Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Để tiến hành một nghiên cứu khoa học GDMN phải chuẩn bị thật đầy đủ về mọi mặt cho công việc. Bước chuẩn bị có vị trí đặc biệt, nó góp phần quy định chất lượng của công trình nghiên cứu. Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định đề tài và kết thúc ở việc chuẩn bị lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu
pdf 15 trang Khánh Bằng 29/12/2023 9180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_mam_non.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh

  1. Đề cương được xây dựng nhằm trình bày thầy hướng dẫn phê duyệt và là cơ sở để làm việc với các bạn đồng nghiệp trong quá trình chuẩn bị luận văn. Nội dung đề cương cần thuyết minh các điểm sau đây: - Lý do chọn đề tài luận văn - Xác định đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát của luận văn. - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. - Xác định cơ sở lý luận của đề tài, vẽ khung lý thuyết của đề tài. - Dự kiến phương pháp thu thập và xử lý thông tin. - Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, phương tiện, thiết bị thí nghiệm). Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin và viết luận văn. Nội dung của thu thập thông tin thường bắt đầu từ việc nghiên cứu tài liệu để biết được điều gì có thể kế thừa từ các đồng nghiệp đi trước. Tiếp đó, thực hiện các phương pháp thu thập thông tin bằng phi thực nghiệm hoặc thực nghiệm, xử lý kết quả và kết thúc nghiên cứu. - Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin - Làm tổng quan về những thành tựu liên quan đến đề tài luận văn. - Thực hiện các phương pháp phi thực nghiệm (quan sát, phỏng vấn, điều tra ) hoặc thực nghiệm. 2.2.Viết luận văn. Cũng như báo cáo khoa học, luận văn được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy một mặt. Nếu đánh máy chữ thì cách dòng 1,5. Nếu sử dụng chương trình soạn thảo Microsoft Word, thì dùng cỡ chữ 13- 14, cách dòng 16 –18. Sắp xếp kết cấu và bố cục có thể như sau: a) Bìa: Gồm bìa chính và bìa phụ hoàn toàn giống nhau và được viết theo thứ tự từ trên xuống như sau: - Tên trường, khoa, bộ môn nơi hướng dẫn sinh viên làm luận văn. - Tên đề tài in bằng chữ lớn. - Tên tác giả 47
  2. - Địa danh, tháng, năm bảo vệ công trình. b) Lời cảm ơn: trong trang này, tác giả có thể ghi lời cảm ơn đối với một cơ quan đỡ đầu luận văn (nếu có) hoặc ghi ơn cá nhân, không loại trừ người thân, những người có nhiều công lao đối với công trình nghiên cứu. c) Mục lục: Thường đặt phía đầu sách tiếp sau bìa phụ. d) Ký hiệu và viết tắt: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt trong luận văn để người đọc tiện tra cứu. e) Lời nói đầu: cho biết một cách rất vắn tắt lý do và bối cảnh của đề tài, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn đọng, những dự kiến sau chương trình nghiên cứu. g) Tổng quan: phần này gồm các nội dung sau đây: - Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu. - Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu - Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu. h) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý thuyết được sử dụng, bao gồm cả cơ sở lý thuyết kế thừa của người đi trước và cơ sở lý thuyết tự mình xây dựng. - Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện. i) Nội dung nghiên cứu và kết quả: Phần này có thể trình bày trong 1-2 chương, bao gồm: - Những giả thuyết và phương pháp kiểm chứng. - Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và ứng dụng. - Phân tích kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết. k) Kết luận và khuyến nghị: đây là một phần riêng, bao gồm các nội dung: - Kết luận về toàn bộ công cuộc nghiên cứu - Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu n) Tài liệu tham khảo. m) Phụ lục. 48
  3. Tài liệu tham khảo. 1. Vũ Cao Đàm, Nghiên cứu khoa học - phương pháp luận và thực tiễn. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 1999. 2. Phạm minh Hạc (chủ biên), Phương pháp luận khoa học giáo dục. Viện Khoa học Giáo dục, Hà nội, 1987. 3. A.A.Liublinxkaia, Tâm lý học trẻ em- Tập I (bản tiếng Việt). Sở giáo dục- đào tạo T.P. Hồ Chí Minh xuất bản, 1977. 4. G.L. Rugiavin, Các phương pháp nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 1983. 5. Nguyễn ánh Tuyết, Nguyễn như Mai, Đinh kim Thoa, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội, 1997. 6. Nguyễn ánh Tuyết, Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non, NXB Đại học sư phạm, 2005. 7. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục, 1998. 49
  4. Mục lục Chương 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học 2 1. Về nghiên cứu khoa học 2 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu khoa học 1.2. Về nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 1.3. Trẻ em- đối tượng cơ bản của nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 2 2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 6 2.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học 6 2.2. Phương pháp hệ 8 2.3. Phương pháp luận 8 2.4. Một số phương pháp luận trong nghiên cứu trẻ em 9 Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 14 1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trẻ em 17 2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học 2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 18 2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 21 2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu 33 Chương 3: Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN 1. Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học về trẻ em 39 1.1. Logic các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GDMN 39. 1.2. Logic cấu trúc một công trình nghiên cứu khoa học GDMN 45 2. Hướng dẫn về hình thức trình bày luận văn khoa học 48 Tài liệu tham khảo 51 50