Giáo trình Quản trị sản xuất (Phần 2)
Khái niệm
Quản trị sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng suất và đánh giá
năng suất đạt được của từng khâu, từng bộ phận cũng như của toàn bộ
dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh
tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp.
Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh
tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể
hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp.
Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa yếu tố đầu ra và yếu tố
đầu vào đuợc sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Ðầu ra có thể là tổng giá trị
sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối luợng hàng hoá tính bằng đơn vị
hiện vật. Ðầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu
ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,...
Quản trị sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng suất và đánh giá
năng suất đạt được của từng khâu, từng bộ phận cũng như của toàn bộ
dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh
tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp.
Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh
tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể
hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp.
Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa yếu tố đầu ra và yếu tố
đầu vào đuợc sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Ðầu ra có thể là tổng giá trị
sản xuất hoặc giá trị gia tăng, hoặc khối luợng hàng hoá tính bằng đơn vị
hiện vật. Ðầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu
ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,...
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị sản xuất (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_tri_san_xuat_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Quản trị sản xuất (Phần 2)
- ttn: thời gian quá trình tự nhiên Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ. Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất. Chu kỳ sản xuất ảnh huởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi. 4.1.2. Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố. Song chúng ta có thể phân các yếu tố ảnh hưởng đó thành hai nhóm lớn đó là: nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất và nhóm các yếu tố thuộc về trình độ tổ chức sản xuất. Do đó, phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất sẽ nhằm vào hai hướng cơ bản này. + Một là, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện phương pháp công nghệ, thay thế quá trình tự nhiên bằng các quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn. + Hai là, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất như nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa, áp dụng các biện pháp sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm loại bỏ thời gian gián đoạn do sự cố, tăng cuờng chất lượng công tác lập tiến dộ, kiểm soát sản xuất. 4.2. Những phương thức phối hợp bước công việc Phương thức phối hợp công việc có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ sản xuất, vì sẽ ảnh hưởng đến tổng thời gian công nghệ. Tổng thời gian công nghệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong chu kỳ sản xuất, đó chính là tổng thời gian thực hiện các bước công việc trong quá trình công nghệ. Thời gian bước công việc phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật và những điều kiện sản xuất khác. Giả sử các điều kiện đó không thay đổi, nghĩa là thời gian bước công việc không thay đổi, thì tổng thời gian công nghệ vẫn có thể khác nhau, bởi cách thức mà chúng ta phối hợp các buớc công việc một cách tuần tự hay đồng thời. Phối hợp các bước công việc không những ảnh huởng đến thời gian công nghệ, mà nó còn ảnh hưởng tới các mặt hiệu quả khác như mức sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động 97
- 4.2.1. Phương thức tuần tự Theo phương thức này thì sau khi chế tạo xong cả loạt ở bước công việc trước mới chuyển toàn bộ cho bước công việc sau, cho đến khi kết thúc công việc. Phối hợp các bước công việc theo phương thức này cho phép có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau sau mỗi lần điều chỉnh máy móc thiết bị. Tuy nhiên, sản phẩm dở dang nằm chờ tại nơi làm việc nhiều nên ảnh hưởng đến diện tích sản xuất và thời gian công nghệ bị kéo dài. Thời gian công nghệ theo phương thức này được tính như sau: m TCNTT = n. ti i 1 Trong đó: TCNTT: là thời gian công nghệ theo phương thức tuần tự n: Số lượng chi tiết đươc chế tạo trong mỗi loạt. ti: thời gian gia công ở bước công việc thứ i m: số lượng các bước trong quy trình công nghệ. Sơ đồ biểu diễn: Thứ Thời tự gian Phương thức phối hợp các bước công việc, bước từng công bước với n = 3 chi tiết việc (phút) 1 6 2 3 3 7 4 4 Tổng 20 TCNTT = 3.(6+3+7+4) = 60 phút 98
- Phương thức tuần tự được áp dụng ở các bộ phận sản xuất được phân công chế tạo nhiều loại sản phẩm có quá trình công nghệ khác nhau. Được sử dụng rộng rãi trong các hình thức sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. 4.2.2. Phương thức song song Theo phương thức này mỗi chi tiết sau khi được chế tạo xong ở bước công việc trước thì được chuyển ngay cho bước công việc kế tiếp mà không cần phải chờ. Thời gian công nghệ trong phương thức song song được xác định: m TCNSS = ti + (n – 1).tdn i 1 Trong đó: TCNSS: Thời gian quá trình công nghệ song song tdn: Thời gian của bước công việc dài nhất. Sơ đồ biểu diễn: Trường hợp 1: Các bước công việc có thời gian bằng nhau Thứ Thời tự gian Phương thức phối hợp các bước công việc, bước từng công bước với n = 3 chi tiết việc (phút) 1 5 2 5 3 5 4 5 Tổng 20 TCNSS = 20 + 2.5 = 30 phút 99
- Trường hợp 2: Các bước công việc có thời gian không bằng nhau và không lập thành quan hệ bội số. Thứ Thời tự gian Phương thức phối hợp các bước công việc, bước từng công bước với n = 3 chi tiết việc (phút) 1 6 2 3 3 7 4 4 Tổng 20 TCNSS = 20 + 2.7 = 34 phút Phương thức song song tiết kiệm được nhiều thời gian công nghệ. Phương thức song song phát huy hiệu quả kinh tế đầy đủ nhất trong loại hình sản xuất hàng khối khi thiết bị được bố trí theo quá trình công nghệ và thời gian gia công bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau. Trong trường hợp các bước công việc không bằng nhau hoặc không lập thành quan hệ bội số thì việc áp dụng phương thức này sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm vì thường xuyên bị gián đoạn trong sản xuất. Vì thế, trong trường hợp này cần cân nhắc thiệt hại. 4.2.3. Phương thức hổn hợp (Kết hợp giữa song song và tuần tự) Trường hợp 1: Nếu thời gian của bước công việc trước bằng hoặc ngắn hơn thời gian của bước công việc kế tiếp (ti ≤ ti+1) thì chi tiết sẽ được chuyển từng cái một theo phương thức song song. Trường hợp 2: Nếu thời gian của bước công việc trước lớn hơn thời gian của bước công việc kế tiếp (ti >ti+1) thì chi tiết sẽ được chuyển xuống theo phương thức tuần tự nhưng phải chú ý điểm sau: khi chuyển xuống theo phương thức tuần tự ta sẽ chuyển xuống theo từng đợt nhỏ sao cho thời điểm chuyển xuống phải thỏa mãn điều kiện là thời điểm kết thúc gia công chi tiết cuối cùng trong loạt ở bước công việc thứ i, đồng thời là thời điểm bắt đầu gia công chi tiết đó ở bước công việc thứ i+1. 100
- Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức hổn hợp được tính theo: m TCNHH = ti + (n – 1).(∑tdh - ∑tnh) i 1 Trong đó: TCNHH: Thời gian công nghệ theo hổn hợp ∑tdh: Tổng thời gian các bước công việc dài hơn ∑tnh: Tổng thời gian các bước công việc ngắn hơn Bước công việc dài hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian ngắn hơn nó. Bước công việc ngắn hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian dài hơn nó. Những bước nằm giữa một bước dài hơn và một bước ngắn hơn thì không tính đến trong công thức. Khi xác định bước công việc dài hơn và bước công việc ngắn hơn thì cần chú ý đến các bước công việc đầu tiên và cuối cùng. Trong trường hợp này ta coi rằng thời gian đứng trước bước đầu tiên và sau bước cuối cùng bằng 0. Sơ đồ biểu diễn: Thứ tự Thời bước Phương thức phối hợp các bước công việc, gian công (phút) với n = 3 chi tiết việc 1 6 2 3 3 7 4 4 Tổng 20 TCNHH = 20+ (3-1).(13-3) = 40 phút 101
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy cho biết năng suất là gì? 2. Hãy cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất? 3. Hệ thống JIT được hiểu như thế nào? Hãy cho một ví dụ về JIT mà bạn biết. 4. Tóm tắt các nội dung của JIT. 5. KANBAN là gì? Mô tả các ứng dụng của KANBAN? 6. Có bao nhiêu loại KANBAN? Nội dung của mỗi loại KANBAN đó? Cho ví dụ. 7. Lợi ích của KANBAN là gì? 8. Hãy nêu khái niệm 5S?.Trình bày các nội dung của 5S? 9. Chu kỳ sản xuất là gì? Có những phương thức phối hợp bước công việc nào? Nội dung của mỗi loại đó là gì? 10. Hãy xác định thời gian công nghệ theo các phương thức và trình bày bằng sơ đồ. Cho biết số chi tiết n =3 và số liệu được cho trong bảng sau. Thời gian Thứ tự công việc (phút) 1 7 2 4 3 8 4 5 5 6 102
- Bài 6 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Mục tiêu bài học: - Trình bày được khái niệm hàng tồn kho. - Giải thích được tại sao doanh nghiệp cần thiết phải quản trị hàng tồn kho. - Trình bày được các chi phí liên quan đến việc quản trị hàng tồn kho - Phân loại được các dạng tồn kho. - Trình bày được các kỹ thuật quản trị hàng tồn kho. - Trình bày được nội dung của mô hình đặt hàng kinh tế theo số lượng EOQ. I. GIỚI THIỆU VỀ HÀNG TỒN KHO 1. Khái niệm Hàng tồn kho là tất cả nguồn lực đang được dự trữ cho việc sản xuất hiện tại hoặc trong tương lai. Hàng tồn kho có thể được gọi là nguồn lực nhàn rỗi. Hàng tồn kho ở đây không những là thành phẩm trong kho thành phẩm mà còn là sản phẩm dở dang chưa hoàn thành, nguyên vật liệu tồn kho, linh kiện sản xuất, công cụ sản xuất tồn kho và thành phẩm đang trên đường vận chuyển cũng được gọi là hàng tồn kho. 2. Vai trò của quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thường khoảng 40-50%) vì thế việc quản lý, kiểm soát hàng tồn kho tốt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục của doanh nghiệp. Việc quản trị hàng tồn kho có hai vấn đề trái ngược nhau là: đảm bảo việc sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì cần phải dự trữ một khối lượng hàng tồn kho lớn nhưng nếu việc dự trữ một khối lượng hàng tồn kho lớn như thế thì dẫn đến việc chi phí quản lý nó sẽ tăng cao. 103
- Quản trị hàng tồn kho là một phương pháp lên kế hoạch để xác định khi nào thì đặt hàng và lượng đặt hàng là bao nhiêu để chi phí cho việc đặt hàng và chi phí lưu kho được hiệu quả tối ưu mà không làm sản xuất bị gián đoạn. Quản trị hàng tồn kho cơ bản là giải quyết hai vấn đề chính đó là: + Khi nào thì nên đặt hàng? + Lượng đặt hàng là bao nhiêu? 3. Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho Đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm cho khách hàng và tránh tình trạng thiếu hụt hàng. Đảm bảo chi phí cho việc lưu kho, dự trữ tối thiểu. Duy trì đầy đủ lượng tồn kho của tất cả các mặt hàng và phải đảm bảo chi phí quản lý trong giới hạn mong muốn. Đảm bảo có thể kịp thời bổ sung những nguồn lực trong sản xuất. Việc quản trị hàng tồn kho cung cấp một cơ sở khoa học để lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho việc mua vật liệu. 4. Lợi ích của việc quản trị hàng tồn kho Việc quản trị hàng tồn kho một cách khoa học sẽ có những lợi ích sau: - Cải thiện mối quan hệ với khách hàng vì khi quản trị hàng tồn kho tốt thì có thể giao hàng kịp thời cho khách hàng. - Sản xuất liên tục và không bị gián đoạn - Sử dụng hiệu quả vốn lưu động, giúp giảm thiểu tổn thất. - Loại bỏ khả năng trùng lặp khi đặt hàng. 5. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho Tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp có tổ chức quản trị hàng tồn kho tốt hay không đó là "chi phí hàng tồn kho" có thấp hay không. Việc quản trị hàng tồn kho liên quan đến các loại chi phí sau : 5.1. Chi phí đặt hàng Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí cho việc tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng) và các chi phí chuẩn bị và vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp. 104
- 5.2. Chi phí lưu kho Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động lưu trữ. Những chi phí này có thể thống kê như sau : + Chi phí về nhà cửa, kho hàng: tiền thuê kho hàng, chi phí bảo hiểm nhà kho, chi phí thuê nhà đất + Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện: Tiền mua, thuê dụng cụ thiết bị, chi phí cho năng lượng phục vụ thiết bị, chi phí vận hành thiết bị, bảo trì bảo dưỡng + Chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát. + Phí tổn cho việc đầu tư hàng tồn kho: phí vay mượn vốn, đánh thuế vào hàng tồn kho, bảo hiểm cho hàng tồn kho. + Thiệt hại của hàng tồn kho: do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được. Trong việc quản trị hàng tồn kho thì chi phí lưu kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. 5.3. Chi phí mua hàng Là chi phí chi trả cho việc mua hàng được tính bằng cách nhân khối lượng hàng hóa mua với đơn giá một đơn vị hàng. 6. Các dạng hàng tồn kho và biện pháp giảm lượng hàng tồn kho 6.1. Các dạng hàng tồn kho Hàng tồn kho được phân thành 3 dạng: + Hàng tồn kho trong cung ứng. + Hàng tồn kho trong sản xuất. + Hàng tồn kho trong tiêu thụ. Các dạng này được minh họa như sơ đồ sau: CUNG ỨNG SẢNXUẤT TIÊU THỤ Nguyên vật X Thành Thành NHÀ Sản phẩm phẩm CUNG Bán thành phẩm trong trong CẤP Y dở kho nhà kho dang thành buôn Phụ tùng phẩm bán Z Hình 6.1. Các dạng tồn kho 105
- 6.2. Các biện pháp giảm lượng hàng tồn kho Từ các dạng tồn kho, ta có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho như sau: - Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu. - Áp dụng kế hoạch sửa chữa dự phòng để xác định lượng phụ tùng dự trữ chính xác. - Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền nhằm giảm tối đa lượng sản phẩm dở dang. - Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ không dư. - Áp dụng kỹ thuật phân tích để quyết định chính sách tồn kho. II. CÁC KỸ THUẬT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 1. Tổng quan Trong doanh nghiệp, khi lượng hàng tồn kho tăng cao do nhu cầu sản xuất đồng nghĩa với việc đó thì lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho sẽ tăng theo, do đó nó sẽ trở thành mối quan tâm của nhà quản trị để có thể kiểm soát thích hợp việc đặt hàng, mua hàng, bảo quản và tiêu thụ. Nhưng không phải loại hàng nào cũng có giá trị như nhau, được bảo quản như nhau vì thế cần những kỹ thuật quản lý cho việc quản trị hàng tồn kho. Có nhiều kỹ thuật như: + Kỹ thuật phân tích ABC: Kỹ thuật phân tích ABC đuợc đề xuất dựa vào nguyên tắc Pareto. Kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp thành 3 nhóm: A, B, C, căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị dự trữ hàng năm với số lượng chủng loại hàng. + Kỹ thuật phân tích HML: Theo kỹ thuật này thì việc phân loại hàng tồn kho sẽ dựa trên đơn giá các mặt hàng, chúng được phân loại như: mặt hàng có đơn giá cao, trung bình và thấp. + Kỹ thuật phân tích VED: Theo kỹ thuật này thì việc phân loại hàng tồn kho sẽ được dựa trên độ quan trọng của các mặt hàng. Thường được sử dụng trong tồn kho phụ tùng. + Kỹ thuật phân tích FSN: Theo kỹ thuật này thì việc phân loại hàng tồn kho sẽ được dựa trên việc tiêu thụ của các mặt hàng như tiêu thụ nhanh, chậm hoặc không được tiêu thụ. 106
- + Kỹ thuật phân tích SDE: Theo kỹ thuật này thì việc phân loại hàng tồn kho sẽ được dựa trên các loại hàng, tùy thuộc vào loại hàng cụ thể. + Kỹ thuật phân tích GOLF: Theo kỹ thuật này thì việc phân loại hàng tồn kho sẽ được dựa trên nguồn của hàng hóa như: từ nguồn cung cấp từ Nhà nước, mua từ doanh nghiệp khác, địa phương có sẵn hoặc từ nước ngoài Để kiểm soát hiệu quả hơn thì trên thực tế nhà quản trị thường kết hợp những kỹ thuật lại với nhau. Trong những kỹ thuật trên thì kỹ thuật phân tích ABC được sử dụng rộng rãi nhất vì có thể nói đó là kỹ thuật hiệu quả nhất. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ kỹ thuật này. 2. Kỹ thuật phân tích ABC Kỹ thuật này đuợc phát triển dựa trên một nguyên lý do một nhà kinh tế học Italia vào thế kỷ 19 là Pareto tìm ra. Ông đã quan sát thấy rằng trong một tập hợp có nhiều chủng loại khác nhau thì chỉ có một số nhỏ chủng loại lại chiếm giá trị đáng kể trong cả tập hợp. Kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp thành 3 nhóm: A, B, C. Căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị dự trữ hàng năm với số lượng chủng loại hàng. Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là: + Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 10 - 20% tổng số hàng tồn kho. + Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 10 - 25% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản luợng chúng chiếm từ 20 - 30% tổng số hàng tồn kho. + Nhóm C: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 5 - 15% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản luợng chúng chiếm từ 60 - 70% tổng số hàng tồn kho. 107
- 95 80 A % B Giá C trị hàng 20 45 Hình 6.2. Phân loại theo kỹ thuật ABC Ví dụ minh họa cho việc phân loại ABC ta sẽ xem phân loại của một doanh nghiệp sau đây: Nhu cầu Giá trị hàng Giá mua % so với Món hàng hàng năm năm của mỗi đơn vị tổng giá trị (đơn vị) món hàng 1 5000 15 75000 2.9 2 1500 80 12000 4.7 3 10000 105 1050000 41.2 4 6000 20 120000 4.7 5 7500 5 37500 1.5 6 6000 136 816000 32 7 5000 7.5 37500 1.5 8 4500 12.5 56250 2.2 9 7000 25 175000 6.9 10 3000 20 60000 2.4 Tổng 2547250 100% 108
- Nhìn vào bảng ta thấy: Món hàng 3 và 6 có giá trị chiếm tới 73,2% tổng giá trị. Trong khi đó các món hàng 1, 5, 7, 8, 10 chỉ chiếm 10,5% tổng giá trị. Các món hàng còn lại 2,4 và 9 chiếm 16,3% tổng giá trị. Như vậy, việc xếp hạng ABC cho các loại hàng hoá ở trên được thể hiện trong bảng dưới đây: Số thứ tự % so với tổng % tổng giá trị/ Nhóm hàng các nhóm khối lượng năm hàng hàng tồn kho A 3, 6 73,2 % 20 % B 2, 4, 9 16,3 % 30 % C 1, 5, 7, 8, 10 10,5 % 50 % Tổng 100 % 100% III. MÔ HÌNH ĐẶT HÀNG KINH TẾ THEO SỐ LƯỢNG - EOQ (ECONOMIC ORDER QUANTITY) 1. Khái niệm Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất, nhưng đến nay nó vẫn đuợc hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Khi sử dụng mô hình này, người ta phải tuân theo các giả thiết quan trọng sau đây: - Nhu cầu vật tư trong một năm được biết trước và ổn định. - Thời gian chờ hàng (kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận hàng) không thay đổi và phải được biết truớc. - Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng. - Toàn bộ số lượng đặt mua hàng được nhận cùng một lúc. - Không có chiết khấu theo số lượng. 2. Nội dung Với những giả thiết trên đây, biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện trong sơ đồ sau: 109
- Thời điểm nhận hàng dự trữ Mức tồn Điểm đặt hàng Thời gian Mức tồn kho bình quân Thời gian thực Khoảng cách giữa hiện đơn hàng 2 lần đặt hàng Hình 6.3. Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ Theo mô hình này có hai loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng (do trong mô hình này phí mua hàng không ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng hàng lưu kho nên chúng ta không xét đến loại chi phí này). Như vậy, mục tiêu của mô hình này là nhằm làm tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Hai chi phí này phản ứng ngược chiều nhau. Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng hơn được yêu cầu làm cho chi phí đặt hàng giảm, trong mức dự trữ bình quân sẽ tăng lên, đưa đến tăng chi phí lưu kho. Do đó mà trên thực tế số lượng đặt hàng tối ưu là kết quả của một sự dung hòa giữa hai chi phí có liên hệ nghịch nhau này. Ðể quá trình phân tích đơn giản hơn ta qui ước các ký hiệu như sau: - D : Nhu cầu hàng năm. - S :Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng. - H : Chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng. - Q : Lượng hàng đặt mua trong một đơn đặt hàng (quy mô đơn hàng). - Cdh : Chi phí đặt hàng hàng năm. - Clk : Chi phí lưu kho hàng năm. 110
- - TC : Tổng chi phí tồn kho. - Q* : Lượng đặt hàng tối ưu. - T : Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng. - ROP : Điểm đặt hàng lại. - D : Nhu cầu hàng ngày. - L : Thời gian chờ hàng. Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ: Chi phí đặt hàng hàng năm (Cdh) đuợc tính bằng cách nhân chi phí đặt hàng cho một đơn hàng (S) với số đơn hàng mỗi năm. Mà số đơn hàng mỗi năm được tính bằng cách lấy nhu cầu hàng năm (D) chia cho số lượng hàng đặt mua trong một đơn hàng (Q). Như vậy, ta sẽ có được: D C S . Biến số duy nhất này là Q vì cả S và D đều là các tham số dh Q không đổi. Do đó, độ lớn tương đối của chi phí đặt hàng phụ thuộc vào số lượng hàng đặt mua trong một đơn hàng. Tổng chi phí lưu kho hàng năm (Clk) được tính bằng cách nhân chi phí lưu kho cho một đơn vị hàng hoá (H), với mức dự trữ bình quân, mà mức dự trữ bình quân được xác định bằng cách chia số lượng hàng đặt Q mua trong một đơn hàng (Q) cho 2. Ta sẽ được: CH . lk 2 - Tổng chi phí tồn kho trong năm (TC) là tổng của chi phí đặt hàng D Q và chi phí lưu kho: TC = Cdh + Clk = S+ H Q 2 - Có thể biểu diễn bằng đồ thị sau đây. 111
- (Chi phí hằng năm) (TC) (Chi phí lưu kho) Tổng chi phí tối ưu Điểm đặt hàng tối ưu Q* (Chi phí đặt hàng) (Số lượng đặt hàng) Hình 6.4. Đồ thị biểu diễn mô hình EOQ Qua đồ thị trên, ta thấy lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí đạt giá trị nhỏ nhất. Tổng chi phí nhỏ nhất tại điểm đường cong chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng cắt nhau. Do dó, lượng đặt hàng tối ưu sẽ được xác định như sau: DQ*2 SD CC S= HQ * dh lk QH*2 Thời gian chờ hàng (L) là thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng. Thời gian này có thể ngắn vài giờ, có thể dài tới vài tháng. Do đó phải tính toán được thời gian chờ hàng chính xác để tiến hành đặt hàng. Thời điểm đặt hàng được xác định tại thời điểm có mức tồn kho đủ cho nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ hàng. Mức tồn kho đó gọi là điểm đặt hàng lại (ROP): ROP = Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian chờ hàng (L). Với d=D/ số ngày làm việc trong năm. Để minh họa cho bài toán trên ta đi vào ví dụ sau: Một công ty chuyên cung cấp loại ống nước cho các công trình xây dựng. Có nhu cầu (D) = 100.000 m/năm, chi phí lưu kho = 0,4 triệu đồng/m/năm và chi phí đặt hàng S = 5,5 triệu đồng/đơn hàng. Qui mô đơn hàng hiện tại = 4.000 (m/đơn hàng), thời gian làm việc thực tế trong năm là 250 ngày; thời gian chờ hàng về mất 3 ngày (kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng). Yêu cầu: 112