Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Giang
HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái
đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối… gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật.
đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối… gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_phan_1_ngu.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình (Phần 1) - Nguyễn Thị Thanh Giang
- Trong các giờ hoạt động tạo hình, qua sự phân tích, đánh giá, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, vốn từ của trẻ phong phú hơn. Với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ được thực hành ngôn ngữ mạch lạc, học cách diễn đạt ý một cách rõ ràng diễn cảm. 3.2. Giáo dục đạo đức: HĐTH có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trể mẫu giáo, thông qua các giờ tạo hình, những đức tính tốt đã hình thành ở trẻ như: biết quan sát, tích cực và chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, kiên nhẫn làm việc từ đầu đến cuối, biết lắng nghe ý kiến của cô, của bạn, biết bổ sung ý kiến, biết khắc phục khó khăn và giúp đỡ bạn bè. HĐTH góp phần giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt và biết hành động theo cái đẹp, cái tốt đó, đồng thời củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở trẻ. Quá trình hoạt động tạo hình và kết quả của nó làm cho trẻ vô cùng vui sướng, hạnh phúc, điều đó cung cấp thêm cho trẻ niềm vui sướng, trẻ thêm yêu, thêm gắn bó với những gì đã và đang thể hiện với cuộc sống xung quanh. Ví dụ: Trẻ đi chơi cùng bố mẹ trong những ngày lễ ở ngoài phố, trẻ thấy các nhà cao tầng, cây cối, những lá cờ đủ màu sắc, những chùm bóng bay, người đi lại Hay khi cô giáo cho trẻ tham gia các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu cống ở đó trẻ thấy các chú công nhân, những hình ảnh này được trẻ chọn làm đề tài cho thêm phong phú, đồng thời giúp cho trẻ thấy được công sức lao động của con người. Tất cả những điều đó góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Hoạt động tạo hình của trẻ có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ em. Sự định hướng mang tính xã hội có một ý thức đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức, được thể hiện ở nội dung của hoạt động tạo hình, đó là sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh những gì mà trẻ yêu, ghét. Trẻ thích tạo ra cái gì đó thật đẹp để san sẻ phục vụ cho người khác và lúc này trẻ trải qua những cảm xúc đặc biệt đó là tình yêu thương, lòng mong muốn làm việc tốt cho người khác, ý thức trách nhiệm là động cơ mang tính xã hội. Hoạt động tạo hình chính là điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tính tập thể, chu đáo, thói quen chia sẻ, quan tâm 11
- chăm sóc tới người khác và trẻ cũng luôn mong muốn được người khác hiểu và nhận ra cái nó thể hiện, trẻ xúc động trước thái độ của người lớn và bạn bè trước những sản phẩm của mình. Trẻ rất nhạy cảm trước ý kiến của bạn bè và nhận xét của giáo viên. Những lời khen làm các em vui mừng, còn những lời nhận xét chê bai làm các em buồn. Vì vậy, giáo viên cần khen ngợi động viên các em, còn những lời phê bình cần suy nghĩ kỹ và thận trọng, cần sáng suốt, linh hoạt trong khi nhận xét sản phẩm của trẻ. Ví dụ: Các em lúc nào cũng được khen dẫn đến đức tính tự kiêu, nếu những em luôn bị chê bai nhiều lần thì thái độ tự ti, không hứng thú đối với hoạt động tạo hình. Cuối giờ học cô cùng trẻ đánh giá sản phẩm của trẻ, giúp trẻ biết đánh giá khách quan sản phẩm của mình của bạn (biết lưu tâm đánh giá công bằng, thiện chí ) biết vui mừng trước thành tích của mình và thành tích của bạn của tập thể để từ đó dạy trẻ biết quý trọng những thành quả của loài người. 3.3. Giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, vì hoạt động tạo hình chính là một hoạt động nghệ thuật nó là phương tiện của giáo dục thẩm mỹ. Đó là điều được các nhà nghiên cứu tâm lý, giáo dục, nghiên cứu nghệ thụât, họa sĩ khẳng định. Từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà nghệ thuật, nhà tư tưởng đã cho rằng: Việc học các bộ môn nghệ thuật, đặc biệt muôn vẽ không chỉ cần thiết cho những người thợ mà còn quan trọng đối với nền giáo dục nói chung. Komenxki nhà sư phạm lỗi lạc, khi nói về vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục thẩm mỹ, ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc học vẽ trong giáo dục trẻ, ông đã đề nghị đưa những hình vẽ vào trường mẫu giáo như những hình học và chỉ ra sự cần thiết của hoạt động này trong việc phát triển các xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. Theo ông nghệ thuật tạo hình là điều kiện tốt phát triển xúc cảm về cái đẹp, phát triển khả năng nhận biết các đặc điểm, các nét đặc trưng riêng của sự vật và hiện tượng, khả năng tìm ra những nét chính xác cân đối, hài hoà trong các sự vật. 12
- Ông viết: "Hãy cho trẻ vẽ nếu chúng muốn trước hết việc này sẽ làm trẻ lưu ý tìm hiểu mọi vật, thứ hai trẻ bắt đầu tập quan sát các mối tương quan tỷ lệ của các thành phần ít nổi bật trong các vật, cuối cùng chúng sẽ rèn luyện được sự khéo léo của đôi tay. Điều đó sẽ giúp ích cho chúng trong nhiều việc". N.C.Krupxkaia cũng là người đánh giá rất cao về vai trò của nghệ thuật tạo hình trong việc phát triển nhân cách toàn diện. Đặc biệt là trong sự phát triển về mặt thẩm mỹ và đạo đức. Theo bà vẽ và nặn, đặc biệt trong những giai đoạn đầu của chương trình dạy học, cần phải cùng một lúc trở thành bài tập thể dục cho mắt và xúc giác, phải đảm bảo sự phối hợp giữa khả năng ghi nhận bằng mắt và sự phản ứng vận động, giúp trẻ làm quen trực tiếp với thế giới đồ vật, dần dần hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thưởng thức vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho trẻ mối quan hệ thẩm mỹ đối với môi trường xung quanh trẻ biết nhận biết cái đẹp, biết cảm xúc cái đẹp, phát triển thị hiếu thẩm mỹ và khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Các giờ học tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ. Sự phân tích các tính chất của vật như hình dạng, cấu tạo, kích thước, màu sắc, vị trí trong không gian thúc đẩy sự phát triển của quá trình tri giác và khả năng nhận thức của trẻ. Khi trẻ quan sát các sự vật và các sự kiện của cuộc sống xung quanh, trẻ thường hồi hộp, xúc động, ở đây tình cảm thẩm mỹ đã xuất hiện dưới hình thái phôi thai và vô ý thức. Sự tri giác một màu sắc rực rỡ hay một bề mặt tuyệt diệu làm các em xúc động, vui mừng. Sự lặp lại những thành phần, bộ phận sự đối xứng trong việc sắp xếp các phần, sự cân đối cấu trúc của vật thể, sự diễn cảm của hình gây sự hấp dẫn cho trẻ em lớp lớn. Những cảm xúc thẩm mỹ trở nên sâu sắc và có ý thức hơn một khi quá trình tri giác và các khái niệm của trẻ được phát triển và trở nên phong phú hơn. Trẻ sẽ nhận thức được những đặc tính của những hiện tượng: sự phong phú của hình dạng màu sắc và sự phối màu. Cảm xúc thẩm mỹ tự nhiên xuất hiện trong quá trình tri giác một vật đẹp, bao gồm những phần khác nhau. Ta có thể tách ra cảm xúc màu sắc, trong quá 13
- trình tri giác những phối hợp màu sắc tuyệt đẹp những vì sao sáng trên nền trời tối, những đóa hoa cúc vàng rực trên nền cỏ xanh Cảm xúc nhịp điệu xuất hiện trong trường hợp được thưởng thức một sự cân đối nhịp nhàng của vật thể. Ví dụ: - Sự sắp xếp các cành cây. - Các ngọn sóng nhấp nhô. Trong tình cảm thẩm mỹ một mặt của nó như cảm xúc màu sắc hay hình dạng, có thể thể hiện rõ nét hơn. Sự phát triển những cảm xúc trên gắn liền về sự tinh tế của các cảm giác (cảm giác về màu sắc, cảm giác về không gian, sự chuyển động ) Trẻ em càng phân biệt màu sắc và các sắc thái một cách chính xác bao nhiêu thì trẻ càng vui sướng bấy nhiêu khi được tri giác những sự phối hợp màu sắc tươi đẹp. Sự phát triển cảm xúc về màu sắc và hình dạng trên các giờ học chỉ có được một khi các em có những hiểu biết về màu sắc và hình dạng. Trẻ lĩnh hội cuộc sống xung quanh một cách có ý thức bao nhiêu, thì những tình cảm thẩm mỹ càng trở nên sâu sắc, vững chắc là phong phú bấy nhiêu. Dần dần trẻ có được khả năng đưa ra những nhận xét đơn giản và có thẩm mỹ về những sự kiện của cuộc sống, về con người, về những vật do con người tạo nên, về các tác phẩm nghệ thụât (đẹp lộng lẫy, rực rỡ, to lớn ). Nhờ vậy, ở trẻ dần dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ được làm quen với các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh, tượng, công trình kiến trúc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ). Việc này làm cho vốn hiểu biết, vốn biểu tượng, hình tượng ở trẻ ngày càng phong phú. Đặc biệt đây chính là điều kiện giúp cho trẻ tiếp thu vốn kinh nghiệm hoạt động thẩm mỹ. Để trẻ cảm nhận được cái đẹp sâu sắc hơn về sự vật hiện tượng, cần trình bày nội dung thẩm mỹ của đối tượng một cách cụ thể thì khi cho trẻ quan sát, cần phải phân tích vật, các chi tiết tạo nên vẻ đẹp của vật kết hợp với ngôn ngữ thật truyền cảm. 14
- Mỗi dạng hoạt động tạo hình ngoài những ảnh hưởng chung đối với sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ, nó còn ảnh hưởng đặc trưng riêng của từng loại như: vẽ, có ảnh hưởng phát triển cảm giác về màu sắc, trẻ nhận biết vẻ đẹp của sự kết hợp nhiều màu sắc khác nhau. Còn nặn, có ảnh hưởng phát triển cảm giác về hình khối của vật, trẻ trực tiếp sờ vào đất nặn, có thể biến đổi và chủ động nặn những hình mà trẻ thích. Trong quá trình hoạt động tạo hình, tri giác thẩm mỹ của trẻ phát triển, trẻ được lĩnh hội và vận dụng những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình cần thiết để miêu tả tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng sáng tạo. Tác dụng thẩm mỹ của những giờ học tạo hình phụ thuộc vào những đồ vật và hiện tượng được chọn để miêu tả, đó không chỉ là những đồ vật, đồ chơi những hình tượng, sự kiện của thiên nhiên và cuộc sống, xã hội quen thuộc đối với trẻ mà chúng phải đẹp, phải mang lại niềm vui sự ngạc nhiên thán phục cho trẻ. Đồng thời quan trọng là giáo viên phải biết cách diễn giải để nêu lên vẻ đẹp của đối tượng, kích thích lòng mong muốn thể hiện chúng ở trẻ. Giáo viên có thể sử dụng những câu thơ, bài hát, để làm tăng ấn tượng thẩm mỹ. Khâu tổ chức và trang bị cho giờ học tạo hình cần tạo điều kiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trước tiên cần có sự sạch sẽ, trật tự, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, cẩn thận: bút gọt, giấy xếp bằng phẳng, đất nặn chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp tiện sử dụng và đẹp mắt. Các đồ dùng được bố trí trên bàn để có thể dễ dàng sử dụng, sao cho trẻ thấy muốn học và có ý thức giữ trật tự và đẹp mắt Trong quá trình hoạt động tạo hình năng khiếu sáng tạo nghệ thuật của trẻ được phát triển đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giáo dục thẩm mỹ. 3.4. Giáo dục thể chất: Hoạt động tạo hình thường không có tác động trực tiếp thật tích cực đối với sự phát triển thể chất của trẻ, tuy nhiên tác dụng gián tiếp của nó vô cùng quan trọng. Tất cả các giờ học tạo hình được tổ chức tốt thì sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. 15
- Các giờ tạo hình được tổ chức sinh động, hấp dẫn sẽ gây cho trẻ tâm trạng phấn khởi, hào hứng, tạo không khí vui tươi trong tập thể của trẻ. Việc này có tác dụng tốt tới hoạt động của hệ tim mạch và làm cho toàn bộ hoạt động của cơ thể trẻ luôn được điều chỉnh và phát triển bình thường (ăn ngon, ngủ khoẻ, chóng lớn). Trong giờ học tạo hình tạo điều kiện phát triển đôi tay của trẻ, đặc biệt là bàn tay và các ngón tay, điều đó rất quan trọng trong việc học viết trong trường phổ thông, trong giờ học tạo hình các giác quan của trẻ phát triển như: tay và mắt được phát triển linh hoạt, trẻ được học cách ngồi ở bàn và tầm nhìn đúng đắn thì tránh không bị vẹo cột sống, không bị lệch và cận thị Những công trình nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học ngày nay (ở các nước như Mỹ, Nga, Anh) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động tạo hình như những biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khoẻ và điều trị cho những trẻ em khuyết tật, những trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần. Thông qua giá trị và vẻ đẹp của các sản phẩm tạo hình mà người bệnh tạo nên sẽ giúp họ tự tin hơn và dễ dàng vượt qua tình trạng trầm uất để hoà nhập với cộng đồng xung quanh. 3.5. Giáo dục lao động: Hoạt động tạo hình rất gần với hoạt động lao động ở chỗ là phải dùng đến phương tiện, phải vận dụng các kỹ năng sử dụng phương tiện để đạt kết quả là các sản phẩm tạo hình, đây là dạng lao động nghệ thuật, có sự kết hợp tích cực giữa trí tuệ và sự vận dụng những thao tác lao động để đạt được kết quả. Như vậy, bản thân hoạt động tạo hình có tác dụng giáo dục cho trẻ ý thức về lao động như: cùng tham gia kê bàn ghế, cẩn thận nhường nhịn, giúp đỡ nhau, đối với lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cô hướng dẫn các cháu trực nhật sắp xếp các vật liệu tạo hình gọn gàng, thuận lợi cho khi sử dụng và đẹp mắt. Khi sử dụng không vứt bừa bãi, phải gọn gàng Ngoài ra việc tham gia và chuẩn bị tiết học và thu dọn đồ dùng để vào nơi quy định. Sau giờ học có tác dụng hình thành lòng yêu lao động và các thao tác lao động. 4. Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. 16
- Hoạt động tạo hình cho vai trò to lớn đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, hoạt động tạo hình góp phần hình thành cho trẻ các yếu tố ban đầu của hoạt động học tập vì khi trẻ nắm được những kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực vẽ, nặn, xét cắt dán trẻ có những điều kiện cần thiết để tiếp tục hoạt động tạo hình ở trường phổ thông. Quá trình học tạo hình ở trường mầm non đã chuẩn bị cho trẻ vốn kiến thức sở đẳng, đồng thời các kỹ năng đồ hoạ trẻ nắm được trên các giờ vẽ là sự chuẩn bị cho việc học viết có kết quả tốt, chuẩn bị cho hoạt động và sự phối hợp hoạt động giữa tay và mắt. Để chuẩn bị đến trường phổ thông thì việc hình thành những nhân tố của hoạt động học tập có vai trò quan trọng như biết lắng nghe cô giảng, thực hiện lời chỉ dẫn của cô, hiểu và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra, biết phân tích vấn đề và lựa chọn những phương pháp cần thiết để giải quyết vấn đề, biết kiểm tra và đánh giá kết quả Trong quá trình học vẽ, nặn, cắt dán những thành tốt của hoạt động học tập dần dần được hình thành. Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị cho trẻ về mặt tâm lý để trẻ sẵn sàng bước vào trường phổ thông, lòng ham học, mong muốn hiểu biết những điều mới, học được cách học tập một cách có tổ chức và có mục đích, biết lắng nghe Điều quan trọng trong việc rèn luyện về mặt tâm lý để trẻ tới những ước muốn cá nhân, biết từ chối những ước muốn (như đi chơi ) để thiết, những giờ học tạo hình tạo ra nhiều điều kiện cho việc hình thành những phẩm chất đó. Tóm lại quá trình hoạt động tạo hình đã đồng thời thực hiện được những mặt giáo dục khác nhau như giáo dục đạo đức, tư duy, lao động thẩm mỹ. Vai trò cơ bản của hoạt động tạo hình là giáo dục thẩm mỹ và cũng hết sức quan trọng đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG I 1. Đọc tài liệu và thảo luận - Hoạt động tạo hình - Đặc điểm những giai đoạn phát triển khả năng tạo hình của trẻ - Vai trò của hoạt động tạo hình trông việc giáo dục toàn diện 17
- + Giáo dục trí tuệ + Giáo dục thẩm mỹ + Giáo dục đạo đức + Giáo dục thể chất + Giáo dục lao động - Vai trò của hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. 2. Tại sao hoạt động tạo hình có những ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển về mặt trí tuệ cho trẻ. 3. Cho biết cụ thể những điều kiện thuận lợi của hoạt động tạo hình đối với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. 4. Tại sao hoạt động tạo hình là môi trường tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ. 5. Hoạt động tạo hình đã chuẩn bị những gì cho trẻ khi bước vào trường phổ thông. 18
- CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để hiện những mục tiêu giáo dục sau: - Phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu làm ra cái đẹp là những điều rất cần cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. - Giúp đỡ lĩnh hội các kiến thức, kỹ thuật cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc tiểu học tiếp theo. - Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị của mình. - Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộng đồng, xã hội. Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non không nằm ngoài những mục đích cơ bản của giáo dục thẩm mỹ đó là: - Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống trong nghệ thuật. - Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tiònh cảm của mình. 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình. Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ ngay từ khi trẻ mới bắt đầu làm quen với hoạt động này, chúng ta phải hướng dẫn trẻ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Việc xây dựng chương trình phải dựa vào các nguyên tắc sau: 2.1. Tính khoa học: 19
- Nội dung của hoạt động tạo hình dành cho trẻ mẫu giáo, phải là những gì được đúc kết tích luỹ trong cả quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người, là những tinh hoa của nền văn hoá loài người. Từ vốn kinh nghiệm xã hội lịch sử mang tính chuẩn mực của loài người, người ta chỉ lựa chọn phần nhỏ những gì vừa sức tiếp thu của trẻ ở từng lứa tuổi. Trong quá trình hoạt động tạo hình, người ta giúp trẻ nắm dần hệ thống chuẩn mực cảm giác mang tính xã hội, dần dần bằng hoạt động này người ta hình thành những cảm xúc thẩm mỹ (về hình, về màu, kích thước, tỷ lệ, tính nhịp điệu ). Trên cơ sở này người ta hình thành và phát triển ở trẻ thị hiếu thẩm mỹ. Chương trình hoạt động tạo hình ở trường mẫu giáo không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những hiểu biết cho trẻ mà còn nhằm hoàn thiện hoạt động thực tiễn giúp trẻ tạo ra cái đẹp. Chương trình hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo cần được sắp đặt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Dựa trên cơ sở tính khoa học mà người ta phân - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ tả vật đơn lẻ. - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ truyền đạt nội dung mạch lạc (cốt truyện, chủ đề). - Những hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ trang trí. - Các kỹ năng có tính chât kỹ thuật. t động tạo hình cũng cần giúp trẻ nhận biết, hiểu được cái đẹp, cái thiện, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những cảm xúc thẩm mỹ phong phú, từ đó mà dần dần hình thành tình cảm thẩm mỹ đạo đức và các hành vi văn hoá đạo đức. 2.2. Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và dạy học : Nguyên tắc giáo dục được hình thành như một sự thống nhất của nhiệm vụ học tập. Cùng với việc cung cấp cho trẻ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển ở trẻ tính tích cực độc lập, sáng tạo. Nội dung chương trình hoạt động tạo hình cũng cần giúp trẻ nhận biết, hiểu được cái đẹp, cái thiện, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những cảm xúc thẩm mỹ phong phú, từ đó mà dần dần hình thành tình cảm thẩm mỹ và các hành vi văn hoá đạo đức. 20
- 2.3. Tính vừa sức: Nội dung cơ bản và cách sắp xếp các nội dung chương trình hoạt động tạo hình cần phải được lựa chọn đối tượng tạo hình, cân nhắc tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi để cùng với sự hoàn thiện của hệ thống giáo dục và dạy học thì trình độ phát triển năng lực HĐTH của trẻ ở từng độ tuổi cũng được thay đổi và nâng cao. Sự phân bố chương trình có tính đến sự phức tạp dần đối tượng tạo hình, từ những sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi đến phạm vi rộng hơn. 2.4. Tính ý thức: Tính ý thức, tích cực tự giác là một trong những yêu cầu rất căn bản để giúp trẻ tiếp thu các tri thức các phương thức hành động và biến chúng thành vốn của riêng và những kinh nghiệm của bản thân đứa trẻ. Tính ý thức làm cho quá trình hoạt động của trẻ thành một hoạt động có hứng thú, có động cơ chứ không chỉ đơn thuần là sự bắt chước máy móc. Để đảm bảo tính ý thức, nội dung của hoạt động tạo hình là phải cung cấp cho trẻ các biện pháp hoạt động độc lập sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện tình cảm, năng lực của mình một cách tích cực, tự do. 2.5. Tính kế tục, hệ thống: Tính hệ thống là một nguyên tắc quan trọng của mọi chương trình giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người một cách toàn diện, hài hoà, những nội dung mới phức tạp hơn chỉ đưa đến cho trẻ trên cơ sở những kiến thức, những kinh nghiệm trước, đơn giản hơn đã được củng cố và trở nên thuần thục. Tính kế tục và hệ thống còn được thể hiện ở mối liên quan chặt chẽ giữa nội dung của chương trình hoạt động tạo hình với nội dung của các hoạt động khác trong trường mầm non (giữa các thể loại của hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, xé, cắt dán ) giữa tạo hình với hoạt động vui chơi, lao động, âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh. 2.6. Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn: Nội dung những gì mà trẻ cần miêu tả phải là những sự vật, những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống của trẻ rồi dần dần bắt đầu từ những hiện tượng 21