Giáo trình Quản lý vật tư tồn kho (Phần 1)

Cơ sở sản xuất dịch vụ sử dụng, chuyển đổi, phân phối, bán vật tư tồn
kho theo nhiều dạng, phụ thuộc trạng thái hiện tại của vật tư là trạng thái
nghỉ hay chưa hoàn thành, phụ thuộc vào công dụng sắp tới của vật tư là
bán, sử dụng hay chuyển hóa mà ta có các loại vật tư sau:
- Nguyên liệu (NL)
- Phụ tùng (PT)
- Bán phẩm (BP)
- Thành phẩm (TP). 
CHỨC NĂNG TỒN KHO
Tồn kho cần thiết khi có sự không đồng bộ giữa cung và cầu.
Các nguyên nhân dẫn đến chức năng tồn kho bao gồm:
- Tính thời gian;
- Tính không liên tục;
- Tính không chắc chắn;
- Tính kinh tế.
Sản phẩm cần thời gian để sản xuất và phân phối. Tồn kho cho phép sản
phẩm sẵn có tức thời hay trong thời gian hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng. Tồn kho giúp thực hiện các hoạt động phụ thuộc một cách độc lập và
kinh tế. Tồn kho cách ly các bộ phận, cho phép hoạch định các bộ phận độc lập.
Hệ thống thường mang tính không chắc chắn các sự kiện không thấy trước được,
làm thay đổi kế hoạch ban đầu. Tồn kho bảo vệ hệ thống khỏi các sự kiện
ngoài kế hoạch, ngoài tiên đoán. Tồn kho còn giúp hệ thống sản xuất hay mua
theo số lượng kinh tế, giúp điều hòa sản xuất, ổn định nguồn lực. 
pdf 79 trang hoanghoa 10/11/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý vật tư tồn kho (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_vat_tu_ton_kho_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý vật tư tồn kho (Phần 1)

  1. 11 Quản lý vật tư tồn kho cần hợp nhất các hoạt động liên quan đến vật tư tồn kho, cải thiện sự hợp tác giữa các bộ phận, tăng hiệu quả toàn hệ thống. Quản lý vật tư tồn kho có tầm quan trọng như các vấn đề khác trong tổ chức sản xuất. 1.8 DÒNG CHẢY VẬT TƯ TỒN KHO Dòng chảy vật tư tồn kho bắt đầu từ cung ứng các nguyên vật liệu đến các bán phẩm trong quá trình sản xuất, và cuối cùng là thành phẩm thoả mãn nhu cầu đầu ra. Quản lý tồn kho kiểm soát lưu lượng vật tư vào và ra hệ thống, đây là bài toán điều độ. Mỗi loại vật tư tồn kho cần sự đồng bộ lưu lượng vào và ra. Hệ thống hoạt động hiệu quả khi có sự đồng bộ lưu lượng các loại tồn kho. Lực kéo của hệ thống là nhu cầu thành phẩm định bởi dự báo và đơn hàng người tiêu dùng. 1.9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM Tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm theo các cách sau: - Đơn hàng dự báo; - Đơn hàng đã nhận; - Hỗn hợp. Mỗi sản phẩm có một chiến lược thỏa mãn thị trường mục tiêu. Chiến lược định vị sản phẩm phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, thời gian chờ đợi chấp nhận. Các chiến lược định vị sản phẩm bao gồm: - Sản xuất dự trữ MTS (make to stock); - Sản xuất theo đơn hàng MTO (make to order); - Lắp ráp theo đơn hàng ATO (assemble to order); - Thiết kế theo đơn hàng ETO (engineering to order). Chiến lược định vị sản phẩm xác định loại tồn kho và nhu cầu tồn kho. Ở chiến lược sản xuất dự trữ (MTS) , sản phẩm được sản xuất và tồn trữ trong kho
  2. 12 nhằm thoả mãn nhu cầu dự báo. Ở chiến lược sản xuất theo đơn hàng (MTO) sản phẩm chỉ bắt đầu được sản xuất khi có đơn hàng. Ở chiến lược lắp ráp theo đơn hàng (ATO) , khi nhận đơn hàng, sản phẩm được lắp ráp từ các bán phẩm tồn trữ. Ở chiến lược thiết kế theo đơn hàng (ETO) khi nhận đơn hàng, sản phẩm được thiết kế và chế tạo theo yêu cầu khách hàng ở mỗi loại chiến lược có một lượng và loại vật tư tồn kho khác nhau. Hình 1.4 Chiến lược định vị sản phẩm 1.10 VỪA ĐÚNG LÚC Khái niệm vừa đúng lúc JIT ( just in time ) là khái niệm của người Nhật, khái niệm này thách thức lý thuyết tồn kho cổ điển. JIT sản xuất đúng loại, đúng số lượng và đúng thời điểm. JIT xem mọi thứ vuợt quá nguồn lực tối thiểu cần để tăng giá trị sản phẩm, mọi thứ không trực tiếp tăng giá trị sản phẩm là lãng phí. Chi phí gián tiếp là lãng phí. Mọi lãng phí cần được cực tiểu hóa hay loại bỏ nếu có thể. JIT xem tồn kho là lãng phí, nếu không có tồn kho, các vấn đề xuất hiện và được sửa đổi. Theo JIT, tồn kho chiếm không gian và nguồn lực, cần thiết kế hợp lý mặt bằng và dòng vật tư. Với JIT, cỡ lô hàng lý tưởng là 1, quá trình sản xuất lý tưởng gồm mạng các trạm làm việc, trạm trước hoàn thành và đưa công việc cho trạm sau đang chờ. Không có hàng đợi, đầu tư tồn kho sẽ cực tiểu, thời gian sản xuất được rút ngắn, hệ thống đáp ứng nhanh với biến động nhu cầu. Khái niệm JIT sẽ được bàn kỹ ở phần sau.
  3. 13 Chương 2 HỆ THỐNG TỒN KHO XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐỘC LẬP - Hệ thống cỡ đơn hàng cố định. - Hệ thống sản xuất hàng loạt. - Hệ thống khoảng đặt hàng cố định. 2.1 GIỚI THIỆU Một nguyên nhân tồn kho là mua hay sản xuất lô hàng kinh tế. Chính sách tồn kho tối ưu nhằm xác định lô hàng kinh tế. Các tham số mô hình tồn kho bao gồm nhu cầu , c hi phí , thời gian chờ. Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu độc lập có các giả định. - Tham số xác định; - Nhu cầu độc lập và phân bố đều; - Nhu cầu liên tục. Các hệ thống tồn kho xác định nhu cầu độc lập tuần tự khảo sát bao gồm: - Hệ thống cỡ đơn hàng cố định; - Hệ thống sản xuất hàng loạt; - Hệ thống khoảng đơn hàng cố định. 2.2 HỆ THỐNG CỠ ĐƠN HÀNG CỐ ĐỊNH Các vấn đề của một hệ thống tồn kho là đặt hàng bao nhiêu và khi nào đặt hàng. Trong hệ thống cỡ đơn hàng cố định khi lượng tồn kho giảm đến giá trị xác định, hệ đặt hàng với lượng cố định. Hệ thống cỡ đơn hàng cố định còn có tên gọi là hệ thống Q, các tham số cần xác định là: - Điểm đặt hàng - B; - Lượng đặt hàng - Q.
  4. 14 Phần này chúng ta sẽ tuần tự khảo sát các mô hình sau đây: - Lượng đặt hàng kinh tế; - Mô hình đơn hàng chờ; - Mô hình giảm giá; - Mô hình tăng giá. 1- Mô hình lượng đặt hàng kinh tế Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ ( Economic Order Quantity ) là mô hình đơn giản và cơ bản nhất với các giả thiết - Nhu cầu không đổi, liên tục và biết trước; - Thời gian chờ không đổi và biết trước; - Toàn bộ lô hàng nhập kho cùng lúc; - Không hết hàng trong kho; - Sản phẩm đơn và độc lập; - Chi phí cố định và biết trước. Biến thiên mức tồn kho I theo thời gian của mô hình EOQ như ở hình 2.1 Hình 2.1 Biến thiên tồn kho mô hình EOQ Tổng chi phí tồn kho hàng năm bao gồm chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ: CR HQ TC = PR + + Q 2 trong đó: P - phí mua đơn vị (ngàn đồng/đơn vị - NĐ /đv ) C - phí đặt hàng đơn vị (ngàn đồng/đơn hàng - NĐ /đh ) R - nhu cầu hàng năm (đơn vị/năm - đv /n) H - phí tồn trữ đơn vị hàng năm ( NĐ /đv.n )
  5. 15 H - có thể ước lượng theo P: H = P.F F - hệ số phí tồn trữ hay tỉ lệ phí tồn trữ trên phí mua hàng đơn vị hàng năm. F = (0,2 ÷ 0,4).1/n Biến thiên các hàm chi phí theo cở lô hàng Q như ở hình 2.2 Hình 2.2 Biến thiên chi phí trong mô hình EOQ Cỡ lô hàng tối ưu Q* cực tiểu tổng chi phí tồn kho hàng năm dTC H CR 2CR 2CR = − = 0 ⇒ Q* = = = EOQ dQ 2 Q2 H PF Số đơn hàng hàng năm: R HR m = = Q* 2C Khoảng thời gian đặt hàng: 1 Q* 2C T = = = m R HR Điểm đặt hàng: RL B = 12 Tổng phí tồn kho hàng năm cực tiểu: TC * = PR + HQ * Ví dụ 2.1 Xem hệ tồn kho với các tham số R = 8000 đv /n; P = 10 NĐ /đv ; C = 30 NĐ /đh ; H = 3 NĐ /đv.n ; L = 2 t; N = 52 t/n 2 × 30 × 8000 Cỡ lô hàng kinh tế : Q* = = 400 (đv) 3 Số đơn hàng hàng năm : m = 8000 / 400 = 20 (đh /n)
  6. 16 Khoảng đặt hàng : T = 1/m = 1/20 = 0,05 (n /đh) Điểm đặt hàng : B = 8000 × 2/52 = 307,7 (đv) Tổng phí tồn kho hàng năm : TC * = 10 × 8000 + 3 × 400 = 81200 (NĐ) 2- Phân tích độ nhạy mô hình Phân tích độ nhạy mô hình xét ảnh hưởng của sự thay đổi hay sai số dữ kiện vào lên ngõ ra mô hình. Định nghĩa các hệ số sai số là tỷ số giữa giá trị ước lượng và giá trị thực: ^ ^ ^ R C H X = ; X = ; X = R R C C H H ˆ ˆ ˆ trong đó: R, C, H - giá trị thực; R^ , C^ , H^ - giá trị ước lượng 2CR X X X X Thì có Q = × C R = Q* C R H X H X H Q X X X = = C R Q * Q X H Sai số tương đối cỡ lô hàng Q - Q* X X ∆Q = = C R − 1 * Q X H Tổng chi phí biến đổi CR HQ CR HQ* TVC = + ; TVC* = + = HQ* Q 2 Q* 2 Sai số tương đối của tổng chi phí * 2 TVC − TVC (XQ − )1 ∆TVC = = X X X − 1 = * C R H TVC 2XQ * X Q = 1 ⇒ TVC = TVC Ví dụ 2.2 Bảng 2.1 Tham số Giá trị ước lượng Giá trị thực R (đv/n) 1000 2000 H (NĐ/đv.n) 10 20 C (NĐ/đh) 50 25
  7. 17 1000 10 50 ⇒ XR = = 0,5; XH = = 0,5; XC = = 2 2000 20 25 2 × 5,0 ⇒ ∆Q = − 1 = ,0 414 → 41 4, % 5,0 ∆TVC = X C X R X H − 1 = 2 × 5,0 × 5,0 − 1 = − ,0 293 ⇒ −29 3, % 3- Đơn hàng chờ Đơn hàng chờ khi nhu cầu được đáp ứng trễ với giả sử đơn hàng trễ đáp ứng bởi đơn hàng kế. Mức tồn kho giảm qua điểm 0 như hình 2.3. Hình 2.3 Mức tồn kho IL trong mô hình đơn hàng chờ Tổng chi phí tồn kho hàng năm gồm 4 thành phần mua hàng, đặt hàng, tồn trữ và chờ hàng CR H(Q - J)2 KJ 2 TC = PR + + + Q 2Q 2Q trong đó: J - lượng hàng chờ lớn nhất ( đv ) K - phí chờ đơn vị hàng năm ( NĐ /đv.n ). Điều kiện tối ưu ∂TC  = 0  ∂Q  ∂TC  = 0  ∂J Từ hệ phương trình trên tính được lô hàng trong điều kiện tối ưu: 2CR H + K Q* = H K HQ* Lượng hàng chờ lớn nhất trong điều kiện tối ưu: J * = H + K
  8. 18 J * Thời gian chờ: t3 = R RL Điểm đặt hàng: B = − J* N trong đó: N - số ngày làm việc trong năm ( ng /n), L ( ng ) hay N ( t/n), là L ( t) Chi phí tồn kho cực tiểu: TC * = PR + KJ * Ví dụ 2.3 Xem hệ thống tồn kho đơn hàng chờ với các tham số R = 8000 đv /n; P = 10 NĐ /đv ; C = 30 NĐ /đh ; H = 3 NĐ /đv.n ; L = 2 t, K = 1 NĐ /đv.n ; N = 52 t/n Trong điều kiện cực tiểu chi phí tồn kho, cỡ lô hàng tối ưu 2 × 30 × 8000 3 + 1 Q* = = 800 đv 3 1 Lượng hàng chờ lớn nhất: HQ* 3 × 800 J * = = = 600 đv H + K 3 + 1 J * 600 Thời gian chờ: t = = = ,0 075 n ⇒ 3,9t 3 R 8000 RL 800 × 2 Điểm đặt hàng: B = − J* = − 600 = −469,23 đv N 52 Chi phí tồn kho cực tiểu TC * = PR + KJ * = 10 *8000+1 *600 = 80600 NĐ 4- Giảm giá đồng nhất Mô hình giảm giá đồng nhất xét khi giá mua đơn vị thay đổi theo cỡ lô hàng P1 , U1 ≤ Q ≤ U 2  P , U ≤ Q ≤ U P =  2 2 3   Pn , Un ≤ Q ≤ Un + 1 P1 > P2 > > Pn Uj , j =1 ÷ n +1 : các lượng đổi giá Khi giá mua đơn vị thay đổi, đường cong chi phí tổng không liên tục. Mỗi giá trị giá mua đơn vị Pi có một cỡ lô hàng kinh tế EOQ tương ứng, giá trị này chỉ có nghĩa khi nằm trong khoảng lượng đổi giá tương ứng.
  9. 19 Thuật toán cực tiểu tổng chi phí tồn kho TC như sau: - Bắt đầu từ P 1, tính các EOQ với các giá trị P i, đến khi được 1 EOQ có nghĩa - gọi là VEOQ - Tính chi phí TC ở VEOQ và ở các giá trị U i > VEOQ. - Chọn EOQ với giá trị TC cực tiểu. Ví dụ 2.4 Xem hệ thống tồn kho với các tham số: R = 8000 đv /n, C = 30 NĐ /đh , F =0,3/n. Chi phí mua hàng đơn vị 10 Q P2 > > Pn Uj , j =1 ÷ n +1: các lượng đổi giá
  10. 20 Giá mua lô hàng Q: M i = D i + P i Q; U i ≤ Q 4799 8
  11. 21 Giá đơn vị và chi phí phụ theo các khoảng đổi giá tính được ở bảng sau Bảng 2.3 i Pi (NĐ) Ui (đv) Di (NĐ) 1 10 1 0 2 9 400 399 3 8,5 1200 998,5 4 8 4800 3398 Giá trị EOQ cho khoảng đổi giá thứ 1 2 × 4800 × (40 + )0 Q * = = 392 1 10 × ,0 25 Tương tự cho các khoảng đổi giá 2, 3, 4 2 × 4800 × (40 + 399) Q* = = 1369 2 9 × ,0 25 * * Q3 = 2166; Q4 = 4062 * * * Chỉ có Q 1 và Q 3 là có nghĩa, chi phí tồn kho ở Q 1 (40 + 0) × 4800 10 × 0,25 × 392 0,25 × 0 TC = 10 × 4800 + + + = 48979,9 1 392 2 2 * Tương tự, chi phí tồn kho ở Q 3: TC 3 = 45527,57 (NĐ ) Vậy cỡ lô hàng tối ưu là Q* = 2166 đv ; Với chi phí cực tiểu là TC = 45527,57 ( NĐ ) 6- Giảm giá đặc biệt Mô hình giảm giá đặc biệt xét khi có sự giảm giá d trên giá đơn vị tại thời điểm đặt hàng. Lượng đặt hàng đặc biệt Qs được tiêu thụ trong khoảng Qs thời gian: T = R
  12. 22 Hình 2.5 Biến thiên tồn kho mô hình giảm giá đặc biệt Chí phí trong khoảng thời gian T với đơn hàng đặc biệt Q s Q FQ TC = (P - d) Q + S (P - d) S + C s S 2 R Chí phí trong khoảng thời gian T với đơn hàng bình thường Q* * * TCn = (P - d) Q + P (Q S -Q ) Q* FQ * Q * Q - Q* CQ + (P - d) + PF S + S 2 2R 2 R Q* Tiết kiệm khi đặt đơn hàng đặc biệt *2 2C (P - d) FQS * dFQ g = TCn - TCs = (d + ) QS - - dQ - - C Q* 2R 2R Cực đại tiết kiệm: * dg * dR PQ = 0 ⇒ QS = + dQS (P - d) F P - d  * 2 * C (P - d)  QS  ⇒ g =  - 1  P  Q*  Ví dụ 2.6 Xét hệ thống tồn kho với các tham số: R = 8000 đv /n; P = 10 NĐ /đv ; d = 1 NĐ/đv; F = 0,3; Q * = 400 đv. Lô hàng đặc biệt tối ưu * 1 × 8000 10 × 400 Q = + = 3407 (đv ) s (10 − )1 × 3,0 10 − 1
  13. 23 Tiết kiệm với lô hàng tối ưu 30 × (10 − 1) 3407 g = ( − )1 2 = 1525,85 (NĐ ) 10 400 7- Tăng giá biết trước Mô hình tăng giá xét khi có sự tăng giá đơn vị k biết trước tại thời điểm t 1. Gọi mức tồn kho tại thời điểm t 1 là q, giả sử thời gian chờ của đơn hàng đặc biệt bằng không, với cỡ lô hàng đặc biệt Q S, mức tồn kho tại thời điểm t 1 sẽ là q + Q S, q + Qs thời gian tiêu thụ lô hàng là: T = R Hình 2.6 Biến thiên tồn kho mô hình tăng giá biết trước * 2CR Cỡ lô hàng kinh tế trước khi tăng giá: Q = PF 2CR Cỡ lô hàng kinh tế sau khi tăng giá: Q* = a (P + k)F Tổng chi phí trong khoảng thời gian T với đơn hàng đặc biệt ˆ q QS QS q q TC = PQ + QQSPF + PF + PF + C s S R 2 R 2 R Tổng chi phí trong khoảng thời gian T với đơn hàng thường Q* Q q q CQ TC = (P + k) Q + a (P + k)F S + PF + S n S * 2 R 2 R Qa Tiết kiệm với đơn hàng đặc biệt  *  2  (P + k)FQa PFq  PFQS g = TCn - TCs =  k + - QS - - C  R R  2R
  14. 24 Tiết kiệm cực đại * dg * kR (P + k)Qa = 0 ⇒ QS = + - q dQS PF P  * 2   Q  ⇒ g* = C  S  - 1  *    Q   * Cỡ lô hàng QS tính trên với giả sử thời gian chờ bằng không với thời gian chờ lớn hơn không, cỡ lô hàng là: kR (P + k)Q* Q* = + a − (q − B) S PF P Ví dụ 2.7 Xét hệ thống tồn kho với các tham số: R = 8000 đv /n; P = 10 NĐ /đv ; C = 30 NĐ /đh ; F = 0,3, q = 346 đv ; k = 1 NĐ /đv . Cỡ lô hàng kinh tế sau khi tăng giá 2 × 30 × 8000 Q* = = 381 (đv) a (10 + )1 × 3,0 Cỡ lô hàng đặc biệt tối ưu * * kR (P + k) Q Q = + a - (q - B) S PF P 1 × 8000 11 × 381 = + − (346 − 308) = 3048 (đv ) 10 × 3,0 10 Tiết kiệm với lô hàng đặc biệt tối ưu 3048 g* = 30[( )2 − ]1 = 1711,93 (NĐ ) 400 2.3 HỆ THỐNG SẢN XUẤT HÀNG LOẠT Trong hệ thống sản xuất hàng loạt, sản phẩm được sản xuất và tồn kho theo loạt, nhiều sản phẩm sản xuất trên cùng thiết bị. Hoạch định sản xuất xác định số đơn vị tối ưu trong mỗi loạt sản xuất nhằm cực tiểu tổng chi phí hàng năm, phân bổ công suất đến từng sản phẩm theo nhu cầu, sản lượng, mức tồn kho hiện có của sản phẩm. Các mô hình ở phần này bao gồm: - Lượng đặt hàng kinh tế; - Đơn hàng chậm;
  15. 25 - Quyết định mua - làm; - Mô hình nhiều sản phẩm; - Mô hình thời gian hết hàng. 1- Lượng sản xuất kinh tế Mô hình lượng sản xuất kinh tế EPQ (Economic Production Quantity ) xét khi hàng nhập kho liên tục với tốc độ, hữu hạn, không đổi, sản xuất và tiêu thụ đồng thời, mức tồn kho nhỏ hơn lượng lô hàng sản xuất. Các tham số mô hình bao gồm: R : nhu cầu hàng năm ( đv /n); P : phí sản xuất đơn vị ( NĐ /đv ); Q : lượng lô hàng sản xuất ( đv ); p : tốc độ sản xuất ( đv /ng ); r : tốc độ nhu cầu ( đv /ng ), r = R/N; N : số ngày làm việc trong năm ( ng /n); C : chi phí thiết lập sản xuất (ngàn đồng/lần - NĐ /l); H : chi phí tồn trữ ( NĐ /đv.n ); L : thời gian chế tạo ( ng ); tp : thời gian sản xuất ( ng ); m : số lần sản xuất trong năm. Hình 2.7 Biến thiên tồn kho trong mô hình lượng sản xuất kinh tế Tổng chi phí tồn kho hàng năm bao gồm phí sản xuất, phí thiết lập và phí tồn trữ: CR HQ (p - r) TC = PR + + Q 2p
  16. 26 Lượng sản xuất kinh tế tương ứng điều kiện cực đại hàm chi phí: dTC CR H(p - r) = - + = 0 dQ Q 2 2p 2CRp Q* = H(p - r) (p − r) Tổng chi phí cực tiểu : TC * = PR + HQ* × p Q* Thời gian sản xuất : tp = p Điểm tái sản xuất : B = rL Số lần sản xuất trong năm : m = R Q* Ví dụ 2.8 Xét hệ thống sản xuất với các tham số: R = 20000 đv /n; N = 250 ng /n; p = 100 đv /ng ; L = 4 ng; P = 50 NĐ /đv ; H = 10 NĐ /đv.n ; C = 20 NĐ /l. R 20000 Tốc độ nhu cầu : r = = = 80 (đv/ng) N 250 2 × 20 × 20000 × 100 Lượng sản xuất kinh tế : Q* = = 632 (đv ) 10 × (100 − 80) R 20000 Số lần sản xuất trong năm : m = = = 31 6, (l/n) Q* 632 Điểm tái sản xuất : B = rL = 80 × 4 = 320 (đv ) Tổng chi phí cực tiểu : 10 × 632 × (100 − 80) TC* = 50 × 20000 + = 1001,264 (NĐ ) 100 2- Mô hình đơn hàng chậm Đơn hàng chậm là đơn hàng đáp ứng sau với chi phí hữu hạn. Tổng chi phí bao gồm cả chi phí đơn hàng chậm. Khi cho phép đơn hàng chậm với chi phí đơn hàng chậm đơn vị hàng năm k, lượng sản xuất kinh tế EPQ là 2CRp H + k Q* = H(p - r) k RL HQ* (p - r) Điểm tái sản xuất: B = - N (H + k)p
  17. 27 R Số lần sản xuất trong năm: m = Q* HQ*k(p - r) Tổng chi phí cực tiểu: TC * = PR + (H + k)p Ví dụ 2.9 Xét hệ thống sản xuất cho phép đơn hàng chậm với các tham số R = 20000 đv /n; N = 250 ng /n; p = 100 đv /ng ; L = 4 ng ; P = 50 NĐ /đv ; H = 10 NĐ /đv.n ; C = 20 NĐ /l; k = 5 NĐ /đv.n. Lượng sản xuất kinh tế 2 × 20 × 20000 × 100 10 + 5 Q = = 1095 (đv ) 20000 10 × (100 − ) 5 250 20000 Số lần sản xuất trong năm: m = = 18 3, (đv ) 1095 20000 × 4 10 × 1095 × (100 − 80) Điểm tái sản xuất: B = − = 174 (đv ) 250 (10 + )5 × 100 3- Quyết định mua làm Quyết định mua làm thường gặp khi thiết kế sản phẩm mới, cải đổi sản phẩm cũ hay khi công ty mới đang phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng quyết định bao gồm công suất, nguồn lực, nguồn cung ứng, Mô hình quyết định mua làm gồm các bước: * - Dùng mô hình EOQ tính cỡ lô hàng mua kinh tế Qo và chi phí * TCo tương ứng; * - Dùng mô hình EPQ tính cỡ lô hàng sản xuất kinh tế Qp và chi phí * TC p tương ứng; - So sánh chi phí và quyết định mua hay làm. Ví dụ 2.10 Một nhà máy có nhu cầu hàng năm R = 2500 đv /n; hệ số phí tồn trữ F = 10%. Các tham số khi mua hàng là P = 25 NĐ /đv ; C = 5 NĐ /l. Các tham số khi sản xuất P = 23 NĐ /đv ; p = 10000 đv /n; C = 50 NĐ /l. Cỡ lô hàng kinh tế khi mua 2CR 2 × 5 × 2500 Q * = = = 100 (đv ) o PF 25 × 1,0 Tổng chi phí hàng năm khi mua
  18. 28 * * TC0 = PR + HQ = 25 × 2500 + 5,2 × 100 = 62750 (NĐ /n) Cỡ lô hàng kinh tế khi sản xuất 2CRp 2 × 2500 × 50 × 10000 Q * = = = 381 (đv ) p PF(p − r) 1,0 × 23 × (10000 − 2500) Tổng chi phí hàng năm khi sản xuất ( NĐ ) * * HQ (p - r) TCp = PR + p 23 × 1,0 × 381 × (10000 − 2500) = 23 × 2500 + = 58157 (NĐ /n) 10000 Chi phí sản xuất nhỏ hơn chi phí mua nên chọn phương án sản xuất. 4- Lượng sản xuất kinh tế nhiều sản phẩm Mô hình lượng sản xuất kinh tế nhiều sản phẩm xét trường hợp nhiều sản phẩm tuần tự sản xuất trên cùng một thiết bị. t1 t2 t n ts t T Hình 2.8 Mô hình lượng sản xuất kinh tế nhiều sản phẩm với tổng số loại sản phẩm n, thời gian sản xuất của sản phẩm i, i = 1÷ n Qi Ri ti = = pi m × pi trong đó: Qi - cỡ lô hàng sản phẩm i; pi - tốc độ sản xuất sản phẩm i Ri - nhu cầu hàng năm sản phẩm i m - số lần sản xuất trong năm N Chu kỳ sản xuất cho n sản phẩm: T = m trong đó: N - số ngày làm việc hàng năm n Thời gian dư trong mỗi chu kỳ sản xuất: tS = T - ∑ ti i=1