Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến

Quá trình hình thành, củng cố và tích cực hoá vốn từ phải liên quan chặt chẽ với quá trình nhận thức của trẻ để hình thành cho trẻ biểu tượng về thế giới xung quanh. Bởi vì từ là một thể thống nhất giữa âm thanh và nội dung ý nghĩa.
Cô giáo không phải cung cấp từ qua âm thanh (rỗng) mà cung cấp cho trẻ những biểu tượng từ - khái niệm.
pdf 49 trang Khánh Bằng 29/12/2023 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_phan_2_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến

  1. a. Chơi gọi từ: trò chơi nhằm giúp trẻ tên gọi tên đồ vật, đồ chơi, hiện tượng. Qua đó củng cố một số danh từ cho trẻ. Trò chơi này thường sử dụng ở mẫu giáo bé. Ví dụ: - Con gì biết nhảy? - Con gì biết bay? - Con gì bắt chuột? b. Chơi miêu tả vật thể: Trò chơi yêu cầu trẻ miêu tả hình dáng, kích thước, màu sắc, tính chất Việc miêu tả thường gắn liền với việc sử dụng động từ, tính từ Trò chơi tuỳ mức độ có thể dùng cho 3 lứa tuổi. Ví dụ: * Trò chơi Cái túi kỳ diệu: cho từng trẻ thò tay vào túi lấy ra một vật, gọi tên và miêu tả vật đó (đặc điểm, công dụng) hoặc trò chơi chọn định ngữ cho vật thể. Cô nói: Quả bóng, trẻ sẽ nói tên màu sắc chất liệu hoặc công dụng: to, nhỏ, bay , thổi Hoặc trò chơi: Chọn vị ngữ cho vật thể. Cô nói: Con ngựa, trẻ nói: Kéo, chạy, hí, phi * Trò chơi so sánh sắc thái của từ: Cô nói: Nhà; trẻ sẽ nói: To, bé, rộng hẹp c. Trò chơi phân loại vật thể: có tác dụng củng cố từ có tính chất khái quát cao. Trò chơi này thường áp dụng cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn. Ví dụ: Cô hỏi: Phương tiện giao thông gồm những loại nào? Trẻ trẻ lời: Ôtô, xe máy, xe đạp, máy bay d. Trò chơi so sánh sự vật hiện tượng: trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn nghĩa của từ, biết tìm ra những từ có ý nghĩa đối lập để sử dụng Ví dụ: Cô nói: to. Trẻ sẽ nói : nhỏ. Cô nói : lớn. Trẻ sẽ nói: bé đ. Trò chơi đố giải: cũng là một hình thức chơi bằng từ rất tốt, giúp trẻ củng cố và nhận thức vốn từ và sử dụng từ. Khi lựa chọn câu đố cô cần dựa vào khả năng hiểu biết của trẻ, hoặc phải chuẩn bị trước kiến thức cho trẻ. Ví dụ: - Trái gì vừa nhẳn vừa tròn Bé chuyền bé đá lon ton suốt ngày. (Quả bóng) - Cái gì đỏ ối Mọc ở phương đông Toả ánh nắng hong Lung linh sương sớm. (Mặt trời) e. Trò chơi đóng kịch: là một phương tiện tốt để phát triển vốn từ cho trẻ: phát triển và tích cực hoá vốn từ.Trong mỗi vai đóng trẻ phải thuộc lời thoại, biết được ngữ điệu, hành động của nhân vật. Qua đó trẻ sẽ hiểu sâu hơn nghĩa của từ và biết cách sử dụng chúng. V. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 1. Đối với trẻ 0-3 tuổi 64
  2. a. Phát triển vốn từ thông qua tiết Nhận biết tập nói (độ tuổi nhà trẻ) * Tiết Nhận biết tập nói là tiết học nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật với những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật. Trên cơ sở đó cung cấp những từ ngữ tương ứng. * Yêu cầu của tiết Nhận biết tập nói: - Phải có trực quan - Mỗi biểu tượng được cung cấp ngay một từ tương ứng. Tiết học phải đựơc tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng. * Phương pháp hướng dẫn thực hiện tiết Nhận biết tập nói. Tiết này thực hiện ở tất cả các nhóm trẻ ở các độ tuổi nhà trẻ. ở mỗi độ tuổi có một nội dung và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Tuy nhiên hiện nay ở trường mầm non chỉ có nhóm trẻ từ 12 tháng đến 36 tháng. - Nhóm trẻ từ 12- 18 tháng: Nhóm này tiếp tục cho trẻ tiếp tục phát triển khả năng hiểu lời nói, tăng vốn từ chủ động cho trẻ. Cho trẻ tiếp xúc với vật thật ( đồ chơi, tranh ảnh ), dạy trẻ nhận biết vật đó, tên gọi, đồng thời dạy trẻ nhận biết tên gọi và 2-3 đặc điểm, chi tiết của vật.Cô có thể cho trẻ được cầm vật cần dạy để trẻ quan sát , xem xét nhận biết hoạt động với nó. Sau đó cô hỏi trẻ: Con gì đây? Cái gì đây? Mắt (mồm, chân, tay ) đâu? Trong khi daỵ, nếu trẻ không chú ý, cô có thể sử dụng thủ pháp dấu vật để thu hút sự chú ý của trẻ.Thời gian dành cho hoạt động này 5- 7 phút. Khi dạy cô cần sử dụng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu - Nhóm trẻ từ 18 -24 tháng: ở nhóm này tiếp tục phát triển vốn từ cho trẻ, phát triển khả năng nói, dạy trẻ biết sử dụng từ trong một câu trọn vẹn (câu khoảng 4- 6 từ). Trong độ tuổi này cô có thể dạy cho trẻ theo 4 chủ đề: hoa, quả, con vật, đồ vật. Mỗi chủ đề làm quen với 4-5 đối tượng, trên một tiết học cho trẻ làm quen với một đối tượng, biết tên gọi, 4-5 chi tiết hoặc công dụng. Cô có thể cho trẻ được quan sát đối tượng, giới thiệu tên gọi, chi tiết, công dụng, hoạt động và đồng thời dạy nói cho trẻ. Thời gian dạy là 10- 12 phút, dạy trên nhóm trẻ 5-6 cháu. - Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: Cô dạy cho trẻ theo từng chủ đề, mỗi chủ đề hai loại bài: Loại 1: Dạy trẻ từng vật riêng lẻ, dạy trẻ tên gọi của vật, các chi tiết của vật ( 4-5 đặc điểm, chi tiết, cấu tạo, công dụng ). Loại 2: Dạy trẻ ở mức độ khái quát theo thể loại Ví dụ: Các loại hoa, các loại quả, các phương tiện giao thông Trên tiết học có thể thực hiện trên 6-8 trẻ và thời gian là 12- 18 phút. * Cấu trúc tiết Nhận biết tập nói: - Chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học 65
  3. - Cô giới thiệu vật cần dạy: cô giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn thông qua việc bắt chước tiếng kêu, dấu vật để trẻ tìm, đoán hoặc có thể trực tiếp cho trẻ cầm, nắm, ngửi vật hoặc chơi với vật. - Cô hướng dẫn trẻ nhận biết tập nói: đầu tiên cô giới thiệu tên gọi của vật bằng (nếu đồ vật mà trẻ quen thuộc thì, cô có thẻ hỏi trẻ: cái gì đây?), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật, rồi cô cho trẻ nhận biết và tập nói bằng các câu hỏi: + (Vật) đâu? (cô gọi tên vật). Ví dụ: Gà đâu? Ôtô đâu? + (Chi tiết) đâu? Ví dụ: Chân gà đâu? Bánh ôtô đâu? + Cháu hãy nói “ ”. cô dùng phương pháp bắt chước. Ví dụ: Cháu nói đi: “Ô tô” + Cái gì đây? + Màu gì đây? + Vật (kêu) chạy như thế nào? Ví dụ: Ôtô kêu như thế nào? Nếu trẻ không trả lời được, cô có thể cho mỗi trẻ cầm một vật để trẻ được hoạt động, được chơi với đồ vật đó. Cô kết hợp vừa cho trẻ chơi vừa hỏi trẻ. Cô cần động viên khen ngợi trẻ ngay trong quá trình dạy, phải phát huy tính cực của trẻ. - Củng cố: Cô nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật. - Kết thúc tiết học của trẻ: Sau khi củng cố, cô khen trẻ, cô có thể khéo léo nhắc những trẻ chưa chú ý đi học. Nhất là đối với trẻ nhóm 24- 36 tháng, khi trẻ đã phần nào hiểu biết được yêu cầu với cô. b.Phát triển vốn từ trong giao tiếp Giờ chơi chiếm nhiều thời gian trong tất cả các hoạt động trong này của trẻ, vì thế trong gìơ chơi, cô giáo có rất nhiều điều kiện để phát triển vốn từ cho trẻ. Cô tăng cường trò chuyện với trẻ trong khi chơi, đồng thời dạy trẻ nói thông qua việc tiếp xúc với đồ chơi. 2. Với trẻ 3 - 6 tuổi a. Phát triển vốn từ thông qua giao tiếp tự do Trẻ 3 tuổi đang ở giai đoạn đầu tiên của các câu hỏi. Trẻ muốn biết tên gọi của tất cả những gì mà trẻ nhìn thấy. Sự tò mò của trẻ ở giai đoạn này trước hết mang tính chất ngôn ngữ học. Trẻ thích thú các từ cũng như thích thú bản chất của sự vật, hiện tượng được gọi bằng từ đó. Cô cần có kế hoạch đưa thêm các từ mới bằng cho trẻ chơi thêm các đồ chơi . Đối với trẻ 4-5 tuổi và 5- 6 tuổi trong giao tiếp tự do, cô có thể sử dụng câu đố để củng cố, tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa của từ. 66
  4. c. Phát triển ngôn ngữ thông qua các tiết học - Tiết học “Làm quen với Môi trường xung quanh” cung cấp một số lượng lớn các từ. Để những tiết học này có hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ, cô cần phải thực hiện tốt những yêu cầu chung của tiết học. - Tiết “Làm quen với tác phẩm văn học” cung cấp cho trẻ những từ có hình ảnh. Trên những tiết học này cô cần chú ý giải thích những từ của tác giả. Nhưng phải giải thích, giảng giải rõ ràng,dễ hiểu, có thể dùng trực quan. Những từ tượng hình, có ý nghĩa khái quát cao. Cô cố gắng không nên giải thích. Trẻ có thể hiểu dần dần thông qua việc hiểu toàn bộ nội dung của tác phẩm, thông qua việc cảm nhận tác phẩm. VII. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 1. Gọi tên Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, biểu tượng về các sự vật hiện tượng đang được hình thành. Cho nên để phát triển vốn từ cho trẻ, giáo viên cần cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Trong quá trình tri giác, người lớn giúp trẻ gọi tên các sự vật hiện tượng đó. Từ đó trẻ xác định được mối quan hệ giữa lời nói với những sự vật hiện tượng mà trẻ thấy. Trẻ học gắn từ ngữ với các hành động mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Đó là bước quan trọng trong việc hình thành cơ chế phức tạp để phát triển lời nói cho trẻ. Lúc đầu trẻ bắt chước các từ, mặc dù chưa hiểu nghĩa của từ, dần dần trẻ hiểu nghĩa của từ qua các sự vật hiện tượng. Hiểu và trả lời các câu hỏi: Con gì? cái gì? đâu? Đi đâu? Của ai? 2. Miêu tả Trong quá trình trẻ tri giác các sự vật hiện tượng, tuỳ theo khả năng nhận thức của trẻ theo từng lứa tuổi mà chúng ta cung cấp cho trẻ các từ chỉ đặc điểm, phẩm chất của sự vật hiện tượng để trẻ có thể miêu tả được đặc điểm sự vật hiện tượng đó. Ví dụ: Quả cam có hình tròn, da sần, ăn có vị chua Trong quá trình quan sát, cô không nói ngay tên gọi, đặc điểm của vật mà đặt những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn chính xác để định hướng sự chú ý của trẻ và phát huy chủ động tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được thì cô nói cho trẻ biết và đặt câu hỏi để trẻ trả lời lại. Trong khi luyện tập, cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau để trẻ miêu tả sự vật hiện tượng Để trẻ có thể miêu tả lại được tốt thì cô giáo cần chú ý lựa chọn các đồ vật, đồ chơi phù hợp, gần gũi có đặc điểm nổi bật, màu sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ. Dần dần chúng ta cung cấp cho trẻ những từ trừu tượng, từ tượng thanh, tượng hình. Ví dụ: Gió thổi vù vù. Cái cốc thuỷ tinh trong suốt. 3. So sánh 67
  5. Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, cần cung cấp cho trẻ những từ so sánh để trẻ luyện kỹ năng so sánh các sự vật hiện tượng. Trẻ so sánh tốt thì tư duy mới phát triển được. Mức độ so sánh đơn giản là so sánh sự vật này với sự vật kia về kích thước, hình dạng, về màu sắc. Ví dụ: Con búp bê này to hơn con búp bê kia. Quả nhanh chua hơn quả cam. Dần dần dạy trẻ so sánh ví von trong các mối liên quan với các sự vật hiện tượng quen thuộc. Ví dụ: Mặt trời đỏ như lửa. Trăng đêm rằm tròn như quả bóng. Trăng khuyết trông giống con thuyền trôi. So sánh trong hệ thống cùng nghĩa ở mức độ khác nhau. Ví dụ: đo đỏ, đỏ thắm, đỏ rực chua chua, chua loét 4. Phân loại Phân loại vật thể cho trẻ mẫu giáo bé và tập trung nhiều vào mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Biết phân loại vật thể sẽ góp phần giúp trẻ phát triển vốn từ có ý nghĩa khái quát. Ví dụ: - Phân loại đồ dùng gia đình, có: + Phân loại đồ dùng theo công dụng: Bát, đĩa, thìa, đũa - Đồ dùng để ăn Quần áo , giày dép - Đồ dùng để mặc Ca, cốc, ly,chém, tách - Đồ dùng để uống. + Phân loại đồ dùng theo chất liệu: Giường, tủ, bàn, ghế - Đồ gỗ Bát, đĩa, chén - Đồ dùng bằng sứ Cốc, ly, chai, lọ dùng bằng thuỷ tinh. - Phân loại các phương tiện giao thông Tàu thuỷ, canô, xà lan, thuyền là phương tiện giao thông đường thuỷ Tàu hoả, xe đạp, xe máy, xích lô, ôtô, tac-xi, xe lam là phương tiện giao thông đường bộ. VIII. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO CHO CÁC ĐỘ TUỔI 1. Trò chơi “Nói nhanh tên con vật” * Mục đích yêu cầu: Trẻ nhớ từ và phản ứng nhanh về ngôn ngữ. * Hướng dẫn: - Chơi tập thể cả lớp hoặc theo nhóm 5- 7 trẻ. 68
  6. - Cô và trẻ đứng thành vòng tròn. Cô đập nhẹ vào vai trẻ đứng bên phải cô, trẻ đó phải nói nhanh tên một con vật bất kỳ. Sau đó trẻ này lại đập tiếp vào vai của bạn đứng bên phải mình, trẻ đó nói tên một con vật khác. Trò chơi tiếp tục cho đến hết vòng. - Mỗi trẻ nói tên một con vật nhưng không được nói trùng tên con vật mà bạn trước đó đã nói. Trẻ nào không nói được tên con vật thì khi hết lượt chơi phải hát một bài. - Cô có thể đổi tên gọi con vật bằng tên gọi đồ vật, cây, hoa, quả 2. Trò chơi: Bạn thích gì? * Mục đích yêu cầu: - Làm phong phú vốn từ của trẻ - Trẻ nói được những câu đơn giản. * Chuẩn bị: - Hoạ báo, tranh ảnh về thức ăn, quần áo, động vật, đồ chơi - Mỗi nhóm 3-4 trẻ, 1cái kéo và lọ hồ dán. - Mỗi trẻ 1 tờ giấy khổ A4, phía trên có ghi tên cả trẻ. * Hướng dẫn: - Cô chia lớp thành các nhóm 3-4 trẻ. Cô phát hoạ báo, tranh ảnh, kéo, hồ dán, và giấy trắng cho trẻ. Trẻ xem hoạ báo (hoặc tranh ảnh) rồi cắt 3-4 ảnh mình thích và dán vào tờ giấy trắng. - Sau đó, trẻ nói về bộ sưu tập của mình. Ví dụ: “Cháu thích ăn những quả na, chuối, bưởi Cháu thích nhất ăn nhất quả na.” - Cô yêu cầu trẻ đổi các tranh cho nhau. Trẻ xem tranh và nói về sở thích của nhau: “Bạn Sơn thích ăn quả cam, quý, dứa ” rồi hỏi bạn: “Bạn Sơn thích ăn quả gì nhất?” Tóm lại: Phát triển vốn từ cho trẻ là nội dung quan trọng trong phát triển lời nói cho trẻ. Phát triển vốn từ được mở rộng dần dần từ những sự vật gần gũi nhất đến môi trường xung quanh mà trẻ được tiếp xúc. Việc phát triển vốn từ phải được tiến hành thường xuyên, mọi lúc và mọi nơi. Từ cung cấp cho trẻ luôn được gắn liền với ngữ cảnh để giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng nó trong hoàn cảnh cụ thể một cách chính xác. Phương pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là trực quan kết hợp với dùng lời, giảng giải, trò chơi học tập để dạy trẻ bắt đầu gọi tên sự vật hiện tượng đến miêu tả đặc điểm và cuối cùng biết dùng từ khái quát để phân loại các sự vật hiện tượng đó. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Trình bày đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mầm non. 69
  7. 2. Phân tích các nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. 3. Trình bày hệ thống các phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. 4. Chỉ ra các hình thức giáo dục nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Trình bày có ví dụ minh hoạ về đặc điểm vốn từ của trẻ: - Số lượng vốn từ trẻ nắm được ở các độ tuổi. - Khả năng hiểu nghĩa của từ và tỷ lệ sử dụng từ loại của trẻ theo độ tuổi. - Khả năng sử dụng vốn từ một cách chủ động, tích cực trong quá trình giao tiếp. 2. Phân tích được vai trò, nội dung các nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ: - Làm giàu vốn từ cho trẻ thông qua quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có chủ định. - Củng cố, chính xác hoá vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng từ trong giao tiếp. - Tích cực hoá vốn từ là tạo điều kiện, kích thích trẻ tích cực chủ động sử dụng vốn từ hiệu quả khi nói năng. 3. Nắm được hệ thống các phương pháp và cách thức sử dụng các phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ: - Phương pháp trực quan (tranh ảnh, vật thật, đồ chơi). - Phương pháp dùng lời (trò chuyện, đàm thoại, giảng giải, kể chuyện ). - Phương pháp thực hành (trò chơi phát triển vốn từ). 4. Nắm và biết vận dụng phù hợp, có hiệu quả các hình thức phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động giáo dục có chủ đích (Nhận biết tập nói, làm quen với thơ truyện, Khám phá khoa học ) và thông qua hoạt động ngoài giờ học (vui chơi, giải trí, lao động và các sinh hoạt khác) . 70
  8. CHƯƠNG V PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP I. KHÁI NIỆM Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là luyện cho trẻ lời nói đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo rõ ràng, dễ hiểu, lôgic. Việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp có liên quan mật thiết đến việc luyện phát âm và phát triển vốn từ. Trẻ phải phát âm đúng, biết nhiều từ, hiểu từ mới có thể nói đúng ngữ pháp và biểu cảm. Ngoài ra việc dạy trẻ cần tính đến đặc điểm phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy của trẻ. Bởi vì khả năng sắp xếp các sự kiện, lựa chọn từ ngữ, sắp xếp câu để diễn đạt một ý trọn vẹn một nội dung nào đó có liên quan đến đến sự nhận thức tư duy trừu tượng của trẻ. Do đó đặt ra yêu cầu cho trẻ theo lứa tuổi cần phải tuân theo nguyên tắc giáo dục chung, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: dạy trẻ mẫu giáo biết nói câu đơn giản, không nói câu thiếu thành phần. Dạy trẻ mẫu giáo lớn sử dụng thành thạo câu đơn, câu mở rộng và một số câu phức. II. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TRẺ TỪ 1- 6 TUỔI 1. Sự hình thành và phát triển các kiểu câu của trẻ xét theo cấu trúc ngữ pháp a. Giai đoạn từ 1-3 tuổi Từ sau 12 tháng, nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng phát triển. Trẻ không chỉ dùng những âm bập bẹ mà đã bắt đầu nắm được một số từ. 15 tháng tuổi trẻ đã biết dùng những câu đầu tiên. Câu đầu tiên xuất hiện ở trẻ là câu 1 từ. Câu 1 từ là loại câu có đặc điểm, có cấu trúc đơn giản chỉ gồm 1 từ. Câu gắn một từ gắn liền với hoàn cảnh. Nhờ văn cảnh, cùng với ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của trẻ mà người nghe hiểu được điều mà trẻ muốn nói. Ví dụ: Đi. (Trẻ đòi đi chơi) Nước. (Trẻ muốn uống nước) Sau câu 1 từ là sự xuất hiện của câu cụm từ. Câu cụm từ là hình thức câu xuất hiện đầu tiên được tạo thành do sự liên kết các từ (trẻ có thể liên kết 2, 3, 4 từ thành câu cụm từ). Đặc điểm của câu cụm từ là chưa phân biệt được các thành phần câu. Ví dụ: Anh Thành; mẹ Hương Tiếp sau có cụm từ là sự xuất hiện của các loại câu đơn hai thành phần chính. Đó là thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. Ví dụ: Hà ngủ. Lan khóc. 71
  9. Đến cuối 3 tuổi, các dạng câu đơn của trẻ phong phú hơn. Câu đơn của trẻ đã được mở rộng các thành phần khác: Bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Cháu ăn kẹo. Cái áo của cháu màu xanh. Mai cháu đi đu quay. Để diễn tả được nội dung, những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn, đến cuối 3 tuổi trẻ đã bắt đầu sử dụng các loại câu ghép. Loại câu trẻ sử dụng đầu tiên là câu ghép mô tả các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Bác cho cháu ăn kẹo, anh Thành cho cháu ăn kẹo. Cùng với các loại câu ghép, trẻ đã dần biết sử dụng các câu ghép chính phụ chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện. Ví dụ: Nếu cháu ngoan dì sẽ cho cháu đi xe máy. Cháu đánh anh Thành nên bố cháu đánh cháu. Qua điều tra vốn ngôn ngữ của trẻ, các nhà nghiên cứu đã rút ra nhận xét: Tỉ lệ nói câu đúng ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép tăng dần theo lứa tuổi. Các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận thức của trẻ. Trẻ càng lớn, sự hiểu biết của trẻ càng tăng, do vậy biểu hiện trao đổi càng nhiều. Từ đó dần đến sự thay đổi càng đa dạng trong cấu trúc câu nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. Trẻ 13- 18 tháng câu 1 từ chiếm 50%; câu cụm từ chiếm 46,21% Trẻ 19-24 tháng tuổi câu cụm từ chiếm 42,21%; câu chủ ngữ - vị ngữ chiếm 24, 29%. Trẻ 25- 30 tháng tuổi câu chủ vị chiếm 29,42%; câu chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ chiếm 24,84%. Trẻ 31- 36 tháng câu chủ -vị chiếm 19, 57%; câu chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ chiếm 22,84%; câu ghép đẳng lập chiếm 25, 57%. Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc tiếp nhận và sử dụng các loại câu trong hệ thống câu tiếng Việt, song trẻ còn mắc một số lỗi khi tạo câu. Chẳng hạn: - Từ trong câu sắp xếp sai trật tự từ, như: Mẹ gắp cho con tôm hai con to. - Thiếu từ trong câu: Ông bà bánh. (Ông đưa bánh cho bà.) b. Giai đoạn từ 4- 6 tuổi So với trẻ 3 tuổi thì trẻ từ 4 - 6 tuổi rất ít khi sử dụng câu 1 từ mà thường sử dụng các loại câu: câu cụm từ, câu đơn đầy đủ hai thành phần (C-V), câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Xét về loại hình câu, số lượng không tăng nhưng thành phần trong từng loại câu có sự mở rộng và phát triển. Nếu trẻ 3 tuổi có câu đơn 2 thành phần như: áo đẹp; thì trẻ từ 4-6 tuổi đã nói câu có một nhóm từ (ngữ) làm chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Quả bóng này rất nảy. 72
  10. Thành phần trạng ngữ và bổ ngữ cũng được mở rộng. Ví dụ: Hôm nay ở lớp con thích ăn cơm với rau cải. Các loại câu phức mà trẻ sử dụng cũng được mở rộng. Trẻ biết cấu tạo các câu hoàn chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong muốn của cá nhân. Ví dụ: Cháu được bố mẹ cho đi chơi công viên. Cháu thích ngồi xem con hổ. Các câu phức chính phụ của trẻ cũng có đủ các quan hệ từ, ý của câu cũng được diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn. Ví dụ: Bố đánh cháu vì cháu đánh anh Hùng. Tuy đã có bước tiến xa trong việc sử dụng các loại câu so với tuổi nhà trẻ nhưng trẻ mẫu giáo vẫn còn có hạn chế: từ dùng còn thiếu chính xác, khi thừa, khi thiếu, vị trí sắp xếp các từ của câu cũng chưa chính xác nên câu dài mà tối nghĩa. 2. Sự xuất hiện và phát triển các kiểu câu xét theo mục đích nói Xét theo mục đích nói, các câu nói của tiếng Việt chia ra 4 loại: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán. Trong các loại câu trên, câu tường thuật xuất hiện sớm nhất và có số lượng cao nhất ở các độ tuổi. Trẻ sử dụng loại câu này nhiều lần để diễn đạt các hoạt động của bản thân hoặc của những người xung quanh, để nêu các sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được tiếp xúc. Câu tường thuật của trẻ ngày càng mở rộng nội dung phản ánh phát triển của từng độ tuổi. ở trẻ 3 tuổi câu tường thuật mơí dừng lại ở mức độ kể về các sự vật, đặc điểm của nó, về thời gian hành động, địa điểm, trạng thái. Ví dụ: Áo siêu nhân của cháu rất đẹp. Cháu đi nhà bà nội. Lúc nãy con được ăn kẹo ở lớp. Câu tường thuật của trẻ 4 -6 tuổi, nội dung phản ánh khả năng đánh giá về tính chất của hành động, sự vật, nhận ra dấu hiệu đặc trưng của đồ vật (Nước hoa thơm lắm), mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên ( Ông ơi, có ông sấm trời mưa đấy.) Câu nghi vấn là loại câu tăng nhanh và khá phong phú về nội dung do nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ rất cao. Trẻ dưới 3 tuổi thường sử dụng câu hỏi về tên gọi sự vật hiện tượng (cái gì đây, con gì đây), hỏi về hành động ( Bà làm gì đấy? Mẹ ăn gì đấy?), hỏi về nơi chốn ( Cô đi đâu?), hỏi về chủ thể hành động (Ai làm đổ nứơc ra bàn đây?). Trẻ từ 4- 6 tuổi còn thêm các loại câu hỏi về thời gian (Hôm nay về bà chơi mẹ nhỉ?), hỏi về số lượng (mấy tiền đây mẹ?), hỏi về nguyên nhân (Tại sao mẹ ốm?), hỏi về nguồn gốc (Cô ơi, nặn củ cà rốt như thế nào ạ?), hỏi về mối quan hệ họ hàng 73