Giáo trình Quản lý thể dục thể thao

1. Khái niệm

- Nguyên tắc quản lý hình thành từ bản chất quản lý XHCN

- Áp dụng nguyên tắc QL tạo sự thống nhất, sáng tạo cao trong quản lý.

- Nguyên tắc QL được xây dựng từ luận điểm khoa học và thực tiễn.

ĐN: Nguyên tắc QL là quy tắc chỉ đạo, luận điểm cơ bản, tiêu chuẩn hành động mà người và cơ quan quản lý phải tuân theo khi thực hiện mục tiêu QL trong điều kiện kinh tế XH nhất định.

2. Nội dung một số  nguyên tắc quản lý và sự vận dụng trong quản lý TDTT

2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ:

- Do Lê-nin sáng lập, thử nghiệm và phát triển trong xây dựng Đảng Mác xít, đến nay trở thành nguyên tắc rất cơ bản để quản lý xã hội XHCN.

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

a. Bản chất:

+ Bảo đảm sự thống nhất vững chắc của quản lý tập trung với sự phát huy sáng tạo của quần chúng và thống nhất hoạt động với trách nhiệm cao của chủ thể và khách thể quản lý.

Từ bản chất trên ta thấy rằng công tác quản lý TDTT phải xuất phát từ cơ sở của đường lối do Đảng và Nhà nước vạch ra, đồng thời đường lối đó được UB TDTT triển khai, tổ chức, điều khiển một cách thống nhất trong cả nước nhằm vạch ra những chương trình hành động, thực hiện mục tiêu đường lối trên một cách có trọng tâm, trọng điểm và trong thời hạn nhất định.

+ Ưu điểm:

- Sử dụng tốt quyền lực của nhà nước, của tập thể.

- Động viên, phối hợp, cân đối các lĩnh vực, nguồn lực của xã hội (phân tích).

- Mối quan hệ quản lý được hình thành tốt.

- Áp dụng tốt sẽ đạt được mục tiêu cao.

+ Nhược điểm: khi thực hiện không đúng và không nghiêm túc sẽ dẫn đến độc đoán, xa rời quần chúng, mệnh lệnh.

b. Nội dung:

- Tất cả mục tiêu, nội dung quản lý được xây dựng và phát ra từ cơ quan quản lý TW (tập trung).

- Các mối quan hệ được điều chỉnh từ một trung tâm.

- Xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi cơ quan, mỗi cấp, mỗi CBQL.

- Phát huy sáng tạo, sáng kiến của quần chúng.

- Giải quyết nhiệm vụ thống nhất.

- Dân chủ rộng rãi.

- Kỷ luật thống nhất.

- Cấp dưới phục tùng cấp trên.

- Liên hệ chặt với nghị quyết.

- Bầu cử, thiểu số phục tùng đa số, bãi miễn.

- Phê và tự phê.

doc 67 trang hoanghoa 10/11/2022 12301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý thể dục thể thao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_quan_ly_the_duc_the_thao.doc

Nội dung text: Giáo trình Quản lý thể dục thể thao

  1. f. Chức năng điều chỉnh: Là các hoạt động quản lý nhằm bổ sung, điều khiển các hoạt động quản lý nhằm đạt hiệu quả cao. Nguyên tắc thực hiện: - Dứt điểm: Điều chỉnh dứt khoát, tránh do dự. - Đủ thông tin: căn cứ chính xác mới điều chỉnh. - Không nên chú trọng các chi tiết quá nhỏ bé. V. MỤC TIÊU QUẢN LÝ 1. Khái niệm Mục tiêu quản lý là trạng thái mong đợi có thể có và cần phải có của đối tượng quản lý ở một thời điểm hoặc sau mỗi thời gian nhất định, thường là tình trạng sẽ xảy ra trong tương lai. Chú ý: - Mục tiêu là một trạng thái, nó không phải là một con số cụ thể mà những con số ấy có thể là thế này và có thể là thế khác. - Đã là mục tiêu thì không phải của một ai quản lý mà nó là của tất cả mọi người quản lý. - Mục tiêu nó có thể tập trung một thời điểm hoặc nhiều thời điểm khác nhau. Mỗi năm có mỗi mục tiêu khác nhau. 2. Tính khách quan, vai trò, phân loại, phương pháp xác định mục tiêu a. Tính khách quan của mục tiêu quản lý: Mục tiêu quản lý TDTT mang tính chất khách quan, xuất phát từ nhu cầu khách quan của đối tượng quản lý TDTT. Từ những quy luật chi phối đối tượng quản lý, từ nhu cầu khách quan của đối tượng quản lý (phong trào TDTT, người tập) mà chủ thể xây dựng các mục tiêu chính. Mục tiêu không phải chỉ là trạng thái mong đợi mà nó phải là đích mà ta thực hiện được, tức là tính khả thi mục tiêu phải có. b. Vai trò của mục tiêu quản lý: - Xác định đúng đắn hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng để xây dựng phát triển hệ thống quản lý. - Mục tiêu là quyết định diễn biến quá trình quản lý và quyết định sự thành bại của công tác quản lý. - Mục tiêu quyết định đến hiệu quả của các quyết định quản lý. c. Phân loại: * Theo lĩnh vực: + Mục tiêu kinh tế: phát triển kinh tế quốc dân, lực lượng sản xuất. + Mục tiêu xã hội: mục tiêu phát triển y tế, giáo dục thể chất v.v + Mục tiêu khoa học kỹ thuật: phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất * Theo thời gian: + Mục tiêu ngắn hạn: từ một năm trở xuống. + Mục tiêu trung hạn: từ 1 năm tới 5 năm. + Mục tiêu dài hạn: từ 5 năm trở lên. * Theo cấp quản lý: mục tiêu TW, địa phương, cơ sở. d. Phương pháp xác định mục tiêu: - Phải xác định mục tiêu từ các mục tiêu chiến lược và tổng thể. - Mục tiêu xác định phải thực tế và có khả năng thực thi. - Cần căn cứ vào khả năng của mình, cái đã có và cái sẽ có. - Cần có thông tin cần thiết và tham khảo thông tin có liên quan để xác định mục tiêu. - Cần có sự tham gia của tất cả lực lượng lao động trong hệ thống quản lý để xác định mục tiêu (theo nguyên tắc TTDC). 3. Thể hiện mục tiêu qua kế hoạch a. Mục tiêu và chỉ tiêu: . Mục tiêu do các chỉ tiêu hợp thành. . Chỉ tiêu cụ thể hóa mục tiêu . Các chỉ tiêu có mối liên hệ, ràng buộc nhau tạo hệ thống chỉ tiêu của mục tiêu. 11
  2. Hệ thống mục tiêu và chỉ phát triển TDTT Việt Nam. + Mục tiêu phát triển TDTT quần chúng: . Người tập TDTT thường xuyên: % dân số được phân theo các môn TT. . Đơn vị TDTT cơ sở, gia đình TT. . Số trường và số học sinh tập nội khóa. . Số trường và số học sinh tập ngoại khóa. . Số cuộc thi đấu và số lượng người tham gia. + Hệ thống mục tiêu TT thành tích cao có các chỉ tiêu: . Số lượng các môn TT phát triển (theo từng môn). . VĐV năng khiếu tập trung . VĐV dự tuyển và đội tuyển Tỉnh Thành phố. . VĐV có huy chương của Tỉnh Thành phố (ở cấp SEA GAMES, châu lục, thế giới, kiện tướng cấp quốc gia). b. Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu là khâu trung tâm của quá trình quản lý. * Căn cứ để xác định mục tiêu: - Xác định mục tiêu của TDTT phải tôn trọng quy luật khách quan. - Xác định mục tiêu TDTT căn cứ từ nhiệm vụ KT-XH của Đảng trong từng thời kỳ. - Phân tích toàn diện chính trị, KT, XH, VH, KH-KT, đời sống, và phát triển TDTT trong nước và quốc tế. - Cần phân tích tư liệu lịch sử, thực hiện kế hoạch TDTT trước đó. * Trình tự xác định mục tiêu TDTT Thực hiện theo trình tự: “Hai xuống một lên”. Chuẩn bị và xây dựng: cơ quan cấp trên chuẩn bị đề ra mục tiêu chung và xây dựng đưa cấp dưới. . Báo cáo cấp trên phê duyệt: cơ quan TDTT cấp dưới xây dựng mục tiêu báo cáo cấp trên. . Cấp trên chuyển cho cấp dưới: cấp trên nhận báo cáo cấp dưới, duyệt và chuyển cho cấp dưới thực hiện. * Các khâu và phương pháp xác định mục tiêu Mục tiêu TDTT được xây dựng không những theo trình tự mà còn có các khâu và phương pháp cụ thể. 12
  3. Công tác chuẩn bị Thực nghiệm khoa học Điều tiết cân bằng Quyết định Công tác báo cáo Sửa chữa Chính xác hoặc Không chính xác không chính xác Chính xác Mục tiêu Kế hoạch 4. Mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể phát triển TDTT Việt Nam + Mục tiêu chiến lược của TDTT - Được khẳng định trong điều 41 hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992. - Trong Chỉ thị 36/CT của Ban Bí thư TW Đảng năm 1994. - Mục tiêu tổng quát lâu dài là: “Hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần thực hiện từng bước nâng cao sức khỏe thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và đạt vị trí cao trong các hoạt động Quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”. + Mục tiêu cụ thể của TDTT nước ta: - Giáo dục thể chất trong các trường học, làm cho việc rèn luyện có nề nếp hàng ngày của học sinh các cấp, sinh viên, học sinh học nghề và lực lượng vũ trang, công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân. - Đào tạo, xây dựng lực lượng VĐV có tài cho quốc gia, tham gia thi đấu khu vực, trên thế giới, nhất là các môn cá nhân có triển vọng ở nước ta. - Kiện toàn hệ thống đào tạo HLV, các bộ phận khoa học và quản lý. Kiện toàn tổ chức quản lý ngành ở các cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa một số cơ sở vật chất kỹ thuật của TDTT, tạo các cơ sở NCKH, ứng dụng khoa học y học TDTT và tạo tiền đề cho TDTT phát triển ở thế kỷ 21. CHƯƠNG II: KẾT CẤU QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN LÝ 13
  4. HIỆN ĐẠI; HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO I. KẾT CẤU QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN LÝ HIỆN ĐẠI 1. Kết cấu quản lý TDTT 1.1. Các yếu tố của quản lý TDTT (thành phần) Quản lý TDTT được kết cấu bởi chủ thể, khách thể và thành phần trung gian. a. Chủ thể quản lý: Là chỉ người (cơ quan quản lý) thực hiện quyền lực - có thể là con người hoặc cơ cấu (cơ quan). - Người quản lý: Là người quản lý các cấp, họ chiếm vị trí chủ đạo quản lý TDTT để đề ra mục tiêu, kế hoạch, định hướng tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra hoạt động của khách thể trong việc thực hiện quyết định quản lý. - Cơ cấu (cơ quan) quản lý TDTT: Là người quản lý thực hiện chức năng của mình qua cơ cấu tổ chức nhất định. Khi lập ra cơ cấu đó phải khoa học hợp lý. b. Khách thể quản lý: Chỉ các thành tố, điều kiện để thực hiện QĐ quản lý. Gồm 5 thành tố: - Con người: là người bị quản lý. Đây là người làm và thi hành QĐ quản lý nó là thành tố năng động, tích cực của hệ thống quản lý. - Tài chính: Kinh phí là cơ sở bảo đảm thực hiện mục tiêu quản lý. - Vật chất: Là vật tư thiết bị của TDTT - Thời gian: Thời gian thi hành các QĐ Quản lý trong TDTT - Thông tin: Là cá thông tin cần cho TDTT. Hiện nay thông tin là mạch sống của quản lý TDTT (trang 26 giáo trình SGK TQ). c. Thành phần trung gian: Gồm các thành tố: - Biện pháp quản lý: Pháp luật, cơ cấu, thông tin và máy tính điện tử - Cơ cấu: Là cấu trúc tổ chức. Có tổ chức mới kết hợp được con người, thông tin, vật chất lại với nhau. - Pháp luật, luật, pháp qui, chính sách, qui chế trong TDTT - Thông tin: Thông tin là biện pháp, là công cụ của quản lý. - Vận dụng phương tiện hiện đại: Máy tính điện tử, điện tín, điện báo 1.2. Mối quan hệ giữa các thành phần hệ thống quản lý TDTT - Nhờ có quan hệ giữa các thành phần mà tạo được hệ thống quản lý TDTT - Nhờ có kết cấu mà ta làm cho các thành phần vốn rời rạc nhau nay thành một thể hữu cơ thống nhất. - Nhờ có thành phần trung gian của kết cấu mà làm cho các thuộc tính của cá thể và chức năng riêng của các thành phần, thành thuộc tính và chức năng của chủ thể. Kết cấu hệ thống quản lý TDTT 2. Nguyên lý quản lý hiện đại Quản lý là một hiện tượng xã hội, trong thực tiễn quản lý tuân theo qui luật vận động của bản thân nó. Nguyên lý quản lý hiện đại là khái quát bản chất và qui luật vận động cơ bản của hoạt động quản lý hiện đại. Nguyên lý quản lý hiện đại có các phần sau: 2.1. Nguyên lý hệ thống a. Khái niệm về nguyên lý hệ thống 14
  5. Bất kỳ một hoạt động quản lý nào đều là một hệ thống đặc thù. Các thành phần của hệ thống quản lý không phải là cô lập, là tĩnh mà là kết hợp với nhau một cách sinh động theo kết cấu nhất định. Hệ thống nọ kết hợp với hệ thống kia, cho nên để thực hiện mục tiêu quản lý hiện đại phải dùng lý luận hệ thống để phân tích hệ thống quản lý. Đó là nguyên lý hệ thống của quản lý hiện đại. b. Cơ sở lý luận của nguyên lý hệ thống - Cơ sở chính của nguyên lý hệ thống là lý luận hệ thống - Cơ sở chính của lý luận hệ thống là: Tính tổng thể, tính tổng hợp - Vấn đề chính ở đây là hiệu ứng tổng thể . Chức năng tổng thể của hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng của các thành phần của hệ thống. . Chức năng riêng của thành phần hệ thống tốt thì có thể chức năng tổng thể tốt. Tuy vậy quan hệ đó không phải là tuyệt đối: (Đội bóng đá là gồm các cầu thủ giỏi nhất, nhưng không phối hợp được là sẽ không có thành tích). . Lý luận hiệu ứng tổng thể là: Tính năng của chỉnh thể quan trọng hơn tính năng của các bộ phận hợp thành. Giải thích: Vì sau khi phối hợp lại các chức năng lẻ tẻ hợp lại tạo chức năng mới. (Đội bóng đá đá hay là từ các phối hợp của cầu thủ). . Qui mô hệ thống càng lớn, kết cấu càng phức tạp thì chức năng mở rộng sẽ lớn. Có 3 khả năng trong quản lý. 1 + 1 > 2 (hiệu quả) 1 + 1 = 2 (hiệu quả) 1 + 1 < 2 (hiệu quả) Trong quản lý không chỉ coi trọng các thành phần mà phải chú ý đến chức năng chỉnh thể. c. Đặc trưng của hệ thống + Tính mục đích - Mỗi hệ thống đều có tính mục đích rõ ràng. Hệ thống khác nhau thì mục đích khác nhau. - Từ mục đích và chức năng của hệ thống nhỏ (thành phần lập thành) để xây dựng kết cấu. Mục đích hệ thống nhỏ phải phục tùng mục đích hệ thống lớn. - Mỗi hệ thống thường chỉ có 1 mục đích. + Tính chỉnh thể: Thường là chỉnh thể do tính mục đích quyết định - Quan hệ giữa chỉnh thể và cục bộ: . Cục bộ có lợi thì chỉnh thể cũng có lợi . Lợi ích cục bộ và chỉnh thể không phải lúc nào cũng nhất trí . Coi trọng lợi ích chỉnh thể hơn lợi ích cục bộ - Quan hệ giữa hiệu ứng tổng thể với hiệu ứng thành phần (cục bộ) . Coi trọng hiệu quả tổng thể hơn hiệu quả cục bộ . Không loại bỏ hiệu quả cục bộ + Tính cấp bậc: Mỗi hệ thống phải có cấp bậc Trong quản lý không được vượt cấp Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mỗi cấp. d. Ứng dụng nguyên lý hệ thống + Tiến hành phân tích hệ thống theo yêu cầu: “Toàn thể - phân chia - phối hợp”. - Toàn thể: Là căn cứ có tính tổng thể của hệ thống phải có mục tiêu chung - Phân chia: Là căn cứ vào tính cấp bậc, tính nhiều thành phần của hệ thống, từ đó xác định các mục tiêu thành phần một cách khoa học. - Phối hợp: Là căn cứ vào tính mục đích của hệ thống, khi phân công cho các thành phần, cấp phải phối hợp tạo mối liên quan. + Hình thành mối quan hệ khép kín trong nội bộ. - Quan hệ giữa hệ thống quản lý hệ thống khác bên ngoài . Hệ thống quản lý này (TDTT) nằm trong hệ thống quản lý lớn hơn (cả nước, XH) nên phải có mối liên hệ với hệ thống có liên quan (TDTT với y tế ). Vấn đề này chủ yếu thuộc về các nhà lãnh đạo. . Quan hệ giữa các thành tố bên trong hệ thống quản lý TDTT. Phải tạo cho các hoạt động trong nội bộ thành một vòng tròn khép kín, không bị gián đoạn. Vấn đề này cũng phản ánh tính tương đối mà thôi. 15
  6. - Kết hợp cơ bản của hệ thống khép kín: Có 4 mặt: Nơi phát ra quyết định quản lý . Cơ cấu chấp hành quyết định quản lý. . Cơ cấu giám sát quyết định: Giám sát làm cho đúng . Cơ cấu phản hồi: Kiểm nghiệm kết quả. Cấu trúc cơ bản của hệ thống khép kín + Thực nghiệm quản lý khép kín như thế nào? Thứ nhất: Đánh giá kết quả chấp hành: Đánh giá kết quả số lượng chất lượng theo mục tiêu đã đặt ra. Thứ hai: Tìm nguyên nhân kết quả thực nghiệm. Thứ ba: Chú ý tính tương đối của khép kín. Vòng khép kín phải qua kiểm nghiệm thực tiễn có khi phải điều chỉnh. 2.2. Nguyên lý con người: a. Khái niệm nguyên lý con người: - Hạt nhân, động lực của quản lý là con người. - Nguyên lý của con người là phát huy, khơi dậy tính tích cực của con người, làm tốt công tác với con người. b. Căn cứ của nguyên lý con người Xã hội phát triển cần có sức phát triển của con người Sức sản xuất phát triển quyết định tính chất của quan hệ sản xuất Phát huy tính tích cực của con người thế nào? Phát huy làm chủ, tự giác, chủ động cho con người. Tôn trọng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Quản lý và khoa học là 2 bánh xe thì con người là trục giữa. c. Ứng dụng nguyên lý con người: + Chọn người - dùng người cần thống nhất với nhau - Năng lực lớn thì khả năng làm việc lớn - Năng lực có sự phân cấp theo trật tự, quy phạm và tiêu chuẩn nhất định. - Trong quản lý cần có phân cấp quản lý - Năng lực người nào thế nào thì nên đặt đúng vào cấp đó. Cơ cấu quản lý ổn định được thể hiện như tam giác sau: 16
  7. Làm thế nào để phân cấp quản lý. Quản lý theo cấp: Cấp càng cao thì thế quản lý càng cao. Quyền lực, lợi ích vật chất các cấp quản lý cũng khác nhau Các cấp quản lý phải phù hợp với chức năng quản lý + Sử dụng tổng hợp các loại động lực - Động lực vật chất: Khuyến khích vật chất, thưởng, nâng lương, tạo điều kiện làm việc tốt. - Động lực tinh thần: Động viên, tôn trọng, quan tâm, tình bạn, tình đồng chí. - Động lực thông tin: Nâng cao kiến thức, trao đổi thông tin. Sử dụng các động lực như thế nào? Sử dụng tổng hợp cả 3 loại, mỗi loại đều có tốt có xấu. Cần giải quyết giữa động lực cá nhân và động lực tập thể. Vận dụng lượng kích thích phù hợp + Chú ý kích thích hành vi tích cực của con người - Làm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của con người - Mỗi người phải có trách nhiệm rõ ràng - Tiến hành kiểm tra chặt chẽ đối với mỗi người 2.3. Nguyên lý hiệu quả: a. Mục đích của quản lý hiện đại: Là tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội lớn hơn. Cho nên quản lý hiệu quả là nguyên lý quan trọng của quản lý hiện đại. Các khâu, các loại công việc của quản lý đều phải xoay quanh nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội (cả nhân lực, trí tuệ, tài lực, thời gian) b. Căn cứ ứng dụng nguyên lý hiệu quả Hiệu quả thể hiện giá trị. Công thức là: Theo công thức trên, muốn thu được hiệu quả lớn hơn cần có 4 phương pháp: - Chi phí giữ nguyên, hiệu quả cao - Hiệu quả không đổi, giảm chi phí. - Chi phí có lớn nhưng mức độ nâng cao hiệu quả so với chi phí lại càng lớn hơn - Nâng cao hiệu quả, đồng thời giảm chi phí. Vận dụng nguyên lý hiệu quả là thực hiện mục tiêu của quản lý: "Giá trị lớn, hiệu quả cao tiêu phí ít". II. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TDTT 1. Một số căn cứ để xác định các quan điểm về TDTT 17
  8. - Điều 41 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, qui định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân ” + Văn kiện đại hội Đảng khóa 7 khẳng định: “Công tác TDTT cần coi trọng chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng VĐV, nâng cao thành tích một số môn thể thao ”. + Chỉ thị 112 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 9/5/1989 về công tác TDTT trong những năm trước mắt. + Văn kiện Đại hội Đảng khóa 8. + Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 7 về công tác TDTT trong giai đoạn mới. + Nghị quyết số 02 - NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban chấp hành Trung ương khóa 8 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. + Nghị định 03/1998/NĐ-CP ngày 6/01/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban TDTT. + Những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến sự phát triển TDTT. + Lời phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay nói về công tác TDTT. 2. Các quan điểm về công tác TDTT a. Phát triển sự nghiệp TDTT là bộ phận quan trọng không thể hiếu được trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, trước hết phải phục vụ nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục, nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. TDTT làm cho phong phú đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và củng cố quốc phòng. b. Xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân: - Gìn giữ bản sắc truyền thống dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại. - Chú trọng phát triển toàn diện cả TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao, coi trọng hoạt động chuyên nghiệp. c. Phát triển nền TDTT là trách nhiệm của toàn Đảng, xã hội, cho nên cần coi trọng công tác xã hội hóa TDTT, lấy vần đề cá nhân - gia đình - xã hội là nòng cốt cho việc xã hội hóa TDTT nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước. d. Mở rộng giao lưu quốc tế về TDTT. Từ công tác này mà làm cho uy tín của ngành và quốc gia nâng lên. Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau của các nước trên thế giới. 3. Các giải pháp chính + Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với TDTT. Coi trọng công tác xây dựng Đảng và đoàn thể trong ngành TDTT. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện ở trong cấp ủy Đảng, Chính quyền, đoàn thể tổ chức xã hội và nhân dân, cán bộ đoàn thanh niên và các thành phần gương mẫu trong tập thể thể thao. + Ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy cho hoạt động TDTT. - Quy định chế độ rèn luyện TDTT trong trường học và lực lượng vũ trang, cơ quan, xí nghiệp. - Đưa qui hoạch phát triển TDTT vào qui hoạch các vùng lãnh thổ về kinh tế - xã hội. - Có chính sách khuyến khích mở rộng phong trào và nâng cao thành tích thể thao. Đầu tư một số trọng điểm đào tạo ở cấp quốc gia và địa phương (cơ sở vật chất). - Hiện đại hóa công tác đào tạo cán bộ và vận động viên. - Ứng dụng thông tin trong TDTT. - Mở rộng sản xuất, dịch vụ TDTT. + Củng cố tổ chức ngành TDTT. - Thống nhất một hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. - Tăng cường hợp tác với các ngành giáo dục, quốc phòng, nội vụ, thanh niên, công đoàn, phụ nữ. + Cải thiện công tác quản lý ngành. - Tăng cường kế hoạch hóa TDTT, đi sâu vào cơ sở. - Coi trọng đào tạo cán bộ TDTT có chất lượng và số lượng. - Chủ động phối hợp với các ngành, tổ chức xã hội. 18
  9. - Hướng dẫn tập luyện thích hợp. - Tổ chức thi đấu TDTT quần chúng và nâng cao. - Tổ chức tốt các đại hội TDTT các cấp. - Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV cấp cao ở địa phương và trung ương. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật. - Chống biểu hiện tiêu cực trong hoạt động TDTT. + Ủy ban TDTT phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo cải tiến chương trình học nội khóa, ngoại khóa về TDTT; tiêu chuẩn RTTT, đào tạo đủ giáo viên TDTT cho các cấp, tạo điều kiện cần thiết để làm tốt chế độ giáo dục thể chất bắt buộc. + Ủy ban TDTT phối hợp và Bộ Công an, Bộ quốc phòng để làm tốt việc huấn luyện thể lực trong lực lượng vũ trang, phát triển một số môn thể thao kỹ thuật và ứng dụng quân sự, xây dựng lực lượng VĐV cấp cao. + Ủy ban TDTT phối hợp tốt với Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên để đảm bảo việc tập luyện TDTT cho cán bộ công nhân viên và đưa hoạt động TDTT vào nội dung sinh hoạt của đoàn viên và thiếu niên. + Các ngành khác cần quan tâm đến công tác TDTT, ví dụ bộ y tế cần chú ý đến phong trào vệ sinh - thể dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ngành văn hóa thông tin cùng với TDTT làm tốt công tác thông tin và tuyên truyền cho TDTT. III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC - QUẢN LÝ TDTT VIỆT NAM 1. Sơ lược về sự pháp triển cơ sở tổ chức - quản lý TDTT - Ngày 30/1/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra sắc lệnh 14 lập một Nha thể thao trong Bộ Thanh Niên. - 27/3/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh thành lập một Nha Thanh Niên và Thể Dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. - Từ 29/9/1961 Chính phủ cho lập môt Ủy ban TDTT, mạng lưới đến cấp tỉnh. - 9/1/1971 Quốc hội có nghị quyết 1035 đổi tên Ủy ban TDTT thành tổng cục TDTT và có mạng lưới tổ chức đến cấp xã. - Từ tháng 3/1990 Hội đồng nhà nước có Nghị định 224/NQ HĐNN khóa 8 nhập Tổng cục TDTT vào Bộ Văn hóa - Thông tin. Sau đó Hội đồng Bộ trưởng có nghị định 447/HĐBT cho thành lập Cục TDTT trong bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao. - Từ 1992 Quốc hội cho phép tách Tổng cục TDTT ra khỏi Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao. - 28/11/1992 có nghị định 11/CP của Chính phủ về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục TDTT. - Trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 10 từ 20/9/ đến 29/9/1997 đã có Nghị quyết số 02 NQ - 1997/QH 10 quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ. Trong đó, Ủy ban TDTT là một cơ quan ngang Bộ. - Ngày 6/1/19998 Chính Phủ và Nghị định số 03/1998/ NĐ - CP về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban TDTT. 2. Khái niệm cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý TDTT a. Cơ cấu tổ chức TDTT: Là sự phản ánh về phân chia bên trong của hệ thống quản lý TDTT và bao gồm tất cả các tổ chức nhỏ nhất. Vậy cơ cấu tổ chức TDTT được chia thành 4 cấp: - Tổ chức TDTT cấp cơ sở. - Tổ chức TDTT cấp quận, huyện, thị. - Tổ chức TDTT cấp tỉnh, thành, ngành. - Tổ chức TDTT cấp Nhà nước. b. Cơ cấu quản lý TDTT: Là sự phản ánh một cách hài hòa các ban lãnh đạo được bổ nhiệm (hay bầu ra) để thực hiện nhiệm vụ, nội dung, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm đã được xác định. Vậy cơ quan quản lý TDTT sẽ được hình thành khi có cơ cấu tổ chức TDTT. 3. Cơ cấu hệ thống quản lý 19