bảo ban nhẹ nhàng thôi", "còn các cháu cần phải học hành cho tử tế, nghe lời cô giáo, đừng để cô la rầy rất mệt" Sau đó, cô hiệu trưởng chào các cháu và đi nơi khác để các cháu lại tiếp tục tự chơi với nhau. Như thế sẽ giúp cho trẻ sau này vào lớp một không sợ cô giáo nữa vì trẻ nhận ra rằng giữa cô và HS luôn có MQH thân tình. + Ngay cả khi các cháu xảy ra xung đột, cô cũng nên để các cháu tự giải quyết với nhau, chỉ khi nào các cháu ko tự giải quyết được, cô mới nên giúp trẻ cách giải quyết như thế nào cho thỏa đáng. + Nếu khi chơi, tính tự nguyện tự lực của trẻ được phát huy cao độ thì sẽ nảy ra nhiều sáng kiến trong việc đóng vai, tìm kiếm đồ chơi, tìm vật thay thế Đó là tiền đề của hoạt động sáng tạo sau này. - Cần mở rộng mối quan hệ trong trò chơi ĐVTCĐ Ở trẻ MG nhỡ các MQH giữa các vai trong trò chơi đã trở nên bền vững hơn. Điều này đôi khi dẫn đến sự trở ngại cho việc mở rộng các MQH, vì trẻ dễ theo thói quen, ngày nào cũng 14
  5. chơi như nhau, có khi hàng tháng nhưng MQH của trẻ trong khi chơi vẫn không được mở rộng do đó trò chơi không thể phát triển được. + Cần phải hướng dẫn trẻ mở rộng chủ đề chơi (mở rộng nội dung chơi trong chủ đề). VD như trò chơi chủ đề "gia đình" không phải lúc nào cũng chỉ có mẹ với con mà còn có cả những người khác nữa, như con đau mẹ phải đưa con vào bệnh viện, ở đó mẹ còn trao đổi với bác sĩ bệnh tình của con mình. Như vậy là mở rộng thêm được một MQH nữa, cứ như thế các MQh dần dần được mở rộng. + Cần hướng dẫn trẻ liên kết các nhóm chơi theo các chủ đề khác nhau lại, cô gợi ý cho các nhóm chơi để các cháu thấy cần phải liên kết với các nhóm chơi khác. (cô tạo tình huống để "mẹ " đưa con đến phòng khám răng để khám, rồi sau đó ra cửa hàng thực phẩm để mua rau, cứ như thế các MQh ngày càng được mở rộng ra và trở nên đa dạng, đây là điều rất cần cho trẻ vì càng thiết lập nhiều mối quan hệ giữa các vai chơi thì việc trải nghiệm của trẻ càng phong phú, nên sự phát triển nhân cách của trẻ mới được thuận lợi. - Cần hướng dẫn trẻ tổ chức “Xã hội trẻ em” trong các buổi chơi. Vì sao người lớn phải quan tâm tới "XH trẻ em"? Biện pháp: hướng dẫn bằng cách nào? Trò chơi là nguyên cớ thúc đẩy trẻ tìm đến nhau, tập hợp lại thành những nhóm chơi, tuy còn lỏng lẻo nhưng cũng khá phức tạp. Nếu để trẻ tự tổ chức lấy "XH" của mình chắc chắn sẽ lộn xộn và nẩy sinh nhiều cái bất lợi. Có một số trẻ lúc nào cũng giành vai chính, có khi còn giành lấy cả quyền chỉ huy trong các trò chơi nên chúng muốn cho bạn nào chơi, đóng vai gì là tùy ý của chúng, có khi còn đuổi bạn ra khỏi trò chơi. Ngược lạ, có một số trẻ chắng dám chơi gì cả, chỉ đứng nhìn bạn chơi một cách thụ động, chán thì lúi húi ngồi chơi một mình, có khi vì tranh nhau vai, hay đồ chơi mà sẵn sàng ẩu đả nhau, dẫn tới tan rã cuộc chơi => Người lớn cần phải quan tâm tới xã hộitrẻ em này và hướng dẫn trẻ biết tổ chức nhóm chơi của mình sao cho ổn thỏa, đảm bảo cho không khí chơi luôn vui vẻ, để trò chơi phát triển thuận lợi, có tác động tốt tới sự hình thành nhân cách trẻ. Cô giáo phải luôn nhắc nhở trẻ luôn luôn có thái độ thân ái và bình đẳng với nhau trong khi chơi. Ai cũng có quyền chơi trò chơi mà mình thích, nhưng lại phải biết nhường nhịn nhau, đặc biệt cần phải luân phiên vai cho nhau Cần tìm cách khéo léo loại bỏ tư tưởng độc quyền ở một số trẻ và khuyến khích các cháu mạnh dạn đóng vai mới, nhất là trẻ có tính nhút nhát. Nếu nhóm xuất hiện thu lĩnh thì cần chú ý hướng dẫn hành vi của thủ lĩnh sao cho vừa điều khiển tốt trò chơi, vừa dễ hòa nhập với các bạn vì nếu thủ lĩnh tốt thì sẽ ảnh hưởng tốt cho các trẻ khác trong nhóm chơi, ngược lại nếu thủ lĩnh là trẻ có tính xấu (hống hách, ích kỷ) thì tính đó sẽ dễ lây sang bạn khác. - Cần giúp trẻ chính xác hóa các hành động với đồ vật (ở đây là đồ chơi). Vì sao? Vì khi chơi trẻ ko quan tâm tới kết quả hành động chơi, chủ yếu bắt chước sao cho giống người lớn, nên trẻ thao tác với đồ vật thường mang tính chất đại thể. Vì thế, cần hướng dẫn trẻ làm đúng chuỗi thao tác với đồ vật, vì đây là một bước tiến đến thế giới của xã hội người lớn. VD trong trò chơi "bác sĩ", điều cốt yếu là trẻ thiết lập được mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân. Nhưng để đóng được vai bác sĩ như thật thì cô cần hướng dẫn trẻ biết thực hiện một chuỗi thao tác của người bác sĩ khi khám bệnh như: Đặt ống nghe ở đâu (ở ngực, bụng, lưng chứ không phải ở má, ở trán), ghi đơn như thế nào? Tất cả chuỗi thao tác đó chỉ là mô phỏng nhưng dáng vẻ bên ngoài cũng cần phải đúng để giống như thật thì trò chơi mới thú vị. Để phát triển hoàn thiện trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG nhỡ + Cô cần phải giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ người- người trong xã hội bằng nhiều con đường khác nhau như: Kể chuyện, xem tranh ảnh, truyền hình, tham quan, giao tiếp với xã hội vốn hiểu biết của trẻ càng phong phú thì nội dung chơi, chủ để chơi càng phản ánh đầy đủ hơn cuộc sống XH. 15
  6. c. Đối với trẻ MG lớn * Đặc điểm trò chơi - Trẻ đã có kĩ năng tổ chức trò chơi và chơi một cách độc lập, sáng tạo phản ánh sinh động cuộc sống Xh của người lớn. - Khả năng phối hợp giữa các nhóm chơi ngày càng tốt hơn làm cho giờ chơi ngày càng sôi nổi và nhộn nhịp hơn. Trong khi chơi khả năng tự tổ chức, tự đánh giá của trẻ ngày càng tốt. - Đặc điểm bổi bật nữa là trẻ đã ý thức được chơi chỉ là giả vờ ko phải là thật, nên tính tự do, tính sáng tạo trong khi chơi ngày càng cao. * Yêu cầu cần đạt - Trẻ biết tự tổ chức các trò chơi và biết phối hợp giữa các nhóm chơi với nhau. - Trẻ biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi, về nội dung chơi, phân vai chơi và cách tổ chức trò chơi. - Trẻ biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn căn cứ vào yêu cầu đưa ra của tập thể. Hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG lớn Đối với trẻ MGL, trò chơi ĐVTCĐ đã trở nên quen thuộc, những biện pháp tổ chức như ở trẻ MGN vẫn phát huy tác dụng, ngoài ra cần chú ý một số điểm sau: - Cần mở rộng thêm những chủ đề chơi mới để duy trì hứng thú chơi và kích thích trí tưởng tượng của trẻ. - Hướng dẫn trẻ chú ý đến luật chơi nhiều hơn. Vì trò chơi có luật là bước phát triển mới của trò chơi ĐVTCĐ. + Sự thỏa thuận của trẻ MG lớn khi chơi đã trở nên rõ ràng và giống với hiện thực hơn nên mang tính ổn định hơn. VD như chơi đi tàu hỏa, trẻ tự thảo thuận với nhau (hành khách phải mua vé, ngồi đúng ghế, "người soát vé thì phải đeo băng đỏ và kiểm tra vé của từng người một, "người lái tàu" thì phải ngồi đúng toa đầu máy, không được bỏ đi nơi khác khi tàu chạy) sẽ biến thành những quy định nghiêm ngặt của trò chơi không ai được vi phạm, tức là luật chơi. + trò chơi có chủ đề càng phức tạp thì sự quy định càng nghiêm ngặt hơn, tức luật chơi càng rõ ràng hơn. Nếu được người lớn hướng dẫn về quy tắc hành vi, những chuẩn mực đạo đức trong XH thì trẻ dễ định ra luật chơi và dễ tuân thủ luật chơi, vì một trẻ nào đó không nắm luật chơi thì sẽ bị trẻ khác đuổi khỏi cuộc chơi. + Như vậy biết xác định luật chơi và biết chơi theo luật là một bước tiến đáng kể, coi như trẻ đã biết lĩnh hội tri thức một cách chủ định. Đó là điều kiện tốt để trẻ lĩnh hội tri thức khoa học sau này. - Cần phải phát huy sáng kiến của trẻ trong khi chơi. Ở trẻ MGL, việc mô phỏng lại cuộc sống của người lớn vào trò chơi ko chỉ là sự bắt chước đơn thuần mà trẻ có thể thêm bớt, biến hóa đi theo ý đồ chơi của mình. + Người lớn cần khuyến khích trẻ tạo ra những ý đồ chơi mới bằng cách: Cung câp vốn sống cho trẻ là cơ sở giúp trẻ hiểu được cuộc sống sâu rộng hơn và làm cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ dễ nảy nở, từ đó ý đồ chơi dễ được hình thành. + Người lớn cần khuyến khích trẻ phát huy sáng kiến cả trong việc tìm kiếm đồ chơi, vật thay thế, đặc biệt là tự làm ra đồ chơi. Việc tự làm lấy đồ chơi sẽ làm cho trẻ nảy sinh nhiều sáng kiến. - Cần phải tăng cường tổ chức các trò chơi theo chủ đề trường học để giúp trẻ làm quen với cuộc sống và học tập ở nhà trường. - Ngoài ra những trò chơi đòi hỏi trẻ phải nổ lực ý chí cũng cần khuyến khích trẻ chơi. Như trò chơi "dạy học", trẻ đóng vai cô giáo phải nói năng rõ ràng, dịu dàng khi giảng bài, học sinh phải lắng nghe, ko mất trật tự Thực hành tổ chức trò chơi ĐVTCĐ. 2. TRÒ CHƠI XÂY DỰNG 16