Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Giang

Vai trò của hoạt động vẽ rất quan trọng đối với trẻ là giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ nhận thức được sự phong phú của cuộc sống xung quanh, trẻ biết sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu vẽ và những hoạt động của con người.
Trẻ nhận thức được mối liên quan giữa hành động vẽ và kết quả sản phẩm vẽ. Quá trình hoạt động vẽ, tư duy phát triển; trẻ biết quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, ghi nhớ và khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động vẽ là môi trường phát triển sự hiểu về thế giới như: Lượng lẫn chất, ngoài ra hoạt động vẽ còn tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, tiếng nói truyền cảm, ngôn ngữ mạch lạc
pdf 41 trang Khánh Bằng 29/12/2023 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_phan_2_ngu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Giang

  1. Trong giờ dạy vẽ theo đề tài, cô dùng phương pháp sử dụng tranh kết hợp với phương pháp dùng lời để giải thích cho trẻ hiểu nội dung chủ đề, cách sắp xếp các hình ảnh, cách tô màu, nhưng việc chuẩn bị tranh, cần chú ý tranh vẽ đơn giản, màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung, chú ý cách đưa tranh cho trẻ xem, và treo tranh phải vừa tầm mắt trẻ, xem tranh xong cô nhớ cất tranh. Lúc trẻ thực hiện nhiệm vụ, cô sử dụng phương pháp chỉ dẫn, giải thích giúp những trẻ còn chưa thực hiện được nhiệm vụ và cô cũng luôn luôn chú ý đến tư thế ngồi của trẻ. Khi nhận xét đánh giá sản phẩm của trẻ. Cô khen ngợi những sản phẩm trẻ đã thể hiện được, ở lứa tuổi mẫu giáo bé cô nên khuyến khích, không nên chê, nếu chê sẽ làm giảm sự hướng thú và trẻ sẽ không tin vào năng lực của mình. 4.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi. 4.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài 4 - 5 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Giúp trẻ hiểu nội dung chủ đề - Dạy trẻ thể hiện 2 - 3 vật có mối quan hệ với nhau - Phát triển cảm xúc thẩm mĩ và có tình cảm với sự vật hiện tượng xung quanh. - Cho trẻ làm quen với phương thức thể hiện bố cục không gian trên mặt phẳng (thể hiện vài, ba vật trên một đường thẳng hoặc bố trí vật khắp tờ giấy). - Dạy trẻ truyền đạt mối quan hệ giữa các vật và mối tương quan về tỉ lệ của các vật với nhau. - Dạy trẻ hiểu những cử động đơn giản của người và của con vật. Ví dụ: Bài “Vẽ ngôi nhà của bé” Trẻ sẽ vẽ ngôi nhà cạnh một cái cây và một em bé đang giơ tay chỉ vào ngôi nhà của mình. - Tiếp tục dạy trẻ cách tô màu, phối màu. 70
  2. Nội dung vẽ về những đề tài gần gũi đơn giản nhưng có mối quan hệ, tỉ lệ, giữa các nhân vật, hình ảnh trong tranh phong phú và sinh động hơn. 4.2.2. Phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 4 - 5 tuổi: Sử dụng các nhóm phương pháp và các thủ thuật. Vào đầu giờ học cô giáo thường dùng các thủ thuật trò chơi, câu chuyện phù hợp với từng nội dung đề tài nhằm gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ. Phương pháp sử dụng tranh là phương pháp có hiệu quả để giải thích cho trẻ hiểu được quan hệ nhân vật trong tranh, hành động của vật (đang làm gì), cách thể hiện bố cục trên mặt phẳng, cách phối màu. Khi cho trẻ xem tranh cô đưa ra những câu hỏi nhằm phát huy hết khả năng hiểu biết của trẻ về nội dung và cách thể hiện , cô có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, giúp trẻ nhớ lại những hình ảnh mà trẻ đã được quan sát từ trước. Thông qua việc xem tranh là nhằm cung cấp gợi ý nội dung, khi trẻ hiểu là giải thích là trẻ nhắc lại những hình ảnh kỹ năng cần thiết để miêu tả. - Khi trẻ tiến hành công việc, cô bao quát lớp, giúp đỡ riêng cho những trẻ còn chậm, cô gợi ý về nội dung, kích thước màu sắc giữa các vật với nhau. Việc nhận xét đánh giá sản phẩm cô khuyến khích trẻ, cho trẻ tập nhận xét, đánh giá những bài trẻ thích,sau đó cô cũng cần bổ sung, phân tích sản phẩm của trẻ, giúp trẻ hiểu được cái được và cái chưa được để tìm cách khắc phục. 4.3. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 4.3.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 5 - 6 tuổi: Ở lứa tuổi này, nội dung tranh của trẻ phong phú hơn, trẻ không chỉ thể hiện được nhân vật chính mà cả bối cảnh xung quanh, nhiệm vụ, nội dung đào tạo được nâng cao hơn. - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ - Dạy trẻ hiểu nội dung chủ đề - Phát triển khả năng thể hiện bố cục không gian nhiều tầng cảnh. 71
  3. - Dạy trẻ thể hiện mối quan hệ giữa các vật thông qua hành động của vật và vị trí của chúng trong không gian. - Truyền đạt được mối tương quan tỉ lệ giữa các vật phù hợp với vị trí của chúng trong không gian. - Dạy trẻ thể hiện sự cử động phong phú hơn. - Tiếp tục phát triển cảm xúc về màu sắc - Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo của trẻ. Nội dung đề tài ở lớp mẫu giáo lớn được mở rộng hơn, phong phú hơn, không chỉ đề tài gần gũi mà đề tài được đề cập đến các lĩnh vực hoạt động xã hội, về thiên nhiên, đất nước con người và các câu chuyện cổ tích 4.3.2. Phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Sử dụng các phương pháp dùng lời, có thể đàm thoại, hay sử dụng hình ảnh văn học, các thủ thuật phù hợp với nội dung đề tài nhằm gây hứng thú và giao nhiệm vụ . Sử dụng tranh ở lớp mẫu giáo lớn có hai mục đích: - Củng cố khái niệm về những vật cần thể hiện - Cho trẻ làm quen với cách thể hiện không gian trên mặt phẳng, cách thể hiện mối quan hệ, tỉ lệ, vị trí sắp xếp các vật trong không gian. Việc chuẩn bị tranh cho trẻ xem phải chú ý nội dung chủ đề, thể hiện không gian nhiều tầng cảnh, cách phối màu phong phú hơn Khi xem tranh, cô phải giúp trẻ hiểu được nội dung chủ đề thấy được mặt đất miêu tả không phải là một đường kẻ thẳng ngang mà là một phần rộng ở dưới tờ giấy, những vật ở gần được vẽ phần dưới tờ giấy là vẽ to hơn còn những vật ở xa được vẽ phần trên nhỏ hơn. Quá trình xem tranh cô đưa ra một số câu hỏi. Ví dụ: Trong tranh có những hình ảnh gì? Các hình ảnh đó như thế nào? Cách sắp xếp bố cục ra sao? Xem xong cô phải cất tranh đi. 72
  4. Khi trẻ ngồi vào vẽ cô hỏi một số trẻ sẽ vẽ gì? Tô màu ra sao Phần trẻ thực hiện cũng như lớp mẫu giáo nhỡ. Khi nhận xét đánh giá kết quả lao động của mình của bạn theo nội dung đề tài, trẻ nhận thấy cái đạt hoặc chưa đạt, sau đó cô nhận xét chung và giúp trẻ tìm ra hướng khắc phục. * Vẽ theo ý thích: * Những vấn đề chung: - Tuỳ theo khả năng của mỗi cháu cô giáo khuyến khích trẻ thể hiện tính độc lập suy nghĩ, tự lựa chọn chủ đề, nội dung cho bức tranh của mình, cô giáo có vai trò khai thác ý tưởng của trẻ, gợi ý để trẻ phát biểu cách lựa chọn và cách thể hiện bức tranh của mình. - Nội dung kiến thức: Nội dung thể hiện rất đa dạng có thể miêu tả về phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt gia đình, hay vẽ theo sự kiện trong các truyện cổ tích. Tuỳ theo lứa tuổi và nhận thức của trẻ cô giáo chuẩn bị những nội dung đề tài phù hợp để gợi ý cho trẻ. Đối với mẫu giáo bé: Cô chỉ gợi ý cho trẻ những đề tài mà trẻ đã được vẽ qua tiết học theo mẫu, vẽ theo đề tài hoặc những đề tài gần giủ xung quanh trẻ như những bông hoa, con vật quen thuộc, đồ vật đồ chơi mà trẻ được tiếp xúc nhiều. Đối với mẫu giáo nhỡ và lớn: Cô gợi ý cho trẻ những đề tài phong phú và phức tạp hơn: các hoạt động xã hội, trường học, giao thông, cảnh miền núi, miền biển. * Phương pháp dạy học vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo: Sử dụng các nhóm phương pháp và các thủ thuật. Đàm thoại là phương pháp chỉ đạo vì vậy cô giáo phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp nội dung phù hợp với độ tuổi. Vào bài gợi cảm xúc, cô dùng các thủ pháp để giới thiệu bài sao cho hấp dẫn, nhịp nhàng. 73
  5. Ví dụ: Trò chơi, bài hát, câu chuyện. - Bạn thỏ đến thăm lớp, bạn muốn lớp ta vẽ được nhiều bức tranh đẹp để tặng bạn. - Sắp đến hội thi bé khéo tay, các cháu vẽ nhiều bức tranh đẹp để dự thi nhé. - Đọc bài thơ, gợi ý một số câu chuyện cổ tích. Cô dùng phương pháp đàm thoại theo ý thích của trẻ. Chú ý hệ thống câu hỏi sao cho lô gíc và đúng trọng tâm, trước hết cô phải hỏi cháu định (thích) vẽ gì? trên cơ sở ý thích của trẻ cô cùng trẻ trao đổi về nội dung đó, hệ thống câu hỏi của cô có tính chất gợi ý để trẻ trả lời: Cô gọi 4 - 5 cháu lên hỏi: - Cháu thích vẽ gì? - Trong bức tranh cháu vẽ ảnh gì? - Hình ảnh nào là chính? - Cách vẽ như thế nào? - Cách chọn và tô màu? - Ngoài những đề tài đã đàm thoại, cô có thể dùng một số tranh để giới thiệu gợi ý; mở rộng cho trẻ. Cô cùng trao đổi thêm về những bức tranh: nội dung các hình ảnh, màu sắc và bố cục sắp xếp. Không cần, phân tích quá kỹ từng bức tranh mà chỉ giúp trẻ thấy sự phong phú của đề tài, sự sáng tạo trong mỗi bức tranh. Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như đề tài: Lưu ý: Trước khi nhận xét bài của cháu cô hỏi xem cháu vẽ gì. 5. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động vẽ trang trí. 5.1. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi. 5.1.1. Nhiệm vụ, nội dung vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi: - Cho trẻ làm quen với bố cục lặp lại và bố cục xen kẽ. - Dạy trẻ phối hợp các màu đối lập để phát triển cảm xúc về màu sắc. Những bài vẽ đầu tiên của trẻ yêu cầu rất đơn giản nhắc lại nhịp nhàng 1 chi tiết giống nhau. - Sau đó đưa vào bố cục phức tạp hơn. bố cục xen kẽ hai chi tiết khác nhau,có thể khác nhau về hoạ tiết hoặc khác nhau về màu sắc. 74
  6. - Rèn kỹ năng vẽ các hoạ tiết và kỹ năng tô màu . - Dạy cho trẻ hiểu trang trí là làm cho đồ vật trở nên đẹp hơn. 5.1.2. Phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ 4 - 5 tuổi: Phương pháp dạy học vẽ trang trí cũng giống như vẽ theo mẫu. Vào đầu giờ dùng thủ thuật tạo hứng thú và giao nhiệm vụ. Cô sử dụng hình mẫu, treo hình mẫu từ đầu giờ cho đến hết tiết học, cho trẻ quan sát và nhận xét mẫu, sau đó cô cần phải giải thích bằng lời cách vẽ hoa tiết, cách sắp xếp hoạ tiết và cách tô màu. Tiếp đến cô vẽ mẫu. Những bài đầu trẻ làm quen cách xây dựng hoạ tiết trẻ có thể vẽ giống mẫu, nhưng các giờ học trang trí sau, ngoài vẽ giống mẫu, trẻ có thể tự mình lựa chọn thêm các hoạ tiết có tính sáng tạo, cô cần khuyến khích trẻ. - Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như vẽ theo mẫu. Tuỳ theo nội dung bài trang trí (đơn giản - phức tạp) để có hướng nhận xét. 5.2. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi. 5.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Dạy cho trẻ hiểu trang trí là làm cho tất cả các vật trở nên đẹp hơn. - Dạy trẻ các kỹ năng vẽ các hoạ tiết cân đối, mềm mại, đều đặn có sáng tạo. Trẻ có khả năng tự lựa chọn, phân bổ màu và kỹ năng tô màu đều gọn. - Các họa tiết, chi tiết được sử dụng đa dạng hơn, có thể đưa vào các yếu tố hoa lá. - Nguyên tắc xen kẽ được sử dụng nhiều hơn, có thể xen 2 - 3 chi tiết khác nhau về hình dáng, màu sắc. - Dạy trẻ cách sắp xếp các hoạ tiết, cách so sánh đối chiếu những phần giống nhau, trên cơ sở đó trẻ tập sắp xếp các hoạ tiết trên một đường diềm, hình tròn, hình vuông. - Dạy trẻ cách xác định, góc, cạnh, khoảng cách của hình vuông, đường diềm và tâm của tờ giấy. 5.2.2. Phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi: Sử dụng tất cả các nhóm phương pháp, thủ thuật giống như vẽ theo mẫu. 75
  7. Đối với mẫu giáo lớn cô sử dụng thủ thuật để gây hứng thú và phát huy được tính sáng tạo ở trẻ. Ví dụ: "Trang trí hình vuông" cô dùng thủ thuật, bạn búp bê có một cái bàn hình vuông rất đẹp, các cháu sẽ vẽ tặng bạn búp bê chiếc khăn trải bàn thật đẹp nhé. Cô dùng phương pháp sử dụng hình mẫu cho trẻ quan sát và nhận xét, cô phải vẽ mẫu cho trẻ quan sát và giải thích bằng lời cho trẻ hiểu. Hình mẫu được sử dụng vẽ trang trí với mục đích giải thích nhiệm vụ (trang trí hình tròn xác định tâm hay xung quanh đường diềm, trang trí hình vuông xác định góc, cạnh .) cách sắp xếp các họa tiết, cách tô màu. Phần trẻ thực hiện và nhận xét cũng giống như vẽ theo mẫu. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG IV 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Vai trò của hoạt động vẽ đối với sự phát triển của trẻ. - Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ + Đặc điểm vẽ của trẻ 3- 4 tuổi. + Đặc điểm vẽ của trẻ 4 – 5 tuổi. + Đặc điểm vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi. - Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy hoc vẽ theo mẫu cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung. phương pháp dạy học vẽ theo đề tài cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học vẽ theo ý thích cho trẻ mẫu giáo. - Nhiệm vụ, nội dung. phương pháp dạy học vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo. 2. Học viên tự liên hệ dự giờ các tiết học tạo hình ở trường mầm non. 3. Soạn giáo án dạy học vẽ: - Soạn giáo án dạy vẽ theo mẫu cho 3 độ tuổi. - Soạn giáo án dạy học vẽ theo đề tài cho 3 độ tuổi. 76
  8. - Soạn 1 giáo án dạy học vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo. 4. Tập dạy: - Theo nhóm. - Tự nhận xét, đánh giá. 77
  9. CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN 1. Vai trò của hoạt động nặn đối với quá trình phát triển của trẻ. Nặn là một dạng hoạt động của điêu khắc, đây là một loại hình mà lứa tuổi mẫu giáo rất yêu thích, trẻ say sưa hoạt động. Hoạt động nặn cũng như hoạt động vẽ nó giúp trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động nặn giúp cho trẻ nhận thức được các sự vật xung quanh một cách đầy đủ, cụ thể, trẻ hiệu được sâu sắc hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của vật thể ở dạng hình khối trong không gian của hiện thực. Đặc biệt trong hoạt động nặn giúp trẻ có khả năng cảm nhận đặc điểm hình khối của sự vật bằng xúc giác vận động và phát triển khả năng so sánh, ước lượng bằng mắt, trẻ đã dễ dàng xác định bằng mắt các đặc điểm trực quan như: kích thước, tỷ lệ, tính hợp lý, cân đối trong khối hình của vật cụ thể. Thông qua hoạt động nặn giúp trẻ phát triển các cảm xúc thẩm mỹ và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, đa dạng, trẻ yêu thích cái đẹp vốn có của thiên nhiên và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp. Qua quá trình hoạt động nặn đôi bàn tay của trẻ cứng cáp cho nên các thao tác tay của trẻ đã trở nên thuần thục, dẻo dai, trẻ đã sử dụng khéo léo và tinh tế linh hoạt trong mọi công việc thông qua đó nó góp phần phát triển thể chất. Các giờ nặn trẻ say sưa, hào hứng, sáng tạo để tạo ra sản phẩm, khi tạo ra sản phẩm trẻ thích thú, phấn khởi học tập các môn học khác. Những nội dung chủ đề, chủ điểm trong các giờ học nặn đã góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Hoạt động nặn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ là giúp cho tư duy của trẻ phát triển, ngôn ngữ mạch lạc, trí tưởng tượng phong phú hiểu được cụ thể về các đặc điểm của vật thể, trẻ biết nhận thức, biết yêu cái đẹp cái hay trong cuộc sống, yêu cuộc sống, yêu lao động và làm việc vì mọi người xung quanh, có khả năng sáng tạo ra cái đẹp. 2. Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ. 2.1. Đặc điểm của trẻ 3 - 4 tuổi: - Trẻ bắt chước hành động và khả năng phối hợp các động tác phát triển hơn. 78
  10. - Trẻ bắt đầu có chủ định tạo ra sản phẩm theo ý thích và tự đặt tên cho sản phẩm. - Sản phẩm của trẻ mang tính tượng trưng, gần giống một đồ vật nào đó mà trẻ đã gặp trong cuộc sống. - Trẻ sử dụng ba màu cơ bản. - Ở lứa tuổi này sự phối hợp các động tác còn chưa hoàn thiện, trẻ chưa có đủ khả năng kiểm tra hoạt động của tay bằng mắt, khả năng tập trung chú ý chưa bền vững. 2.2. Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi: - Sản phẩm nặn của trẻ có phần phong phú hơn, thể hiện được đặc điểm của vật, các vật có nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hơn. - Trẻ thể hiện được sự cử động. - Màu sắc trẻ sử dụng phong phú hơn. - Trẻ 4 - 5 tuổi, các cơ bàn tay đã phát triển hơn nên hoạt động của bàn tay các ngón tay đã có phần linh hoạt hơn, khéo léo hơn. Trẻ đã có khả năng làm chủ một số vận động theo ý mình. Các quá trình về tâm lý đã phát triển hơn, đặc biệt là tư duy, trẻ có thể phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của vật, hiểu được nhưng quan hệ đơn giản giữa các vật, trí nhớ của trẻ phát triển hơn, trẻ biết cách ghi nhớ và nhớ lại. Ở trẻ phát triển khả năng chú ý, có khả năng lắng nghe giải thích của cô nên thị giác, thính giác và xúc giác hoàn thiện hơn. 2.3. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi: - Vốn biểu tượng đã phong phú, trẻ đã có một số kỹ năng nặn đồ vật. - Sản phẩm của trẻ đã mất dần tính chủ quan và gần với thực hơn, có các chi tiết, trẻ đã thể hiện được những đặc điểm riêng biệt về hình dạng, cấu trúc, tỷ lệ của từng vật. - Trẻ miêu tả được sự cử động của người và vật phong phú và sinh động hơn. - Màu sắc trẻ sử dụng phong phú và giống thực hơn. 79
  11. Lứa tuổi này các quá trình tâm sinh lý của trẻ phát triển hơn, các cơ tay cứng cáp nên hoạt động của ngón tay linh hoạt hơn. Các quá trình tâm lý như trí nhớ, tư duy tưởng tượng, sự tập trung chú ý đều phát triển hơn. 3. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động nặn. 3.1. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi. 3.1.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi: - Tạo hứng thú cho trẻ đối với hoạt động nặn. - Giúp trẻ làm quen với tính chất của đất nặn và dạy trẻ cách sử dụng đất, không vứt lung tung, làm việc có mục đích, gọn gàng, sạch sẽ. - Cung cấp cho trẻ những kỹ năng kỹ thuật, từ miếng đất lớn lấy ra những miếng nhỏ, gộp lại, nhào nặn - Dạy trẻ nặn những hình đơn giản, từ những kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, uốn cong, gắn đính - Dạy trẻ nặn hình trụ bằng cách lăn dọc, đặt đất vào giữa hai lòng bàn tay, lăn đi lăn lại, hoặc lăn trên bảng gỗ. Ví dụ: Bài "Nặn dài thành các con vật" (đề tài) - Dạy trẻ cách xoay tròn miếng đất bằng cách đặt đất giữa hai lòng bàn tay và xoay tròn thành hình khối tròn hoặc xoay tròn trên bảng gỗ. Ví dụ: Bài "Nặn những quả tròn" (đề tài) Sau khi trẻ đã tiếp thu cách nặn những hình chủ yếu có thể cho trẻ nặn một số vật đơn giản có gắn hai bộ phận với nhau (nặn bánh quẩy, nặn vòng). Ví dụ: Bài "Nặn những chiếc vòng to và nhỏ" (mẫu) 3.1.2. Phương pháp dạy học nặn cho trẻ 3 - 4 tuổi: * Phương pháp dạy học nặn theo mẫu: Dùng các thủ thuật được sử dụng vào đầu giờ học để gây hứng thú cho trẻ, nhưng những thủ thuật đó phải phù hợp nội dung từng bài dạy, có thể dùng bài thơ, câu chuyện, câu đố, bài hát Ví dụ: Bài "Nặn nhưng chiếc vòng to và nhỏ" 80
  12. Có thể sử dụng thủ thuật: Hôm nay sinh nhật bạn búp bê, chúng ta hãy nặn những chiếc vòng to, nhỏ thật đẹp để tặng bạn búp bê nhé. Sau khi dùng thủ thuật này để gây hứng thú và giao nhiệm vụ cho trẻ, cô sử dụng phương pháp trực quan. Phương pháp sử dụng mẫu, cô chuẩn bị nhiều mẫu nhưng mẫu phải to, hình khối rõ ràng, đẹp, cô hướng dẫn cho trẻ quan sát. Khác với vẽ, mẫu nặn là hình khối nên có thể cầm trên tay và xoay các hướng để giới thiệu cho trẻ quan sát, cô có thể mang xuống tận nơi để cho các cháu nhìn gần hơn, cô đến lần lượt từng cháu, có thể cho trẻ sờ vào mẫu. Cô mô tả đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc của mẫu cho trẻ hiểu. Cô sử dụng phương pháp trình bày phương thức mô tả và kết hợp giải thích bằng lời. Cô làm mẫu: Đối với mẫu giáo bé cô phải làm chậm, rõ ràng, lời giải thích phải ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với động tác. Ví dụ: Cô đặt viên đất vào lòng bàn tay trái úp bàn tay phải lên và làm đi làm lại sẽ được khối trụ. - Trước khi trẻ tiến hành công việc cô chú ý nhắc trẻ tư thế ngồi và cô tiến hành làm mẫu trên không cho trẻ làm theo. Cô vẫn sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành trong quá trình trẻ thực hiện. Phần nhận xét đánh giá: Cũng tương tự như vẽ nhưng ở nặn chú ý đặc điểm vật ở dạng khối và sử dụng thủ thuật vào đầu giờ phải có mối liên quan đến kết thúc vấn đề. * Phương pháp dạy học nặn theo đề tài: - Sử dụng các nhóm phương pháp và thủ thuật: Vào đầu giờ sử dụng các thủ thuật có liên quan đến đề tài, từ đó đàm thoại, trong quá trình đàm thoại cô giáo giúp trẻ liên hệ với thực tiễn, trẻ có thể sử dụng trí nhớ, hoặc quan sát trực tiếp giúp cho trẻ hiểu đề tài và giao nhiệm vụ. Cô cho trẻ quan sát một số sản phẩm mẫu nặn phù hợp nội dung đề tài, cô đưa ra một số câu hỏi phù hợp với trẻ mẫu giáo bé, sau đó cô trao đổi về những sản phẩm đó về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, cách sắp xếp bố cục. 81
  13. Sau đó cô hỏi trẻ sẽ nặn gì? và dùng kỹ năng gì để nặn. * Phương pháp học nặn theo ý thích: Dùng các thủ pháp (giống như các tiết dạy khác) nhưng tiết ý thích lấy ý tưởng của trẻ làm căn bản. Sau đó cô giáo gợi ý và hỏi các cháu. Cô gọi 3 - 4 cháu lên hỏi: - Cháu thích nặn gì? - Cháu dùng kỹ năng gì? - Cháu chọn màu nào? - Cô có thể gợi ý mở rộng những đề tài khác phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. Nói chung khi sử dụng các phương pháp dạy học nặn theo cách thể loại giáo viên cần phải linh hoạt, có sự phối kết hợp các phương pháp để chuyển tải nội dung phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. 3.2. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi: 3.2.1. Nhiệm vụ, nội dung dạy học nặn cho trẻ 4 - 5 tuổi: - Tiếp tục tạo hứng thú cho trẻ. - Phát triển khả năng tư duy, tính tích cực, tưởng tượng, sáng tạo thông qua việc tiếp xúc các sản phẩm nặn, trẻ nhận ra vẻ đẹp của chúng. - Bồi dưỡng khả năng tự điều khiển các vận động của đôi tay, mẫu giáo nhỡ nên tập trung rèn luyện ở trẻ các thao tác của các ngón tay (nặn bằng đầu các ngón tay, các kỹ thuật gắn ghép các bộ phận và sử dụng một số công cụ trong quá trình nặn (que, tăm, dao). - Bồi dưỡng những hiểu biết về các đặc điểm của đối tượng nặn như hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc. - Dạy trẻ kỹ năng nặn đồ vật, con vật có nhiều chi tiết ghép lại, hoặc từ một viên đất nguyên. Vì vậy về kỹ năng tiếp tục củng cố những kỹ năng đã rèn ở mẫu giáo bé, đồng thời cung cấp những kỹ năng mới như: làm lõm, bẻ loe Ví dụ: - Nặn cây nấm, nặn bát - Nặn con thỏ - Dạy trẻ thể hiện sự cử động. - Tiếp tục dạy trẻ cách chọn màu, phối màu, cách sắp xếp sản phẩm. 82